Rita Levi-Montalcini
Rita Levi-Montalcini (sinh 22 tháng 4 năm 1909 – 30 tháng 12 năm 2012[1]), được trao Huân chương Cavaliere di Gran Croce, OMRI[2] là một nhà thần kinh học người Ý, cùng với đồng nghiệp Stanley Cohen, đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 cho công trình phát hiện ra Nhân tố tăng trưởng thần kinh (Nerve Growth Factor, NGF). Từ năm 2001, bà cũng là thượng nghị sĩ suốt đời ở Thượng nghị viện Ý.
Rita Levi-Montalcini | |
---|---|
Rita Levi-Montalcini | |
Sinh | Torino, Ý | 22 tháng 4 năm 1909
Mất | 30 tháng 12 năm 2012 Rome, Ý | (103 tuổi)
Quốc tịch | Ý |
Trường lớp |
|
Nổi tiếng vì | Nhân tố tăng trưởng thần kinh (NGF) |
Giải thưởng | Giải Nobel Sinh lý và Y khoa (1986) Huy chương Khoa học quốc gia (1987) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Thần kinh học |
Nơi công tác | Đại học Washington tại St. Louis |
Hiện nay, bà là người đoạt giải Nobel lớn tuổi nhất còn sống và cũng là người đầu tiên đoạt giải Nobel sống tới 100 tuổi[3]. Ngày 22.4.2009 bà đã ăn mừng sinh nhật thứ 100 của mình tại tòa thị sảnh Roma.[4]
Tiểu sử
sửaThời niên thiếu
sửaBà sinh tại Torino[1] trong một gia đình Do Thái Sephardic[5], cùng với người chị song sinh Paola, bà là con út trong số 4 người con. Cha của bà là Adamo Levi, một kỹ sư ngành điện và một nhà toán học có năng khiếu; mẹ là Adele Montalcini, một họa sĩ có tài, theo Levi-Montalcini mô tả là "một người thanh lịch".
Levi-Montalcini quyết định theo học trường y, sau khi thấy một bạn thân của gia đình chết vì bệnh ung thư. Bà đã vượt qua được sự phản đối của người cha, ông tin rằng "một nghề chuyên môn sẽ gây trở ngại cho các bổn phận của người vợ và người mẹ" và ghi tên vào học trường y khoa Torino năm 1930, cùng học với Giuseppe Levi. Sau khi tốt nghiệp năm 1936, bà làm phụ tá cho Levi, nhưng sự nghiệp của bà bị cắt đứt bởi Tuyên ngôn Chủng tộc[6] của Benito Mussolini và sau đó việc áp dụng bộ luật ngăn cản các người Do Thái làm các nghề theo trình độ đại học và các nghề chuyên môn.
Sự nghiệp
sửaTrong Thế chiến thứ hai, bà làm các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm ở nhà, nghiên cứu sự tăng trưởng của các sợi thần kinh trong phôi của gà. Việc này dẫn tới công trình nghiên cứu căn bản của bà sau này. Phòng thí nghiệm di truyền học đầu tiên của bà được đặt trong phòng ngủ ở nhà. Năm 1943, gia đình bà di chuyển xuống phía nam tới Firenza, và bà cũng lập phòng thí nghiệm tư ở đây. Năm 1945, gia đình quay trở lại Torino.
Tháng 9 năm 1946, Levi-Montalcini nhận một lời mời tới Đại học Washington tại St. Louis, dưới sự trông nom của giáo sư Viktor Hamburger. Mặc dù lời mời ban đầu chỉ là một học kỳ, nhưng bà đã ở lại đây 30 năm. Chính tại đây, bà đã làm công trình quan trọng nhất của mình: Từ các quan sát một số mô ung thư – loại mô gây ra tốc độ tăng trưởng tế bào thần kinh cực nhanh, bà đã cô lập nhân tố tăng trưởng thần kinh (NGF) trong năm 1952. Bà được cử làm giáo sư năm 1958, và năm 1962, bà lập một đơn vị nghiên cứu ở Roma, chia thời gian làm việc giữa Rome và St. Louis.
Từ năm 1961 tới năm 1969 bà lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu khoa Sinh học thần kinh (Neurobiology) tại "Hội đồng nghiên cứu quốc gia" (Consiglio Nazionale delle Ricerche, CNR) (Rome), và từ năm 1969 tới năm 1978 lãnh đạo Phòng thí nghiệm Sinh học tế bào.
Thượng nghị sĩ suốt đời
sửaNgày 1.8.2001 bà được tổng thống Cộng hòa Ý, Carlo Azeglio Ciampi bổ nhiệm làm thượng nghị sĩ suốt đời[1].
Ngày 28–29.4.2006 Levi-Montalcini, ở tuổi 97, tham dự buổi khai mạc cuộc họp thượng nghị viện mới được bầu, để bầu chọn chủ tịch thượng nghị viện; bà tuyên bố ủng hộ ứng cử viên phe trung tả Franco Marini. Levi-Montalcini – thượng nghị sĩ niên trưởng ở thượng viện đã chọn không làm chủ tịch tạm thời trong dịp này. Bà luôn tham dự các cuộc thảo luận ở thượng viện, trừ khi bận công việc khoa học. Do việc ủng hộ chính phủ Romano Prodi của mình, bà thường bị một số thượng nghị sĩ cánh hữu chỉ trích, cáo buộc bà đã "cứu" chính phủ khi phe ủng hộ chính phủ ở thượng viện chỉ là đa số ít ỏi (nhờ lá phiếu của bà). Bà thường bị công khai lăng nhục, cả trên các blogs, từ năm 2006, bởi cả các thượng nghị sĩ trung hữu như Francesco Storace, lẫn các bloggers cực hữu, vì tuổi cao và nguồn gốc Do Thái của mình.[7][8]
Cho tới 2012, Levi-Montalcini là người đoạt giải Nobel già nhất và sống lâu nhất, mặc dù tai bị nghễnh ngãng và mắt gần như bị mù, vẫn giữ cương vụ chính trị trong nước mình.[9]
Bà qua đời nửa chừng ở ngày 30 tháng 12 năm 2012 ở tuổi 103 tại Rome, Ý trong khi bà vẫn chưa sống qua mùa đông năm 2012.
Gia đình
sửaBà có một người anh trai, Gino, bị chết năm 1974 vì đau tim. Ông là một trong các kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ý và là giáo sư tại Đại học Torino.
Bà cũng có hai chị gái: Anna, lớn hơn bà 5 tuổi, và Paola, chị em song sinh với bà Paola Levi-Montalcini Lưu trữ 2012-03-10 tại Wayback Machine, là một nghệ sĩ được ưa chuộng, đã từ trần năm 2000.
Giải thưởng và vinh dự
sửa- Năm 1968, bà trở thành người phụ nữ thứ 10 được bầu vào Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.
- Năm 1974, bà được bầu vào Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học
- Năm 1982, bà được trao Giải Rosenstiel (chung với Stanley Cohen)
- Năm 1983, bà được trao giải Louisa Gross Horwitz của Đại học Columbia cùng với Stanley Cohen (người cùng đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986) và Viktor Hamburger.
- Năm 1986, Levi-Montalcini và người cộng tác Stanley Cohen được nhận giải Nobel Sinh lý và Y khoa, và bà trở thành người thứ tư thuộc cộng đồng Do Thái thiểu số (dưới 50.000 người) nhưng lâu đời ở Ý đoạt giải Nobel, sau Emilio Segrè, Salvador Luria (một người bạn và đồng liêu ở đại học) và Franco Modigliani.
- Năm 1986 giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản
- Năm 1987, bà được thưởng Huy chương Khoa học quốc gia, vinh dự cao nhất của giới khoa học Hoa Kỳ.
- Năm 1999, bà được Tổng giám đốc của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) Jacques Diouf bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của cơ quan này.[10]
- Năm 2001, bà được tổng thống Ý Carlo Azeglio Ciampi bổ nhiệm làm thượng nghị sĩ suốt đời.
