Thành viên:Đức Anh/Thử nghiệm/Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ghi nhận ca nhiễm COVID-19. Ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên được ghi nhận vào ngày 23 tháng 1 năm 2020.[1][2]

Dòng thời gian sửa

Bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận vào ngày 23/1 là một người đàn ông Trung Quốc đến từ Vũ Hán và đã lây bệnh cho ca nhiễm thứ hai là người con trai đang sinh sống tại Việt Nam. Từ đó cho đến hết ngày 25/2, Việt Nam đã ghi nhận 16 ca nhiễm, với độ tuổi từ độ tuổi sơ sinh đến người cao tuổi, mắc nhiều chứng bệnh nền. Cả 16 bệnh nhân được chữa trị và nhanh chóng xuất viện. Trong 22 ngày sau đó, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm bệnh, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường với các nguyên tắc phòng dịch cơ bản.

Tối ngày 6/3, Hà Nội công bố trường hợp thứ 17, chấm dứt chuỗi 22 ngày Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới, bắt đầu giai đoạn thứ hai trong việc chống dịch. Số ca nhiễm bắt đầu tăng nhanh, nhiều nơi xuất hiện những ổ dịch siêu lây lan. Chính phủ lần đầu tiên phải áp dụng lệnh cách ly xã hội, công bố dịch trên cả nước, đây là giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Cuộc sống của người dân bị xáo trộn, các nguyên tắc phòng đặt mức cao nhất. Về sau, diễn biến của dịch đã bớt căng thẳng đi. Một tuần sau ngày 16/4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới, két thúc giai đoạn thứ hai của phòng chống dịch.

Ngày 24/4 đến 24/7, Việt Nam ghi nhiều ca nhiễm mới, chủ yếu đến từ các chuyến bay đến từ nước ngoài và đã được cách ly khi nhập cảnh vào Việt Nam. Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn 3, giai đoạn "Bình thường mới", vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế. Các trường học, công ty, doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại, các bệnh viện, khu cách ly vẫn hoạt động.

Ca bệnh thứ X được phát hiện tại Đà Nẵng ngày 25/7 đã chấm dứt chuỗi 99 ngày Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm nội địa. Ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19, là một người đàn ông 70 tuổi, sống tại Hội An. Việt Nam từ đó ghi nhận hàng loạt ca nhiễm mới và ca tử vong.

Hành động sửa

Ngăn chặn sửa

 
Một khu cách ly tập trung tại Việt Nam

Từ trong giai đoạn thứ nhất, chính phủ đã có những biện pháp để ngăn chặn dịch lây lan từ Trung Quốc, trong đó có việc cân nhắc đòng cửa biên giới với Trung Quốc. Kể từ khi Việt Nam có ca nhiễm đầu tiên, một số công ty du lịch đã hủy các lộ trình đến Vũ Hán. Tiếp sau đó, chính phủ đã hủy bỏ các chuyến bay đến Vũ Hán và từ chối các chuyến tàu cập cảng Việt Nam. Khi chống dịch bước sang giai đoạn 2, Việt Nam tiến hành đơn phương miễn thị thực khi cho các nước châu Âu khi vùng này trở thành tâm dịch của thế giới sau Trung Quốc, nơi trở thành yếu tố khiến bùng phát dịch mạnh tại Việt Nam. Các cửa khẩu trên bộ với 3 nước láng giềng được siết chặt. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chủ trương có các chuyến bay đón người Việt ở ngước ngoài trở về nước.

Trong giai đoạn này chứng kiến dịch bùng phát mạnh, các du khách bắt buộc phải khai báo y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam. Cả nước ngày 10 tháng 3 tiến hành thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân để kiểm soát dịch bệnh. Thậm chí người dân các tỉnh thành khác nhau khi qua lại cũng phải khai báo y tế, cách ly. Quân đội cũng ra quân diễn tập để ứng phó dịch bệnh. Trường học bắt buộc đóng cửa và học sinh phải học qua trực tuyến.

Khống chế sửa

 
Khẩu trang được xem là biện pháp phòng dịch hữu hiệu tại Việt Nam

Nhằm tránh dịch bệnh lây lan, chính phủ đã cách ly nhưng thân nhân và người có liên quan tới các bệnh nhân nhiễm dịch. Một số nơi như huyện X, huyện Y, huyện Z đã bị phong tỏa do xuất hiện ca nhiễm dịch.

Để khống chế được sự bùng phát của dịch, ngày 31/3/2020, thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16. Theo đó cả nước thực hiện lệnh cách ly xã hội trong 15 ngày, kể từ 0h ngày 1/4/2020. Lệnh hạn chế tối đa người dân ra đường và chỉ cho phép trong những trường hợp chính đáng, cần thiết và tiến hành xử phạt những người ra đường không có lý do chính đáng. Các nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng dịch vụ thiết yếu vẫn được phép mở cửa, trong khi đó là cửa hàng dịch vụ không thiết yếu, trường học, công sở đều đóng cửa. Sau ngày 15/4, lệnh cách ly vẫn được áp dụng tại một số tỉnh thành thuộc diện "nguy cơ cao", một số tỉnh thành "có nguy cơ" và "nguy cơ thấp" được dỡ bỏ lệnh cách ly theo lộ trình phù hợp.

Phòng ngừa sửa

Ở Việt Nam, khẩu trang, găng tay y tế và dung dịch cồn sát khuẩn được xem là những thứ hữu hiệu nhất để phòng ngừa lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, khi vào đầu giai đoạn dịch, chúng rất khan hiếm và giá thành được đẩy lên rất cao, về sau giá đã ổn định và có những điểm phát khẩu trang miễn phí.

Chính phủ cũng chỉ thị tại các nơi như trường học, công sở, nhà máy, xí nghiệp phải phổ biến các quy định chống dịch, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn.

Cứu trợ sửa

Từ chính quyền sửa

Chính quyền Việt Nam đã có những biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ người dân trong việc khám, xét nghiệm và chữa bệnh. Chính quyền Hà Nội cũng trích từ ngân sách thành phố hỗ trợ mỗi người bị cách ly 100.000 đồng/ngày và miễn phí xét nghiệm đối với trường hợp có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người nhiễm COVID-19. [5] Đối với các trường hợp bị cách ly tại nhà hoặc nơi tập trung, trường hợp có nhu cầu khám chữa bệnh, ngoài chi phí đặc trị cho COVID-19 ra thì tất cả các chi phí còn lại của người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được nhà bảo hiểm chi trả 100%.

Với doanh nghiệp, Chính phủ cũng có biện pháp hỗ trợ tài chính, như ban hành các thông tư quy hộ trợ việc vay nợ. Ngoài ra, những doanh nghiệp có doanh thu và thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của COVID-19 dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc lãi đúng hạn cũng sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Các tiêu chí xác định mức độ ảnh hưởng sẽ do tổ chức tín dụng hướng dẫn.[6] Các tổ chức như công đoàn TP.HCM cũng có những chính sách hỗ trợ các giáo viên trong thời gian nghỉ dịch.[7]

Được Quốc hội đồng ý, Chính phủ đã ban hành gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, hỗ trợ trực tiếp người dân khó khăn do dịch COVID-19. Đối tượng được nhận hỗ trợ bao gồm người lao lộng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên, doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh cá thể và nhiều đối tượng xã hội khác như người nghèo, người có công.[8][9] Tuy nhiên, việc giải ngân gói hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, chậm trễ.[10][11][12]

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã tổ chức "Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19".

Từ cộng đồng sửa

Ngoài việc hỗ trợ từ chính phủ, nhiều người dân cũng đã tổ chức cấp phát lương thực, nước uống hỗ trợ những người nghèo. Nhiều hình thức quyên góp, cứu trợ cộng đồng được lập nên đã giúp đỡ được nhiều người và được nhiều nước đánh giá cao. Nhiều doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng, người Việt ở nước ngoài cũng đã đóng góp vào việc chống dịch. Một tập đoàn lớn cũng đã tuyên bố sẽ cam kết tặng cho chính phủ 5.000 máy thở không xâm nhập để chống dịch.

Từ nước ngoài sửa

Việt Nam cũng hỗ trợ các nước khác trong việc phòng chống dịch COVID-19. Như việc viện trợ cho Trung Quốc hàng hóa và vật dụng y tế có trị giá khoảng 500.000 USD, trong khi Hội Chứ thập đỏ Việt Nam cũng vận động viện trợ cho họ hàng hóa giá trị khoảng 100.000 USD.[13][14] Việt Nam cũng cung cấp viện trợ bằng hàng hóa, vật dụng y tế, tiền cho các nước Đông Nam Á, cho Nga, Nhật, Hoa Kỳ, Ấn Độ cùng một số nước châu Âu.[15][16][17][18][19][20][21]

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) viện trợ cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) sinh phẩm xét nghiệm trị giá 14 triệu Yên Nhật vào ngày 7 tháng 2, khi ca nhiễm đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.[22] JICA cũng viện trợ sinh phẩm xét nghiệm trị giá 4 triệu Yên Nhật cho Viện Pasteur.[23] Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng thông báo chính phủ của họ sẽ viện trợ Việt Nam ít nhất 200 triệu Yên Nhật thông qua các tổ chức quốc tế.[24][25] Chính phủ Hoa Kỳ cùng các nước trên thế giới cũng có thông báo hỗ trợ cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.[26][27][28][29][30]

Y tế sửa

Phương pháp điều trị sửa

Nghiên cứu chế phẩm sửa

Tác động sửa

Kinh tế xã hội sửa

 

Cục Hàng không Việt Nam ước tính doanh thu của ngành thiệt hại khoảng 25.000 tỷ đồng.[31] Ngành hàng không rơi vào tình trạng xấu nhất trong suốt lịch sử phát triển, toàn bộ các đường bay bị tam ngưng hoạt động.[32] Theo một cuộc khảo sát với 1.200 doanh nghiệp, 26,2% sẽ phá sản nếu đại dịch kéo dài 6 tháng, gần 30% mất từ 20 - 50% doanh thu, 60% giảm hơn một nửa doanh thu.[31] Cục Công nghiệp cho biết công nghiệp sản xuất chế tạo, chế biến bị thiếu hụt nguồn cung ứng nguyên liệu, linh kiện mà phần lớn nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động.[32] Cục Thuế Hà Nội cho biết trong hai tháng đầu năm có hơn 2.600 hộ kinh doanh giải thể và 6.400 hộ kinh doanh nghỉ kinh doanh, ngân sách Nhà nước thất thu từ 4.200 đến 16.600 tỷ đồng.[33] Công nghiệp du lịch, nghỉ dưỡng và liên vận bị thiệt hại doanh thu nặng nề do chính sách cách ly xã hội,[31][34] lượt du khách quốc tế trong ba tháng đầu năm đạt 3,7 triệu người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường du lịch trong nước và quốc tế gần như "đóng băng" hoàn toàn.[35]

Trong 4 tháng đầu năm 2020, giá bán căn hộ chung cư và giá bán nhà riêng lẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều tăng so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi giá thuê mặt bằng kinh doanh điều chỉnh giảm từ 10 - 30%, doanh nghiệp bất động sản cắt giảm một nửa nhân sự, 80% bất động sản toàn quốc tạm ngừng hoạt động.[36] Các chủ mặt bằng kinh doanh cho thuê chủ động giảm 30% - 40% giá so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó một cuộc khảo sát về khách thuê mặt bằng kinh doanh cho biết 79% lo lắng doanh thu 6 tháng cuối năm sẽ xấu hơn, 43% cho rằng doanh thu sẽ giảm từ 10-30%, 61% chưa được hỗ trợ từ chủ nhà, 27% mong đợi các chủ nhà hỗ trợ.[37][38]

Dịch bùng phát làm cho thị trường bị xáo trộn. Nhu cầu của khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn gia tăng, trong khi nguồn cung thì không đáp ứng kịp thời khiến nhiều nơi đồng loạt tăng giá của những mặt hàng này hoặc hết hàng, một số mặt hàng cần thiết cũng bị tăng giá. Dịch bệnh tác động rất lớn đến các lao động. Nhiều lao động nhập cư tại các thành phố bị thất nghiệp, thu nhập sụt giảm do giãn cách xã hội. Có gần 5 triệu lao động Việt Nam thật nghiệp hoặc nghỉ luân phiên do dịch, và là tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 5 năm qua. Tăng trưởng kinh tế được cho là kém nhất kể từ Đổi Mới từ năm 1986.

Giáo dục sửa

Dịch bệnh đã ảnh hướng đến toàn bộ học kì II của năm học 2019 - 2020. Khi học sinh trên toàn quốc chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên Đánh Canh Tý cũng là lúc Việt Nam bắt đầu ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên. Sau 2 tuần nghỉ Tết, học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ dịch liên tiếp kéo dài 3 tháng và các trường tiến hành dạy học qua internet cho các học sinh. Bộ Giáo dục cùng Sở Giáo dục các tỉnh thành tiến hành giảm tải chương trình học và đổi mới nội dung bài thi của các kỳ thi lớn. Đầu tháng 5, khi dịch bắt đầu được kiểm soát, học sinh trên cả nước bắt đầu đến trường trở lại và kết thúc năm học vào đầu tháng 7, không lâu trước khi dịch bùng phát mạnh lần 2.

Vấn đề sửa

Trong khi Trung Quốc còn là ổ dịch lớn nhất thế giới, nhiều nhà nghỉ và khách sạn ở Việt Nam đã treo biển không phục vụ khách Trung Quốc, nhiều người dân đã lên mạng và yêu cầu chính quyền phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Tình trạng bài ngoại, kỳ thị người nước ngoài tiếp diễn với người châu Âu, châu Mỹ, khi mà các châu lục này trở thành tâm dịch của thế giới. Chính quyền Việt Nam một mặt hạn chế khách nước ngoài nhằm kiểm soát lây nhiễm, một mặt xử lý các hành vi kỳ thị người nước ngoài.

Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn nạn tin giả, chủ yếu là tin được truyền miệng và trên mạng xã hội. Từ tháng 2 đến ngày 10/3, chính quyền đã xử lý 21 trường hợp với hành vi đăng tin không đúng sự thật trên internet liên quan đến dịch COVID-19.

Trong lúc dịch còn diễn biến phức tạp, chính quyền đã áp dụng lệnh khai báo y tế bắt buộc đối với người nhập cảnh và sau đó là lệnh cách ly bắt buộc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người bị phát hiện khai báo gian dối, trong số đó có người tự công khai mình nói dối và chia sẻ cách nói dối trên mạng xã hội. Khi nhập cảnh, nhiều người đã không chịu đi cách ly và khi cách ly vẫn còn những trường hợp trốn cách ly. Nhiều người, đặc biệt là người nước ngoài, nhận xét rằng bệnh viện họ đang được cách ly rất bẩn, không gian hẹp, cơ sở vật chất nghèo nàn.

Vật tư y tế cũng là một vấn đề tại Việt Nam trong thời gian này. Nhiều nơi sản xuất, lưu trữ, buôn bán khẩu trang không rõ nguồn gốc tại các tỉnh thành đã bị chính quyền phát hiện và xử lí. Ngoài ra, các sai phạm, gian lận cũng diễn ra từ việc mua thiết bị y tế phòng dịch, trong đó có ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, với cáo buộc gian lận mua máy xét nghiệm COVID-19.

