Trường Giang

sông dài nhất châu Á và thứ ba thế giới
(Đổi hướng từ Sông Dương Tử)

Trường Giang (giản thể: 长江; phồn thể: 長江; nghe pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch'ang Chiang) ở Trung Quốc là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông NinChâu Phi, sông AmazonNam Mỹ. Trong tiếng Việt, tên gọi sông Dương Tử (扬子江 nghe, Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử Giang) chỉ sông này, dùng theo phiên âm của các ngôn ngữ phương Tây như Anh, Pháp..., là tên cũ của đoạn hạ lưu Trường Giang đổ ra biển, còn ở Trung Quốc hiện nay chỉ dùng tên gọi Trường Giang. Trường có nghĩa là quãng đường xa và dài, giang có nghĩa là dòng nước uốn lượn uyển chuyển trải dài rộng lớn, nên ghép liền mạch lại Trường Giang ngụ ý muốn nói tới dòng nước trải dài và uyển chuyển uốn lượn.

Trường Giang
Dòng chảy của Trường Giang qua Trung Quốc
Vị trí
Quốc giaTrung Quốc
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnThanh HảiTây Tạng
 • cao độ5.042 m (16.542 ft)
Cửa sôngBiển Hoa Đông
 • cao độ
0 m (0 ft)
Độ dài6.300 km (3.915 dặm)
Diện tích lưu vực1.800.000 km² (695.000 dặm²)
Lưu lượng31.900 m³/s (1.127.000 ft³/s)

Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc. Thông thường sông này được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa BắcHoa Nam Trung Quốc, mặc dù sông Hoài (淮河) cũng đôi khi được coi như vậy.

Cùng với Hoàng Hà, Trường Giang là sông quan trọng nhất trong lịch sử, văn hóa, và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung QuốcCá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Đập Tam Hiệp trên Trường Giang là công trình thủy điện lớn nhất thế giới.[1][2]

Trong những năm gần đây, con sông phải chịu đựng những chất ô nhiễm từ công nghiệp, nông nghiệp, và mất nhiều vùng đất ngập nước và hồ, làm gia tăng yếu tố lũ theo mùa. Một số đoạn sông hiện đang được bảo vệ làm các khu bảo tồn thiên nhiên. Một đoạn sông Trường Giang chảy qua các hẻm núi sâu, hẹp ở phía đông Vân Nam được công nhận là một phần của khu bảo tồn Sông Vân Nam, một di sản thế giới của UNESCO.

Tên gọi sửa

Tên gọi Dương Tử nguyên thủy là tên gọi của người dân khu vực hạ lưu sông này để chỉ khúc sông chảy qua đó. Vì được phổ biến qua những nhà nhà truyền giáo châu Âu nên tên "Dương Tử" đã được dùng trong tiếng Anh để chỉ cả con sông (Yangtse, Yangtze Kiang). Bài này sẽ dùng tên Trường Giang để chỉ con sông này. Con sông này đôi khi còn được gọi là Thủy lộ Vàng (Golden Waterway).

Con sông này mang nhiều tên khác nhau tùy theo khu vực mà nó chảy qua. Ở cao nguyên Thanh Tạng, Tây Tạng, nó được gọi là Vbri-chu (འབྲི་ཆུ་ trong tiếng Tây Tạng, nghĩa là "dòng sông bò yak cái"). Ở thượng nguồn, thuộc tỉnh Thanh Hải sông được gọi là Đà Đà hà (沱沱河), Đương Khúc hà (當曲河), Thông Thiên hà (通天河). Đoạn từ Thanh Hải chảy đến Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên được gọi là Kim Sa giang (金沙江). Đoạn từ Nghi Tân đến Nghi Xương được gọi là Xuyên giang (川江). Đoạn từ Nghi Đô tỉnh Hồ Bắc đến Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam được gọi là Kinh giang (荊江) (xưa là đất Kinh Châu). Cuối cùng, khi chảy qua khu vực Dương Châu tỉnh Giang Tô nó từng được gọi là Dương Tử giang (揚子江). Các học giả cho rằng chữ "giang" 江 (sự kết hợp của bộ thủy và âm mà nay đọc là gōng, nhưng đọc là *kˤoŋ trong tiếng Hán Cổ[3]) có nguồn gốc từ một ngôn ngữ nào đó trong ngữ hệ Nam Á (cùng gốc với ကြုၚ် trong tiếng Mônsông trong tiếng Việt).

Địa lý sửa

 
Lưu vực Trường Giang

Con sông bắt nguồn từ một số nhánh ở thượng lưu thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hải, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, tuy nhiên hai trong số đó được xem là đầu nguồn của nó là nhánh Tuotuo và Dan Qu. Chính phủ Trung Quốc thì cho rằng nguồn nhánh Tuotuo bắt đầu từ chân của băng hà nằm ở phía tây của núi GeladandongDãy núi Tanggula rìa phía đông của cao nguyên Thanh Tạng. Tuy nhiên theo các nguồn địa lý (như sông dài nhất tính từ biển) thì nguồn của nó nằm ở vùng đất ngập nước ở tọa độ 32°36′14″B 94°30′44″Đ / 32,60389°B 94,51222°Đ / 32.60389; 94.51222 và độ cao 5170 m trên mực nước biển, chính là đầu nguồn của nhánh Dan Qu[4]. Các nhánh này hợp lưu và sau đó chảy về phía đông qua Qinghai, rồi vòng về phía nam tạo thành một thung lũng sâu ở ranh giới của Tứ XuyênTây Tạng rồi mới đến Vân Nam. Trong phạm vi thung lũng này, cao độ của sông giảm mạnh từ trên 5000m xuống dưới 1000m. Lưu vực trung lưu của sông thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây. Lưu vực hạ lưu thuộc các tỉnh An Huy, Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tô.

