Tôn Thất Bách (1946 - 2004) là một Phó giáo sư và nhà y khoa người Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tim và gan mật của Việt Nam và thế giới. Ông là Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sĩ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York[cần dẫn nguồn], Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraina, thành viên Hội ngoại khoa quốc tế. Ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá IX, X và XI, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Việt Nam khoá XI. Ông là con trai của Giáo sư Tôn Thất Tùng - tác giả của "Phương pháp cắt gan khô Tôn Thất Tùng" nổi tiếng.

Tôn Thất Bách
Chức vụ
Nhiệm kỳ1993 – 2003
Tiền nhiệmNguyễn Thụ
Kế nhiệmNguyễn Lân Việt
Thông tin cá nhân
Sinh(1946-02-25)25 tháng 2, 1946
Hà Nội
Mất26 tháng 3, 2004(2004-03-26) (58 tuổi)
Thị xã Lào Cai
Nguyên nhân mấtNhồi máu cơ tim
Nghề nghiệpBác sĩ, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục
Dân tộcKinh
VợNguyễn Thị Nga
ChaTôn Thất Tùng
MẹVi Thị Nguyệt Hồ
Con cáiTôn Nữ Hiếu Thảo
Tôn Hiếu Anh

Cuộc đời và sự nghiệp

sửa

Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm 1946 tại Hà Nội. Nguyên quán ông ở xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, với họ Tôn Thất là một nhánh trong dòng dõi hoàng tộc Triều đình nhà Nguyễn. Bố ông là Giáo sư Tôn Thất Tùng, cũng là một nhà y khoa nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, mẹ là bà Vi Thị Nguyệt Hồ quê gốc Lạng Sơn là cháu nội của tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định. Tên của ông là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho với hàm ý trân trọng tài năng và phẩm chất của những người trí thức yêu nước như bố ông là bác sĩ Tôn Thất Tùng, "như những cây Tùng, cây Bách trên đời".

Đóng góp cho ngành Y Việt Nam

sửa

Phó Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Bách đã kế thừa và phát triển xuất sắc các thành tựu về phẫu thuật gan, mật và tim mà người thầy cũng là người bố của ông là cố Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Tùng đã để lại. Bằng "đôi tay vàng" của mình ông đã cứu sống nhiều bệnh nhân, đúc rút được nhiều kinh nghiệm phẫu thuật để phát triển lớn mạnh ngành phẫu thuật gan, mật và phẫu thuật tim của Việt Nam. Ông đã góp phần xây dựng lớn mạnh trường Đại học Y Hà Nội, trở thành một trung tâm đầu ngành về đào tạo bác sĩ trình độ cao của Việt Nam. Khi ông là hiệu trưởng nhà trường, ông đã có đóng góp lớn trong giai đoạn trường khởi sắc và phát triển nhiều mặt như: hoàn thiện thêm các điều kiện đào tạo bác sĩ cộng đồng (xây dựng thực địa), triển khai bước đầu phương pháp Dạy-Học tích cực, hoàn chỉnh và cụ thể hoá thêm mục tiêu đào tạo đại học (ra "sách xanh"), đưa quy mô đào tạo sau đại học lên ngang hoặc hơn quy mô đào tạo đại học - để tiếp tục phát huy vai trò trường trọng điểm, xây dựng thành công phòng thí nghiệm trung tâm, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác và đối ngoại lên một cấp độ mới, thành lập mới nhiều đơn vị (khoa, bộ môn, trung tâm...), xây dựng cơ bản với quy mô và tiến độ cao. Người dân Việt Nam biết tới ông không chỉ vì danh tiếng và tài năng mà còn tưởng nhớ ông như một tấm gương sáng về y đức [2]. Năm 1994, Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là ông Nguyễn Trọng Nhân cảm thấy mình không đủ sức khoẻ để tiếp túc công tác, ông đã ngỏ ý giới thiệu Phó Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Bách lên thay ông, nhưng Phó Giáo sư đã từ chối với lý do ông muốn dành thời gian cho người bệnh.[3]. Khi làm Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, ông đã rất trăn trở với những người bệnh nghèo và tìm mọi cách giúp đỡ họ vượt qua cơn khó khăn bệnh tật. Sự nhân hậu, hết lòng vì người bệnh của ông đã thôi thúc ông đấu tranh cho quyền lợi dân nghèo khi ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Đóng góp cho xã hội

sửa

Phó Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Bách là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá IX, X và XI, là Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hôi của Quốc hội khoá XI. Ông nổi tiếng là "ông nghị hay có ý kiến", ông có ý kiến ở tất cả các vấn đề đang bức xúc, đang nóng bỏng với đời sống người dân, nhất là người nghèo. Ông luôn thường trực suy nghĩ: "Nông dân chiếm 80% dân số VN, nhưng họ lại chẳng được hưởng gì: không có bảo hiểm y tế, không có chế độ hưu trí, phải đóng viện phí" [4]. Ông qua đời trong một chuyến công tác nhằm nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo tại vùng núi phía bắc Việt Nam nghèo và kém phát triển.

Đời tư

sửa

Ông kết hôn với Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Nga.[5] Ông có hai người con. Con gái đầu lòng tên là Tôn Nữ Hiếu Thảo. Con trai ông tên là Tôn Hiếu Anh, từng là nhà thiết kế và người mẫu, hiện nay đang công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam.[6][7]

Chú thích

sửa
  1. ^ X.H. (Thứ tư, 31/3/2004, 05:17 GMT+7). “Bản sao đã lưu trữ”. VnExpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2011. Truy cập 31/5/2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ 'Thầy Bách dạy chúng tôi biết làm người'
  3. ^ Vì sao PGS.VS. Tôn Thất Bách chưa phải là đảng viên?
  4. ^ “GS Tôn Thất Bách - ông nghị của người nghèo”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2007.
  5. ^ "Anh Bách là một người đàn ông hoàn hảo". An ninh Thế giới Online. 7 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ “Tôn Hiếu Anh: 'Nhiều người tiếc cho tôi'. Báo điện tử VnExpress. 1 tháng 3 năm 2005.
  7. ^ “Lờ những áp lực đi mà sống”. Suckhoedoisong.vn. 26 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa