Sự bành trướng của Macedonia dưới triều đại Philippos II

Vốn ban đầu chỉ là một vương quốc đứng ngoài lề các vấn đề của thời kỳ Hy Lạp cổ điển, dưới triều đại của Philippos II (359–336 TCN), vương quốc Macedonia đã trở thành thế lực thống trị Hy Lạp cổ đại trong khoảng thời gian chỉ 25 năm, phần lớn nhờ vào các chính sách và tính cách của vị vua này.[1] Ngoài việc sử dụng ngoại giao khéo léo và các liên minh hôn nhân để đạt được các mục đích chính trị của mình, Philippos II còn chịu trách nhiệm cho việc cải cách quân đội Macedonia cổ đại thành một đội quân tinh nhuệ thiện chiến. Đội hình phalanx Macedonia đã trở thành chuẩn mực của quân đội Macedonia dưới triều đại của ông và trong thời kỳ Hy Lạp hóa sau đó. Quân đội của ông và các kỹ sư cũng đã sử dụng rộng rãi những loại vũ khí công thành.

Sự bành trướng của Macedonia dưới thời Philippos II

Vương quốc Macedonia vào năm 336 TCN
Thời gian359–336 TCN
Địa điểm
Kết quả Macedonia mở rộng thống trị đối với Hy Lạp cổ đại và miền Nam khu vực Balkans
Tham chiến
Macedonia Các thành bang Hy Lạp, người Illyri, người Thraci
Chỉ huy và lãnh đạo
Philippos II
Alexandros Đại đế
Nhiều người khác nhau

Vào giai đoạn đầu triều đại của Philippos II, Macedonia đã vướng vào các cuộc chiến tranh với người Illyringười Thraci. Đối thủ chính trong số những kẻ thù người Thraci của Philippos đó là vua Kersebleptes, ông ta có thể đã xây dựng một liên minh tạm thời với Athens. Sau một loạt các chiến dịch kéo dài từ năm 356 tới năm 340 TCN, Philippos II cuối cùng đã khuất phục được Kersebleptes và khiến cho ông ta trở thành một chư hầu cống nạp, ông đã chinh phục phần lớn Thrace trong tiến trình này và thành lập nhiều thành phố mới tại đây chẳng hạn như là Philippi (ngày nay là Filippoi, Hy Lạp) và Philippopolis (ngày nay là Plovdiv, Bulgaria). Philippos II còn chiến đấu chống lại vị vua người Illyri là Bardylis, ông ta đã đe dọa Macedonia, và chống lại GrabosPleuratusIllyria (trung tâm nằm tại Albania ngày nay).

Philippos II cuối cùng đã tiến hành chiến dịch chống lại thành bang Athens và đồng minh của nókhu vực Aegea, cũng như là chống lại Thebes sau khi quyền bá chủ của nó suy tàn ở khu vực đất liền Hy Lạp. Để bảo vệ cho Đại nghị liên minhDelphi cùng chung với liên minh Thessaly, Macedonia đã đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến tranh Thần Thánh lần thứ Ba (356–346 TCN), họ đã đánh bại người Phocis dưới sự chỉ huy của Onomarchos tại trận cánh đồng Crocus vào năm 352 TCN. Khi đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công trực tiếp nhằm vào Athens trong năm 346 TCN, vị vua Macedonia đã đón tiếp vị sứ thần Athen và đồng ý một hiệp ước hòa bình mà được biết đến với tên gọi là Hòa ước Philocrates. Theo hiệp ước này, Macedonia và Athens đã trở thành đồng minh và Athens buộc phải từ bỏ yêu sách của nó đối với thành phố Amphipolis (ngày này nằm ở miền Trung Macedonia).

Hiệp ước Philocrates cuối cùng đã bị phá vỡ khi chiến sự lại được khơi mào giữa Athens và Macedonia. Demosthenes, vị chính khách Athen vốn đóng góp một phần trách nhiệm trong việc xây dựng nên hiệp ước hòa bình trên, đã đọc một loạt các bài diễn văn khuyến khích những người Athen đồng hương chống lại Philippos II. Quyền bá chủ của người Macedonia đối với Hy Lạp đã được đảm bảo sau chiến thắng của họ trước một liên quân Hy Lạp dưới sự lãnh đạo của Athens và Thebes tại trận Chaeronea vào năm 338 TCN. Tiếp theo sau đó một liên bang của các quốc gia Hy Lạp được biết đến với tên gọi là liên minh Corinth đã được thành lập, nó đã khiến cho những kẻ thù cũ người Hy Lạp và những người khác tham gia vào một liên minh hình thức với Macedonia. Liên minh Corinth đã bầu Philippos là strategos (tức là tổng tư lệnh) cho một cuộc xâm lược được lên kế hoạch sẵn nhằm vào đế quốc Achaemenes của Ba Tư. Tuy nhiên, Philippos đã bị ám sát trước khi ông có thể bắt đầu chiến dịch và thay vào đó nhiệm vụ này đã rơi vào tay của người con trai và cũng là người kế vị của ông là Alexandros Đại đế.

Nguồn sử liệu

sửa
 
Bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của vị chính khách Athen Aeschines, thế kỷ thứ 4 TCN, Bảo tàng Anh

Các tác phẩm lịch sử Hy Lạp tương đối chi tiết và nguyên vẹn chẳng hạn như là Lịch sử của Herodotos, Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnisos của Thucydides, và Hellenica của Xenophon trải dài một thời kỳ khoảng từ năm 500–362 TCN. Không có tác phẩm lịch sử riêng biệt nào còn tồn tại mà bao hàm cả thời kỳ liên quan này của lịch sử Hy Lạp (359–336 TCN), mặc dù nó cũng được đưa vào nhiều tác phẩm lịch sử thế giới khác nhau.[2] Nguồn lịch sử chính cho giai đoạn này đó là tác phẩm Bibliotheca historica của Diodoros Siculos, bởi vì nó được viết vào thế kỷ thứ 1 TCN cho nên nó được coi là nguồn sử liệu thứ cấp[3] Diodoros đã dành tập XVI để nói về triều đại của Philippos nhưng quá trình diễn biến lại được cô đọng đi nhiều và do phạm vi của tác phẩm, tập sách này còn chứa các thông tin chi tiết về những sự kiện sảy ra trong cùng một thời kỳ ở những nơi khác trong thế giới cổ đại. Diodoros thường bị các sử gia hiện đại chế giễu do phong cách và sự không chính xác của ông, nhưng ông đã ghi chép lại nhiều thông tin chi tiết về thời kỳ cổ đại mà không thể tìm thấy ở nơi nào khác.[4] Diodoros chủ yếu làm việc bằng cách tóm tắt lại tác phẩm của các sử gia khác và bỏ qua nhiều chi tiết nếu chúng không phù hợp với mục đích của ông đó là để minh họa các bài học đạo đức từ lịch sử; do đó ghi chép của ông về thời kỳ này chứa đựng nhiều thiếu sót.[5]

Những tác phẩm khác còn sót lại về thời kỳ này đó là bản tóm tắt của Justin đối với tác phẩm lịch sử của Philippos của Pompeius Trogus. Tác phẩm lịch sử tóm tắt của Justin cũng còn được viết cô đọng hơn nữa từ tác phẩm gốc đã bị mất và nó không chỉ bao gồm triều đại của Philippos mà còn cả lịch sử của Macedonia trước triều đại của ông, các chiến công của người con trai của Philippos, Alexandros Đại đế, những người kế tục diadochi của ông trong thời kỳ Hy Lạp hóa.[6] Những tác phẩm lịch sử còn sót lại này được bổ sung thêm nhờ vào các đoạn rời rạc từ các tác phẩm lịch sử khác bao gồm 58 tập từ tác phẩm lịch sử của Philippos của Theopompus (mà vốn là nguồn sử liệu cho phần lớn tác phẩm lịch sử Philippos của Trogus) và từ các nguồn văn bia đương thời.[7]

Ngoài những ghi chép ngắn gọn về các chiến tích của Philippos nằm trong các tác phẩm của Diodoros và Justin, các chi tiết cụ thể khác về những chiến dịch của ông (và về thời kỳ này nói chung) có thể được tìm thấy trong các bài diễn văn vẫn còn nguyên vẹn tới ngày nay của những chính khách Athen chủ yếu là của DemosthenesAeschines[5] Bởi vì các bài diễn văn này chưa bao giờ được dùng vào mục đích làm tài liệu lịch sử, chúng nên được xem xét với sự thận trọng cẩn thận, đặc biệt là căn cứ vào cá tính của tác giả. Demosthenes và Aeschines được miêu tả là "một cặp đôi dối trá, không có ai trong số họ có thể được tin tưởng là nói sự thật trong bất cứ vấn đề nào mà ở mức rất nhỏ trong mối quan tâm của họ đối với việc nói lời dối trá ".[8] Ví dụ, Hòa ước Philocrates (được ký kết vào năm 346 TCN) chủ yếu được biết đến từ những bài diễn văn của họ (được gọi chung là bàn về vị sứ thần dối trá) được thực hiện vào năm 343 TCN khi Demosthenes truy tố Aeschines vì sự dính líu của ông ta đến việc dàn xếp hiệp ước hòa bình.[9] Trong bài diễn văn của mình, Aeschines tự coi bản thân như là người đấu tranh cho hiệp ước hòa bình trong khi thực tế thì ông ta là người chống lại việc giảng hòa; ngược lại, Demosthenes mới là người đề xuất việc nghị hòa vào năm 346 TCN thì lại miêu tả bản thân mình là thành viên của "phe chủ chiến". Do đó các lý lẽ được nêu ra trong những bài diễn văn đề cập tới tình hình chính trị vào năm 343 TCN và không phải là tình hình khi hòa ước được ký kết.[9]

Bối cảnh

sửa

Hy Lạp vào đầu thế kỷ thứ 4 TCN

sửa
 
Quyền bá chủ của Thebes ở Hy Lạp từ năm 371-362 TCN.

Sau khi cuộc chiến tranh Peloponnisos kết thúc, thành bang quân phiệt Sparta đã có thể áp đặt quyền bá chủ của nó đối với khu vực trung tâm của Hy Lạp Cổ điển (khu vực Peloponnissos và khu vực đất liền Hy Lạp nằm phía nam Thessaly), những quốc gia thuộc khu vực này đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi chiến tranh. Điều này khiến cho nhiều thành bang Hy Lạp khác vốn có truyền thống độc lập mạnh mẽ cảm thấy phẫn nộ và đã trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh Corinth diễn ra từ năm 395–387 TCN.[10] Sau khi cuộc chiến tranh này kết thúc, Sparta vẫn giữ được nguyên vẹn quyền bá chủ của nó mặc dù chỉ giống như là một kết quả đến từ sự can thiệp của người Ba Tư mà dẫn đến cái gọi là Hòa ước của Nhà vua.[11] Tuy nhiên, sự thống trị của người Sparta lại tỏ ra mỏng manh[11] và trong thập kỷ tiếp theo người Thebes sẽ nổi dậy chống lại Sparta.[12] Người Sparta đã không thành công trong việc dập tắt cuộc nổi dậy này và điều này đã khiến cho Thebes độc lập trên thực tế.[12] Tiếp theo, sau vài năm xung đột lẻ tẻ, người Thebes cuối cùng đã đối đầu với Sparta trong trận Leuctra (371 TCN), và dưới sự lãnh đạo của Epaminondas, họ đã giáng cho quân đội Sparta một thất bại nặng nề chưa từng có và đồng thời khiến cho vị vua Sparta là Cleombrotos I tử trận.[13][14]

Sau chiến thắng này, Epaminondas đã xâm lược Peloponnisos vào năm 370 TCN và bắt đầu phá vỡ nền tảng sự thống trị của người Sparta. Điểm tựa cho sức mạnh của người Sparta đó là lao động cưỡng bức của những người helotMessenia, điều này cho phép toàn bộ nam giới Sparta có thể dành toàn lực cho chiến tranh.[15] Trước kia chế độ huấn luyện tập trung vào quân sự này đã cho phép Sparta phát huy được tối đa sức mạnh quân sự vượt quá quy mô dân số nhỏ bé của mình. Tuy nhiên, sau thất bại tại Leuctra, người Sparta đã không thể chống lại cuộc xâm lược của Epaminondas, ông ta đã hành quân tới Messenia và giải phóng các helot, điều này đã vĩnh viễn làm cho Sparta suy yếu.[15][16] Người Thebes tiếp đó mở rộng quyền lực của họ ra toàn bộ Hy Lạp và thay thế hoàn toàn quyền bá chủ của người Sparta bằng của chính họ.[17][18] Hai vị tướng người Thebes là Pelopidas và Epaminondas đã tiến hành các chiến dịch trên khắp Hy Lạp trong suốt 9 năm tiếp theo để mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của Thebes.[18] Năm 362 TCN, Epaminondas đã lần thứ tư xâm lược Peloponnisos và đỉnh điểm của chiến dịch này là trận Mantinea, tại trận chiến này gần như toàn bộ các thành bang Hy Lạp đều tham chiến, họ đã đứng về phe này hoặc phe kia.[19] Mặc dù người Thebes cùng đồng minh của họ giành chiến thắng tại Mantinea, Epaminondas đã tử trận và Thebes cũng chịu tổn thất nặng nề.

