Thành viên:Scotchbourbon/Khủng hoảng Venezuela

Bối cảnh sửa

Venezuela đã thiết lập được một nền dân chủ ổn định kể từ năm 1958 và đất nước này đã trải qua một thời kỳ phát triển thịnh vượng. Sự thịnh vượng này đã được tăng cường đáng kể vào những năm 1970, khi giá dầu tăng vọt và Venezuela, một quốc gia xuất khẩu xăng dầu hàng đầu thế giới, đã thu được lợi nhuận rất lớn, khiến cho thu nhập bình quân đầu người của Venezuela tăng tới 40% trong thập niên này [1][2]. Venezuela đã trải qua quá trình hiện đại hóa và trở thành một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong lịch sử, đồng tiền của nước này có có tỷ giá hối đoái là 4 bolivares trên 1 đô la Mỹ [1].

Tuy nhiên, vào những năm 1980, các quốc gia sản xuất dầu khác (đặc biệt là Ả Rập Saudi) đã tăng sản lượng dầu của họ và khiến cho giá dầu giảm mạnh. Doanh thu từ dầu của Venezuela giảm đáng kể và thu nhập bình quân đầu người của nước này giảm tới 25%. Điều này khiến cho Venezuela trải qua sự bất ổn về kinh tế- xã hội ở trong nước [3]. Bội chi của chính phủ gây ra mức nợ lớn với tỉ lệ nghèo đói, lạm phát và thất nghiệp gia tăng trong khi thu nhập của người dân lại giảm [1]. Tham nhũng cũng lan rộng với tỉ lệ tội phạm gia tăng hàng năm, khiến công chúng Venezuela trở nên phẫn nộ. [1]

IMF đã cung cấp hỗ trợ cho Venezuela thông qua các khoản cho vay lớn, nhưng với điều kiện là chính phủ Venezuela phải ban hành cải cách ngân sách và tài khóa để hạn chế thâm hụt. Năm 1989, Tổng thống Pérez đã áp dụng các chính sách kinh tế tân tự do, giảm chi tiêu dành cho phúc lợi xã hội, và loại bỏ các biện pháp kiểm soát giá lâu dài đối với nhiều loại hàng hóa. Những chính sách này được tầng lớp thượng lưu và trung lưu rất ủng hộ, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn đến tầng lớp lao động của Venezuela. Sự bất mãn đã nổ ra trong cuộc bạo loạn "Caracazo" ngày 27 tháng 2 năm 1989.[4]

Nhiệm kỳ của Tổng thống Hugo Chávez sửa

Hugo Chávez là một cựu sĩ quan quân đội có tiếng tăm đáng chú ý tại Venezuela, ông ta đã lãnh đạo một cuộc đảo chính không thành công nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Perez vào năm 1992. Sau đó, vào năm 1998, Chavez đã được bầu làm Tổng thống Venezuela, ông ta giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử nhờ vào các chiến dịch và tuyên truyền dân túy.

Giá dầu tăng vào đầu những năm 2000 đã giúp cho nền kinh tế của Venezuela đạt được sự tăng trưởng chưa từng thấy kể từ những năm 1980. Với ý định duy trì quyền lực chính trị thông qua các chương trình cải cách xã hội [5], Chavez thành lập các Công tác Bolivar (Missión Bolivar) nhằm cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Chavez tuyên bố chương trình của ông nhằm chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, sự kém dinh dưỡng, nghèo khổ, và những tệ nạn xã hội khác [6][7][8][9]. Các công tác Bolivar lên kế hoạch xây dựng hàng ngàn phòng khám y tế miễn phí cho người nghèo, cũng như phân phát thực phẩm và trợ cấp nhà ở cho họ. Một báo cáo của OAS năm 2010 [10] đã chỉ ra những thành tựu quan trọng trong việc giải quyết nạn mù chữ, chăm sóc sức khỏe và nghèo đói [11], cùng những tiến bộ về kinh tế và xã hội ở Venezuela trong giai đoạn cầm quyền của Chávez [12]. Chất lượng cuộc sống của người Venezuela cũng được cải thiện đáng kể theo Chỉ số của Liên Hợp Quốc [13]. Tuy nhiên, giai đoạn thịnh vượng này của Venezuela đã diễn ra vô cùng ngắn ngủi. Vào đầu thập niên 2010, đất nước đã bắt đầu đối mặt với những khó khăn về kinh tế gây ra bởi chính sách dân túy của Chávez và vào ngày 2 tháng 6 năm 2010 Chavez đã tuyên bố mở màn một "cuộc chiến kinh tế".

Các chương trình cải cách xã hội do chính phủ của Chávez khởi xướng phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu có được từ việc xuất khẩu dầu mỏ, nền tảng chính của nền kinh tế Venezuela, dẫn tới hệ quả là nền kinh tế của đất nước này bị mắc phải bệnh Hà Lan [14][15] (Nói ngắn gọn, một nền kinh tế bị coi là mắc căn bệnh Hà Lan khi nó bỗng nhiên trở nên quá phụ thuộc vào một nguồn tài nguyên, dẫn đến sự sa sút của các ngành kinh tế khác). Nghèo đói, lạm phát và tình trạng thiếu hụt ở Venezuela tăng chóng mặt trong những năm cuối nhiệm kỳ của Chavez [8][16][17][18][19][13][20][21][22].

Ngày 7 tháng 1/2009, Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết tỷ lệ lạm phát đã tăng 25,1% trong năm 2009. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất tại khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên mức lạm phát này vẫn không bằng mức lạm phát 30,9% của năm 2008. Mức lạm phát của Venezuela cao hơn rất nhiều 1 nước cũng thường hay bị lạm phát rất cao là Argentina. Trong khi cùng bị khủng hoảng kinh tế như Venezuela nhưng tỷ lệ lạm phát của Argentina chỉ từ 7-15% năm 2009. Người tiêu dùng Venezuela cho việc đi chợ mua sắm ngày càng khó khăn. Theo họ thì "Có rất ít hàng hóa giảm giá, và điều này là không đủ. Dù ngân sách của bạn có bao nhiêu tiền thì mọi việc mua sắm vẫn khó khăn. Tôi không biết làm thế nào mà những người nghèo có thể có đủ lương thực và cũng không biết họ sẽ làm thế nào."[23]

Hugo Chavez đêm ngày 8/1 năm 2009 tuyên bố phá giá đồng Bolivar của Venezuela khiến tỷ giá của đồng nội tệ giảm còn một nửa so với USD. Trước đây, Hugo Chavez vẫn liên tục phủ nhận chuyện Chính phủ của ông có thể phá giá đồng tiền. Tuy nhiên kinh tế Venezuela đã giảm 2,9% trong năm 2009 gây ra những áp lực về tài chính buộc ông phải đi tới quyết định phá giá đồng tiền. Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao.[24]

 
Hugo Chávez (2008)

Năm 2010, tỉ lệ lạm phát lên mức đỉnh điểm 27%, nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới, mặc dù Chính phủ Venezuela nỗ lực trợ giá các mặt hàng lương thực và xăng dầu. Hãng tin AAP dẫn nguồn thống kê của chính phủ cho biết lạm phát ở Venezuela năm 2011 sẽ tăng 28-30%. Trong những tháng đầu năm 2011, giá một phần bánh ngô đã tăng gấp đôi, từ 3,5 lên đến 7,5 bolivar (71.000 đồng).[25]

Người dân đã tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao: "Chavez, ông đã bị loại!" [26]

Theo các nhà phân tích, thảm họa về kinh tế mà Venezuela đang tiếp tục phải chịu đựng dưới thời Tổng thống Nicolás Maduro hiện nay vẫn sẽ xảy ra ngay cả trong trường hợp Chávez còn nắm quyền [27]. Đầu năm 2013, ngay sau cái chết của Chávez, tờ Foreign Policy đã tuyên bố rằng bất cứ ai kế nhiệm Chávez đều sẽ sẽ "thừa hưởng một trong những nền kinh tế rối loạn nhất ở Châu Mỹ" [14][15].

Nhiệm kỳ của Tổng thống Nicolas Maduro sửa

Sau cái chết của Chávez, Nicolás Maduro đã trở thành tổng thống của Venezuela sau khi đánh bại đối thủ của mình là Henrique Capriles Radonski chỉ với 235.000 phiếu bầu, tỷ lệ chênh lệch là 1,5%.[28] Maduro tiếp tục duy trì hầu hết các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm Chávez. Khi nhậm chức tổng thống, Maduro đã phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao và tình trạng thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng trên cả nước, [29][30] những vấn đề bắt nguồn từ các chính sách của Chávez. [31][14]

Maduro đổ lỗi cho đầu cơ tư bản đã thúc đẩy tỷ lệ lạm phát cao và gây ra sự thiếu hụt phổ biến các nhu yếu phẩm cơ bản tại Venezuela. Ông ta nói rằng ông ta đang chiến đấu trong một "cuộc chiến kinh tế", coi các biện pháp kinh tế mà ông ta mới ban hành là "đòn phản công kinh tế" chống lại các đối thủ chính trị của ông ta, ông ta thậm chí còn cáo buộc những đối thủ của mình đang đứng sau một "âm mưu kinh tế quốc tế" [32][33][34][35][36][37]. Tuy nhiên, Maduro đã bị chỉ trích vì chỉ tập trung vào dư luận, mà không hề quan tâm đến các vấn đề thực tế mà các nhà kinh tế đã cảnh báo hoặc có bất kỳ ý tưởng gì để cải thiện tình trạng khó khăn của nền kinh tế Venezuela [38][39].

Vào năm 2014, Venezuela chính thức lâm vào suy thoái kinh tế [40] và đến năm 2016, quốc gia này có tỷ lệ lạm phát là 800%, tỷ lệ cao nhất trong lịch sử [41][42]. Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo tỉ lệ lạm phát ở Venezuela sẽ là 1.000.000% vào năm 2018 [43][44].

Cuộc khủng hoảng kinh tế sửa

Nhà ở sửa

Kể từ giữa những năm 2000 trong nhiệm kỳ tổng thống của Chávez, Venezuela đã phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng nhà ở [45]. Năm 2005, Phòng Xây dựng Venezuela (CVC) ước tính rằng đất nước thiếu hụt 1,6 triệu ngôi nhà, mặc dù chính quyền Chavez đã hứa hẹn sẽ xây dựng 120.000 căn nhà để cấp cho người dân nhưng trên thực tế mới chỉ có 10.000 căn nhà được xây dựng [46]. Do sự thiếu hụt nhà ở, nhiều người Venezuela nghèo đã cố gắng tự xây nhà cho chình mình bất chấp những rủi ro. [46]

Đến năm 2011, Venezuela bị thiếu hụt 2 triệu căn nhà [45][47]. Tình trạng thiếu nhà ở càng trở nên trầm trọng hơn khi các công ty tư nhân dừng việc xây dựng thêm nhà ở do lo ngại về việc chiếm đoạt tài sản và Chính phủ thì không có khả năng xây dựng và cung cấp nhà ở [45]. Đến năm 2012, sự khan hiếm vật liệu xây dựng cũng khiến cho việc xây thêm nhà ở cho người dân trở nên bất khả thi, với sản lượng kim loại ở mức thấp chưa từng thấy trong 16 năm [48]. Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của Chávez vào năm 2013, số người Venezuela bị thiếu nhà ở đã tăng lên con số 3 triệu người, rất nhiều người ở thủ đô Caracas phải sống trong các khu ổ chuột [48].

Dưới thời chính phủ Maduro, tình trạng thiếu nhà ở tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Maduro tuyên bố vào năm 2014 rằng do thiếu thép, tất cả các xe ô tô và phương tiện giao thông bị bỏ không sẽ được chính phủ mua lại và nấu chảy để cung cấp thép cho việc xây dựng nhà ở [48]. Vào năm 2016, những người dân được cư trú tại những ngôi nhà do chính phủ cung cấp, thường là những người ủng hộ Chính phủ, do cảm thấy vô cùng bất bình về tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm, đã tổ chức các cuộc biểu tình. Một người phụ nữ Venezuela tên là Anna Karena tuyên bố: "Chúng tôi đã chịu đựng đủ rồi. Điều này phải chấm dứt". Theo Karena, trong toàn bộ khu phức hợp nhà ở do chính phủ xây dựng, không một căn nhà nào có hệ thống dẫn nước. Đi cùng với đó là sự khan hiếm cực độ của những mặt hàng cơ bản, chẳng hạn như gạo, xà phòngthuốc men khiến cho gia đình cô điêu đứng. Không có đủ điều kiện để mua các mặt hàng này trên thị trường chợ đen, Karena đã phải xếp hàng hàng giờ, đôi khi từ trước bình minh, chỉ để mua đủ ăn [49].

Nợ của Venezuela sửa

 
Nợ của Venezuela, năm 2014

Theo Ngân hàng Trung ương Venezuela, nợ nước ngoài của nhà nước Venezuela năm 2014 được chia thành:

  • Nợ công của Venezuela: nó chiếm 55% tổng số nợ và là khoản nợ về trái phiếu nợ trong và ngoài nước, tín phiếu kho bạc và các khoản vay ngân hàng.
  • Nợ tài chính của PDVSA (Công ty Dầu khí Venezuela, do nhà nước sở hữu), chiếm 21% tổng số nợ.
  • Nợ nước ngoài, chiếm 15% tổng số nợ .
  • Nợ của CADIVI, chiếm 9% tổng số nợ.

Vào tháng 11 năm 2017, tờ The Economist ước tính tổng số các khoản nợ của Venezuela là 105 tỷ đô la Mỹ và dự trữ của nó ở mức 10 tỷ đô la Mỹ [50].

Thiếu hụt sửa

 
Một người Venezuela đang thưởng thức ngon lành đồ ăn kiếm được từ một bãi rác

Sự thiếu hụt nhu yếu phẩm trên diện rộng ở Venezuela đã diễn ra kể từ khi ban hành các biện pháp kiểm soát giá cả và các chính sách khác trong thời kỳ cầm quyền của chính phủ Hugo Chávez [51]. Đến thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Nicolas Maduro, tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm đã ở mức độ vô cùng trầm trọng [52].

 
Một người dân Venezuela lục tìm thức ăn tại một bãi rác

Người dân Venezuela đã phải đối mặt với nỗi thống khổ của việc bị thiếu hụt các loại thực phẩm cơ bản, chẳng hạn như sữa, các loại thịt, gà, cà phê, gạo, dầu, bột sơ chế, bơ; cũng như các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như giấy vệ sinh, sản phẩm vệ sinh cá nhân và thuốc men [51][53][54]. Thực phẩm trở nên khan hiếm đến nỗi nhiều người dân Venezuela đã phải ăn cả hoa quả dại hoặc thậm chí cả rác, nhiều người khác thì phải xếp hàng chờ đợi trong vô vọng tại các cửa hàng thực phẩm mà cuối cùng chẳng thể mua được bất cứ thứ gì- hầu hết các cửa hàng và siêu thị cũng đều nhanh chóng hết sạch hàng hóa[55][56][57][58][59].

Vào tháng 1 năm 2016, người ta ước tính rằng tỷ lệ khan hiếm thực phẩm tại Venezuela là từ 50% đến 80%. Quốc hội mới được bầu, bao gồm chủ yếu là các đại biểu phe đối lập, tuyên bố rằng một cuộc "khủng hoảng lương thực quốc gia" đang diễn ra. Hơn 500 phụ nữ Venezuela đã liều mang vượt biên trái phép sang Colombia để tìm kiếm thức ăn vào ngày 6 tháng 7 năm 2016 [60]. Đến ngày 10 tháng 7 năm 2016, Venezuela tạm thời mở cửa biên giới với Colombia trong vòng 12 giờ. Hơn 35.000 người Venezuela đã đổ xô vượt biên sang Colombia để kiếm thức ăn trong khoảng thời gian đó [61]. Chỉ trong hai ngày, hơn 123.000 người Venezuela đã vượt biên sang Colombia để tìm kiếm thức ăn. Chính phủ Colombia đã thiết lập cái mà họ gọi là "hành lang nhân đạo" để giúp đỡ người dân Venezuela [61]. Cũng trong khoảng thời gian đó vào tháng 7 năm 2016, đã xuất hiện một số báo cáo về việc nhiều người Venezuela tuyệt vọng lục lọi các bãi rác để kiếm thức ăn [57][58].

