Telegram Messenger là một dịch vụ nhắn tin tức thời miễn phí, đa nền tảng, mã hóa. Ứng dụng này cũng cung cấp các cuộc trò chuyện được mã hóa đầu cuối, thường được gọi là trò chuyện bí mật và gọi điện video[6], VoIP, chia sẻ tệp và một số tính năng khác. Telegram ra mắt lần đầu cho iOS vào ngày 14 tháng 8 năm 2013 và trên Android vào ngày 20 tháng 10 năm 2013. Telegram có năm trung tâm dữ liệu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, trong khi trung tâm điều hành có trụ sở tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.[7][8][9][10]

Telegram Messenger
Phát triển bởiTelegram FZ LLC
Telegram Messenger Inc.
Phát hành lần đầu14 tháng 8 năm 2013; 11 năm trước (2013-08-14)
Kho mã nguồn
Viết bằngDesktop: C++, C

Android: Java

IOS: Swift
Nền tảngAndroid, iOS, Windows, macOS, Linux, Web
Ngôn ngữ có sẵn66 (chính thức 12) ngôn ngữ[1][2]
Danh sách ngôn ngữ
Chinese (Beta), English, Russian, Persian, Turkish, Italian, Arabic, Ukrainian, Uzbek, Portuguese, Spanish, German, Dutch, French, Japanese (Beta), Korean, Indonesian, Malay, Belarusian, Catalan, Polish, Finnish
Thể loạiNhắn tin tức thời
Giấy phépGNU GPLv2 or GPLv3 (máy khách)[3] độc quyền (máy chủ)[4]
Websitetelegram.org
Telegram Messenger Inc.
Thành lậptháng 3 năm 2013; 11 năm trước (2013-03)
Trụ sởTortola, British Virgin Islands
(trụ sở pháp lý)[5]
Dubai, United Arab Emirates
(trung tâm vận hành)
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Nhà sáng lập
CEOPavel Durov
Ngành nghềPhần mềm
Websitetelegram.org

Telegram cung cấp các cuộc trò chuyện được mã hóa đầu cuối tùy chọn. Các cuộc trò chuyện và nhóm trên đám mây được mã hóa giữa máy khách và máy chủ để các ISP và bên thứ ba khác trên mạng không thể truy cập dữ liệu. Người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại, thực hiện cuộc gọi thoại và video, đồng thời chia sẻ không giới hạn số lượng hình ảnh, tài liệu (2 GB mỗi tệp), vị trí người dùng, nhãn dán động, danh bạ và tệp âm thanh. Người dùng cũng có thể theo dõi các kênh.[11]

Telegram đã vượt qua WhatsAppFacebook Messenger để trở thành ứng dụng nhắn tin tức thời phổ biến nhất ở Belarus, Moldova, Jordan, Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Campuchia, Ethiopia, NgaUkraine.

Lịch sử

sửa

Phát triển

sửa

Năm 2013, hai anh em Nikolai và Pavel Durov cho ra mắt Telegram vào năm 2013. Trước đó, cặp đôi đã thành lập trang mạng xã hội VK của Nga sau đó rời đi khi trang mạng đó được Tập đoàn Mail.ru tiếp quản.[12][13] Nikolai Durov đã tạo ra giao thức MTProto làm nền tảng để nhắn tin, trong khi Pavel hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng. Họ khởi nghiệp công ty và ứng dụng này ở Nga sau đó chuyển sang Đức.[14] Telegram tuyên bố rằng mục tiêu cuối cùng không phải là vì lợi nhuận,[15][16] nhưng hiện tại công ty này không hề được cấu trúc giống như một tổ chức phi lợi nhuận.[17]

Telegram được đăng ký là vừa là công ty hợp doanh trách nhiệm hữu hạn ở Anh [18] vừa ở Mỹ.[19] Telegram không tiết lộ nơi họ thuê văn phòng hoặc pháp nhân đứng tên thuê văn phòng với lý do cần phải "che chở cho đội ngũ khỏi những tác động không cần thiết" và bảo vệ người dùng khỏi các yêu cầu cung cấp dữ liệu của chính phủ.[20] Pavel Durov nói rằng dịch vụ này có trụ sở tại Berlin, Đức, giữa năm 2014 [21] và đầu năm 2015, nhưng đã chuyển sang các khu vực pháp lý khác nhau sau khi không xin được giấy phép cư trú cho tất cả những người trong đội ngũ.[22] Durov rời Nga và được cho là đã di chuyển từ nước này sang nước khác với một nhóm nhỏ lập trình viên gồm 15 thành viên cốt lõi.[12][23] Theo báo cáo, Telegram có nhân viên ở St. Petersburg. Đội ngũ Telegram hiện đang đặt trụ sở ở Dubai.[24] Các trung tâm dữ liệu của công ty này trải rộng trên một cấu trúc công ty phức tạp gồm các công ty vỏ bọc ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau để tránh tuân thủ lệnh triệu tập của chính phủ.[25] Công ty cho biết điều này được thực hiện "để bảo vệ dữ liệu không được mã hóa đầu cuối". Trang Câu hỏi thường gặp (FAQ) của Telegram cho biết công ty không xử lý bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến nội dung bất hợp pháp trong các cuộc trò chuyện và trò chuyện nhóm và "cho đến nay, chúng tôi đã tiết lộ 0 byte dữ liệu người dùng cho bên thứ ba, bao gồm cả chính phủ".[25]

Số người dùng

sửa

 Vào tháng 10 năm 2013, Telegram có 100.000 người dùng hoạt động hàng ngày.[13] Tháng 3 năm 2014, Telegram tuyên bố đạt 15 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.[26] Tháng 10 năm 2014, các kế hoạch giám sát của chính phủ Hàn Quốc đã khiến nhiều người dân chuyển sang dùng Telegram.[21] Tháng 12 năm 2014, Telegram tuyên bố có 50 triệu người dùng đang hoạt động, 1 tỷ tin nhắn mỗi ngày và 1 triệu người dùng mới mỗi tuần.[27] Tháng 9 năm 2015, ứng dụng này có 60 triệu người dùng đang hoạt động và trao đổi 12 tỷ tin nhắn mỗi ngày.[28]

Theo Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ, số người dùng Telegram hàng tháng tính đến tháng 10 năm 2019 là 300 triệu người trên toàn thế giới.[29]

Vào tháng 6 năm 2022, Telegram đã vượt mốc 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.[30][31] Cùng tháng đó, Telegram Premium, một gói đăng ký trả phí tùy chọn với một số tính năng bổ sung đã được ra mắt.

Kể từ tháng 7 năm 2023, Telegram đã trở thành phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Nga, với thị phần là 46,8% tính đến tháng 12 năm 2023.[32]

Tính đến tháng 3 năm 2024, Telegram có hơn 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng theo Pavel.[33]

Tính năng

sửa

Telegram có sẵn các ứng dụng chính thức dành cho Android, iOS, Windows, macOSLinux (yêu cầu có số điện thoại đang hoạt động khi dùng trên thiết bị iOS và Android).[34][35][36]. Ngoài ra còn có hai ứng dụng Telegram web chính thức WebK và WebZ[37] và nhiều ứng dụng không chính thức sử dụng giao thức của Telegram. Các thành phần chính thức của Telegram là mã nguồn mở, ngoại trừ máy chủ là nguồn đóng và độc quyền.

Tài khoản

sửa
 
Tính năng tự hủy tài khoản

Tài khoản Telegram được gắn với số điện thoại và được xác minh bằng SMS.[38] Người dùng có thể kết nối tài khoản của mình với nhiều ứng dụng khác nhau và nhận tin nhắn trên từng thiết bị, có thể ngắt kết nối riêng lẻ với từng thiết bị hoặc đăng xuất tất cả cùng một lúc, cũng có thể thay đổi số điện thoại gắn kết với tài khoản bất cứ lúc nào. Khi đó, những người trong danh bạ sẽ tự động được cập nhật số mới này.[39][40] Ngoài ra, người dùng có thể thiết lập bí danh cho phép họ gửi và nhận tin nhắn mà không để lộ số điện thoại của họ.[41] Tài khoản Telegram có thể bị xóa bất cứ lúc nào và mặc định tự động bị xóa sau 6 tháng không hoạt động, có thể tùy chọn thành 1 tháng hoặc 12 tháng.[42]

Phương thức xác thực mặc định mà Telegram sử dụng để đăng nhập là xác thực một yếu tố dựa trên SMS.[43] Tất cả những gì cần thiết để đăng nhập vào tài khoản và có quyền truy cập vào các tin nhắn trên nền tảng đám mây của người dùng đó là mật mã một lần được gửi qua SMS đến số điện thoại của người dùng.[44] Những tin nhắn SMS đăng nhập này đã bị chặn ở Iran, Nga và Đức.[45] Pavel Durov đã nói rằng người dùng Telegram ở"các quốc gia có vấn đề"nên kích hoạt xác thực hai yếu tố bằng cách tạo mật khẩu. Telegram vốn cũng cho phép tạo mật khẩu nhưng không yêu cầu phải làm điều này.[46][47]