Những năm xung đột mà vốn là kết quả từ những nỗ lực nhằm cải tổ lại Hy Lạp của Thebes đã khiến cho phần lớn đất nước mệt mỏi và kiệt sức; do đó tất cả các thành bang Hy Lạp đã ký kết một hiệp ước chung (chỉ có duy nhất Sparta chống lại) và là hệ quả từ trận Mantinea.[20] Với việc Epaminondas tử trận và phải chịu tổn thất nặng nề về nhân lực ở Mantinea, người Thebes đã quay trở lại với chính sách mang tính phòng ngự nhiều hơn của mình và chỉ trong vòng vài năm sau đó Athens đã thay thế họ để đứng đầu hệ thống chính trị của người Hy Lạp, và ảnh hưởng của Thebes đã nhanh chóng phai mờ dần ở phần còn lại của Hy Lạp.[16] Do đó người Athen và liên minh thứ hai của họ sẽ là đối thủ chính của Macedonia trong việc tranh giành quyền kiểm soát đối với những vùng đất thuộc phía bắc Aegea, đồng thời tình trạng chiến tranh không ngừng giữa Macedonia và Athens cũng là một trong những chủ đề chính của thời kỳ này.[21]

 
Sự bành trướng của Macedonia dưới triều đại Philippos II của Macedonia

Philippos lên ngôi

sửa

Năm 360 TCN, người Dardani, một bộ lạc ở Illyria, đã đánh bại quân đội Macedonia dưới sự lãnh đạo của Perdiccas III và khiến cho Perdiccas cùng với 4,000 binh sĩ của ông tử trận. Vào thời điểm đó, người Illyri đang chuẩn bị xâm lược Macedonia còn người Paionia thì lại đang tàn phá lãnh thổ của người Macedonia, ngoài ra người Thraci cũng đang chuẩn bị xâm lược nhằm ủng hộ một người tranh giành ngai vàng tên là Pausanias, cũng như là người Athen, họ ủng hộ một người tiếm vị khác có tên là Argeos.[22] Nói tóm lại, Macedonia lúc này đang rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.[23]

Con trai và cũng là người kế vị trên danh nghĩa của Perdiccas, Amyntas IV, lúc này vẫn đang còn thơ ấu. Philippos, người con trai duy nhất còn sống của Amyntas III, đã là ứng cử viên sáng giá nhất để cai trị Macedonia và quân đội có thể đã tôn ông lên làm vua.[24] Cũng có khả năng rằng ban đầu ông đã được tôn lên làm nhiếp chính cho người cháu Amyntas IV và sau này ông đã cướp ngôi vua của Amyntas, mặc dù vậy Philippos cũng đã không sát hại ông ta.[24] Dù thế nào đi chăng nữa, Philippos II đã trở thành vua vào năm 359 TCN và bắt đầu nỗ lực hết mình để cứu Macedonia khỏi sự diệt vong.[25]

Sự hồi phục của Macedonia (359–358 TCN)

sửa

Cải cách quân đội

sửa
 
Bức tranh màu miêu tả một người lính mặc linothorax, nó đến từ Ngôi mộ phán xét tại MiezaImathia, Hy Lạp, và có niên đại là vào thế kỷ thứ 4/3 TCN

Ưu tiên hàng đầu của Philippos đó là tái thiết lại quân đội Macedonia, đồng thời khôi phục lại nhuệ khí của cả quân đội và người dân. Ông đã tổ chức một loạt các hội nghị lập pháp với sự tham gia của người dân Macedonia và "cổ vũ họ bằng những bài diễn văn hùng hồn về việc là đàn ông, ông đã nâng cao nhuệ khí của họ".[26] Ông đã huấn luyện lại binh sĩ của mình một cách kỹ càng với những chiến thuật và trang bị mới. Đặc biệt, ông là người đã áp dụng việc sử dụng đội hình phalanx cho những người lính bộ binh Macedonia và trang bị những cây giáo dài 6 m (sarissa) thay vì những ngọn giáo dài 2–3 m (doru) được lực lượng hoplite của người Hy Lạp sử dụng.[26]

Ngoại giao

sửa

Đồng thời với những cải cách về quân đội, Philippos cũng đã tích cực tiến hành các hoạt động ngoại giao. Ông đã mua chuộc Berisades, con trai của vua Cotys, để người Thraci dừng sự ủng hộ cho Pausanias và do đó đã ngăn chặn được một cuộc xâm lược của người Thraci.[23][25][26] Tương tự, ông đã mua chuộc người Paionia bằng những món quà để họ rút quân khỏi Macedonia.[23][26] Philippos có lẽ cũng đã ký kết một hiệp ước hòa với vị vua của người Dardani là Bardylis và có thể là bằng cách cắt một phần lãnh thổ rộng lớn của Macedonia để đổi lấy hòa bình. Mặc dù không có bằng chứng nào còn sót lại về một hiệp ước như vậy, nhưng quả thực người Illyri đã không tiếp tục đà thắng lợi của mình nhân lúc Macedonia đang suy yếu, điều này gợi ý rằng một số thỏa thuật dường như đã được thông qua.[25] Philippos cũng đã cưới con gái (hoặc cháu gái) của Bardylis, đây có thể là một phần của hòa ước.[25] Dù sao đi nữa, chính sách ngoại giao của Philippos đã giúp cho Macedonia có chút không gian và thời gian để hồi phục.

Trận Methone

sửa
 
Những người láng giềng của Macedonia vào thời cổ đại

Philippos nhận ra rằng người Athen ủng hộ Argeos với mục đích duy nhất là khôi phục lại Amphipolis, họ đã hy vọng rằng bằng việc đưa Argeos lên làm vua thì họ sẽ thực hiện được điều này.[23][25][26] Do đó, Philippos đã rút đội quân đồn trú người Macedonia khỏi Amphipolis và tuyên bố nó được tự trị để làm suy yếu dần dần sự ủng hộ của người Athen dành cho Argeos.[23][25]

Dẫu vậy, đội quân viễn chinh của người Athen gồm 3000 lính đánh thuê và dưới sự lãnh đạo của Mantias vẫn đổ bộ tại Methone nằm trên bờ biển Macedonia.[23] Mantias lúc này từ chối rời Methone, vì thế thay vào đó Argeos đã dẫn quân tiến tới cố đô của người Macedonia là thành phố Aegae, ông ta hi vọng rằng người dân sẽ tôn mình lên làm vua.[23][26] Tuy nhiên, cư dân của Aegae lại tỏ ra không hứng thú với việc này và vì thế Argeos đã phải dẫn quân quay trở về Methone. Dọc đường hành quân, ông ta đã bị Philippos tấn công và đánh bại, nhiều lính đánh thuê Athen đã bị giết và số còn lại bị bắt làm tù binh.[23][26] Theo Diodoros, chiến thắng này đã giúp khôi phục lại nhuệ khí cho quân đội Macedonia và giúp họ trở nên can đảm hơn cho những trận chiến sắp tới.[26]

Sau khi đánh bại được mối đe dọa trực tiếp cuối cùng đối với Macedonia, Philippos đã quay trở lại đường lối ngoại giao. Ông ngay lập tức đã phóng thích những tù nhân Athen và phái các sứ thần tới Athens. Với việc Philippos sẵn sàng từ bỏ các yêu sách đối với Amphipolis và kết hợp với việc ông đối xử với các tù binh người Athen đã thuyết phục được người Athen giảng hòa với ông.[23][27]

Paionia và Illyria

sửa

Năm tiếp theo (358 TCN), Philippos nhận được tin báo rằng vua Agis của người Paionia đã qua đời. Lợi dụng việc họ đang gặp phải tình trạng xáo trộn về chính trị và trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, Philippos đã đem quân tiến đánh Paionia và đánh bại họ. Sau đó ông bắt các bộ lạc phải thề trung thành với Macedonia.[23][27]

Lúc này, Philippos đã có thể hướng sự chú ý đến người Illyri, họ lúc này vẫn đang chiếm đóng phần lớn Thượng Macedonia.[23][27] Elimea và Eordaea có lẽ là những lãnh địa duy nhất vẫn trung thành với vương quốc Macedonia trong cuộc xâm lược của người Illyri.[28] Mặt khác, Lynkestis lại được cai trị bởi một triều đại đối địch mà có quan hệ họ hàng với vị vua Macedonia (và có thể là về phía người mẹ của Philippos, Eurydice) và những khu vực khác thuộc Thượng Macedonia thì lại có các mối quan hệ với những thế lực ngoại quốc. Pelangonia có truyền thống là đồng minh của người Athen ở Thượng Macedonia[28] trong khi Lynkestis, Orestis và Tymphaea thì lại có các mối quan hệ với vương quốc của người Molossoi và Ipiros.[28][29]

Philippos đã tổ chức một hội đồng quân đội và tập hợp một đạo quân gồm 10,000 người cùng 600 kỵ binh rồi tiến quân tới Illyria.[27] Philippos còn cưới Phila của Elimeia để đảm bảo liên minh với một công quốc thuộc Thượng Macedonia mà nổi tiếng với lực lượng kỵ binh của họ.[30] Khi nghe được tin báo về sự chuẩn bị này, Bardylis đã phái sứ thần tới chỗ Philippos và đề nghị hòa bình dựa trên cơ sở hiện trạng đang có. Theo Diodoros, Philippos đã bác bỏ điều này và khăng khăng rằng người Illyri phải triệt thoái hoàn toàn khỏi Macedonia, vì vậy thay vào đó Bardylis đã tập hợp 10,000 người cùng 500 kỵ binh để chuẩn bị cho trận chiến.[27]

Theo Diodoros, khoảng 7,000 người Illyri đã ngã xuống trong trận chiến này.[27] Người Illyri đã phải triệt thoái khỏi Macedonia và cầu hòa. Sau chiến dịch này, Philippos đã thiết lập quyền lực của ông ở khu vực nội địa cho tới tận hồ Ohrid.[28][31][32] Ngoài việc đánh đuổi người Illyri, ông còn cho lưu đày Menelaus của Pelagonia tới Athens,[33] và do đó chỉ còn Philippos là vị vị chúa tể duy nhất ở khu vực Thượng Macedonia. Điều này cho phép ông tuyển mộ binh sĩ từ một khu vực có nguồn nhân lực dồi dào trong suốt khoảng thời gian còn lại của triều đại mình.[30][34][35] Một số vùng đất như Pelagonia đã bị sáp nhập hoàn toàn trong khi những vùng đất khác chẳng hạn như là vùng đất Elimea trung thành hoặc các thung lũng xa xôi khác được giữ quyền tự trị của mình như là các chư hầu. Philippos đã tái tổ chức lại chính quyền Macedonia thành các địa hạt hoặc ethne và thiết lập hệ thống chiến hữu để kiểm soát tầng lớp quý tộc Macedonia. Cũng theo sự sắp xếp này, con trai của các quý tộc Macedonia đã được đưa vào đội quân cận vệ của nhà vua thay vì của các lãnh chúa tự trị.[36] Nhiều vị tướng nổi tiếng của Philippos và Alexandros trong thời kỳ này xuất thân từ tầng lớp quý tộc ở Thượng Macedonia.[37]

Philippos cũng đã giành được sự ủng hộ từ người Ipiros hàng xóm của mình, họ cũng đang có chiến tranh với người Illyri.[a][38] Sang năm sau, Philippos đã cưới người cháu gái của vua Myrtale, vua của người Molossoi ở Ipiros, điều này đã khiến cho vùng đất biên giới giữa Macedonia và Ipiros, Orestis, nằm dưới phạm vi ảnh hưởng của Philippos như là một phần nằm trong của hồi môn của bà.[39]

Về phía tây bắc, các bộ lạc người Illyri như người Taulantii hoặc người Dardani đã bị đánh đuổi nhưng họ không bị chinh phục.[31] Về phía nam, con sông Strymon hoặc sông Nestus đã là biên giới của Macedonia[32] và phạm vi kiểm soát đối với Paionia thì lại yếu hơn. Các ghi chép lịch sử và tiền xu cho thấy rằng người Paionia có vua riêng của họ và giữ địa vị là chư hầu hoặc triều cống.[31]

Thessaly

sửa

Justinus và Diodoros đều nói rằng Philippos đã xâm lược Thessaly vào năm 358 TCN.[40][41] Trong giai đoạn trước năm 370 TCN, Thessaly đã có một thời gian ngắn là một thế lực trong thế giới Hy Lạp sau khi được thống nhất dưới quyền Jason của Pherae, ông ta đã được bổ nhiệm làm Tagos của Thessaly. Tuy nhiên, Jason đã bị ám sát vào năm 370 TCN và người con trai của ông là Alexandros đã trở thành Tagos. Alexanderos đã cai trị một cách khắc nghiệt và đo đó các thành bang khác thuộc liên minh Thessaly không ủng hộ ông ta nữa, điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột lẻ tẻ mà lôi kéo cả Macedonia (dưới thời Alexandros II) và cuối cùng là cả Thebes dính líu vào. Cuộc xung đột này đã kết thúc vào năm 364 TCN khi người Thebes đánh bại Alexandros và thiết lập một hiệp ước hòa bình ở Thessaly. Tuy vậy, với sự suy yếu của Thebes sau trận Mantinea, cuộc xung đột ở Thessaly đã tiếp tục.[42] Alexandros đã bị những người anh em của vợ mình là LycophronTisiphonos ám sát vào năm 358 TCN, họ đã trở thành bạo chúa thay thế ông ta. Theo Diodoros, nhà Aleuadae, gia đình quý tộc chi phối nền chính trị ở thành phố Larissa nằm phía bắc Thessaly, đã chống lại hai bạo chúa này và họ đã cầu viện sự giúp đỡ của Philippos.[41]

 
Philippos II của Macedonia – một đồng tetradrachm bằng bạc được đúc dưới triều đại của ông

Theo Diodoros thì Philippos đã đánh bại hai bạo chúa này, còn Buckler thì lại cho rằng với sự xuất hiện của Philippos, có thể nhà Aleuadae đã đàm phán hiệp ước hòa bình với Pherae với vị thế của phe mạnh hơn.[43] Philippos dường như đã trở về từ cuộc viễn chinh cùng với những người vợ mới đến từ Larissa (Philinna) Pherae (Nicesipolis, cháu gái của Jason), điều này gợi ý rằng đã có một thỏa thuận chắc chắn được thương lượng bởi vì Buckler nói "Philippos trở về từ Thessaly với một chân trong cả hai phe".[43]

Philippos dường như đã có mối quan tâm rất lớn dành cho Thessaly ngay từ đầu triều đại của ông ngay cả khi có vấn đề ở nơi khác.[43] Có thể có một vài lý do dành cho mối quan tâm này của ông. Đầu tiên và cấp bách nhất đó là Philippos có thể muốn nắm quyền kiểm soát vùng đất biên giới Perrhaebia (vốn có truyền thống là một phần của Thessaly) để nhằm củng cố biên giới phía nam của Macedonia.[23] Lý do thứ hai đó là do Larissa kiểm soát các tuyến đường bắc-nam chính nối Macedonia và Thessaly, mối quan hệ thân mật với nhà Aleuadae sẽ giúp bảo vệ Macedonia cho phép Philip tiếp cận với phần còn lại của Hy Lạp.[43] Lý do thứ ba đó là Thessaly là vùng đất dồi dào tài nguyên và Philippos có thể đã thấy được tiềm năng khai thác lâu dài của nó:

Thessaly có nhiều đất đai, sản vật, thành phố và con người. Kỵ binh Thessaly tốt nhất Hy Lạp, và khu vực núi non bao quanh Thessaly cung cấp nhiều peltast. Thắng lợi ở Thessaly sẽ đem đến cho Philippos một đạo quân mới và bổ sung thêm cho ngân khố quốc gia.