Là quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, thế nhưng từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2018, các thành phố đông dân ở miền Trung của Venezuela như Valencia và thủ đô Caracas bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm xăng dầu. Đó là kết quả của tình trạng sụt giảm mạnh sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động của các nhà máy lọc dầu trong bối cảnh Venezuela bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 5 liên tiếp [62]. Tình trạng khan hiếm nước ngọt ở Venezuela khiến cho chính phủ buộc phải phân phối nước cho người dân. Nhà ở của rất nhiều người dân Venezuela không còn được tiếp cận với đường ống dẫn nước và thay vào đó họ phải dựa vào lượng nước ít ỏi do chính phủ cung cấp cho họ vài lần mỗi tháng. Thiếu nước ngọt để sinh hoạt, nhiều người Venezuela bắt đầu ăn cắp nước ngọt từ các bể bơi, tòa nhà công cộng và thậm chí cả xe tải chở dầu [63]. Do tình trạng khan hiếm nước ngọt, "các trường hợp mắc bệnh ghẻ lở, sốt rét, tiêu chảyamip ở Venezuela đã tăng vọt", theo Miguel Viscuña, Giám đốc Dịch tễ học của Tập đoàn Y tế Trung ương Miranda [64].

Venezuela cũng phải trải qua tình trạng thiếu điện và sự cố mất điện ở các thành phố lớn là chuyện diễn ra hàng ngày. Vào ngày 20 tháng 4 năm 2016, chính phủ đã buộc phải phân phối điện cho các hộ gia đình ở mười bang thuộc Venezuela, bao gồm thành phố thủ đô Caracas; Một số nỗ lực khác của chính phủ nhằm hạn chế việc sử dụng điện, bao gồm cả thay đổi múi giờ của Venezuela hay kêu gọi tất cả những người phụ nữ trên toàn đất nước Venezuela ngừng sử dụng máy sấy tóc, đã hoàn toàn thất bại [65].

Tình trạng thiếu hụt thuốc men cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Venezuela [66]. Sự khan hiếm các loại thuốc kháng vi-rút để điều trị HIV / AIDS khiến cho hàng ngàn người nhiễm HIV đã phát triển sang giai đoạn AIDS dù điều này hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu có đủ thuốc [67]. Nhiều người Venezuela cũng cho biết tình trạng khan hiếm thuốc men khiến họ không thể nào kiếm nổi acetaminophen để ngăn ngừa virus chikungunya, một bệnh truyền qua muỗi có khả năng gây tử vong [68]. Bệnh bạch hầu, một loại bệnh gần như không còn ai ở Venezuela mắc phải kể từ những năm 1990, đã xuất hiện trở lại vào năm 2016 do thiếu các loại thuốc cơ bản cũng như vắc-xin [69].

Tổng sản phẩm nội địa sửa

Do tác động của cuộc khủng hoảng, năm 2015 nền kinh tế Venezuela đã suy thoái ở mức 5,7%. Đến năm 2016, mức suy thoái đã lên tới 18,6%, theo Ngân hàng Trung ương Venezuela. [41]

Nền kinh tế Venezuela phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, chiếm khoảng 96% doanh thu xuất khẩu của nước này. Giá dầu giảm đã xảy ra vào thời điểm quốc gia Nam Mỹ này đối mặt với lạm phát phi mã, tỉ lệ lạm phát lên tới 63,9% trong tháng 11 và dẫn tới sự khan hiếm nghiêm trọng của các loại hàng hóa cơ bản.

Lạm phát sửa

Lạm phát ở Venezuela vẫn luôn ở mức rất cao trong suốt nhiệm kỳ của tổng thống Chávez. Đến năm 2010, lạm phát đã khiến cho việc tăng lương cho người lao động trở nên hoàn toàn vô ích bởi đồng tiền mất giá liên tục [70]. Tỷ lệ lạm phát năm 2014 đạt 69% [71] và là mức cao nhất trên thế giới thời điểm đó [72][73]. Tỷ lệ lạm phát sau đó tăng lên tới 181% vào năm 2015 [74], 800% vào năm 2016 [41][75], 4.000% vào năm 2017 [76] và 1.698.488% vào năm 2018 [77].

Vào tháng 11 năm 2016, Venezuela chính thức bước vào thời kỳ siêu lạm phát [78]. Chính phủ Venezuela "về cơ bản" đã ngừng đưa ra các ước tính chính thức về lạm phát kể từ đầu năm 2018.

Lạm phát đã ảnh hưởng đến người dân Venezuela đến nỗi vào năm 2017, nhiều người trong số họ đã ồ ạt tham gia các trò chơi điện tử trực tuyến, chẳng hạn như trò chơi RuneScape với mục đích kiếm được thật nhiều tiền ảo trong trò chơi, rồi đổi số tiền ảo đó cho những người chơi khác để nhận lấy tiền thật. Trong nhiều trường hợp, những game thủ này kiếm được nhiều tiền hơn cả những người làm công ăn lương ở Venezuela mặc dù họ chỉ kiếm được vài USD mỗi ngày [79]. Trong mùa Giáng sinh 2017, một số cửa hàng ở Venezuela đã quyết định không sử dụng thẻ báo giá đối với các loại mặt hàng được bày bán vì giá cả tăng quá nhanh, vì vậy khách hàng được yêu cầu hỏi nhân viên tại các cửa hàng số tiền của mỗi món hàng mà họ muốn mua [80].

Vào tháng 8 năm 2018, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng để chống lại siêu lạm phát, nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới, được gọi là Sovereign Bolivar (đồng Bolivar tối cao). Đồng tiền mới này ít hơn năm số 0 so với đồng tiền cũ của Venezuela (nghĩa là 1 đồng Bolivar mới có giá trị bằng 100.000 đồng Bolivar cũ), gồm có các mệnh giá là 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500. Đồng tiền mới này đã chính thức được phát hành vào ngày 20 tháng 8 năm 2018 [81].

Cuộc khủng hoảng xã hội sửa

Khủng hoảng lương thực sửa

Theo "Khảo sát điều kiện sống hàng năm" của Venezuela (ENCOVI), gần 75% dân số cho biết họ đã giảm trung bình ít nhất 8,7 kg trong năm 2016 (19,4 lb) do [25] và 64% cho biết họ đã giảm 11 kg (24 lbs) trong năm 2017 do thiếu lương thực thực phẩm [76][82]. Khi giá dầu tăng cao, Venezuela trở nên phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm và một khi giá dầu giảm, chính phủ không thể đủ khả năng nhập khẩu. Theo Al Jazeera, sau khi giá xăng dầu giảm, chính phủ buộc phải phân phối lương thực thực phẩm cho người dân theo khẩu phần, người dân Venezuela đã phải dành cả ngày dài xếp hàng chờ đợi. Các bệnh viện nhi khoa chứa đầy những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, và nhiều người trước đó thuộc tầng lớp trung lưu giờ đây phải lục tìm các thùng rác công cộng để kiếm thức ăn do thực phẩm trở nên quá khan hiếm [83].

Thực phẩm bị thiếu hụt khiến nhiều người dân Venezuela phải giết cả những loại động vật nuôi như chó, mèo, lừa, ngựachim bồ câu để lấy thịt, một số loại động vật hoang dã cần được bảo vệ như chim hồng hạcthú ăn kiến khổng lồ cũng đã bị giết để làm thức ăn [84].

Tham nhũng là một vấn đề lớn trong việc phân phối thực phẩm. Theo một giám đốc hoạt động tại một doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm của Venezuela, "Giờ đây bạn thậm chí phải trả một khoản tiền cho quân đội để xem xét hàng hóa của bạn. Đó là một chuỗi hối lộ liên tục kể từ lúc tàu của bạn cập bến cho đến khi thực phẩm được đưa ra khỏi xe tải" [83][58].

Các bác sĩ tại 21 bệnh viện công trên khắp 17 tiểu bang của Venezuela nói với các nhà điều tra của tờ New York Times năm 2017 rằng "các phòng cấp cứu của họ đã bị tràn ngập bởi những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Hàng trăm người đã chết" [85].

Tội phạm sửa

Tội phạm bạo lực, đặc biệt là giết người, được coi là "mối quan tâm lớn nhất" của người Venezuela trong cuộc khủng hoảng. Theo Đài quan sát Bạo lực Venezuela, đã xảy ra 27.875 vụ giết người ở Venezuela trong năm 2015, tỷ lệ khoảng 90 vụ trên 100.000 người (so với tỉ lệ 5 vụ trên 100.000 người ở Hoa Kỳ và 30 vụ trên 100.000 người ở Brazil). Đã có 23.047 vụ giết người xảy ra trong năm 2018, tỷ lệ là 81,4 vụ trên 100.000 người [86]. Theo tạp chí The New Yorker thì Venezuela chính là nước có tỉ lệ tội phạm bạo lực cao nhất thế giới". Ít hơn hai phần trăm các trường hợp giết người được báo cáo bị truy tố [87]. Theo Thời báo Los Angeles: "Trước đây những tên trộm [ở Venezuela] thường sẽ chỉ cướp bạn. Còn giờ chúng chắc chắn sẽ giết bạn" [88]

Di cư sửa

Cuộc di cư ồ ạt của hàng triệu người Venezuela đến các nước láng giềng trong cuộc khủng hoảng đã được coi là "nguy cơ cho toàn bộ khu vực" [89]. Hàng triệu người dân Venezuela đã rời khỏi đất nước trong thời kỳ cầm quyền của cả tổng thống Chávez và tổng thống Maduro [90][91]. Vào tháng 11 năm 2018, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức di cư quốc tế (IOM) cho biết số người tị nạn Venezuela đã lên tới con số 3 triệu, hầu hết những người tị nạn này đã chạy đến các nước Mỹ Latinh khác và các quốc gia vùng Caribbean [92]. Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với tỷ lệ nhập cư cao của Venezuela trong thế kỷ 20. Di cư đã được thúc đẩy bởi sự sụp đổ của nền kinh tế, sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn của nhà nước đối với nền kinh tế, tỉ lệ tội phạm cao, tỉ lệ lạm phát cao, tình trạng bất ổn, và nỗi vô vọng về một sự thay đổi của chính phủ [90][93]. Tập đoàn PGA ước tính có hơn 1,5 triệu người Venezuela di cư ra nước ngoài từ năm 1999 đến năm 2014 [90] nhưng chỉ riêng trong năm 2015 đã có hơn 1,8 triệu người Venezuela di cư ra nước ngoài [94][95]. Trong 6 tháng đầu tiên của năm 2018, ước tính mỗi ngày có tới 5.000 người dân Venezuela rời bỏ đất nước [96].

