Asashio (lớp tàu khu trục)

(Đổi hướng từ Tàu khu trục lớp Asashio)

Lớp tàu khu trục Asashio (tiếng Nhật: 朝潮型駆逐艦 - Asashio-gata kuchikukan) là một lớp mười tàu khu trục của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã phục vụ trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.[1]

Asashio
Tàu khu trục Asashio
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Asashio
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Lớp trước lớp Shiratsuyu
Lớp sau lớp Kagerō
Thời gian đóng tàu 1937 - 1939
Hoàn thành 10
Bị mất 10
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu khu trục
Trọng tải choán nước 2.370 tấn Anh (2.408 t) (tiêu chuẩn)
Chiều dài
  • 115 m (377 ft 4 in) (mực nước)
  • 118,3 m (388 ft 1 in) (chung)
Sườn ngang 10,3 m (33 ft 10 in)
Mớn nước 3,7 m (12 ft 2 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số
  • 3 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 50.000 shp (37.285 kW)
Tốc độ 35 hải lý trên giờ (40 mph; 65 km/h)
Tầm xa
  • 5.700 nmi (10.600 km) ở tốc độ 10 kn (19 km/h)
  • 960 nmi (1.780 km) ở tốc độ 34 kn (63 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 200
Vũ khí
Hình ảnh về lớp Asashio

Bối cảnh

sửa

Hải quân Đế quốc Nhật Bản không hoàn toàn hài lòng với sự thể hiện của lớp tàu khu trục Shiratsuyu, đặc biệt là với tầm xa hoạt động và tốc độ. Tuy nhiên, do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân London năm 1930, không thể tiếp tục cải biến những con tàu này để tăng cường tính năng. Rào cản này được tháo dỡ sau khi Chính phủ Nhật Bản để cho Hiệp ước hết hạn mà không thỏa thuận gia hạn thêm hay tái ký. Bốn chiếc cuối cùng trong kế hoạch 14 tàu khu trục thuộc lớp Shiratsuyu bị hủy bỏ, và lớp mới Asashio lớn hơn được chấp thuận vào năm tài chính 1934 trong khuôn khổ Chương trình Bổ sung Vũ khí Hải quân Nhật Bản thứ hai (Maru-2). Công việc chế tạo được tiến hành trong những năm 1935-1936; cả mười chiếc được hoàn tất trong lớp đều đã bị mất trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.[2]

Thiết kế

sửa

Asashio là lớp tàu khu trục Nhật Bản đầu tiên có trọng lượng choán nước vượt quá 2.000 tấn, và cũng là những chiếc đầu tiên được trang bị sonar. Những vấn đề lớn ban đầu đối với lớp Asashio bao gồm độ tin cậy của những động cơ turbine hơi nước mới và thiết kế của bánh lái được khắc phục vào lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.

Về phương diện vũ khí trang bị, lớp Asashio tương tự như các lớp lớp Fubukilớp Akatsuki trước đó, nhưng với các tháp pháo 127 mm (5 inch) nòng đôi thay vì nòng đơn, và được gắn trên tháp pháo Kiểu C có khả năng nâng đến góc 55º. Ngoài ra, vị trí của tháp pháo "X" là ở trên sàn che phủ phía trước tháp pháo "Y" ở sàn sau, khiến lớp Asashio có kiểu dáng khác biệt so với lớp Shiratsuyu, khi cả hai tháp pháo đều ở sàn sau. Vũ khí ngư lôi gồm tám ống phóng ngư lôi 24 inch ba nòng, và các quả ngư lôi dự trữ để nạp lại được chứa trong kho chứa đặt ở trục giữa. Thiết kế này trở nên căn bản và là tiêu chuẩn cho mọi tàu khu trục của Hải quân Nhật trong tương lai.