Tin nhắn nền tảng đám mây

sửa

Tin nhắn mặc định của Telegram dựa trên nền tảng đám mây và có thể truy cập trên bất kỳ thiết bị nào được kết nối. Người dùng có thể chia sẻ ảnh, video, tin nhắn âm thanh và các tệp tin khác (kích thước tối đa 2.0 gigabyte cho mỗi tệp). Người dùng có thể gửi tin nhắn cho người dùng khác hoặc tới những nhóm lên tới 200.000 thành viên.[48] Tin nhắn đã gửi có thể được chỉnh sửa trong vòng 48 giờ sau khi chúng được gửi đi và có thể xóa bất cứ lúc nào từ cả hai phía. Điều này cho phép người dùng sửa lỗi chính tả và rút lại các tin nhắn gửi nhầm. Tin nhắn truyền đến các máy chủ của Telegram được mã hóa bằng giao thức MTProto. Theo chính sách bảo mật của Telegram,"tất cả dữ liệu lưu trữ được mã hóa cao độ và các khóa mã hóa trong từng trường hợp được lưu trữ phân tán ở những khu vực pháp lý khác nhau. Bằng cách này, các kỹ sư địa phương hoặc những kẻ xâm nhập dữ liệu vật lý không thể truy cập vào dữ liệu người dùng".[49] Điều này làm cho tính bảo mật của tin nhắn gần tương đương với thư điện tử. Hầu hết các nhà cung cấp đều sử dụng mã hóa máy khách-máy chủ, tuy nhiên thường là với giao thức bảo mật tầng giao vận được chuẩn hóa. Thư điện tử có thể được mã hóa trên máy chủ hoặc không. Tin nhắn dựa trên nền tảng đám mây của Telegram vẫn còn trên máy chủ ít nhất cho đến khi tất cả người tham gia đều đã xóa nó.

Cơ sở dữ liệu tin nhắn cục bộ của Telegram không được mã hóa theo mặc định.[50] Một số máy khách của Telegram cho phép người dùng mã hóa cơ sở dữ liệu tin nhắn cục bộ bằng cách thiết lập cụm mật khẩu.[51]

Nhãn dán

sửa

Nhãn dán là hình ảnh độ nét cao dựa trên nền tảng đám mây nhằm cung cấp những biểu tượng cảm xúc giàu tính biểu cảm hơn. Khi nhập biểu tượng cảm xúc, người dùng sẽ được đề xuất gửi nhãn dán tương ứng với biểu tượng cảm xúc đó. Những nhãn dán cùng phong cách nằm trong một bộ và cùng một biểu tượng cảm xúc có nhiều nhãn dán khác nhau. Telegram mặc định sẵn một bộ nhãn dán [52] nhưng người dùng có thể cài đặt những bộ khác do bên thứ ba cung cấp. Hình ảnh nhãn dán sử dụng định dạng tập tin WebP, được tối ưu hóa để có thể truyền qua internet tốt hơn.

Nháp

sửa

Nháp là những tin nhắn chưa hoàn thành được đồng bộ hóa trên các thiết bị của người dùng. Người dùng có thể bắt đầu nhập tin nhắn trên một thiết bị và tiếp tục trên một thiết bị khác. Nháp sẽ tiếp tục nằm trong khu vực chỉnh sửa trên bất kỳ thiết bị nào cho đến khi nó được gửi hoặc bị xóa.[53]

Trò chuyện bí mật

sửa
 
Thông báo xác nhận"trò chuyện bí mật"- ảnh chụp màn hình từ Android Marshmallow.