Năm 1998, chỉ có 14 người Venezuela được cấp phép tị nạn tại Hoa Kỳ, trong khi đến tháng 9 năm 1999, 1.086 người Venezuela đã được cấp tị nạn theo Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ [97]. Làn sóng di cư đầu tiên của Venezuela là những người dân Venezuela giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu hoặc trung lưu rời bỏ đất nước do lo ngại với những lời hứa của Chavez về việc "lấy của cải người giàu chia cho người nghèo" [98]. Một bức điện được gửi vào tháng 5 năm 2002 từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Caracas đến các cơ quan tại Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ngạc nhiên về số lượng người Venezuela cố gắng nhập cư vào Hoa Kỳ, trong đó bức điện cũng khẳng định tình trạng này có thể có tác động đáng kể đến tương lai của Venezuela [99].

Số lượng người Venezuela rời bỏ đất nước đã tăng đáng kể trong những năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Chávez và đặc biệt là trong nhiệm kỳ tổng thống của Nicolás Maduro [100]. Làn sóng di cư thứ hai này bao gồm những người dân Venezuela thuộc tầng lớp thấp hơn chịu thiệt hại trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế mà đất nước đang phải đối mặt; do điều kiện kinh tế tồi tệ, tình trạng khan hiếm lương thực và thuốc men, và tỷ lệ tội phạm bạo lực gia tăng [98]. Theo ước tính của các học giả nghiên cứu về cuộc di cư này, ước tính chỉ riêng trong năm 2016, hơn 150.000 người Venezuela đã di cư ra nước ngoài, tờ New York Times tuyên bố rằng đây là con số "cao nhất trong hơn một thập kỷ" [98]. Người Venezuela đã di cư ra nước ngoài theo nhiều cách khác nhau, mặc dù hình ảnh những người Venezuela chạy trốn khỏi đất nước bằng đường biển cũng đã dẫn tới nhiều so sánh mang tính biểu tượng với cuộc di cư của người dân Cuba [98] . IOM cho biết hơn 1,6 triệu người Venezuela đã rời khỏi đất nước kể từ năm 2015 [101].

Nhiều người Venezuela đã vượt biên qua các nước láng giềng. Hội Chữ thập đỏ Colombia đã dựng lều nghỉ ngơi với thức ăn và nước uống bên đường cho người tị nạn Venezuela [102]. Nhiều người dân Venezuela cũng di cư vào phía bắc Brazil [102], nơi UNHCR đã thiết lập 10 nơi trú ẩn để chứa hàng ngàn người tị nạn Venezuela [102].