- Năm 2006 bà nhận học vị danh dự về kỹ thuật y sinh (biomedical engineering) của Đại học bách khoa Torino, thành phố sinh trưởng của bà.
- Năm 2008 bà nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Complutense Madrid (Universidad Complutense de Madrid, UCM), Tây Ban Nha.
- Bà là thành viên của Hàn lâm viện Khoa học giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences)
Các sách xuất bản
sửa- Rita Levi Montalcini, Elogio dell'imperfezione, Gli elefanti Saggi, Garzanti, 1999 (nuova edizione accresciuta).
- Rita Levi-Montalcini, Origine ed Evoluzione del nucleo accessorio del Nervo abducente nell'embrione di pollo, Tip. Cuggiani, 1942
- Rita Levi-Montalcini, Elogio dell'imperfezione, Garzanti, 1987
- Rita Levi-Montalcini, NGF: apertura di una nuova frontiera nella neurobiologia, Roma Napoli, 1989
- Rita Levi-Montalcini, Sclerosi multipla in Italia: aspetti e problemi, AISM, 1989
- Rita Levi-Montalcini, Il tuo futuro, Garzanti, 1993
- Rita Levi-Montalcini, Per i settanta anni della Enciclopedia italiana, 1925–1995, Istituto della Enciclopedia italiana, 1995
- Rita Levi-Montalcini, Senz’olio contro vento, Baldini & Castoldi, 1996
- Rita Levi-Montalcini, L’asso nella manica a brandelli, Baldini & Castoldi, 1998
- Rita Levi-Montalcini, La galassia mente, Baldini & Castoldi, 1999
- Rita Levi-Montalcini, Cantico di una vita, Raffaello Cortina Editore, 2000
- Rita Levi-Montalcini, Un universo inquieto, 2001
- Rita Levi-Montalcini, Tempo di mutamenti, 2002
- Rita Levi-Montalcini, Abbi il coraggio di conoscere, 2004
- Rita Levi-Montalcini, Tempo di azione, 2004
- Rita Levi-Montalcini, Eva era africana, 2005
- Rita Levi-Montalcini, I nuovi Magellani nell’er@ digitale, 2006
- Rita Levi-Montalcini, Tempo di revisione, 2006
- Rita Levi-Montalcini, Rita Levi-Montalcini racconta la scuola ai ragazzi, 2007
- Rita Levi-Montalcini, Cronologia di una scoperta, 2009
Nguồn
sửa- Levi-Montalcini, Rita, In Praise of Imperfection: My Life and Work. Basic Books, New York, 1988.
- Yount, Lisa (1996). Twentieth Century Women Scientists. New York: Facts on File. ISBN 0-8160-3173-8.
- Muhm, Myriam: Vage Hoffnung für Parkinson-Kranke - Überlegungen der Medizin-Nobelpreisträgerin Rita Levi-Montalcini, Süddeutsche Zeitung #293, p. 22. December 1986 [1] Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine
Chú thích
sửa- ^ a b c Page at Senate website (tiếng Ý).