— John Buckler[44]

Chinh phục phía Bắc (357–353 TCN)

sửa

Amphipolis (357 TCN)

sửa

Mục tiêu tiếp theo của Philippos đó là củng cố khu vực miền đông Macedonia có biên giới với Thrace và đặc biệt là thành phố Amphipolis.[45] Amphipolis có vị trí chiến lược quan trọng, nó nằm bên bờ sông Strymon và kiểm soát điểm giao cắt duy nhất ở khu vực hạ lưu của con sông này, do đó kiểm soát con đường đi tới Thrace và từ Thrace đến. Do vậy để mở rộng vương quốc của mình về phía đông thì đòi hỏi Philippos phải kiểm soát được Amphipolis.[46] Người Athen đã thiết lập một thuộc địa ở đây trước đó một thế kỷ,[47] và chỉ đánh mất quyền kiểm soát nó trong cuộc chiến tranh Peloponnisos.[26] Người Athen rất khao khát khôi phục lại quyền kiểm soát đối với Amphipolis, một phần là vì lịch sử của nó, dẫu vậy người Amphipolis lại không muốn quay về dưới sự kiểm soát của Athen.[48] Tuy nhiên, lý do chính là do vị trí của Amphipolis nằm gần với các cánh rừng vốn cần thiết cho việc đóng tàu và còn vì nó kiểm soát các mỏ vàng và bạc ở núi Pangaion.[48][49] Trong giai đoạn này, đối với người Athen "niềm khao khát của họ dành cho nó không đổi và luôn tột cùng".[48]

 
Quang cảnh sông Strymon nhìn từ khu vực acropolis của Amphipolis

Philippos đã bắt đầu vây hãm Amphipolis vào năm 357 TCN; Amphipolis sau đó đã từ bỏ chính sách chống Athen của mình và ngay lập tức cầu cứu sự giúp đỡ của Athens, đổi lại là chấp nhận quay trở lại dưới sự kiểm soát của nó[50] Tuy nhiên, khi đang tiến hành cuộc vây hãm, Philippos đã gửi một bức thư tới Athens và nói rằng ông sẽ trao trả lại thành phố này khi ông chiếm được nó (dường như là theo cùng một chính sách mà ông đã thực hiện vào năm 359 TCN). Do đó người Athen đã chờ đợi xem ông có thực hiện điều đó hay không.[50] Người Athen có lẽ cũng đã không thể gửi quân cứu viện cho Amphipolis. Trong suốt những tháng mùa hè, những cơn gió bắc thổi tới khu vực biển Aegea và điều này khiến cho người Athen khó có thể đưa thuyền về phía bắc.[50] Philippos đã nhiều lần lợi dụng thời điểm khi gió Etesian thổi để tiến hành chiến dịch trong những tháng này (hoặc vào mùa đông) vì vào lúc này hải quân Athen không thể gửi quân cứu viện cho các kẻ thù của ông.[50]

Người Athen dường như đã đề nghị Philippos đổi Pydna lấy Amphipolis,[45] có lẽ là trong giai đoạn cuối của cuộc vây hãm nhưng chúng ta không rõ liệu Philippos có đồng ý với điều này hay không.[51] Vào giai đoạn này, cuộc chiến tranh Đồng Minh (357-355 TCN) đã bùng nổ giữa Athens với các đồng minh cũ trước đây của nó và lúc này họ không thể can thiệp để giúp Amphipolis.[51] Philippos cuối cùng đã phá vỡ được tường thành của Amphipolis nhờ vào việc sử dụng những vũ khí công thành và phiến gỗ công thành; quân đội của ông sau đó tràn vào và chiếm đóng thành phố.[52] Theo Diodoros, Philippos đã cho trục xuất những ai có thái độ thù địch với ông nhưng lại đối xử tử tế với dân chúng còn lại.[52]

Pydna và Potidea (357–356 TCN)

sửa

Trong lúc Philippos tiến hành vây hãm Amphipolis, liên minh Chalkidice dưới sự lãnh đạo của Olynthos đã bắt đầu lo sợ tham vọng về lãnh thổ của Philippos (bởi vì Amphipolis cũng kiểm soát tuyến đường tới Chalkidiki) và do đó họ đã tìm cách liên minh với Athens để chống lại ông.[45][53] Tuy nhiên, người Athen vẫn còn đang hy vọng về việc Philippos trao trả lại Amphipolis cho họ nên đã từ chối. Bản thân Philippos cũng lo sợ về một liên minh giữa liên minh Chalkidice hùng mạnh với người Athens, vì thế ông đã quay ra trấn an người Olynthos bằng việc đề nghị liên minh cùng với những điều khoản rất có lợi cho họ.[45] Theo hiệp ước với Olynthos, Philippos được phép chiếm Potidea nằm trong lãnh thổ của liên minh Chalkidice. Vào thời điểm này, Potidea nằm dưới sự quản lý của Athens và tạo ra một mối đe dọa đối với sự ổn định của liên minh.[45]

Philippos không có ý định trao lại Amphipolis cho người Athen nhưng ông lại giả vờ là chỉ trì hoãn việc chuyển giao thành phố này.[45] Ông dường như đã ngay lập tức tiến hành bao vây Pydna sau khi vừa chiếm được Amphipolis.[51] Người Athen có lẽ vẫn còn mơ tưởng được nhận lại Amphipolis và dường như đã không can thiệp (cũng có lẽ là không thể can thiệp).[51] Pydna dường như đã rơi vào tay của Philippos nhờ vào sự phản bội có lẽ là vào năm 357 hoặc 356 TCN.[45][52][54]

Năm 356 TCN, Philippos tiếp tục vây hãm và chiếm Potidea, điều này đã dánh dấu sự khởi đầu của sự thù địch thực sự tới từ Athens.[52][55] Như đã hứa từ trước, ông đã trao lại Potidea cho người Olynthos và để cho đội quân đồn trú của người Athen tự do quay trở về Athens bởi vì ông không muốn gây ra sự bực tức không đáng có cho người Athen ("ông đặc biệt coi trọng người dân Athens vì tầm quan trọng và danh tiếng của thành phố này").[52] Vào thời điểm này, người Athen đang phải dồn toàn lực cho cuộc Chiến tranh Đồng Minh và không thể ngăn cản việc Philippos chiếm Potidea và Pydna.[45]

Liên minh chống Philippos (356–352 TCN)

sửa
 
Cây phả hệ của các vị vua thuộc vương quốc Odrysia của Thrace

Năm 356 TCN, với ý định ngăn chặn mưu đồ của vua Philippos, người Athen đã liên minh với các vị vua của Illyria, Paionia và Thrace để nhằm chặn đứng bước tiến của ông.[45] Lúc này, Thrace đang nằm dưới sự cai trị của ba vị vua là hậu duệ của Cotys; ở phía Tây là Ketriporis, con trai của Berisades (người con thứ hai của Cotys); ở khu vực trung tâm Thrace là Amadokos II (người con thứ ba của Cotys), và ở miền đông là Kersebleptes (người con cả của Cotys). Chúng ta không biết rõ liệu Athens có liên minh với cả ba vị vua Thraci này hay không nhưng chắc chắn ít nhất là Ketriporis đã tham gia vào liên minh này.[56][57] Nếu Kersebleptes đã liên minh với Athens thì ông ta chắc hẳn đã nhanh chóng rời bỏ liên minh này và tập trung vào việc mở rộng lãnh thổ của mình bằng việc xâm chiếm lãnh thổ của Amadokos và Ketriporis.[58] Ở Illyria, thất bại của Bardylis đã kéo theo một sự thay đổi quyền lãnh đạo giữa các bộ lạc với việc người Grabaei dưới sự lãnh đạo của Grabos đã nắm quyền lãnh đạo sau khi người Dardanii của Bardylis bị đánh bại.

Theo Diodoros, Philippos đã tiến quân tới chỗ những kẻ địch của ông trong liên minh này trước khi họ có cơ hội phối hợp với nhau và buộc họ thay vào đó phải liên minh với Macedonia.[59] Tuy nhiên, các nguồn sử liệu khác lại gợi ý rằng tình hình thực sự lại phức tạp hơn nhiều và Philippos đã lần lượt đánh bại các thế lực này trong vòng vài năm tới ngoại trừ Athens.

Theo Plutarch, một đạo quân dưới quyền Parmenion đã đánh bại vị vua của người Illyri là Grabos vào năm 356 TCN ngay sau khi kết thúc cuộc vây hãm Potidea.[55][56] Grabos sau đó đã trở thành một đồng minh lệ thuộc của Macedonia.[60] Sang năm sau, Philippos dường như đã đánh bại Ketriporis và khiến cho ông ta trở thành một đồng minh lệ thuộc, dẫu vậy thông tin về chiến dịch này lại rất hạn chế.[45][56][57] Ông cũng được cho là đã đánh bại người Paionia vào một thời điểm nào đó trong giai đoạn này, mặc dù vậy lại không có ghi chép rõ ràng về điều này.[56] Không có bằng chứng nào cho thấy rằng Athens đã gửi bất kỳ sự trợ giúp đáng kể nào cho các đồng minh của mình do họ vẫn còn đang phải dồn toàn lực cho cuộc Chiến tranh Đồng Minh.[56]

Chiến thắng trong các cuộc chiến này đã củng cố sự kiểm soát của Philippos đối với khu vực Thượng Macedonia. Các tiểu quốc tự trị như là ElimiotisLynkestis dường như đã bị sáp nhập vào năm sau,[31] chế độ quân chủ ở các vùng đất này đã bị bãi bỏ và các vị vua cũ của nó trở thành triều thần trong triều đình của Phillippos.[e][61][62][63] Philippos còn thành lập Heraclea Lyncestis như là một trung tâm đô thị mới ở khu vực này.[64]

Philippos II đã thiết lập các chư hầu hoặc những đồng minh lệ thuộc bao quanh Macedonia để thay thế cho liên minh bị ông đánh bại. Ở phía Bắc của Macedon là vị vua chư hầu Lycceios của người Paionia.[31] Hàng xóm của người Paionia là bộ lạc Agrianes người Thraci cùng với vị vua của họ là Langaros dường như cũng trở thành đồng minh của Philippos từ năm 352 TCN,[31] và từ thời điểm này trở đi họ đã giữ vai trò hỗ trợ quan trọng trong quân đội Macedonia.[65] Ở phía đông bắc, vương quốc Thraci của Ketriporis cũng là một chư hầu.[31] Ở phía Tây Bắc, người Grabaei chiến bại lúc này là một quốc gia vùng đệm giữa Macedonia và các bộ lạc không quy phục Philippos như là người Taulantii.[31]

Chiến thắng trước Grabos diễn ra vào cùng thời điểm Olympias sinh cho Philippos một người kế vị, Alexandros, điều này còn giúp thắt chặt liên minh với Ipiros ở phía Tây Nam. Sang năm sau, người em trai của Olympias cũng tên là Alexandros đã tới nương náu tại triều đình của Philippos và ảnh hưởng của người Macedonia đã gia tăng từ năm 351 TCN.[31] Một số học giả xác định rằng từ năm 350 TCN trở đi, người Macedonia đã kiểm soát trực tiếp khu vực Tymphaea, một khu vực biên giới khác giữa Ipiros và Macedonia.[34]

Krinides (356 TCN)

sửa

Năm 356 TCN, trong lúc Parmenion tiến hành chiến dịch chống người Illyri, Philippos đã tiến hành chiến dịch ở Thrace và chiếm được thị trấn Krinides được người Thasos thành lập vào năm 360 TCN.[45] Ông đổi tên nó thành Philippi theo tên của ông và khiến cho dân số của nó tăng lên rất nhiều. Ông còn cải tạo mạnh mẽ các mỏ vàng ở khu vực xung quanh và hiệu quả của chúng đã được Diodoros miêu tả lại:

Hướng sự chú ý đối với những mỏ vàng nằm trong lãnh thổ của nó mà vốn rất ít ỏi và không đáng kể, ông đã tăng sản lượng của chúng lên rất nhiều và nhờ vào những cải tạo của ông mà chúng đã mang lại cho ông một nguồn thu nhập lên tới hơn 1000 talent.

Do đó về lâu dài, việc chiếm được Krinides là một sự kiện có vai trò rất quan trọng trên con đường bá nghiệp của Philippos.[52]

Maroneia and Abdera (khoảng năm 355 TCN)

sửa

Polyaenos kể lại rằng Philippos đã tấn công và cướp phá hai thành phố AbderaMaroneia dọc theo bờ biển Thrace. Điều này đã diễn ra trong một chiến dịch duy nhất nhưng ông ta không nói là diễn ra khi nào.[66] Diodorous không đề cập tới chiến dịch này và khiến cho chúng ta khó xác định được vị trí của nó trong bảng niên đại tổng thể.

Buckler đề xuất như sau: Theo chính trị gia người Athen là Demosthenes, Kersebleptes đã gặp Philippos tại Maroneia (ở Thrace) cùng với vị tướng Thebes là Pammenes và họ đã đạt được một thoả thuận với Philippos; hơn nữa ông ta còn nói rằng vào thời điểm đó Amadokos có thái độ thù địch với Philippos.[67] Demosthenes nói rằng vị tướng người Athen là Chares đã đệ trình một bản báo cáo về cuộc gặp giữa Philippos, Pammenes và Kersebleptes; Polyaenos nói thêm rằng sau chiến dịch Maroneia của Philippos, Chares đã phục kích hạm đội của Philippos ở ngoài khơi của Neapolis.[67] Theo ghi chép, Neapolis đã cầu viện Athens giúp đỡ chống lại Philippos vào năm 355 TCN nên có khả năng chắc chắn rằng những sự kiện này đều đã sảy ra vào năm 355 TCN.[67] Chúng ta không biết lý do rõ ràng dẫn đến cuộc gặp này giữa Philippos và Kersebleptes; Buckler đưa ra giả thuyết rằng Philipos và Kersebleptes đã đồng ý phân chia Thrace giữa họ với nhau, Kersebleptes sẽ được rảnh tay để tấn công các vị vua Thraci khác (mục tiêu của ông ta là nhằm thống nhất vương quốc Thrace) còn Philippos thì rảnh tay để tiến hành chiến dịch ở những nơi khác.[67]

Ngược lại, Cawkwell và Sealey đề xuất rằng chiến dịch Maroneia diễn ra vào năm 353 TCN (mặc dù vậy họ lại không chứng minh rõ ràng điều này).[57][68] Do đó chiến dịch Maroneia có thể là một phần trong chiến dịch chống lại Cetriporis của Philipos (có thể vào năm 355 TCN) hoặc là của chiến dịch chống lại Amadokos (có thể là vào năm 353 TCN).[68]

Cuộc vây hãm Methone (khoảng năm 354 TCN)

sửa

Trình tự thời gian của các hoạt động ở Hy Lạp vào giai đoạn 355–352 BC thì lại không hoàn toàn rõ ràng (xem bên dưới). Philippos chắc chắn đã tiến hành vây hãm Methone trong giai đoạn này, đây là thành trì cuối cùng của người Athen ở Macedonia, tuy nhiên các sử gia lại lựa chọn những thời điểm diễn ra khác nhau cho cuộc vây hãm này[67] Có hai giả thuyết chính, Buckler ủng hộ giả thuyết là vào năm 355–354 TCN[67] trong khi Cawkwell lại cho là vào năm 354–353 TCN.[69]