  1. ^ a b c d Nelson, Brian A. (2009). The silence and the scorpion : the coup against Chávez and the making of modern Venezuela . New York: Nation Books. tr. 1–3. ISBN 1568584180.
  2. ^ Statistical Abstract of the United States, 1971. 1982, and 1994 editions, "Comparative International Statistics"
  3. ^ Schuyler 2001, tr. 10
  4. ^ BBC, 28 February 2011 Last updated at 00:03 GMT, Victims of Venezuela's Caracazo clashes reburied, By Sarah Grainger, https://www.bbc.co.uk/news/world-latin-america-12593085
  5. ^ “Venezuela's Expensive Friendships”. Stratfor. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ “Estrategia de Cooperación de OPS/OMS con Venezuela 2006–2008” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Pan American Health Organization. tháng 6 năm 2006. tr. p. 54. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2006.
  7. ^ “Fact Sheet. Social Missions in Venezuela” (PDF). Embassy of the Bolivarian Republic of Venezuela to the United States. 12 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ a b Barreiro C., Raquel (4 tháng 3 năm 2006). “Mercal es 34% más barato” (bằng tiếng Tây Ban Nha). El Universal. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2006. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)
  9. ^ Heritage, Andrew (tháng 12 năm 2002). Financial Times World Desk Reference. Dorling Kindersley. tr. 618–21. ISBN 9780789488053.
  10. ^ “Press release N° 20/10, IACHR publishes report on Venezuela”. Inter-American Commission on Human Rights (Thông cáo báo chí). Organization of American States. 24 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.
  11. ^ Alonso, Juan Francisco (24 tháng 2 năm 2010). “IACHR requests the Venezuelan government to guarantee all human rights”. El Universal. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  12. ^ Schimizzi, Carrie (24 tháng 2 năm 2010). “Venezuela government violating basic human rights: report”. Jurist: Legal news and research. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2010.
  13. ^ a b Charlie Devereux & Raymond Colitt. March 7, 2013. “Venezuelans' Quality of Life Improved in UN Index Under Chavez”. Bloomberg L.P. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  14. ^ a b c Corrales, Javier (7 tháng 3 năm 2013). “The House That Chavez Built”. Foreign Policy. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2015.
  15. ^ a b Corrales, Javier; Romero, Carlos (2013). U.S.-Venezuela relations since the 1990s : coping with mid-level security threats. New York: Routledge. tr. 79–81. ISBN 0415895243.
  16. ^ “Venezuela's economy: Medieval policies”. The Economist. 20 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  17. ^ “Las principales causas de la escasez en Venezuela”. Banca & Negocios. 27 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  18. ^ “El ascenso de la escasez”. El Universal. 13 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  19. ^ “¿Por qué faltan dólares en Venezuela?”. El Nacional. 8 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  20. ^ Cristóbal Nagel, Juan (4 tháng 6 năm 2014). “Poverty Shoots Up in Venezuela”. Foreign Policy. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  21. ^ “2014 Panorama Social de América Latina” (PDF). United Nations Economic Commission for Latin America and the Caribbean. United Nations. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2015.
  22. ^ “Venezuela's economy: Medieval policies”. The Economist. 20 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  23. ^ [1]
  24. ^ [2]
  25. ^ [3]
  26. ^ Venezuela: Sao lạm phát và hạn chiếu
  27. ^ “Post-Chavez, Venezuela Enters a Downward Spiral”. Wharton School of the University of Pennsylvania. 4 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  28. ^ Corrales, Javier (2015). “Autocratic Legalism in Venezuela”. Journal of Democracy. 26 (2): 37–51.
  29. ^ “Venezuela's April inflation jumps to 5.7 percent: report”. Reuters. 17 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2014.
  30. ^ Ferdman, Roberto A. (26 tháng 3 năm 2014). “Venezuela's black market rate for US dollars just jumped by almost 40%”. Quartz. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
  31. ^ Kevin Voigt (6 tháng 3 năm 2013). “Chavez leaves Venezuelan economy more equal, less stable”. CNN. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  32. ^ “Mr. Maduro in His Labyrinth”. The New York Times. 26 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  33. ^ “Venezuela's government seizes electronic goods shops”. BBC. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2014.
  34. ^ “Maduro anuncia que el martes arranca nueva "ofensiva económica". La Patilla. 22 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  35. ^ “Maduro insiste con una nueva "ofensiva económica". La Nacion. 23 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.
  36. ^ Mariano Castillo and Osmary Hernandez (20 tháng 11 năm 2013). “Decree powers widen Venezuelan president's economic war”. CNN. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  37. ^ Yapur, Nicolle (24 tháng 4 năm 2014). “Primera ofensiva económica trajo más inflación y escasez”. El Nacional. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  38. ^ Gupta, Girish (3 tháng 11 năm 2014). “Could Low Oil Prices End Venezuela's Revolution?”. The New Yorker. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014.
  39. ^ “New Year's Wishes for Venezuela”. Bloomberg. The Washington Post. 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
  40. ^ Pons, Corina; Cawthorne, Andrew (30 tháng 12 năm 2014). “Recession-hit Venezuela vows New Year reforms, foes scoff”. Reuters.
  41. ^ a b c Pons, Corina (20 tháng 1 năm 2017). “Venezuela 2016 inflation hits 800 percent, GDP shrinks 19 percent”. Reuters. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  42. ^ Cristóbal Nagel, Juan (13 tháng 7 năm 2015). “Looking Into the Black Box of Venezuela's Economy”. Foreign Policy. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  43. ^ “IMF Projects Venezuela Inflation Will Soar to 13,000 Percent in 2018”. Bloomberg. 26 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  44. ^ Daniels, Joe Parkin (25 tháng 7 năm 2018). “Life's a struggle as Venezuela inflation heads for one million per cent”. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019 – qua www.theguardian.com.
  45. ^ a b c Romero, Simon; María Eugenia Díaz (1 tháng 3 năm 2011). “CARACAS JOURNAL; In Venezuela Housing Crisis, Squatters Find 45-Story Walkup”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011.
  46. ^ a b Morales, Magdalena (15 tháng 11 năm 2005). “Venezuelan housing shortage a headache for Chavez”. The Washington Post. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  47. ^ “Venezuela's housing crisis”. Reuters. 3 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  48. ^ a b c Baral, Susimita (6 tháng 5 năm 2014). “Abandoned Cars To Solve Venezuela's Housing Crisis?”. Latin Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  49. ^ Gibbs, Stephen (21 tháng 5 năm 2016). “In Venezuela's housing projects, even loyalists have had enough”. The Guardian. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  50. ^ Gibbs, Stephen (15 tháng 11 năm 2017). “President Maduro brings Venezuela to brink of bankruptcy”. The Times. London. ISSN 0140-0460. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  51. ^ a b “Venezuela's currency: The not-so-strong bolívar”. The Economist. 11 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  52. ^ Dulaney, Chelsey; Vyas, Kejal (16 tháng 9 năm 2014). “S&P Downgrades Venezuela on Worsening Economy Rising Inflation, Economic Pressures Prompt Rating Cut”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2014.