Lớp Asashio được trang bị ba nồi hơi để vận hành hai trục turbine hộp số công suất 50.000 hp (37.000 kW), cho phép đạt tốc độ tối đa 35 hải lý trên giờ (65 km/h) và tầm xa 5.700 hải lý ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h) hoặc 960 hải lý (1.780 km) ở tốc độ 34 hải lý trên giờ (63 km/h).[3]

Vào giữa cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương (1943-1944), trên những chiếc còn sống sót, tháp pháo "X" được tháo dỡ thay thế bằng khẩu đội phòng không Kiểu 96 25 mm ba nòng, nâng tổng cộng lên 15 khẩu. Sau tháng 6 năm 1944, thêm nhiều pháo phòng không được bổ sung, nâng tổng cộng lên từ 15 đến 28 pháo Kiểu 96 và bốn súng máy Hotchkiss 13,2 mm Kiểu 93. 36 quả mìn sâu cùng bốn máy phóng cũng được trang bị trong những năm 19431944. Bốn chiếc cuối cùng còn lại cũng được trang bị radar Kiểu 13 và Kiểu 22.

Lịch sử hoạt động

sửa

Trong chiến tranh, những chiếc trong lớp Asashio đã được sử dụng rộng rãi trong việc bảo vệ Hạm đội Liên hợp. AsashioArashio bị đánh chìm vào năm 1943 khi một lực lượng vận chuyển lớn của Nhật Bản bị máy bay Mỹ tiêu diệt trong Trận chiến biển Bismarck. Michishio, AsagumoYamagumo bị mất vào năm 1944 trong Trận chiến vịnh Leyte. Kasumi, chiếc cuối cùng trong lớp được đặt lườn, đã phục vụ như là tàu hộ tống trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng; và đã tham gia cùng với thiết giáp hạm Yamato trong chuyến đi tấn công tự sát cuối cùng, Chiến dịch Ten-Go, chống lại Hạm đội Mỹ ngoài khơi Okinawa. Không có chiếc nào trong lớp Asashio sống sót qua cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.[4]

Những chiếc trong lớp[5]

sửa
Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Asashio (朝潮) 7 tháng 9 năm 1935 16 tháng 12 năm 1936 31 tháng 8 năm 1937 Bị không kích đánh chìm, 4 tháng 3 năm 1943
Ōshio (大潮) 5 tháng 8 năm 1936 19 tháng 4 năm 1937 31 tháng 10 năm 1937 Bị ngư lôi đánh chìm, 20 tháng 2 năm 1943
Michishio (大潮) 5 tháng 11 năm 1935 15 tháng 3 năm 1937 31 tháng 10 năm 1937 Bị đánh chìm trong Trận chiến vịnh Leyte, 25 tháng 10 năm 1944
Arashio (荒潮) 1 tháng 10 năm 1935 26 tháng 5 năm 1937 30 tháng 12 năm 1937 Bị không kích đánh chìm, 4 tháng 3 năm 1943
Natsugumo (夏雲) 1 tháng 7 năm 1936 26 tháng 5 năm 1937 10 tháng 2 năm 1938 Bị không kích đánh chìm, 15 tháng 10 năm 1942
Yamagumo (山雲) 4 tháng 11 năm 1936 24 tháng 7 năm 1937 15 tháng 1 năm 1938 Bị đánh chìm trong Trận chiến vịnh Leyte, 25 tháng 10 năm 1944
Minegumo (峯雲) 22 tháng 3 năm 1937 4 tháng 11 năm 1937 30 tháng 4 năm 1938 Bị đánh chìm trong Trận chiến eo biển Blackett, 5 tháng 3 năm 1943
Asagumo (朝雲) 23 tháng 12 năm 1936 5 tháng 11 năm 1937 31 tháng 3 năm 1938 Bị đánh chìm trong Trận chiến vịnh Leyte, 25 tháng 10 năm 1944
Arare (霰) 5 tháng 3 năm 1937 16 tháng 11 năm 1937 15 tháng 4 năm 1939 Bị ngư lôi đánh chìm, 5 tháng 7 năm 1942
Kasumi (霞) 1 tháng 12 năm 1936 18 tháng 11 năm 1937 24 tháng 6 năm 1939 Bị không kích đánh chìm, 7 tháng 4 năm 1945

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Jentsura, Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945
  2. ^ Globalsecurity.org, IJN Shiratsuyu class destroyers
  3. ^ Roger Chesneau biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922-1946. Grenwitch: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
  4. ^ Brown, David (1990). Warship Losses of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-914-X.
  5. ^ Nishida, Hiroshi. “Materials of IJN: Shiratsuyu class destroyer”. Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2010.

Thư mục

sửa

Liên kết ngoài

sửa