Sông được hình thành từ Eocene, khoảng 45 triệu năm trước[5] nhưng một số người không chấp nhận quan điểm này.[6]

Lịch sử sửa

Sông Dương Tử góp phần quan trọng trong việc hình thành các nguồn gốc văn hóa nông nghiệp miền nam Trung Quốc của người Bách Việt. Hoạt động của cộng đồng người Bách Việt đã được phát hiện ở khu vực Tam Hiệp cách đây 27.000 năm.[7]

Đặc trưng sửa

Trường Giang là con sông lớn nhất của Trung Quốc về chiều dài, lượng nước chảy, diện tích, lưu vực và ảnh hưởng kinh tế. Trường Giang bắt nguồn từ vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải, chảy về hướng nam, dọc theo ranh giới cao nguyên Tây Tạng vào địa phận tỉnh Vân Nam, sau đó rẽ sang hướng đông bắc vào tỉnh Tứ Xuyên, qua các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, An HuyGiang Tô rồi đổ ra biển ở giữa Hoàng HảiNam Hải.

Vào tháng 6 năm 2003 công trình đập Tam Hiệp đã nối liền hai bờ sông, làm ngập lụt thị trấn Phụng Tiết, là khu dân cư đầu tiên trong các khu vực dân cư chịu ảnh hưởng của dự án kiểm soát lụt lội và phát điện này. Dự án này là lớn nhất so với các dự án thủy lợi khác trên thế giới. Nó sẽ giải phóng người dân hai bên bờ con sông này khỏi cảnh ngập lụt là mối đe dọa thường xuyên trong quá khứ cũng như cung cấp cho họ điện năngvận tải đường thủy - mặc dù phải chấp nhận hy sinh vĩnh viễn một số thành phố và tạo ra sự thay đổi lớn trong hệ sinh thái khu vực.

Con sông này cũng là nơi sinh sống duy nhất của một số động vật trong danh sách báo động nguy hiểm như cá heo sông Trung Quốc (năm 1998 chỉ còn khoảng bảy con) hay cá kiếm Trung Quốc (cá tầm thìa).

Trường Giang là đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc. Nó nối liền Trung Hoa lục địa với bờ biển. Việc vận chuyển trên sông rất đa dạng từ vận chuyển than, hàng hóa tiêu dùng và hành khách. Các chuyến tàu thủy trên sông trong vài ngày sẽ đưa ta qua các khu vực có phong cảnh đẹp như khu vực Tam Hiệp ngày càng trở nên phổ thông hơn làm cho du lịch Trung Quốc phát triển.

Những trận ngập lụt dọc theo hai bờ sông đã từng là vấn đề lớn, lần gần đây nhất là năm 1998, nhưng gây thảm họa lớn hơn cả là năm 1954. Trận ngập lụt sông Dương Tử này đã giết chết khoảng 30.000 người. Những trận ngập lụt nặng nề nhất diễn ra năm 1911 giết chết khoảng 100.000 người, năm 1931 (145.000 người chết) và năm 1935 (142.000 người chết).

Các thành phố nổi tiếng dọc bờ sông sửa

Một số sông nhánh sửa

Sông Dương Tử có hơn 700 chi lưu. Các chi lưu chính được liệt kê bên dưới theo thứ tự từ thượng nguồn xuống và nơi mà nó hợp lưu với sông chính:

Hồ nổi tiếng sửa

Sinh vật sửa

Sông Trường Giang là nơi sinh sống của một số loài cực kỳ nguy cấp như cá sấu Trung Quốc, cá heo không vây, cá kiếm Trung Quốc, và Cá heo sông Dương Tử. Đây là nơi duy nhất ngoài Hoa Kỳ có loài cá sấu bản địa và paddlefish. Cá heo không vây theo ước tính năm 2010 chỉ còn 1000 cá thể, sự suy giảm này do việc sử dụng tuyến sông phục vụ thương mại cùng với du lịch và ô nhiễm môi trường.

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ “Three Gorges Dam, China: Image of the Day”. earthobservatory.nasa.gov. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ International Rivers, Three Gorges Dam profile Lưu trữ 2009-04-20 tại Wayback Machine, Accessed ngày 3 tháng 8 năm 2009
  3. ^ Baxter & al. (2011), “p. 69”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012. (1.93 MB).
  4. ^ “China Exploration & Research Society”. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Richardson N.J.,Densmore A.L.,Seward D. Wipf M. Yong L. (2010). Did incision of the Three Gorges begin in the Eocene? Geology 38: 551-554. doi:10.1130/G30527.1
  6. ^ Wang, JT; Li, CA; Yong, Y; Lei, S (2010) Detrital Zircon Geochronology and Provenance of Core Sediments in Zhoulao Town, Jianghan Plain, China. Journal of Earth Science 21 (3): 257-271.
  7. ^ Early Homo and associated artefacts from Asia

Liên kết ngoài sửa