Philippos đã bắt đầu cuộc vây hãm thế nhưng những nỗ lực nhằm chiếm nó của ông lại không thành công và cuộc vây hãm này kéo dài trong gần một năm.[67][70] Trong khoảng thời gian này, người Athen đã hai lần tiến hành giải vây cho thành phố nhưng đều thất bại.[67] Philippos còn bị mất một mắt của mình trong cuộc vây hãm này do bị trúng tên.[71] Bất chấp vết thương của mình, ông cuối cùng đã đồng ý các điều khoản với cư dân của Methone và cho phép họ rời đi với chỉ một bộ quần áo mỗi người.[71] Buckler đề xuất rằng thỏa thuận khoan hồng này có thể là kết quả của việc người Thessaly yêu cầu ông can thiệp vào cuộc chiến tranh Thần Thánh (xem bên dưới); Lo sợ rằng sẽ bỏ mất cơ hội quý giá này, Philippos đã tìm cách chấm dứt cuộc bao vây này một cách nhanh nhất có thể.[70]

Tóm tắt tới khoảng năm 354 TCN

sửa

Tới năm 354/353 TCN, tức là chỉ 5 năm sau khi lên ngôi, Philippos đã thống nhất Macedonia và biến nó trở thành một thế lực thống trị ở miền Bắc Hy Lạp.[45][56] Ông đã làm suy yếu hoàn toàn ảnh hưởng của người Athen ở khu vực này và trở thành đồng minh với một thế lực quan trọng khác ở khu vực này, liên minh Chalkidice.[56] Trong quá trình này, ông đã giành được cửa ngỏ dẫn vào khu vực biển Aegea mà vốn là vấn đề muôn thủa đối với Macedonia bởi vì các địa điểm phù hợp đã bị những người định cư Hy Lạp chiếm lĩnh trong thời kỳ Hy Lạp Cổ xưa.[45][56] Hơn nữa, ông đã cải tổ và huấn luyện lại quân đội cùng với đó là có được tiềm lực tài chính dồi dào để trả lương cho nhiều binh sĩ hơn.[45][56]

Sức mạnh của Macedonia đã gia tăng nhanh chóng nhờ vào tài năng quân sự cùng với tài ngoại giao hiếm có của Philippos.[45] Ngoài ra, sự suy yếu của các thành bang Hy Lạp hùng mạnh đã góp phần vào điều này.[45][56] Sparta không bao giờ có thể khôi phục lại như xưa sau khi Epaminondas giải phóng Messenia, trong khi đó Thebes vẫn còn đang suy yếu sau cái chết của Epaminondas và bởi hậu quả của trận Mantinea. Còn Athens thì lại đang dính vào một cuộc chiến tranh với các đồng minh của nó và vào năm 355 TCN, người Athen đã đồng ý một hiệp ước hòa bình mà giúp cho các đồng minh cũ của nó được độc lập, điều này đã làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh của người Athen.[45] Mặc dù những thế lực này phản đối các hành động của Philippos thế nhưng họ lại gặp phải quá nhiều vấn đề và không thể can thiệp được; Do vậy Philippos đã gần như không gặp phải trở ngại nào cho tới tận năm 354 TCN.[56]

Thessaly và cuộc chiến tranh Thần Thánh (356–352 TCN)

sửa

Bối cảnh

sửa

Cuộc chiến tranh Thần Thánh lần thứ Ba diễn ra vào năm 356 TCN và nó sẽ mang đến cơ hội thực sự đầu tiên dành cho Philippos để mở rộng ảnh hưởng của ông đối với các vấn đề ở miền Trung và miền Nam Hy Lạp.[72][73] Bề ngoài thì cuộc chiến tranh này nổ ra là do liên minh Phocis từ chối nộp khoản tiền phạt do Đại nghị liên minh áp đặt, đây là tổ chức tôn giáo toàn Hy Lạp quản lý địa điểm thiêng liêng nhất ở Hy Lạp cổ đại, Ngôi đền Apollo ở Delphi.[74] Đằng sau lý do tôn giáo, điều này có thể phơi bày thực tế chính trị trong việc đưa ra các cáo buộc chống lại người Phocis mà do người Thebes chủ mưu. Vào thời điểm đó, Thebes kiểm soát đa số phiếu bầu trong hội đồng và tại hội nghị mùa thu vào năm 357 TCN, người Thebes đã có thể lên án và bắt cả người Phocis (do trồng trọt trên vùng đất thiêng) lẫn người Sparta (vì đã chiếm đóng Thebes 25 năm trước đó) phải đóng phạt.[75] Bởi vì khoản tiền phạt dành cho cả hai bên là "khắc nghiệp một cách vô lý",[74] cho nên người Thebes có lẽ tin rằng cả hai bên đều không thể trả nổi và do đó họ có thể tuyên bố một cuộc "chiến tranh thần thánh" đối với cả hai.[76]

 
Tàn tích của Delphi cổ đại

Đáp trả lại điều này, người Phocis dưới sự lãnh đạo của Philomelos đã cướp phá Delphi (nó nằm trong phạm vi ranh giới của Phocis) và khẳng định quyền yêu sách cổ xưa của Phocis đối với chức vụ lãnh đạo của Đại nghị liên minh,[76] ý định của họ là nhằm bãi bỏ phán quyết chống lại chính họ.[77] Dường như người Phocis đã nhận được phần nào đó sự thông cảm ở Hy Lạp bởi vì các quốc gia khác cũng có thể đã nhận thấy rằng "người Thebes ... đã lợi dụng Đại nghị liên minh để theo đuổi tới cùng những mối thù truyền kiếp nhỏ mọn và mang tính hủy diệt".[76][78] Người Phocis đã được người Athens (kẻ thù lâu năm của Thebes) và người Sparta hỗ trợ, họ hi vọng sẽ thấy khoản tiền phạt của mình bị xóa bỏ khi người Phocis cướp phá Delphi.[79] Tuy nhiên, Philomelos đã cướp phá kho tàng của thần Apollo để trả lương cho lính đánh thuê và xây dựng được một đạo quân hùng mạnh, thế nhưng điều này đã khiến cho các thành bang Hy Lạp khác thay đổi hoàn toàn quan điểm của họ.[80] Vào mùa đông năm 356/355 TCN, Đại nghị liên minh đã tuyên bố một cuộc "chiến tranh thần thánh" chống lại người Phocis cùng với vai trò chủ đạo thuộc về người Thebes.[76] Cuộc chiến tranh đã khởi đầu với chiều hướng tương đối thuận lợi cho người Phocis nhưng sau đó người Thebes đã gây ra một thất bại nặng nề cho người Phocis tại Neon vào năm 355[67] hoặc 354 TCN,[73] Philomelos cũng đã tử trận trong trận chiến này. Không hề nao núng, Onomarchos đã nắm quyền lãnh đạo người Phocis và xây dựng một đội quân đánh thuê mới để tiếp tục cuộc chiến tranh.[73]

Niên biểu của cuộc Chiến tranh Thần thánh

sửa

Các nguồn cổ đại ghi chép về cuộc chiến tranh thần thánh là không nhiều và thường thiếu các dữ kiện theo thứ tự thời gian chắc chắn. Do đó các nhà sử học hiện đại đã tranh luận kịch liệt về niên đại của cuộc chiến này và không có được sự đồng thuận rõ ràng.[67] Người ta thường chấp nhận rằng cuộc chiến này đã kéo dài trong 10 năm và kết thúc vào mùa hè năm 346 TCN (một trong những niên đại chắc chắn nhất), do đó thời điểm bắt đầu cuộc chiến được cho là vào năm 356 TCN và mở đầu bằng sự kiện Philomelos cướp bóc Delphi.[67] Sau khi Philomelos thua trận ở Neon, người Thebes đã nghĩ rằng đây là thời điểm an toàn để phái tướng Pammenes tới châu Á cùng với 5000 lính hoplite; như đã nói ở trên, Pammenes có thể đã gặp gỡ Philippos tại Maroneia vào năm 355 TCN và có lẽ là trên hành trình tới châu Á của ông ta.[67] Buckler là sử gia duy nhất tiến hành một nghiên cứu có hệ thống về cuộc chiến tranh Thần Thánh, do đó ông đã xác định thời điểm diễn ra trận Neon là vào năm 355 TCN và đề xuất rằng sau cuộc găp gỡ với Pammenes, Philippos đã tiến hành bao vây Methone.[67] Các sử gia khác thì lại xác định thời điểm diễn ra trận Neon là vào năm 354 TCN bởi vì Diodoros nói rằng trận chiến này đã diễn ra khi Philippos vây hãm Methone, sự kiện này được Diodoros xác định là vào năm 354 TCN.[67] Tuy nhiên, niên biểu cho cuộc chiến tranh thần thánh của Diodoros thì lại rất lẫn lộn, ông ta xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của cuộc chiến tranh này quá muộn đồng thời nói rằng cuộc chiến tranh này đã kéo dài 9, 10 hoặc 11 năm và đề cập tới cuộc vây hãm Methone hai lần với những thời gian khác nhau— do đó niên đại của ông ta không đáng tin cậy.[67]

Bất chấp điều này, hầu hết các nhà sử học đều đồng thuận với trình tự các sự kiện trong giai đoạn này của cuộc chiến tranh Thần Thánh. Do đó vấn đề chính ở đây đó là khi nào trình tự này bắt đầu. Theo đó, Buckler (cũng như là Beloch và Cloche) xác định thời điểm của trận Neon là vào năm 355 TCN, với Methone là vào 355–354 TCN, còn chiến dịch Thessaly thứ nhất của Philippos là vào năm 354 TCN trong khi chiến dịch thứ hai của ông là vào năm 353 TCN.[67] Ngược lại, Cawkwell, Sealey, Hammond lại xác định thời điểm diễn ra các sự kiện này là đều cùng trong một năm và bắt đầu bằng trận Neon vào năm 354 TCN.[67][81]

Chiến dịch đầu tiên ở Thessaly

sửa

Cuộc chiến tranh Thần Thánh dường như đã khơi mào cho việc nối lại cuộc xung đột ở Thessaly. Liên minh Thessaly nói chung là những người ủng hộ trung thành của Đại nghị Liên minh và có một mối thù truyền kiếp với người Phocis.[82] Ngược lại, Pherae lại liên minh với người Phocis.[83] Vào năm 354 hoặc năm 353 TCN, nhà Aleuadae đã kêu gọi Philippos giúp họ đánh bại Pherae.[56][70][84] Philippos đã tích cực hưởng ứng và có lẽ là điều không quá bất ngờ:

... cuộc xung đột giữa Pherae với những người hàng xóm của nó đã đem đến cho Philippos những cơ hội lớn. Sự bất ổn chính trị thường xuyên của khu vực này và sự hỗ trợ của liên minh Thessaly đã đảm bảo rằng sẽ không có một liên minh đối lập nào chống lại tham vọng của ông. Người Thessaly đã trao cho Philippos cơ hội để trở thành bá chủ tại đây giống như họ đã làm đối với Pelopidas và người Thebes vào năm 369 TCN.

— John Buckler[85]

Do đó, Philippos đã đem quân tới Thessaly và có thể với ý định là để tấn công Pherae.[85] Lycophron của Pherae đã yêu cầu sự trợ giúp từ người Phocis theo các điều khoản liên minh giữa họ và Onomarchos đã phái em trai của ông ta là Phayllos đem 7000 người tới giúp;[56] Tuy nhiên, Philippos đã đánh lui đạo quân này trước khi họ có thể hội quân với người Pherae.[86] Onomarchos sau đó đã từ bỏ cuộc vây hãm mà ông ta đang tiến hành rồi đem toàn bộ quân đội tới Thessaly để tấn công Philippos.[56] Cũng có thể Onomarchos hy vọng là sẽ chinh phục được Thessaly trong dịp này đồng thời sẽ khiến cho người Thebes bị cô lập (Locris và Doris đã rơi vào tay của người Phocis) và giúp cho người Phocis chiếm được đa số phiếu trong hội đồng Đại nghị Liên minh, và vì thế có thể giúp cho họ tuyên bố kết thúc chiến tranh.[87] Onomarchos có thể đã đem theo 20,000 bộ binh, 500 kỵ binh, và một lượng lớn máy bắn đá, quân đội của ông ta đã đông hơn quân của Philippos.[56][87] Các chi tiết chính xác về chiến dịch diễn ra sau đó không được rõ ràng nhưng dường như Onomarchos đã đánh bại Philippos hai lần và khiến cho nhiều người Macedonia tử trận.[88][89] Polyaenos gợi ý rằng chiến thắng đầu tiên của Onomarchos là nhờ vào việc sử dụng máy bắn đá để phóng những viên đá vào đội hình phalanx của người Macedonia khi họ leo lên một con dốc để tấn công người Phocis.[56][90] Sau những thất bại này, Philippos đã rút quân về Macedonia để trú đông.[89] Theo ghi chép lại Philippos đã bình luận rằng ông "không chạy trốn mà giống như một phiến gỗ công thành, ta đẩy đầu húc dội lại mạnh hơn".[91]

Chiến dịch thứ hai ở Thessaly

sửa

Philippos đã quay trở lại Thessaly vào mùa hè năm sau (năm 353 hoặc 352 TCN tùy thuộc vào niên biểu) sau khi đã tập hợp một đội quân mới ở Macedonia.[88] Philippos cũng đã chính thức yêu cầu người Thessaly phối hợp với ông trong cuộc chiến chống lại người Phocis; Mặc dù không hài lòng với những gì Philippos đã thể hiện ở năm trước, người Thessaly thực sự có rất ít sự lựa chọn nếu như họ không muốn bị quân đội của Onomarchos chinh phục.[92][93] Philippos lúc này đã tập trung toàn bộ các kẻ thù của Pherae ở Thessaly mà ông có thể có được, và theo Diodoros thì đạo quân cuối cùng của ông có quân số 20,000 bộ binh và 3000 kỵ binh.[88]

Pagasae

sửa

Vào một thời điểm nào đó trong các chiến dịch ở Thessaly của mình, Philippos đã chiếm thành phố cảng có vai trò chiến lược là Pagasae,[94] vào lúc đó nó đang là hải cảng của Pherae.[84] Hiện vẫn chưa rõ điều này diễn ra trong chiến dịch thứ nhất hoặc thứ hai; cả Buckler và Cawkwell đề xuất rằng nó diễn ra trong chiến dịch thứ hai trước trận cánh đồng Crocus[67][84] Nhờ vào việc chiếm được Pagasae, Philippos có thể đã ngăn cản được việc Pherae nhận được quân tiếp viện bằng đường biển trong chiến dịch thứ hai của mình. Buckler đưa ra giả thuyết rằng Philippos đã học được bài học từ chiến dịch trước và có ý định ngăn chặn sự trợ giúp đến từ bên ngoài dành cho Pherae trước khi tấn công nó.[84][95]

Trận cánh đồng Crocus

sửa
 
Bức tượng bán thân của Isocratesbảo tàng Pushkin, đây là khuôn đúc thạch cao của bức tượng bán thân trước kia nằm ở Villa Albani, Rome

Trong khi đó, Onomarchos đã đem quân quay trở lại Thessaly để cố gắng duy trì uy quyền của người Phocis ở đây, lực lượng của ông ta cũng xấp xỉ năm trước.[87][88] Hơn nữa, người Athen đã phái Chares tới giúp đồng minh Phocis của mình, họ coi đây là cơ hội để giáng cho Philippos một đòn quyết định.[95] Những sự kiện diễn ra tiếp theo lại không rõ ràng nhưng đã có một trận chiến xảy ra giữa người Macedonia và người Phocis, có lẽ là do Philippos muốn ngăn chặn không cho người Phocis hội quân với người Pherae và quan trọng là trước khi người Athen đặt chân đến.[95] Theo Diodoros, hai đội quân đã đối đầu với nhau trên một đồng bằng lớn gần biển ('cánh đồng Crocus'), nó có thể nằm ở vùng phụ cận của Pagasae.[95] Philippos đã cho binh sĩ của mình đội vòng nguyệt quế vốn là biểu tượng của thần Apollo khi họ tiến vào chiến trường; "như thể ông ta là kẻ báo thù ... tội báng tổ thánh thần, và ông ta đã tiến hành trận chiến dưới sự lãnh đạo, như là của thần linh".[82][96] Một số lính đánh thuê của người Phocis được cho là đã quẳng vũ khí của họ xuống và dằn vặt vì mặc cảm tội lỗi của mình.[82] Trong trận chiến đẫm máu nhất được ghi lại trong lịch sử Hy Lạp cổ đại này, Philippos đã giành được một chiến thắng quyết định trước người Phocis. Tổng cộng đã có 6000 binh sĩ Phocis tử trận trong đó có cả Onormarchos và 3000 người khác bị bắt làm tù binh.[89] Onomarchos đã bị treo cổ hoặc bị đóng đinh còn những tù nhân khác thì bị dìm chết đuối, đây cũng là sự trừng phạt theo nghi thức được yêu cầu dành cho những kẻ cướp đền.[88] Những sự trừng phạt này là nhằm không cho những kẻ chiến bại nhận được một sự mai táng danh sự; Do đó Philippos đã tiếp tục thể hiện bản thân như là người báo thù sùng đạo đối với tội báng bổ thần thánh của người Phocis.[97]

Tái tổ chức lại Thessaly

sửa

Có lẽ là sau khi ông giành chiến thắng (nếu không phải trước đó), người Thessaly đã bổ nhiệm Philippos làm archon của Thessaly.[92][98] Đây là một chức vụ suốt đời và điều này cho phép Philippos kiểm soát toàn bộ các nguồn thu của liên minh Thessaly, hơn nữa nó còn khiến cho Philippos trở thành nhà lãnh đạo của một đội quân Thessaly thống nhất.[92]

Philippos lúc này đã có thể rảnh tay để giải quyết Thessaly. Đầu tiên, ông có lẽ đã hoàn tất cuộc vây hãm Pagasae và để nhằm ngăn không cho người Athen sử dụng nó làm địa điểm đổ bộ ở Thessaly.[98] Pagasae lại không thuộc liên minh Thessaly, do đó Philippos đã chiếm nó làm của riêng và cho quân đồn trú nó.[99] Sự thất thủ của Pagasae lúc này đã khiến cho Pherae hoàn toàn bị cô lập. Do vậy, Lycophron đã kí kết một thỏa thuận với Philippos thay vì chịu chung số phận giống như Onomarchos, ông ta đã giao lại Pherae cho Philippos và đổi lại là ông ta được phép đi tới Phocis cùng với 2000 lính đánh thuê của mình.[99] Philippos lúc này đã tiến hành thống nhất các thành phố có truyền thống cứng đầu cứng cổ ở Thessaly dưới sự cai trị của ông. Ông đã nắm quyền kiểm soát trực tiếp một số thành phố ở miền Tây Thessaly và cho lưu đày những người chống đối, ông còn tái thành lập lại một thành phố với phần đông dân cư là người Macedonia; ông đã siết chặp sự kiểm soát của mình đối với Perrhaebia và xâm lược Magnesia, ông đã chiếm nó làm của riêng và cho quân đồn trú nó; "khi đã hoàn tất, ông ta là chúa tể của Thessaly."[100]

Thermopylae

sửa

Sau khi đã cảm thấy hài lòng với sự tái tổ chức lại Thessaly của mình, Philippos hành quân về phía nam tới đèo Thermopylae, đây là cửa ngõ dẫn tới khu vực miền Trung Hy Lạp.[82][89][100] Ông có lẽ định tiếp tục đà thắng lợi của mình trước người Phocis bằng việc xâm lược Phocis,[100] một viễn cảnh mà khiến cho người Athen cảm thấy rất lo sợ bởi vì ông cũng có thể tiến quân tới thẳng Athen một khi vượt qua được Thermopylae.[89] Do đó, người Athen đã phái quân tới Thermopylae và chiếm giữ con đèo này; người ta hiện đang tranh luận về việc liệu rằng có đạo quân nào khác đã hội quân với người Athen ở Thermopylae hay không. Người Athen chắc chắn đã hiện diện ở đây bởi vì nhà hùng biện người Athen là Demosthenes ca ngợi việc phòng thủ con đèo này trong một bài diễn văn của mình.[101] Cawkwell đề xuất rằng lực lượng của người Athen chính là lực lượng được Diodoros nhắc đến, lực lượng này gồm 5000 bộ binh và 400 kỵ binh dưới quyền chỉ huy của Nausicles, ngoài ra còn có thêm tàn quân người Phocis và lính đánh thuê Pherae gia nhập cùng họ.[82] Tuy nhiên, Buckler lập luận rằng Diodoros chưa bao giờ đề cập tới Thermopylae và đạo quân dưới sự chỉ huy của Nausicles được phái đi giúp người Phocis vào năm sau; Thay vào đó ông ta tin rằng một đạo quân khác của người Athen đã giữ con đèo này mà không có sự trợ giúp nào khác.[101] Mặc dù hoàn toàn có khả năng để chiếm được con đèo, Philippos đã không gắng để làm điều này bởi vì ông không muốn mạo hiểm với một thất bại sau những thành công lớn của mình ở Thessaly.[89][101]

Tổng kết tới năm 352 TCN

sửa
Bên trái: Một bức tượng bán thân thuộc về Philippos II của Macedonia (trị vì từ 359–336 TCN) có niên đại là vào thời kỳ Hy Lạp hóa, nó nằm tại Ny Carlsberg Glyptotek
Bên phải: một bức tượng bán thân khác của Philippos II, đây là một bản sao La Mã có niên đại vào thế kỷ thứ nhất của tác phẩm gốc thuộc thời kỳ Hy Lạp hóa, ngày nay nằm tại bảo tàng Vatican

Cawkwell miêu tả năm 352 TCN là một năm tuyệt vời của Philippos.[102] Việc ông được bổ nhiệm làm vị chỉ huy tối cao của Thessaly là một sự gia tăng mạnh mẽ đối với quyền lực của ông[103] và đem đến cho ông một đạo quân hoàn toàn mới.[85] Các hành động của ông như là "người báo thù" và "vị cứu tinh" của thần Apollo đã được suy tính từ trước nhằm giúp ông tranh thủ được thiện ý giữa những người Hy Lạp nói chung.[82][104] Như là một hệ quả từ sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của Philippos, Worthington đề xuất rằng vào thời điểm Demosthenes đọc bài diễn văn "Philippos thứ nhất" (351 TCN), Philippos đã tỏ ra quyết tâm với mục tiêu nắm quyền kiểm soát Hy Lạp của mình.[105]

Hoàn cảnh chiến lược

sửa

Sự bế tắc tại Thermopylae đã chỉ ra hướng đi tương lai cho cuộc xung đột đang diễn ra giữa Philippos và người Athen. Athens vốn là một cường quốc hải quân quan trọng trong khi Macedoinia lại không có lực lượng hải quân thực sự để đề cập tới.[106] Ngược lại, Macedonia lại có một đạo quân rất hùng mạnh đặc biệt là sau khi được bổ sung thêm người Thessaly từ năm 352 TCN, điều mà Athens không thể nào có hy vọng sánh được[107] Do vậy, người Athen có thể ngăn cản được việc Philippos tấn công Athens bằng đường biển còn về mặt đường bộ thì chỉ khi nào họ có thể kịp thời chiếm giữ Thermopylae.[108] Con đèo này khá hẹp và điều này khiến cho lợi thế về quân số ở đây trở nên vô nghĩa cùng với đó là khá khó khăn để đi vòng qua nó, do đó người Athen đã có thể hy vọng kháng cự lại Philippos tại đây; vì vậy Thermopylae đã trở thành địa điểm then chốt trong cuộc xung đột này.[108] Người Athen cũng đã bắt đầu nhận ra rằng họ không còn có thể hy vọng vào việc giành lại được Amphipolis hoặc đánh bại Philippos, thay vào đó họ phải giữ thế phòng thủ như Demosthenes đã nói: "cuộc chiến tranh ấy ngay từ lúc bắt đầu đã liên quan tới việc trả thù Philippos, ngay giờ đây kết thúc bằng việc không phải chịu đau khổ dưới bàn tay của Philippos".[109] Theo quan điểm của Philippos, một khi ông đã kiểm soát được Amphipolis thì ông có thể hành quân ở khu vực phía bắc Aegea mà không gặp phải trở ngại nào, đặc biệt là nếu ông tiến hành chiến dịch trong giai đoạn gió Etesia thổi hoặc vào mùa đông, khi đó hạm đội của người Athen chỉ có thể gây ra đôi chút trở ngại đối với ông.[110] Tuy nhiên, ông không thể dễ dàng tiến quân vào Hy Lạp chẳng hạn là để tấn công Athens nếu như Thermopylae đã được phòng thủ để chống lại ông.[108]

Thrace (353–352 TCN)

sửa

Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng Philippos đã tiến hành chiến dịch ở Thrace vào năm 353 TCN thế nhưng những thành quả mà ông đạt được trong chiến dịch này lại là một vấn đề gây mâu thuẫn. Như đã đề đề cập ở trên, một số học giả như Cawkwell và Sealey xác định chiến dịch Maroneia và Abdera diễn ra vào năm 353 TCN.[57][68] Những học giả khác thì lại cho rằng trong một chiến dịch về cơ bản vẫn chưa được biết rõ ràng, Philippos đã đánh bại vị vua Thraci là Amadokos và khiến cho ông ta trở thành một đồng minh lệ thuộc.[56] Bởi vì chiến dịch Maroneia và Abdera diễn ra trong lãnh thổ của Amadokos, dường như có lẽ Philippos đã tiến hành chiến dịch chống Amadokos vào năm 353 TCN.

Vào giai đoạn đầu năm 352 TCN, một vài sự kiện then chốt đã diễn ra ở Thrace hoặc gần khu vực Thrace, chúng đã thách thức ảnh hưởng của Philippos ở khu vực này.[106][111] Vị tướng người Athen là Chares đã chiếm đóng Sestos nằm ở khu vực Thracian Chersonese vào đầu năm này, ông ta có thể đã chiếm thành phố này từ tay Kersebleptes.[106] Người Athen đã có một mối quan tâm lâu dài đối với khu vực Chersonese vì những lý do về chiến lược và vì nó từng là một phần quan trọng nằm trong 'đế quốc' của họ vào thế kỷ thứ 5 TCN.[112] Đầu tiên, Athens phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu ngũ cốc đến từ Crimea; kiểm soát được khu vực Chersonese giúp đảm nguồn cung ngũ cốc có thể đi qua Hellespont một cách an toàn.[112] Lý do thứ hai đó là khu vực Chersonese được dùng là một nơi để giải quyết vấn đề dân số dư thừa của Athens, thường là dưới dạng các Cleruchy, những thuộc địa phụ thuộc thành phố mẹ về mặt chính trị.[112] Sau khi để mất Sestos, Kersebleptes, vốn trước kia chống lại các nỗ lực giành lại Chersonese của người Athen, lúc này đã giảng hòa với Athens. Ông ta giờ đây có thể đã cảm thấy lo lắng về ảnh hưởng của Philippos ở khu vực này và do đó đã tìm cách liên minh với người Athen, ông ta trao lại quyền kiểm soát tất cả các thành phố ở khu vực Chersonese này cho người Athen ngoại trừ Kardia.[68][106] Hơn nữa, liên minh Chalkidice dường như cũng đã trở giáo chống lại Philippos vào năm 352 TCN, họ có lẽ cũng đã lo ngại trước các ý đồ của ông với vùng đất của mình và tìm cách giảng hòa với Athens.[106][111]

Philippos có khả năng cũng đã tiến hành chiến dịch ở Thrace vào cuối năm 352 TCN, có thể là sau khi ông quay trở về Macedonia từ Thessaly.[57][68][111] Tại thời điểm này và nếu như không phải là trước đó, Philippos đã đánh bại Amadokos và khiến cho ông ta trở thành chư hầu, ông cũng có thể đã lật đổ Cetriporis.[57] Trong chiến dịch này, quân đội của Philippos cũng đã tiến sâu vào lãnh thổ của Kersebleptes và tiến hành vây hãm pháo đài Heraion Teichos nằm ở đâu đó gần Perinthos, trên bờ biển Propontis (mặc dù vậy Buckler lại xác định cuộc vây hãm này diễn ra vào năm 353 TCN).[57][68][113] Khi nhận được tin báo về cuộc vây hãm này, người Athen đã bỏ phiếu để phái 40 tàu trireme tới chống Philippos. Tuy nhiên, khi họ nghe được tin là Philippos đã qua đời (hoặc là đã ngã bệnh), nhiệm vụ giải vây đã bị bãi bỏ.[68] Dường như rõ ràng là Philippos đã ngã bệnh trong chiến dịch, thế nhưng cái cách chiến dịch này đã kết thúc như thế nào thì hiện vẫn chưa rõ ràng.[57][68] Có lẽ là vào thời điểm này Philippos đã đưa con trai của Kersebleptes về Pella làm con tin, điều này đã khiến cho Kersebleptes trở thành một chư hầu lệ thuộc.[57]

Chiến tranh Olynthos (349–348 TCN)

sửa

Như đã đề cập tới ở trên, liên minh Chalkidice đã giảng hòa với Athens vào năm 352 TCN, điều này là sự vi phạm rõ ràng đối với liên minh của họ với Philippos do họ ngày càng lo sợ sức mạnh của người Macedonia.[53] Cawkwell cho rằng từ thời điểm này trở đi, Olynthos cùng với liên minh đã đến ngày tận số.[53] Tuy nhiên, vài năm tiếp theo dưới triều đại của Philippos dường như đã không diễn ra hoạt động quân sự nào bởi vì Diodoros không đề cập tới hoạt động nào của Philippos cho tới tận năm 349 TCN.[114] Philippos vẫn chưa tiến hành thêm bất cứ nỗ lực nào khác để can thiệp vào cuộc chiến tranh Thần Thánh mà đã kéo dài cho tới tận năm 346 TCN. Trong lúc ấy, có thể đã có sự bất ổn nào đó ở Macedonia; Philippos đã xử tử một trong số những người em cùng cha khác mẹ với mình (những người con của Amyntas III với người vợ thứ hai của ông ta) còn hai người khác thì bỏ trốn tới Olynthos.[53][115] Theo Justinus, điều này đã đem đến cho Philippos cái cớ để tấn công Olynthos và liên minh Chalkidice.[115]