  53. ^ “La escasez también frena tratamientos contra cáncer”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  54. ^ “Venezuela sufre escasez de prótesis mamarias”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  55. ^ “Why are Venezuelans posting pictures of empty shelves?”. BBC. 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2015.
  56. ^ Cawthorne, Andrew (21 tháng 1 năm 2015). “In shortages-hit Venezuela, lining up becomes a profession”. Reuters. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  57. ^ a b MacDonald, Elizabeth (26 tháng 5 năm 2016). “Exclusive: Harrowing Video Shows Starving Venezuelans Eating Garbage, Looting”. Fox Business. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  58. ^ a b c Sanchez, Fabiola (8 tháng 6 năm 2016). “As hunger mounts, Venezuelans turn to trash for food”. Associated Press. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  59. ^ “Mangoes fill the gaps in Venezuela's food crisis”. Canadian Broadcasting Corporation. Reuters. 7 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  60. ^ “Venezuelan women push past border controls for food”. BBC News. 6 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2016.
  61. ^ a b Woody, Christopher (18 tháng 7 năm 2016). 'It's humiliating': Inside the trek thousands of Venezuelans are making just to get food”. Business Insider. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2016.
  62. ^ Nghịch lý thiếu xăng ở "vương quốc dầu lửa" Venezuela
  63. ^ Kurmanaev, Anatoly; Otis, John (3 tháng 4 năm 2016). “Water Shortage Cripples Venezuela”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  64. ^ “Aumentan enfermedades en Venezuela por falta de agua y artículos de higiene”. La Crónica de Hoy. 7 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  65. ^ “Venezuela to ration electricity in power crisis”. The Japan Times. 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  66. ^ Pardo, Daniel (23 tháng 8 năm 2014). “The malaria mines of Venezuela”. BBC. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  67. ^ “Venezuela Faces Health Crisis Amid Shortage of HIV/Aids Medication”. Fox News Latino. 14 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014.
  68. ^ Forero, Juan (22 tháng 9 năm 2014). “Venezuela Seeks to Quell Fears of Disease Outbreak”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  69. ^ “Girl's death from diphtheria highlights Venezuela's health crisis”. NBC News (bằng tiếng Anh). 10 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
  70. ^ López Maya, Margarita (2016). El ocaso del chavismo: Venezuela 2005-2015. tr. 354–355. ISBN 9788417014254.
  71. ^ “Venezuela 2014 inflation hits 68.5 pct - Central Bank”. 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  72. ^ “Venezuela annual inflation 180 percent”. Reuters. 1 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  73. ^ Patton, Mike (9 tháng 5 năm 2014). “The Three Countries With The Highest Inflation”. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  74. ^ “Venezuela annual inflation 180 percent: opposition newspaper”. Reuters. 1 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2018. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  75. ^ Venezuela country profile (Economy tab), World in Figures. Copyright © The Economist Newspaper Limited 2017. (Retrieved 2017-06-14.)
  76. ^ a b Sequera, Vivian (21 tháng 2 năm 2018). “Venezuelans report big weight losses in 2017 as hunger hits”. Reuters. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  77. ^ “Inflación de 2018 cerró en 1.698.488%, según la Asamblea Nacional” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Efecto Cocuyo. 9 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  78. ^ Hanke, Steve (18 tháng 8 năm 2018). “Venezuela's Great Bolivar Scam, Nothing but a Face Lift”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2018.
  79. ^ Rosati, Andrew (5 tháng 12 năm 2017). “Desperate Venezuelans Turn to Video Games to Survive”. Bloomberg. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  80. ^ “Tiendas de ropa eliminan etiquetas y habladores para agilizar aumento de precios | La Region”. Diario La Region (bằng tiếng Tây Ban Nha). 12 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  81. ^ Casey, Nicholas (16 tháng 8 năm 2018). “Venezuela Cuts to Fight Inflation (Zeroes From Its Currency, That Is)”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  82. ^ Landaeta-Jiménez, Maritza; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2018). “Encuesta Nacional de Condiciones de Vida, Venezuela 2017, Alimentación I” [Annual Survey of Living Conditions, Venezuela 2017, Food 1] (PDF). Universidad Catolica Andres Bello (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2018. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |last2= (trợ giúp)
  83. ^ a b “Venezuela military controls food as nation goes hungry”. www.aljazeera.com. 1 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2017.
  84. ^ Ocando, Gustavo (10 tháng 2 năm 2017). “Hungry Venezuelans killing flamingos and anteaters for food, biologists say”. miami herald (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2017.
  85. ^ Meridith Kohut; Isayen Herrera (17 tháng 12 năm 2017). “As Venezuela collapses, children are dying of hunger”. New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2018. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  86. ^ “Venezuela murder rate dips, partly due to migration: monitoring group”. Reuters. 27 tháng 12 năm 2018.
  87. ^ Finnegan, William (14 tháng 11 năm 2016). “Venezuela, A Failing State”. The New Yorker. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2017.
  88. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  89. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Larmer-1-11-18
  90. ^ a b c Olivares, Francisco (13 tháng 9 năm 2014). “Best and brightest for export”. El Universal. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  91. ^ “Hugo Chavez is Scaring Away Talent”. Newsweek. 30 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
  92. ^ “Number of refugees and migrants from Venezuela reaches 3 million”. UNHCR. UNHCR, IOM. 8 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.
  93. ^ Gonzalez, Angel; Minaya, Ezequiel (17 tháng 10 năm 2011). “Venezuelan Diaspora Booms Under Chávez”. Dow Jones & Company Inc. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  94. ^ “1,8 millones de venezolanos han emigrado en 10 años”. Globovision. 23 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  95. ^ “PGA Group estima que 1,8 millones de venezolanos han emigrado en 10 años”. La Nación. 23 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  96. ^ LONDOÑO, ERNESTO (28 tháng 4 năm 2018). 'Their Country Is Being Invaded': Exodus of Venezuelans Overwhelms Northern Brazil”. New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  97. ^ Brown, Tom (16 tháng 7 năm 2007). “Venezuelans, fleeing Chavez, seek U.S. safety net”. Reuters. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014.
  98. ^ a b c d Casey, Nicholas (25 tháng 11 năm 2016). “Hungry Venezuelans Flee in Boats to Escape Economic Collapse”. The New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2016.
  99. ^ “AREPA 14” (PDF). United States Department of State. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  100. ^ Symmes Cobb, Julia; Garcia Rawlins, Carlos (15 tháng 10 năm 2014). “Economic crisis, political strife drive Venezuela brain-drain”. Reuters. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  101. ^ “Peru says repatriated Venezuelans a tiny fraction of daily influx”. Firstpost. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019.
  102. ^ a b c Avenue, Human Rights Watch; York, 34th Floor; t 1.212.290.4700, NY 10118-3299 USA (5 tháng 9 năm 2018). “The Venezuelan Walkers”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2019. Đã bỏ qua văn bản “350 Fifth” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “New” (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |3= (trợ giúp)