Tin nhắn cũng có thể được gửi thông qua giao thức mã hóa từ máy khách đến máy khách trong phòng trò chuyện bí mật. Những tin nhắn này được mã hóa với giao thức MTProto.[54] Không giống như các tin nhắn dựa trên nền tảng đám mây của Telegram, các tin nhắn được gửi trong phòng trò chuyện bí mật chỉ có thể được truy cập trên thiết bị mà phòng trò chuyện bí mật được tạo ra và thiết bị mà phòng trò chuyện bí mật chấp nhận; không thể truy cập những tin nhắn này trên các thiết bị khác.[13] Những tin nhắn được gửi trong phòng trò chuyện bí mật, về nguyên tắc, có thể bị xóa bất cứ lúc nào và có thể tự hủy.[50]

Người tham gia phòng trò chuyện bí mật phải nhận được lời mời và chấp nhận nó, theo đó các khóa mã hóa cho phiên trò chuyện được trao đổi qua lại. Người dùng trong phòng trò chuyện bí mật có thể xác minh rằng không có cuộc tấn công xen giữa nào xảy ra bằng cách so sánh các hình ảnh trực quan hóa vân tay khóa công khai của họ.[55]

Theo Telegram, các phòng trò chuyện bí mật đã hỗ trợ tính hướng đến mức độ hoàn hảo về bảo mật kể từ tháng 12 năm 2014. Khóa mã hóa được thay đổi định kỳ sau khi được sử dụng hơn 100 lần hoặc được sử dụng hơn một tuần.[50] Các khóa mã hóa cũ đều bị phá hủy.[39][40][56]

Người dùng Windows và GNU / Linux vẫn không thể sử dụng các phòng trò chuyện bí mật thông qua ứng dụng Telegram phiên bản dành cho máy tính nhưng trên macOS thì được.[57]

Telegram web Telegram Web là phương thức giúp người dùng có thể đăng nhập Telegram ngay trên trình duyệt web thông qua mã QR hoặc tài khoản Telegram