 
Tàn tích của thành phố Olynthos cổ đại

Philippos cuối cùng đã bắt đầu chiến dịch chống lại liên minh Chalkidice của ông vào năm 349 TCN, nó có lẽ diễn ra vào tháng 7 khi gió Etesia ngăn cản người Athens gửi quân tiếp viện.[114] Diodoros nói rằng ông đã bắt đầu bằng việc bao vây, chiếm giữ và san bằng pháo đài Zereia (có thể nằm ở hoặc gần Stageira).[116] Philippos dường như đã tiến hành đánh chiếm 32 thành phố của liên minh theo cùng một cách thức và để lại Olynthos cuối cùng. Ít nhất là một số thành phố đã quy phục ông như ToroniMecyberna— một thị trấn nhỏ đóng vai trò là hải cảng cho Olynthos— sau khi họ chứng kiến số phận của những thành phố chống lại Philippos.[117] Tới mùa xuân năm 348 TCN, nửa phía Tây của Chalkidiki đã rơi vào tay của Philippos và người Olynthos đã phải dùng đến cách cướp phá những vùng lãnh thổ cũ của mình.[117]

Cuối cùng, có lẽ là vào tháng 6 năm 348 TCN, với việc tất cả các thành phố khác đã bị chiếm giữ hoặc quy phục, Philippos đem quân tấn công Olynthos.[117] Theo Diodoros, sau khi bị đánh bại trong hai trận chiến ác liệt, người Olynthos đã bị vây hãm bên trong thành phố.[118] Hai trong số các tướng lĩnh của Olynthos là Euthycrates và Lasthenes đã đầu hàng Philippos cùng với 500 kỵ binh ngay trước khi cuộc vây hãm bắt đầu.[117] Do đó, Diodoros tuyên bố rằng thành phố đã thất thủ vì sự phản bội; sự phản bội chắc chắn là đã diễn ra nhưng chúng ta không rõ liệu đây có phải là cái cách mà thành phố này bị chiếm hay không.[117] Dù sao đi nữa cuộc vây hãm đã kết thúc vào tháng 9 và liên minh Chalkidice đã bị phế bỏ. Philippos san bằng thành phố này và bán các cư dân còn lại làm nô lệ; các thành bang Chalkidice khác không quy phục ông cũng đã đón nhận kết cục tương tự.[119] Philippos sau đó sáp nhập vùng đất Chalkidike vào vương quốc Macedonia và ban đất đai của nó cho những người ủng hộ ông.[120]

Athens và chiến tranh Olynthos

sửa

Khi Philippos bắt đầu cuộc tấn công của mình vào năm 349 TCN, người Olynthos đã cầu viện người Athens. Đáp lại, Demosthenes đã đọc một loạt các bài diễn văn cổ vũ người Athen đứng lên chống lại Philip, ngày nay chúng được gọi chung là tác phẩm Olynthiac.[121] Giai đoạn từ năm 351 TCN tới năm 346 TCN đánh dấu tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Demosthenes trong nền chính trị của người Athen khi ông trở thành nhà lãnh đạo của phe chống Philippos của người Athen. Tuy nhiên, thời điểm chính xác khi mà Demosthenes trở thành một nhân vật quan trọng hiện vẫn đang được tranh luận; Cawkwell chỉ ra rằng việc tình cờ gìn giữ có phần tốt các bài diễn văn của Demosthenes có thể khiến cho ông ta trông có vẻ là đã giữ vai trò quan trọng hơn ông ta đã từng.[122] Cuối cùng, người Athen đã quyết định phái một lực lượng gồm 2000 lính đánh thuê trang bị nhẹ (họ được nhắc tới trong các ghi chép lịch sử như là các peltast) cùng 38 tàu trireme tới giúp người Olynthos.[123] Trong số các tàu trireme này, 30 tàu nằm dưới sự chỉ huy của Chares có thể đã hoạt động ở phía bắc của biển Aegean; thủy thủ của 8 tàu còn lại là các công dân của Athen. Tuy nhiên, người ta không rõ là lực lượng này đã giành được thành quả nào hay không.[123]

Sau đó vào đầu năm 348 TCN, người Olynthos một lần nữa đã kêu gọi sự giúp đỡ.[123] Người Athen phái Charidemos đem 4000 peltast, 150 kỵ binh và 18 tàu trireme tới cứu viện, ông ta là một vị tướng cũ của Kersebleptes và được người Athen cấp quyền công dân; trong số các tàu trireme này, 10 tàu đã nằm dưới quyền chỉ huy của ông còn 8 tàu khác đã được phái đi dưới quyền chỉ huy của Chares vào năm 349 TCN.[123] Charidemos đã hội quân với người Olynthos và họ đã cùng nhau tấn công các vùng lãnh thổ cũ của Olynthos nằm ở miền Tây của Chalkidike.[123] Cuối cùng, ngay trước khi cuộc vây hãm Olynthos bắt đầu, người Olynthos đã kêu gọi sự giúp đỡ thêm một lần cuối. Người Athen đã chuẩn bị phái một lực lượng hoplite gồm các công dân của họ, thế nhưng do bị cản trở bởi thời tiết mà có thể là do gió Etesia cho nên họ đã đến nơi quá muộn và không thể đạt được kết quả gì.[123]

Euboea

sửa

Athens đã không thể gửi tiếp viện một cách tốt hơn bởi vì các sự kiện diễn ra ở Euboea vào năm 348 TCN đã ngăn cản họ làm điều này.[120][124] Một chính trị gia xuất chúng đến từ Chalcis tên là Callias đã tìm cách thống nhất các thành phố ở Euboea thành một liên minh mới, điều này có nghĩa rằng nó chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho sự hiện diện mạnh mẽ của người Athen trên hòn đảo này.[124] Về mặt chiến lược, đây là điều không thể chấp nhận được đối với người Athen.[120] Năm 410 TCN, eo biển Euripos nằm giữa Euboea và khu vực đất liền đã bị thu hẹp và sau đó một cầu nối đã được xây dựng tại Chalcis. Nếu Euboea và đặc biệt là Chalcis không còn nằm dưới sự kiểm soát của Athens thì khi đó Philippos có thể có khả năng sẽ băng qua vùng đất Euboea từ Thessaly và sau đó quay trở lại Boeotia thông qua cây cầu tại Chalcis, do đó ông có thể đánh tạt sườn Thermopylae.[124] Bởi vậy cho nên toàn bộ chiến lược của người Athen từ năm 352 TCN trở đi đòi hỏi rằng họ phải giữ được Euboea.[124]

Vào đầu năm 348 TCN, người Athen đã bị phân tâm vì những sự kiện diễn ra ở Euboea và không có khả năng gửi sự trợ giúp lớn hơn tới cho Olynthos.[124] Tuy nhiên, đoàn viễn chinh được người Athen phái tới Euboea nhằm duy trì vị thế của họ ở hòn đảo này đã là một thảm họa, do đó người Athen đã phải tìm cách giảng hòa với Chalcis và mất hoàn toàn quyền kiểm soát đối với hòn đảo này.[124][125] Có thể Philippos thực sự đã kích động cuộc nổi dậy ở Euboea, dù vậy nhiều khả năng đây là một sự hiểu sai đối với bài diễn văn của chính trị gia người Athen là Aeschines.[120][126]

Kết thúc cuộc Chiến tranh Thần Thánh (347–346 TCN)

sửa

Vị chính trị gia người Athen tên là Philocrates đã đề xuất nghị hòa với Philippos vào năm 348 TCN trong lúc cuộc chiến tranh Olynthos đang diễn ra.[127] Tuy nhiên, hội đồng Athen đã bác bỏ hoàn toàn đề xuất này bằng việc đưa Philocrates ra xét xử và cho tới lúc ông ta được chứng minh vô tội thì đã là quá muộn để có thể cứu Olynthos.[127] Vì vậy cuộc chiến tranh giữa Athens và Philip đã tiếp tục cho tới năm 347 TCN cũng như là cuộc Chiến tranh Thần Thánh.[127] Năm 347 TCN, Philippos đã phái các tàu lùng tấn công những thuộc địa của người Athens trên các hòn đảo ở biển Aegea.[8][128] Trong khi đó, rõ ràng là cuộc Chiến tranh Thần Thánh chỉ có thể kết thúc nếu như có sự can thiệp đến từ bên ngoài.[129] Người Phocis đã chiếm đóng một vài thành phố của người Boeotia thế nhưng họ lại đang hết tiền để trả lương cho lính đánh thuê của mình; ngược lại, người Thebes cũng không thể chống lại người Phocis một cách hiệu quả.[129] Vị tướng người Phocis là Phalaikos đã bị bãi chức vào năm 347 TCN, và ba vị tướng mới được bổ nhiệm đã một lần nữa thành công khi tấn công Boeotia.[128] Người Thebes đã kêu gọi Philippos giúp đỡ và ông phái một lực lượng nhỏ tới giúp họ.[129] Philippos đã phái một đạo quân đủ để tuân thủ giao kèo liên minh của mình với Thebes nhưng lại không đủ để có thể kết thúc chiến tranh— ông muốn có được vinh dự khi là người chấm dứt cuộc chiến tranh theo cách của ông chọn và theo các điều khoản của mình.[128][129]

 
Bức tượng bán thân của Archidamos III đến từ Điền Trang Giấy Cói nằm ở Herculaneum, ngày nay nó nằm tại Bảo tàng khảo cổ học quốc gia Naples

Vào đầu năm 346 TCN, Philippos giả vờ để lộ rằng ông dự định tiến quân về phía nam cùng với người Thessaly, mặc dù vậy lại không rõ là tiến đến nơi nào hoặc lý do tại sao.[129] Do đó người Phocis đã lên kế hoạch phòng thủ Thermopylae và yêu cầu sự trợ giúp từ người Sparta cùng người Athen, nó có thể đã diễn ra vào khoảng ngày 14 tháng 2.[129] Người Sparta đã cử Archidamos III cùng 1000 hoplite, còn người Athen ra lệnh rằng tất cả những ai dưới 40 tuổi và có đủ điều kiện để phụng vụ trong quân đội thì sẽ được phái tới trợ giúp người Phocis.[129] Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ lúc người Phocis kêu gọi sự giúp đỡ cho tới cuối tháng, tất cả các kế hoạch đã bị đảo lộn bởi sự trở lại nắm quyền ở Phocis của Phalaikos; người Athen và người Sparta sau đó nhận được tin báo rằng họ sẽ không được phép phòng thủ Thermopylae.[129] Các nguồn cổ đại ghi chép không rõ ràng về việc tại sao Phalaikos lại trở lại nắm quyền hoặc lý do tại sao ông ta lại áp dụng sự thay đổi chính sách đột ngột này. Cawkwell đưa ra giả thuyết dựa trên các lời bình luận của Aeschines đó là quân đội Phocis đã khôi phục lại chức vị cho Phalaikos bởi vì họ đã không được trả lương một cách thích đáng và hơn nữa sau khi Phalaikos nhận ra rằng không còn khả năng trả lương cho quân đội được nữa và người Phocis cũng không còn hy vọng để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, ông ta đã cố gắng đàm phán một hiệp ước hòa bình với Philippos.[130]

Hòa ước với Athens

sửa

Khi người Athen nhận được tin này, họ đã thay đổi chính sách nhanh chóng. Nếu Thermopylae không còn có thể phòng thủ được nữa thì khi đó sự an toàn của Athen cũng không còn được đảm bảo nữa.[130] Vào cuối tháng Hai, người Athen đã phái một đoàn sứ thần bao gồm Philocrates, Demosthenes và Aeschines tới chỗ Philippos để thảo luận về hòa bình giữa Athens và Macedonia.[130] Đoàn sứ thần đã hội kiến hai lần với Philippos và trong các cuộc gặp này mỗi bên đã lần lượt trình bày các đề xuất của họ đối với các điều khoản của hiệp ước hòa bình. Đoàn sứ thần này sau đó đã quay trở về Athens để trình bày các điều khoản dự kiến cho hội đồng Athen, ngoài ra đi cùng với họ còn có một đoàn sứ thần của Macedonia được cử tới Athens và Philipppos đã cho phép đoàn sứ thần của ông có quyền thông qua một hiệp ước.[131] Người Athen đã tranh cãi về hiệp ước hòa bình trong tháng Tư và cố gắng đề xuất một hòa ước chung mà trong đó tất cả các thành bang Hy Lạp đều có thể tham gia (bao gồm cả người Phocis). Tuy nhiên, Demosthenes (vào thời điểm này là người hăng hái ủng hộ cho hòa bình) đã thuyết phục Hội đồng rằng Philippos sẽ không bao giờ chấp nhận một hòa ước như vậy và Athens lúc này đang nằm ở thế yếu và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các điều khoản của Philippos.[131] Vào ngày 23 tháng Tư, người Athen đã tuyên thệ các điều khoản của hiệp ước hòa bình dưới sự chứng kiến của các đại sứ Macedonia, ngày nay nó được biết đến với tên gọi là Hòa ước Philocrates.[131] Theo các điều khoản chính của hiệp ước này thì Athens sẽ trở thành đồng minh của Philippos và họ sẽ vĩnh viễn từ bỏ yêu sách của mình đối với Amphipolis.[131]

Chấm dứt sự độc lập của người Thraci

sửa

Sau sự kiện đoàn sứ thần Athen đầu tiên tới Macedonia, Philippos đã tiến hành chiến dịch chống lại Kersebleptes. Chi tiết về chiến dịch này thì lại ít ỏi nhưng dường như Philippos đã dễ dàng chiếm được kho báu của người Thraci nằm trên "Ngọn Núi Thiêng".[57] Tiếp đó, thay vì lật đổ Kersebleptes, ông đã biến ông ta trở thành một đồng minh lệ thuộc giống như người em trai Amadokos của ông này.[57]