- ^ Quirinale.it
- ^ Nature: "Neuroscience: One hundred years of Rita"
- ^ 22 tháng 4 năm 2009_122334965.html Ansa.it: News in English - Montalcini feted at 100[liên kết hỏng]
- ^ Người Do Thái ở bán đảo Iberia và vùng Magfreb
- ^ tiếng Ý là "Manifesto della razza" tháng 7 năm 1938, tước quyền công dân Ý của các người Do Thái và các chức vụ trong chính phủ cũng như nghề nghiệp mà họ hành xử trước đây
- ^ Mastella: sì al procedimento su Storace
- ^ Dispetto alla Montalcini al seggio, La Repubblica ngày 14 tháng 4 năm 2008
- ^ See: http://www.positanonews.it/dettaglio.php?id=23060 Lưu trữ 2012-09-06 tại Archive.today
- ^ See: http://www.fao.org/getinvolved/ambassadors/ambassadors/ambassadors-ritalevimontalcini/en/ Lưu trữ 2013-01-15 tại Wayback Machine
Tham khảo
sửa- Aloe, Luigi (2004), “Rita Levi-Montalcini: the discovery of nerve growth factor and modern neurobiology.”, Trends Cell Biol. (xuất bản 1 tháng 7 năm 2004), 14 (7), tr. 395–9, doi:10.1016/j.tcb.2004.05.011, PMID 15246433
- Shampo, Marc A.; Kyle, Robert A. (2003), “Stamp vignette on medical science. Rita Levi-Montalcini's Nobel Prize for work in neurology.”, Mayo Clinic Proc. (xuất bản 1 tháng 12 năm 2003), 78 (12), tr. 1448, doi:10.4065/78.12.1448, PMID 14661672
- Aloe, L. (2003), “Rita Levi-Montalcini and the discovery of nerve growth factor: past and present studies.”, Archives italiennes de biologie (xuất bản tháng 3 năm 2003), 141 (2–3), tr. 65–83, PMID 12825318
- Cowan, W.M. (2001), “Viktor Hamburger and Rita Levi-Montalcini: the path to the discovery of nerve growth factor.”, Annual Neuroscience Review, 24, tr. 551–600, doi:10.1146/annurev.neuro.24.1.551, PMID 11283321
- Provine, R.R. (2001), “In the trenches with Viktor Hamburger and Rita Levi-Montalcini (1965-1974): one student's perspective.”, Int. J. Dev. Neurosci. (xuất bản tháng 4 năm 2001), 19 (2), tr. 143–49, doi:10.1016/S0736-5748(00)00081-2, PMID 11255028
- Levi-Montalcini, R (2000), “From a home-made laboratory to the Nobel Prize: an interview with Rita Levi-Montalcini.”, Int. J. Dev. Biol., 44 (6), tr. 563–66, PMID 11061418
- Raju, T.N. (2000), “The Nobel chronicles - 1986: Stanley Cohen (b. 1922); Rita Levi-Montalcini (b. 1909).”, Lancet (xuất bản ngày 5 tháng 2 năm 2000), 355 (9202), tr. 506, PMID 10841166
- Aloe, L. (1999), “Rita Levi-Montalcini: a brief biographic view of past and present studies on nerve growth factor.”, Microsc. Res. Tech., 45 (4–5), tr. 207–09, doi:10.1002/(SICI)1097-0029(19990515/01)45:4/5<207::AID-JEMT3>3.0.CO;2-E, PMID 10383112
- Bendiner, E. (1992), “Rita Levi-Montalcini and the unveiling of growth factors.”, Hosp. Pract. (Off. Ed.) (xuất bản 1992 Apr 30), 27 (4A), tr. 135–45, PMID 1560084 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|publication-date=
(trợ giúp)
- Pécsi, T. (1987), “Nobel Prize for medicine, 1986 (Rita Levi-Montalcini)”, Orvosi hetilap (xuất bản ngày 17 tháng 5 năm 1987), 128 (20), tr. 1047–48, PMID 3295669
- Weltman, J.K. (1987), “The 1986 Nobel Prize for Physiology or Medicine awarded for discovery of growth factors: Rita Levi-Montalcini, M.D., and Stanley Cohen, Ph.D.”, N Engl Reg Allergy Proc, 8 (1), tr. 47–48, doi:10.2500/108854187779045385, PMID 3302667
Liên kết ngoài
sửa- Autobiography at the Nobel e-Museum Lưu trữ 2001-10-19 tại Wayback Machine
- Article in German Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine
- The Official Site of Louisa Gross Horwitz Prize
- Article in Nature at 100th anniversary: "Neuroscience: One hundred years of Rita"
- AFP Biography (dated ngày 22 tháng 4 năm 2009) celebrating Rita Levi-Montalcini's 100th Birthday Lưu trữ 2012-09-06 tại Archive.today
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Rita Levi-Montalcini. |