Phòng chuyện bí mật không hoạt động cho nhóm hoặc kênh.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Translations”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “Q: Can I translate Telegram?”. Telegram Messenger LLP. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ “List of Telegram applications”. 6 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên faq-why-not-open-souce
  5. ^ Telegram Messenger Inc – RIPE NCC
  6. ^ “Telegram introduces end-to-end encrypted video calls”. The Next Web. 14 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ EWDN (30 tháng 8 năm 2013). “Russia's Zuckerberg launches Telegram, a new instant messenger service”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ “Meet Telegram, A Secure Messaging App From The Founders Of VK, Russia's Largest Social Network”. TechCrunch. 28 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ 'Nobody can block it': how the Telegram app fuels global protest”. The Guardian. 7 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ “The Evolution of Telegram”. Telegram. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ “Durov's Channel”. Telegram. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  12. ^ a b Hakim, Danny (ngày 2 tháng 12 năm 2014). “Once Celebrated in Russia, the Programmer Pavel Durov Chooses Exile”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  13. ^ a b c Shu, Catherine (ngày 27 tháng 10 năm 2013). TechCrunch Telegram, A Secure Messaging App From The Founders Of VK, Russia's Largest Social Network https://www.guideurhealth.com/telegram-se-paise-kese-kamaye/title=Meet Telegram, A Secure Messaging App From The Founders Of VK, Russia's Largest Social Network Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  14. ^ “Russia's Zuckerberg launches Telegram, a new instant messenger service”. Reuters. ngày 30 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
  15. ^ Telegram F.A.Q,"...making profits will never be an end-goal for Telegram."
  16. ^ Why Telegram has become the hottest messaging app in the world, The Verge. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2014."Telegram operates as a non-profit organization, and doesn't plan to charge for its services."
  17. ^ Dewey, Caitlin (ngày 23 tháng 11 năm 2015). “The secret American origins of Telegram, the encrypted messaging app favored by the Islamic State”. Washington Post. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2018.
  18. ^ “Telegram - Android Apps on Google Play”. play.google.com. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  19. ^ “Telegram Messenger on the App Store”. App Store. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  20. ^ Thornhill, John (ngày 3 tháng 7 năm 2015). “Lunch with the FT: Pavel Durov”. Financial Times. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  21. ^ a b Brandom, Russell (ngày 6 tháng 10 năm 2014). “Surveillance drives South Koreans to encrypted messaging apps”. The Verge. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  22. ^ Turton, William (ngày 29 tháng 9 năm 2017). “What isn't Telegram saying about its connections to the Kremlin?”. The Outline. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.
  23. ^ “Telegram app free-speech advocate no stranger to Apple-FBI woes”. ngày 23 tháng 2 năm 2016 – qua www.reuters.com.
  24. ^ 12 tháng 12 năm 2017/cryptic-russian-crusader-says-his-5-billion-app-can-t-be-bought “This $5 Billion Encrypted App Isn't for Sale at Any Price” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Bloomberg. ngày 12 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2017.
  25. ^ a b “How Telegram played itself”. Platformer (bằng tiếng Anh). 27 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  26. ^ Telegram Hits 35M Monthly Users, 15M Daily With 8B Messages Received Over 30 Days
  27. ^ Telegram Reaches 1 Billion Daily Messages
  28. ^ Lomas, Natasha (ngày 21 tháng 9 năm 2015). “Telegram Now Seeing 12BN Daily Messages, up From 1BN in February”. Techcrunch. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  29. ^ “SECURITIES AND EXCHANGE COMMISSION,::Plaintiff,:19 Civ. 9439(PKC):-against -:ECF Case:TELEGRAM GROUPINC.andTON ISSUERINC.,” (PDF). The US Securities and Exchange Commission. ngày 11 tháng 10 năm 2019.
  30. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 700M_premium
  31. ^ “700 Million Users and Telegram Premium”. Telegram. 21 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  32. ^ “Explaining The Rise of Telegram”. Riddle Russia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  33. ^ “Telegram hits 900mn users and nears profitability as founder considers IPO”. Financial Times. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  34. ^ “no login by sms code in desktop version”. GitHub. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2021.
  35. ^ “no timer for sms code after sending to app on other device”. GitHub. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2021.
  36. ^ Witman, Emma (22 tháng 1 năm 2021). “How to make a Telegram account and start using the popular group chatting app”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.
  37. ^ “Telegram launched two new web clients for mobile and desktop devices”. Telegramm.app. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2021.
  38. ^ Configurando Telegram en el iPhone, en la web y en el Mac (bằng tiếng Tây Ban Nha)
  39. ^ a b Munizaga, Jonathan (ngày 1 tháng 12 năm 2014). “Telegram ya permite migrar conversaciones y contactos a una línea nueva” [Telegram already allows migrating conversations and contacts to a new line] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Wayerless. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014.
  40. ^ a b Mateo, David G (ngày 1 tháng 12 năm 2014). “Telegram ahora permite traspasar mensajes al cambiar de número” (bằng tiếng Tây Ban Nha). TuExperto. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014.
  41. ^ “Secure Messaging App Telegram Adds Usernames And Snapchat-Like Hold-To-View For Media”. Techcrunch. ngày 23 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  42. ^ “Hiding Last Seen Time - Done Right”. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2017.
  43. ^ Kirk, Jeremy (ngày 15 tháng 1 năm 2015). “How much trust can you put in Telegram messenger?”. PC World. IDG. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2016.
  44. ^ Rad, Alex (ngày 9 tháng 1 năm 2015). “A 264 Attack On Telegram, And Why A Super Villain Doesn't Need It To Read Your Telegram Chats”. alexrad.me (Blog). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2016.
  45. ^ Lipp, Sebastian; Hoppenstedt, Max (ngày 26 tháng 8 năm 2016). “Exklusiv: Wie das BKA Telegram-Accounts von Terrorverdächtigen knackt”. Motherboard (bằng tiếng Đức). Vice Media Inc. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2016.
  46. ^ Lokot, Tetyana (ngày 2 tháng 5 năm 2016). “Is Telegram Really Safe for Activists Under Threat? These Two Russians Aren't So Sure”. Advox. Global Voices. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2016.
  47. ^ Menn, Joseph; Torbati, Yeganeh (ngày 2 tháng 8 năm 2016). “Exclusive: Hackers accessed Telegram messaging accounts in Iran - researchers”. Reuters. San Francisco/Washington: Thomson Reuters. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  48. ^ “Group chats on Telegram can now have up to 1,00,000 members. Admins can use advanced permissions and butler bots to keep the peace”. ngày 23 tháng 10 năm 2017 – qua Twitter.com.
  49. ^ “Telegram Privacy Policy”. Telegram. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016.
  50. ^ a b c Rottermanner và đồng nghiệp 2015
  51. ^ Franceschi-Bicchierai, Lorenzo (ngày 24 tháng 2 năm 2015). “Encryption Fails: When to Freak Out and When to Chill”. Motherboard. Vice Media. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2016.
  52. ^ Telegram Stickers
  53. ^ Drafts, Picture-in-Picture, and More
  54. ^ “FAQ for the Technically Inclined”. Telegram. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2016.
  55. ^ Hamburger, Ellis (ngày 25 tháng 2 năm 2014). “Why Telegram has become the hottest messaging app in the world”. The Verge. Vox Media. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  56. ^ Perfect Forward Secrecy
  57. ^ “Github issue 871: missing secret chats”. ngày 2 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2017.