Tầm bóp

Giống loài thực vật

Tầm bóp[3] hay còn gọi tầm phóc, bánh phóc, lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh,[4] bôm bốp, thù lù (danh pháp khoa học: Physalis angulata) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà (Solanaceae). Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.[5]

Tầm bóp
Cây tầm bóp đang ra quả
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Solanales
Họ (familia)Solanaceae
Chi (genus)Physalis
Loài (species)P. angulata
Danh pháp hai phần
Physalis angulata
L., 1753
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Boberella angulata (L.) E.H.L.Krause
  • Physalis capsicifolia Dunal
  • Physalis esquirolii H. Lév. & Vaniot
  • Physalis lanceifolia Nees
  • Physalis linkiana Nees
  • Physalis ramosissima Mill.
Tránh nhầm lẫn với loài Solanum nigrum (lu lu đực) bản địa nhiều vùng cũng gọi là Tầm bóp và dùng ngọn non làm rau.[2]

Nguồn gốc sửa

Tầm bóp có họ hàng gần với thù lù nhỏ (Physalis minima), thù lù lông (Physalis peruviana),... hay xa hơn nữa là cà chua, cà tímkhoai tây.[6]

Tầm bóp có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, sau trở thành liên nhiệt đới. Thấy mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Cũng còn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.

Là loại cây thảo mọc hoang quanh năm, cao 50 – 90 cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm; cuống lá dài từ 15 - 30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae.

Chất dinh dưỡng sửa

Năng lượng của 100g quả tầm bóp
Năng lượng 205kJ
Ca-lo 49kcal
Protein 1,5g
Cacbohydrat 11g
Trong đó lượng đường 3,9g
Chất béo 0,5g
Chất xơ 0,5g
Protein 0,9g
Lượng nước 81%
Các khoáng chất
Vitamin C 28 mg
Lưu huỳnh 6 mg
Kẽm 0,1 mg
Sắt 1,3 mg
Natri 0,0005g
Magnesi 8 mg
Calci 12 mg
Phosphor 39 mg
Clo 2 mg

Chi tiết: trong 100g quả Tầm bóp có 80% là cacbohydrat, 12% là protein, 8% là chất béo.

Lợi ích sửa

Tính vị, tác dụng sửa

Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp sửa

Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thủng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.[7]

Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.

Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.

Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Quả để khô có thể làm mứt.

 
Cây tầm bóp mọc hoang phổ biến ở tỉnh An Giang.

Cây có thể trồng như cây cảnh trong vườn.

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ Facebook Rau rừng Việt Nam: Cẩn thận tên gọi Tầm bóp
  3. ^ Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000; Trang 236.
  4. ^ Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 2; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 764.
  5. ^ The Plant List (2010). Physalis angulata. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ Morton JF (1987). “Cape gooseberry, Physalis peruviana L. in Fruits of Warm Climates”. Purdue University, Center for New Crops & Plant Products.
  7. ^ Cây Tầm bóp làm thuốc

Liên kết ngoài sửa