Đánh giá sửa

Trong nước sửa

Nước ngoài sửa

Số liệu thống kê sửa

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa


Tham khảo sửa

  1. ^ Coleman, Justine (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Vietnam reports first coronavirus cases”. The Hill. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ “Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19”. Bộ Y tế (Việt Nam). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ VNCDC (Ngày 27 tháng 1 năm 2020) Thủ tướng: Chống dịch như chống giặc!
  4. ^ “Thủ tướng đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc”. Truy cập 5 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ Hà Nội hỗ trợ mỗi người cách ly phòng chống Covid-19 100.000 đồng/ngày Vũ Hân (Tuổi Trẻ Online) Ngày 11 tháng 3 năm 2020. Bản gốc: Lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2020
  6. ^ Chính thức ban hành thông tư hỗ trợ doanh nghiệp chịu thiệt hại vì Covid-19 Kỳ Ngọc (Forbes Vietnam). Ngày 13 tháng 3 năm 2020. Bản gốc: Lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2020
  7. ^ Giáo viên TP.HCM giảm thu nhập do dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền Vietnamnet. Ngày 20 tháng 3 năm 2020. Bản gốc: Lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2020
  8. ^ “Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ trực tiếp người dân khó khăn do dịch Covid-19”. Thanh Niên Online. 10 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ “Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn do COVID-19”. Báo Chính phủ. 10 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ “Bao giờ tiền gói hỗ trợ an sinh xã hội đến tay người dân?”. Thanh Niên Online. 14 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ “62.000 tỉ đồng sẽ sớm đến tay người nhận”. Người Lao Động. 21 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ “Chi tiền hỗ trợ: Sao phải chờ có đơn?”. Tuổi Trẻ Online. 28 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ “Việt Nam viện trợ nửa triệu USD giúp Trung Quốc chống dịch virus corona”. Tuổi Trẻ Online. 31 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “Việt Nam viện trợ y tế cho Trung Quốc chống virus Corona”. RFA Tiếng Việt. 31 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ Nguyên Hạnh (13 tháng 4 năm 2020). “Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang chống COVID-19”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ Vũ Hân (16 tháng 4 năm 2020). “Việt Nam trao tặng vật tư y tế chống Covid-19 cho Nhật, Mỹ”. Thanh Niên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Nguyen Dieu Tu Uyen (16 tháng 4 năm 2020). “Vietnam Gives the U.S. 250,000 Locally Made Medical Masks” [Việt Nam tặng Hoa Kỳ 250.000 khẩu trang y tế tự sản xuất]. Bloomberg (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ Vũ Hân (17 tháng 4 năm 2020). “Việt Nam tặng Thụy Điển 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn phòng chống Covid-19”. Thanh Niên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  19. ^ T. Hà (21 tháng 4 năm 2020). “Việt Nam tặng 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn cho Ấn Độ”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ Vũ Hân (8 tháng 4 năm 2020). “Việt Nam tặng 550.000 khẩu trang cho các nước châu Âu”. Thanh Niên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ “Vietnam donates 550,000 masks to EU countries in coronavirus fight” [Việt Nam tặng EU 550.000 khẩu trang giống dịch coronavirus]. Reuters (bằng tiếng Anh). 7 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ “Nhật Bản viện trợ 14 triệu yên giúp Việt Nam chống dịch nCoV”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 8 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  23. ^ “Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch do virus Covid-19”. Dân trí. 21 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  24. ^ “Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam ít nhất 200 triệu yen chống dịch Covid-19”. Thanh Niên. 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  25. ^ “Người Nhật tặng 50.000 khẩu trang y tế chống dịch Covid-19 cho Đà Nẵng”. Thanh Niên. 9 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2020.
  26. ^ Mỹ viện trợ gần 3 triệu USD cho Việt Nam chống dịch COVID-19. RFA Tiếng Việt (Ngày 30 tháng 3 năm 2020).
  27. ^ Mỹ công bố gói viện trợ khẩn cấp hơn 18 triệu USD cho ASEAN. Tuổi Trẻ (Ngày 1 tháng 4 năm 2020).
  28. ^ Mỹ hỗ trợ 4,5 triệu USD cho Việt Nam chống Covid-19. VnExpress (Ngày 17 tháng 4 năm 2020).
  29. ^ Mỹ viện trợ 9,5 triệu USD giúp Việt Nam chống dịch Covid-19. Dân Trí (Ngày 2 tháng 5 năm 2020).
  30. ^ “Covid-19: Pháp hỗ trợ Việt Nam và 4 nước ASEAN”. Người lao động. 2 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ a b c Anh Minh (Ngày 13 tháng 3 năm 2020). “Doanh nghiệp lớn cũng lao đao vì Covid-19”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ Ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 13 tháng 3 năm 2020.
  32. ^ a b “Doanh nghiệp chung tay đối phó dịch Covid-19”. Nhân Dân. 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
  33. ^ An Linh (Ngày 13 tháng 3 năm 2020). “Hà Nội: Covid-19 khiến 3.400 hộ phá sản, ngân sách mất 16.000 tỷ đồng”. Dân Trí. Bản gốc lưu trữ Ngày 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 14 tháng 3 năm 2020.
  34. ^ Phượng Vũ (Ngày 14 tháng 3 năm 2020). “Lỗ bạc tỷ vì Covid-19, nhiều nhà xe tạm dừng hoạt động”. Dân Trí. Bản gốc lưu trữ Ngày 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 14 tháng 3 năm 2020.
  35. ^ “Kịch bản nào cho du lịch Việt Nam?”. VnExpress. 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  36. ^ “Trong dịch COVID-19, giá nhà vẫn tăng, giá thuê lại giảm”. Tuổi trẻ. 17 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  37. ^ “Mặt bằng cho thuê ế khách”. Lao Động. 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  38. ^ “Vì COVID-19, nhà mặt phố hết thời hét giá "trên trời". Đài Truyền hình Việt Nam. 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.

Liên kết ngoài sửa