Portunoidea là một liên họ cua, bao gồm họ cua bơi Portunidae. Những họ cua khác được xếp ở đây là một vấn đề gây tranh cãi và có thể được sửa đổi sau các phân tích phát sinh chủng loài phân tử.[1]

Portunoidea
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Brachyura
Nhánh động vật (zoosectio)Eubrachyura
Phân nhánh động vật (subsectio)Heterotremata
Liên họ (superfamilia)Portunoidea
Rafinesque, 1815
Các họ[1]
Xem bài

Portunoidea chứa khoảng 455 loài,[1] là một nhánh đa dạng các loài cua biển trong đó có các loài quan trọng về thương mại cũng như các loài xâm hại đáng kể, như cua xanh châu Âu (Carcinus maenas)[2] và một vài dòng dõi rẽ nhánh về mặt sinh thái đã phân tỏa xuyên suốt các môi trường sống nhiệt đới, ôn đới và biển sâu. Được gọi chung là "cua bơi", các thành viên của nhánh này được biết đến như là các động vật ăn tạp cơ hội hung hãn, nhanh nhẹn và thích nghi tốt với việc bơi lội[3][4][5][6]

Mô tả

sửa

Mai dẹp, thuôn bên, khá phẳng và nhẵn của chúng thường rộng hơn dài và có hình lục giác, hình chữ nhật hoặc hình trứng ngang. Nó thường rộng nhất giữa các gai cuối cùng của vành mai trước; có thể có tới 9 cặp gai này, với một vài cái nhỏ hơn ngay trên đầu, nhưng chúng bị thiếu hoàn toàn ở một số loài.[7]

Ở cua đực, các đốt thân bụng hoặc là tự do hoặc là đốt thứ ba đến đốt thứ năm hợp nhất, thường vẫn giữ lại các đường nối. Chân giao cấu đầu tiên uốn cong rõ nét, với phần đế phồng lên và uốn móc mạnh. Các chân bơi phía sau hình mái chèo.[3]

Phân loại

sửa

Còn sinh tồn

sửa

Được công nhận trong Karasawa et al. (2008)[8] là các họ:

Các họ còn sinh tồn theo Davie P. J. F., Guinot D., Ng P. K. L. (2015b).[9]

Nathaniel Evans (2018) gợi ý chỉ nên công nhận 3 họ như dưới đây và cho rằng Brusiniidae có thể không thuộc về liên họ Portunoidea:[11]

Tuyệt chủng

sửa

Các họ tuyệt chủng dưới đây lấy theo Karasawa et al. (2008).[8]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Sammy De Grave; N. Dean Pentcheff; Shane T. Ahyong; và đồng nghiệp (2009). “A classification of living and fossil genera of decapod crustaceans” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. Suppl. 21: 1–109. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ Annette Brockerhoff, Colin McLay, 2011. Human-Mediated Spread of Alien Crabs. Trong: Galil B., Clark P., Carlton J. (chủ biên) In the Wrong Place - Alien Marine Crustaceans: Distribution, Biology and Impacts. Invading Nature - Springer Series in Invasion Ecology, pp. 27-106 vol 6. Springer, Dordrecht. ISBN 978-94-007-0590-6
  3. ^ a b R.G.Hartnoll, 1971. The occurrence, methods and significance of swimming in the Brachyura. Animal Behaviour 19(1): 34-50. doi:10.1016/S0003-3472(71)80132-X
  4. ^ Brian A. Hazlett, 1971. Interspecific Fighting in Three Species of Brachyuran Crabs From Hawaii. Crustaceana 20(3): 308-314. doi:10.1163/156854071X00102
  5. ^ Vassily A. Spiridonov, Tatiana V. Neretina, Dmitriy Schepetov, 2014. Morphological characterization and molecular phylogeny of Portunoidea Rafinesque, 1815 (Crustacea Brachyura): Implications for understanding evolution of swimming capacity and revision of the family-level classification. Zoologischer Anzeiger 253(5): 404-429. doi:10.1016/j.jcz.2014.03.003
  6. ^ Meryl J.Williams, 1981. Methods for analysis of natural diet in portunid crabs (Crustacea: Decapoda: Portunidae). Journal of Experimental Marine Biology and Ecology 52(1): 103-113. doi:10.1016/0022-0981(81)90174-X
  7. ^ Hiroaki Karasawa & Carrie E. Schweitzer (2006). “A new classification of the Xanthoidea sensu lato (Crustacea: Decapoda: Brachyura) based on phylogenetic analysis and traditional systematics and evaluation of all fossil Xanthoidea sensu lato. Contributions to Zoology. 75 (1/2): 23–73. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  8. ^ a b Hiroaki Karasawa, Carrie E. Schweitzer, Rodney M. Feldmann, 2008. Revision of Portunoidea Rafinesque, 1815 (Decapoda: Brachyura) with Emphasis on the Fossil Genera and Families. Journal of Crustacean Biology 28(1): 82–127. doi:10.1651/07-2882R.1
  9. ^ Davie P. J. F., Guinot D., Ng P. K. L. 2015b. Systematics and classification of Brachyura. Trong: Castro P., Davie P. J. F., Guinot D., Schram F. R., von Vaupel Klein J. C. (chủ biên) Treatise on Zoology—Anatomy, Taxonomy, Biology—The Crustacea (complementary to the Volumes Translated from the French of the Traité de Zoologie 9(C)(I), Decapoda: Brachyura (Part 1)). Leiden: Brill. 1049-1130
  10. ^ a b Peter K. L. Ng; Danièle Guinot; Peter J. F. Davie (2008). “Systema Brachyurorum: Part I. An annotated checklist of extant Brachyuran crabs of the world” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 17: 1–286. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011.
  11. ^ Nathaniel Evans, 2018. Molecular phylogenetics of swimming crabs (Portunoidea Rafinesque, 1815) supports a revised family-level classification and suggests a single derived origin of symbiotic taxa. PeerJ.; 6:e4260. doi:10.7717/peerj.4260. eCollection 2018. PMID 29379685, PMCID: PMC5786103