Sự giải quyết của Cuộc Chiến tranh Thần Thánh

sửa

Sau khi đồng ý những điều khoản hòa bình với các sứ thần Macedonia vào tháng Tư, người Athen đã cử một đoàn sứ thần thứ hai tới Macedonia để ghi chép lại các lời tuyên thệ hòa bình của Philippos.[132] Khi họ đến nơi, những sứ thần Athen (một lần nữa bao gồm cả Demosthenes và Aeschines) đã phần nào bị ngạc nhiên khi thấy các phái đoàn sứ thần đến từ tất cả các phe tham chiến chính trong cuộc chiến tranh Thần Thánh đều có mặt để nhằm thảo luận về cách giải quyết cho cuộc chiến tranh này.[133] Khi Philippos quay trở về từ Thrace, ông đã tiếp đón toàn bộ các phái đoàn sứ thần này.[133] Người Thebes và Thessaly thỉnh cầu ông nắm quyền lãnh đạo của Hy Lạp và trừng phạt người Phocis; ngược lại, người Phocis thì lại được người Sparta và đoàn sứ thần Athen ủng hộ, họ đã cầu xin Philippos không tấn công Phocis.[133] Tuy nhiên, Philippos đã trì hoãn và không đưa ra bất cứ quyết định nào; "[ông] tìm mọi cách để không tiết lộ cái cách mà ông định giải quyết mọi thứ; cả hai phe đều được khuyến khích một cách bí mật để hi vọng rằng ông sẽ thực hiện như họ mong muốn, nhưng đồng thời cả hai phe đều bị cấm không được phép chuẩn bị cho chiến tranh; một giao ước dàn xếp hòa bình đã nằm trong tầm tay"; Ông cũng trì hoãn việc tuyên thệ đối với Hòa ước Philocrates.[134] Các công tác chuẩn bị cho hoạt động quân sự cũng diễn ra ở Pella trong giai đoạn này thế nhưng Philippos lại nói với các sứ thần rằng họ đang định tiến hành chiến dịch chống lại Halos, một thành phố nhỏ của người Thessaly chống lại ông.[134] Ông sau đó đã tiến quân tới Halos trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào, điều này buộc đoàn sứ thần của Athen phải đi cùnhg với ông và chỉ tới khi họ đặt chân tới Pherae thì Philippos mới tuyên thệ, sau đó đoàn sứ thần Athen đã quay trở về quê nhà.[134]

Đến lúc này Philippos mới tung ra đòn kết liễu. Ông đã khiến cho người Athen và những người Hy Lạp khác tin rằng ông và quân đội của mình đang tiến đến Halos, nhưng dường như chắc chắn rằng ông đã phái các đơn vị khác thẳng tiến tới Thermopylae.[134] Toàn bộ miền trung và miền nam Hy Lạp lúc này phụ thuộc vào sự định đoạt của Philippos,[135] và người Athen lúc này cũng không còn có thể cứu nguy cho Phocis được nữa ngay cả khi họ xóa bỏ hòa ước.[136] Philippos chắc chắn đã có thể nêu ra các điều khoản cho việc kết thúc cuộc Chiến tranh Thần Thánh, bởi vì lúc này ông có thể sử dụng vũ lực để chống lại bất cứ thành bang nào mà không chấp nhận sự phân xử của mình. Ông đã bắt đầu bằng một thỏa thuận đình chiến với Phalaikos vào ngày 19 Tháng 7; Phalaikos đã giao nộp Phocis cho ông và đổi lại ông ta được phép rời đi cùng với những người lính đánh thuê của mình tới bất cứ nơi nào mà mình muốn.[135][137] Philippos tiếp đó tuyên bố rằng số phận của Phocis sẽ không được quyết định bởi ông mà là bởi hội đồng của Đại nghị liên minh. Tuy nhiên, một điều rõ ràng rằng Philippos mới là người đứng sau các điều khoản này;[138][139] điều này khiến cho Đại nghị liên minh mới là những người chịu trách nhiệm chính thức và giúp cho ông không bị dính líu tới các điều khoản trong tương lai.[138]

 
Một đồng tiền vàng nửa stater thuộc về Philippos II của Macedonia được đúc tại Pella cùng với phần đầu của thần Heracles đang khoác bộ da của con sư tử Nemean trên mặt phải và bên mặt trái là phần đầu của con sư tử

Để đền đáp cho việc chấm dứt cuộc chiến tranh này, Macedonia đã trở thành một thành viên của hội đồng Đại nghị liên minh và được trao hai phiếu bầu mà bị tước từ tay của người Phocis.[140] Đây là một thời điểm quan trọng đối với Philippos bởi vì quyền thành viên của Đại nghị liên minh có nghĩa rằng Macedonia lúc này không còn là một quốc gia 'man rợ' trong con mắt của người Hy Lạp nữa.[141] Các điều khoản áp đặt đối với Phocis là khắc nghiệt nhưng thực tế thì Philippos không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp đặt những sự trừng phạt này; ông cần sự ủng hộ của người Thessaly (kẻ thù không đội trời chung với người Phocis) và không thể mạo hiểm đánh mất uy tín mà ông đã giành được nhờ cách cư xử sùng đạo của mình trong cuộc chiến tranh này.[135][142] Ngoài việc bị trục xuất khỏi hội đồng Đại nghị Liên minh, toàn bộ các thành phố của người Phocis sẽ bị phá hủy và người Phocis được định cư trong 'các ngôi làng' có không quá 50 ngôi nhà; số tiền bị đánh cắp từ ngôi đền sẽ được hoàn trả ở mức 60 talent mỗi năm;[139] Tuy vậy người Phocis đã không bị xóa xổ và họ đã giữ được đất đai của mình.[140] Về phần người Athen, do họ đã giảng hòa với Philippos cho nên họ đã không bị Đại nghị liên minh trừng phạt, còn người Sparta dường như cũng đã nhẹ nhàng thoát tội.[b][143] Philippos đã chủ trì lễ hội của Đại nghị liên minh vào mùa thu và sau đó khiến cho phần lớn người Hy Lạp bị bất ngờ khi ông quay trở về Macedonia và không quay trở lại Hy Lạp trong suốt 7 năm. Tuy nhiên, ông vẫn nắm giữ cửa ngõ dẫn tới Thermopylae bằng việc cho các binh sĩ người Thessaly đồn trú thị trấn Nicaea nằm ngay gần đó.[143]

Tổng kết tới năm 346 TCN

sửa

Năm 346 TCN là một năm đáng nhớ khác đối với Philippos. Các thành bang Hy Lạp trước đó đã kiệt sức vì chiến tranh và do đó Philippos là thế lực duy nhất có đủ khả năng để chấm dứt cuộc Chiến tranh Thần Thánh.[129] Cuối cùng, một khi đã kiểm soát được Thermopylae, sức mạnh quân sự này cho phép ông giải quyết cuộc chiến tranh này bằng cách đe dọa bằng vũ lực.[136][144] Philippos chắc chắc đã định giải quyết cuộc chiến tranh này thậm chí ngay cả khi trước khi người Thessaly và người Thebes thỉnh cầu ông làm như vậy, các điều khoản để chấm dứt cuộc chiến tranh này cũng như một hòa ước riêng biệt với Athens có lẽ phần nhiều đúng như những gì ông mong muốn;[145] Với tư cách là một thành viên của Đại nghị Liên minh, Philippos lúc này đã chính thức là một người Hy Lạp "đích thực" và nhờ vào uy tín mà ông có được khi hành xử một cách sùng đạo thay mặt thần Apollo, và cũng nhờ vào sức mạnh quân sự của mình, lúc này đây ông là nhà lãnh đạo thực quyền của liên minh các thành bang Hy Lạp.[141][143][146] Simon Hornblower cho rằng Philippos là người duy nhất thực sự chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Thần Thánh.[141] Hơn nữa, sự thống trị của Philippos ở miền Bắc Hy Lạp và phía bắc biển Aegea gần như đã hoàn tất sau chiến thắng của ông trong cuộc chiến tranh Olynthos và sự quy phục của Kersebleptes. Diodoros tổng kết lại những thành tựu của Philippos trong năm 346 TCN như sau:

Philippos đã quay trở về Macedonia, ngoài việc giành được danh tiếng nhờ vào lòng mộ đạo và tài năng quân sự tuyệt vời của mình, ông cũng đã có được những bước chuẩn bị quan trọng cho sự gia tăng quyền lực mà đã được định sẵn cho ông. Bởi vì ông muốn được tôn lên làm tổng tư lệnh của Hy Lạp và tiến hành chiến tranh chống lại người Ba Tư.

Các sử gia đã có nhiều cuộc tranh luận về động cơ và mục đích của Philippos vào năm 346 TCN, đặc biệt là liên quan đến Athens. Mặc dù Philippos đã giảng hòa và liên minh với Athens trước khi ông tiến hành giải quyết cuộc chiến tranh Thần Thánh, họ đã không gửi quân tiếp viện cho ông theo các điều khoản của hiệp ước khi ông yêu cầu họ.[148] Mặc dù Philppos cũng không thực sự cần đến những binh sĩ này, nhưng việc người Athen không tôn trọng các điều ước đã cho phép Philippos có được lý do chính đáng để gây chiến.[148] Tuy nhiên, ngay cả khi đã nắm giữ được Thermopylae, ông đã không có bất cứ động thái thù địch nào đối với Athens và vẫn ngăn cản bất cứ sự trừng phạt naò được hội đồng Đại nghị Liên minh áp đặt đối với Athens.[148] Lý do nào đã khiến cho Philippos lại khoan dung đến như vậy đối với Athens? Cawkwell đề xuất rằng Philippos đã bắt đầu dự định tiến hành một chiến dịch chống lại Ba Tư vào năm 346 TCN (theo như Diodoros đề xuất), mục đích của ông là muốn lợi dụng lực lượng hải quân hùng mạnh của Athens, do đó ông đã đề nghị liên minh và tỏ ra kiên nhẫn với Athens.[148] Điều này có thể cũng dẫn đến một cách giải thích khác cho việc Philippos lợi dụng hội đồng Đại nghị liên minh để chính thức giải quyết cuộc Chiến tranh Thần Thánh; Ngoài ra nếu như ông tiến hành chiến dịch ở châu Á thì ông cần phải khiến cho Hy Lạp hòa bình trước và một nền hòa bình được một tổ chức toàn Hy Lạp áp đặt (mà phía sau nó là mối đe dọa từ sự can thiệp của người Macedonia) có khả năng thành công cao hơn so với nền hòa bình bị áp đặt bởi Macedonia.[148]

Sự tái tổ chức (345–342 TCN)

sửa
 
Niketerion (huy chương chiến thắng) in hình ảnh nổi của vua Philippos II của Macedonia, niên đại là vòa thế kỷ thứ 3 CN, nó có thể đã được đúc dưới triều đại của hoàng đế La Mã Alexander Severus.

Sang năm tiếp theo, Philippos đã quay lại với công việc tái tổ chức lại Macedonia. Justin thuật lại rằng sau khi quay trở về Macedonia, ông đã bắt đầu cho di dời một lượng lớn cư dân tới những địa điểm mới, đặc biệt là tăng thêm dân số cho các thành phố của Macedonia.[149] Điều này có thể là nhằm tăng cường đảm bảo mật độ dân số và thúc đẩy thương mại; Alexandros Đại đế sau này đã nhắc lại rằng cha của ông ta đã đưa "người Macedonia từ vùng đồi núi xuống đồng bằng".[149]

Illyria (345 TCN)

sửa

Philippos tiếp đó tiến hành chiến dịch chống lại người Illyri, đặc biệt là nhằm vào Pleuratos, vương quốc Taulantii của ông ta nằm dọc theo sông Drin ở Albania ngày nay[149] và là thế lực chủ chốt ở Illyria sau khi Grabos bị đánh bại. Trong chiến dịch này, Philippos đã bị gãy xương chày và chỉ được cứu sống nhờ vào sự dũng cảm của lực lượng Chiến hữu kỵ binh (150 người trong số đó đã bị thương trong chiến dịch này). Philippos đã không tiến hành chiến dịch vào năm 344 hoặc 343 TCN, điều này có thể là do ảnh hưởng của vết thương nặng ở trên.[150] Thay vào đó, Philippos lại tự hài lòng với việc tái tổ chức lại Thessaly vào năm 344 TCN, ông đã phục hồi lại hệ thống chính quyền "Tứ đầu chế" cổ xưa.[150]

Sau chiến dịch này, bộ lạc Dardanii dưới sự cai trị của người con trai của Bardylis là Cleitos đã trở thành một chư hầu của Philippos.[31] Bộ lạc Grabaei chiến bại trước đó cũng như có lẽ cả người ArdiaeiAutariatae thường được coi là các chư hầu của Philippos, mặc dù vậy bằng chứng cho điều này lại không chắc chắn.[31] Người Taulantii có lẽ cũng đã bị đánh đuổi khỏi khu vực biên giới của Dassaretia,[151] thế nhưng sau một trận chiến ác liệt chống lại Philippos, họ vẫn giữ được sự độc lập ở khu vực bờ biển Jonic.[31]

Molossia và Cassopaea (342 TCN)

sửa

Vương quốc MolossiaIpiros là một đồng minh lệ thuộc quan trọng của Macedonia từ năm 350 TCN khi người con trai của vua Arybbas, Alexandros trở thành con tin của Philippos. Trong thời gian lưu lại triều đình của ông, Alexandros (em trai của Olympias, người vợ của Philippos) đã dần dần trở thành một người ngưỡng mộ Philippos và do đó Philippos quyết định lật đổ Arybbas và thay thế bằng Alexandros. Thời điểm chính xác của sự kiện này lại không rõ ràng; Cawkwell đề xuất rằng nó diễn ra vào đầu năm 342 TCN khi đó Alexandros mới 20 tuổi và là một sự kiện mở đầu cho chiến dịch Thracia của ông. Arybbas sau đó lưu vong tới Athens và người Athens hứa giúp ông ta khôi phục lại vương quốc của mình; tuy nhiên Alexandros vẫn sẽ trị vì (và trung thành với Philippos) cho tới lúc qua đời vào năm 334 TCN.[152] Philippos chắc chắn đã tiến hành chiến dịch chống lại người Cassopaea ở Ipiros vào đầu năm 342 TCN, ông đã nắm quyền kiểm soát 3 thành phố để nhằm đảm bảo các vùng đất phía nam của vương quốc.[152]

Thrace (342–340 TCN)

sửa

Vào khoảng tháng 6 năm 342 TCN, Philippos đã bắt đầu tiến hành cuộc viễn chinh mà vốn được lên kế hoạch từ lâu nhằm vào Thracia.[153] Chiến dịch này đã kéo dài trong suốt hai năm thế nhưng ngoại trừ việc chúng ta biết được rằng ông đem theo binh lực hùng hậu và một số trận chiến đã xảy ra thì thông tin chi tiết của nó lại rất ít ỏi trong các nguồn cổ đại.[153] Rõ ràng răng, mục đích chính của Philippos đó là nhằm loại bỏ hoàn toàn Kersebleptes, mà theo như Diodoros thì ông ta là người đã gây ra nhiều vấn đề cho người Hy Lạp ở khu vực Chersonese.[142][154] Philippos đã kết thúc chiến dịch này bằng việc kết hôn với Meda của Odessos, con gái một vị vua người Getae, điều này đã dẫn đến đề xuất cho rằng Philippos đã không chỉ tiến hành chiến dịch ở Thracia mà còn ở cả thung lũng sông Hebrus, và ở phía Bắc của dãy núi Balkan gần sông Danube.[153][154]

Trong chiến dịch này, Philippos đã thành lập một số thành phố và nổi tiếng nhất trong số đó là Philippopolis nằm trên địa điểm pháo đài Eumolpia cổ xưa của người Thracia (ngày nay là Plovdiv, Bulgaria).[153] Một khoản thuế thập phân đã được áp đặt đối với người Thracia và một chức vụ mới đó là "tướng quân phụ trách Thracia" có thể đã được thiết lập vào thời điểm này, vị thống đốc thực sự cho một tỉnh Thracia mới của người Macedonia.[153][154] Về phía bắc của vùng đất đã được bình định này, người Thracia đa phần sống tự do dưới sự cai trị của những vị vua của họ mà vốn thần phục Philipos.[153] Cawkwell coi chiến dịch bành trướng này như là một trong những thành tựu quan trọng của Philippos do địa hình và tình trạng khắc nghiệt của mùa đông ở đây.[153]

Perinthos và Byzantion (340–339 TCN)

sửa

Vào giai đoạn cuối của chiến dịch Thracia, Philippos đã đem quân tiến đánh thành phố Perinthos vốn là đồng minh cũ của ông.[152] Diodoros nói rằng đó là vì thành phố này đã bắt đầu chống lại ông và quay ra ủng hộ người Athen; tuy nhiên theo các nguồn sử liệu của người Athen thì không có dấu hiệu nào cho thấy điều này đã diễn ra.[153] Một cách giải thích khác có thể cho điều này đó là Perinthos đã từ chối gửi tiếp viện cho Philippos trong chiến dịch Thracia và vì lý do này cho nên ông đã tấn công nó.[153] Dù lý do có là gì đi chăng nữa, bởi vì Perinthos là một thành phố Hy Lạp cho nên hành động của Philippos đã giúp cho phe chủ chiến của Athen có được cái cớ mà họ đang mong chờ nhằm phá vỡ nền hòa bình mà Philippos đã tạo dựng ở Hy Lạp, qua đó bắt đầu một giai đoạn các cuộc chiến tranh mới.[155]

Một vấn đề khác của cuộc xung đột này có thể là Thassos và hải tặc ở phía bắc biển Aegea. Do quyền bá chủ hải quân của Athens đã suy yếu cùng với việc sử dụng hải tặc trong cuộc chiến tranh lần trước đã dẫn tới sự trỗi dậy của nạn cướp biển.[156] Hải quân của Philippos đã chiếm được hòn đảo nhỏ Halonnesos ở khu vực miền bắc biển Aegea sau khi đánh đuổi được những hải tặc chiếm giữ hòn đảo này. Hòn đảo này đã được trao trả theo hòa ước Philocrates theo một yêu sách ngoại giao của nhà hùng biện Hegesippos, ông ta vốn là một người ủng hộ Demosthenes.[157] Nói chung, phe chống Macedonia đã cho phép hoặc thúc đẩy việc sử dụng hòn đảo Thassos nằm ngoài khơi đường bờ biển Macedonia và Thracia như là một hải cảng an toàn cho hải tặc.[158] Người Athen cũng sử dụng các hòn đảo và hải cảng khác ở Thracia vào mục đích tương tự.[159].

Ghi chú

sửa
^  a:   "... The victory over Bardylis made him an attractive ally to the Epirotes, who too had suffered at the Illyrians' hands ..."[38]
^  b:   Although Pausanias, the 2nd century AD geographer claimed that Sparta was expelled from the Amphictyonic council for her part in the Sacred War, inscriptions at Delphi show that this was not the case.[143]
^  c:  There have been, since the time, many suspicions that Pausanias was actually hired to murder Philip. Suspicion has fallen upon Alexander, Olympias and even the newly crowned Persian Emperor, Darius III. All three of these people had motive to have Philip murdered.[160]
^  d:  For a critical review of scholars defending one view or the others, A. J. Graham provides a recapitulation during the analysis of Thasos and Portus in Colony and Mother City in Ancient Greece, explaining both Rubensohn thesis, Pouilloux objections and the indirect support for each one.[161]
^  e:  Philip married Phila of Elimeia, the sister of the last independent king of Elimea. Machatas of Elimeia, brother of the Phila, is associated with the Machatas described by Plutarch as punished by Philip as part of his court.[61][62] Similarly, Aeropus of Lyncestis appears as a commander in Cheronea and was exiled by Philip. Its sons, Arrhabaeus and Heromenes and Alexander also appear in Philip's court and during the politics surrounding his murder. Carney provided a detailed analysis of the impact of Macedonian annexation in Lyncestis when discussing the figure of Alexander of Lyncestis[63]

Tham khảo

sửa

Trích dẫn

sửa
  1. ^ Zacharia 2008, Simon Hornblower, "Greek Identity in the Archaic and Classical Periods", pp. 55–58; Joint Association of Classical Teachers 1984, tr. 50–51; Errington 1990, tr. 3–4; Fine 1983, tr. 607–608; Hall 2000, tr. 64; Hammond 2001, tr. 11; Jones 2001, tr. 21; Osborne 2004, tr. 127; Hammond 1989, tr. 12–13; Hammond 1993, tr. 97; Starr 1991, tr. 260, 367; Toynbee 1981, tr. 67; Worthington 2008, tr. 8, 219; Chamoux 2002, tr. 8; Cawkwell 1978, tr. 22; Perlman 1973, tr. 78; Hamilton 1974, Chapter 2: The Macedonian Homeland, p. 23; Bryant 1996, tr. 306; O'Brien 1994, tr. 25; Bard 1999, tr. 460; Levinson 1992, tr. 239; Fox 1986, tr. 104, 128, 131, 256; Wilcken 1967, tr. 22.
  2. ^ Worthington 2014, tr. 312–316.
  3. ^ Green 2008, tr. xxiv.
  4. ^ Green 2006, tr. 1–13; Cawkwell 1978, tr. 31.
  5. ^ a b Buckler 1989, tr. xiv.
  6. ^ Justinus 2011, tr. 2–3; Worthington 2014, tr. 314–315.
  7. ^ Justinus 2011, tr. 1–2; Worthington 2014, tr. 312–313.
  8. ^ a b Cawkwell 1978, tr. 92.
  9. ^ a b Cawkwell 1978, tr. 95–96.
  10. ^ Seager 1994a, tr. 97–99; Hornblower, Spawforth & Eidinow 2012, "Corinthian War", p. 376.
  11. ^ a b Seager 1994b, tr. 117–119.
  12. ^ a b Seager 1994b, tr. 171–175.
  13. ^ Diodorus, XV.55.
  14. ^ Plutarch. Pelopidas, 23; Xenophon. Hellenica, 6.4.
  15. ^ a b Buckley 1996, tr. 453.
  16. ^ a b Roy 1994, tr. 207–208.
  17. ^ Buckley 1996, tr. 450–462.
  18. ^ a b Roy 1994, tr. 187–208.
  19. ^ Xenophon. Hellenica, 7.5.
  20. ^ Hornblower 2002, tr. 259; Buckley 1996, tr. 462–463.
  21. ^ Cawkwell 1978, tr. 69–76.
  22. ^ Diodorus, XVI.2 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  23. ^ a b c d e f g h i j k l Buckley 1996, tr. 467–472.
  24. ^ a b Ellis 1994, tr. 730.
  25. ^ a b c d e f Ellis 1994, tr. 731.
  26. ^ a b c d e f g h i Diodorus, XVI.3 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  27. ^ a b c d e f Diodorus, XVI.4 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  28. ^ a b c d King 2017, tr. 73
  29. ^ Hammond 1993, tr. 132–133
  30. ^ a b King 2017, tr. 110
  31. ^ a b c d e f g h i j k l Talbert 2002, tr. 63
  32. ^ a b Fox 2011, tr. 369
  33. ^ Bosworth, A. B. (1971). Philip II and Upper Macedonia. The Classical Quarterly, 21(1), 93-105.
  34. ^ a b Hammond 2001, tr. 206
  35. ^ Fox 2011, tr. 368
  36. ^ King 2017, tr. 111
  37. ^ Fox 2011, tr. 368;373
  38. ^ a b Ellis 1994, tr. 734.
  39. ^ Griffith 1979, tr. 476-478
  40. ^ Justin, VII.6.
  41. ^ a b Diodorus, XVI.14 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  42. ^ Buckler 1989, tr. 14.
  43. ^ a b c d Buckler 1989, tr. 62.
  44. ^ Buckler 1989, tr. 63–64.
  45. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Buckley 1996, tr. 470–472.
  46. ^ Cawkwell 1978, tr. 73.
  47. ^ Sealey 1976, tr. 248.
  48. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 72.
  49. ^ Oldfather, note to Diodorus XVI.3.
  50. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 74.
  51. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 75.
  52. ^ a b c d e f g Diodorus, XVI.8 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  53. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 84.
  54. ^ Cawkwell 1978, tr. 36–37.
  55. ^ a b Plutarch. Alexander, 3.
  56. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Hornblower 2002, tr. 272.
  57. ^ a b c d e f g h i j k Cawkwell 1978, tr. 44.
  58. ^ Buckler 1989, tr. 179.
  59. ^ Diodorus, XVI.22 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  60. ^ Cawkwell 1978, tr. 42.
  61. ^ a b Plutarch, Apophthegmata 179; Athens. xiii. 557.
  62. ^ a b The Marshals of Alexander's Empire by Waldemar Heckel (1992), page 223, ISBN 0-415-05053-7
  63. ^ a b Carney, E. D. (1980). Alexander the Lyncestian: The disloyal opposition. Greek, Roman, and Byzantine Studies, 21(1), 23-33.
  64. ^ Fox 2011, tr. 379
  65. ^ Ashley, p. 45-46.
  66. ^ Polyaenus, IV.2.22.
  67. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r Buckler 1989, tr. 176–181.
  68. ^ a b c d e f g h Sealey 1976, tr. 449.
  69. ^ Cawkwell 1978, tr. 185–187.
  70. ^ a b c Buckler 1989, tr. 63.
  71. ^ a b Diodorus, XVI.34 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  72. ^ Buckler 1989, tr. 8,
  73. ^ a b c Buckley 1996, tr. 472.
  74. ^ a b Buckler 1989, tr. 20–22.
  75. ^ Cawkwell 1978, tr. 63.
  76. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 64.
  77. ^ Buckler 1989, tr. 22.
  78. ^ Buckler 1989, tr. 21.
  79. ^ Buckler 1989, tr. 26–29.
  80. ^ Cawkwell 1978, tr. 65.
  81. ^ Cawkwell 1978, tr. 185.
  82. ^ a b c d e f Cawkwell 1978, tr. 66.
  83. ^ Sealey 1976, tr. 445.
  84. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 61.
  85. ^ a b c Buckler 1989, tr. 64.
  86. ^ Buckler 1989, tr. 66.
  87. ^ a b c Buckler 1989, tr. 67.
  88. ^ a b c d e Diodorus, XVI.35 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  89. ^ a b c d e f Sealey 1976, tr. 447–448.
  90. ^ Polyaenus, II.38.1.
  91. ^ Cawkwell 1978, tr. 60.
  92. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 62.
  93. ^ Buckler 1989, tr. 73–74.
  94. ^ Diodorus, XVI.31 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  95. ^ a b c d Buckler 1989, tr. 74.
  96. ^ Justin, VIII.2.
  97. ^ Buckler 1989, tr. 75.
  98. ^ a b Buckler 1989, tr. 78.
  99. ^ a b Buckler 1989, tr. 79.
  100. ^ a b c Buckler 1989, tr. 80.
  101. ^ a b c Buckler 1989, tr. 81.
  102. ^ Cawkwell 1978, tr. 67.
  103. ^ Cawkwell 1978, tr. 68.
  104. ^ Worthington 2008, tr. 61–63.
  105. ^ Worthington 2008, tr. 73.
  106. ^ a b c d e Cawkwell 1978, tr. 76.
  107. ^ Cawkwell 1978, tr. 81.
  108. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 66–67.
  109. ^ Cawkwell 1978, tr. 76–78.
  110. ^ Cawkwell 1978, tr. 73–74.
  111. ^ a b c Worthington 2008, tr. 68.
  112. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 71–72.
  113. ^ Buckler 1989, tr. 186.
  114. ^ a b Cawkwell 1978, tr. 82.
  115. ^ a b Justin, VIII.3.
  116. ^ Diodorus, XVI.52 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  117. ^ a b c d e Cawkwell 1978, tr. 85.
  118. ^ Diodorus, XVI.53 Lưu trữ 2009-11-11 tại Wayback Machine.
  119. ^ Buckley 1996, tr. 474–475.
  120. ^ a b c d Buckley 1996, tr. 475.
  121. ^ Worthington 2008, tr. 75–78.
  122. ^ Cawkwell 1978, tr. 90; Worthington 2008, tr. 71.
  123. ^ a b c d e f Cawkwell 1978, tr. 86.
  124. ^ a b c d e f Cawkwell 1978, tr. 88.
  125. ^ Sealey 1976, tr. 453.
  126. ^ Hornblower 2002, tr. 274.
  127. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 91.
  128. ^ a b c Buckley 1996, tr. 476.
  129. ^ a b c d e f g h i Cawkwell 1978, tr. 95.
  130. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 96.
  131. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 98–101.
  132. ^ Cawkwell 1978, tr. 101.
  133. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 102.
  134. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 103.
  135. ^ a b c Buckley 1996, tr. 478.
  136. ^ a b Cawkwell 1978, tr. 104.
  137. ^ Cawkwell 1978, tr. 106.
  138. ^ a b Cawkwell 1978, tr. 110.
  139. ^ a b Buckley 1996, tr. 479.
  140. ^ a b Cawkwell 1978, tr. 107.
  141. ^ a b c Hornblower 2002, tr. 275.
  142. ^ a b Hornblower 2002, tr. 277.
  143. ^ a b c d Cawkwell 1978, tr. 108.
  144. ^ Sealey 1976, tr. 459.
  145. ^ Cawkwell 1978, tr. 109.
  146. ^ Sealey 1976, tr. 460.
  147. ^ Diodoros, XVI.60.
  148. ^ a b c d e Cawkwell 1978, tr. 111–113.
  149. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 114.
  150. ^ a b Cawkwell 1978, tr. 115.
  151. ^ The Illyrians to the Albanians - Neritan Ceka pg.83
  152. ^ a b c Cawkwell 1978, tr. 116.
  153. ^ a b c d e f g h i Cawkwell 1978, tr. 117.
  154. ^ a b c Buckley 1996, tr. 482.
  155. ^ Cawkwell 1978, tr. 118.
  156. ^ Ormerod 1997, tr. 115.
  157. ^ Ormerod 1997, tr. 116.
  158. ^ Ormerod 1997, tr. 116–118.
  159. ^ Ormerod 1997, tr. 117–118.
  160. ^ Fox 1980, tr. 72–73.
  161. ^ Graham 1999, tr. 80.

Nguồn

sửa

Cổ đại

sửa

Hiện đại

sửa

Liên kết ngoài

sửa