Cao Tùng cung Thân vương Nobuhito (高松宮宣仁親王 (Cao Tùng cung Tuyên nhân Thân vương) Takamatsu-no-miya Nobuhito Shinnō?, 3 tháng 1,1905 – 3 tháng 2 năm 1987),hay còn gọi là Thân vương Takamatsu là con trai thứ ba của Thiên hoàng Đại ChínhHoàng hậu Trinh Minh và là em trai của Thiên hoàng Chiêu Hòa. Ông trở thành người thừa kế của nhánh Takamatsu-no-miya (trước đây là Arisugawa-no-miya), một trong bốn shinnōke hoặc các nhánh họ của gia đình hoàng thất được quyền thừa kế ngai vàng Hoa cúc, và được mặc định là người thừa kế trực tiếp. Từ giữa những năm 1920 cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Thân vương theo đuổi sự nghiệp như một sĩ quan Hải quân Đế quốc Nhật Bản, sau cùng thăng đến cấp bậc Đại tá Hải quân. Sau chiến tranh, Thân vương trở thành người bảo trợ và là chủ tịch danh dự của nhiều tổ chức khác nhau trong các lĩnh vực trao đổi văn hóa quốc tế, nghệ thuật, thể thao và y học. Ông chủ yếu được nhớ đến vì các hoạt động từ thiện của mình như các thành viên Hoàng thất Nhật Bản khác.

Nobuhito
Prince Takamatsu
Prince Takamatsu in December 1940
Thông tin chung
Sinh(1905-01-03)3 tháng 1 năm 1905
Mất3 tháng 2 năm 1987(1987-02-03) (82 tuổi)
Phối ngẫu
Kikuko Tokugawa (cưới 1930)
Tên đầy đủ
Nobuhito (宣仁?)
Hoàng tộcHoàng thất Nhật Bản
Thân phụĐại Chính Thiên hoàng
Thân mẫuTrinh Minh Hoàng hậu

Đầu đời sửa

 
Bốn người con trai của Hoàng đế Taishou năm 1921: Hirohito, Takahito, Nobuhito và Yasuhito

Thân vương Nobuhito được sinh ra tại Thanh Sơn cungTokyo,là con trai thứ ba của Thái tử YoshihitoThái tử phi Sadako. Ông được ban ấu danh là Trừng cung (Teru-no-miya). Giống như các anh trai của mình là Hoàng Thái tử HirohitoThân vương Yasuhito, ông theo học khoa tiểu học và trung học của Học tập viện (Gakushuin). Khi Vương tước Arisugawa Takehito (1862 -1913), người đứng đầu thứ mười của nhánh họ Arisugawa-no-miya qua đời không có con thừa kế,Thiên hoàng Đại Chính đã lệnh cho Thân vương Nobuhito làm hậu duệ thay thế và ban cho ông cung hiệu mới là Cao Tùng cung(Takamatsu-no-miya). Thân vương Takamatsu cũng là anh em họ thứ tư của Vương tước Takehito.

Nghĩa vụ quân sự sửa

Thân vương Takamatsu theo học Học viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản từ năm 1922 đến 1925. Ông đã nhận được nhiệm vụ như một thiếu úy vào ngày 01 tháng 12 năm 1925 và được bổ nhiệm đến thiết giáp hạm Fuso. Ông được thăng cấp trung úy hải quân vào năm sau, sau khi hoàn thành khóa học tại Trường ngư lôi. Thân vương sau đó học tại Trường Hàng không Hải quân tại Kasumigaura năm 1927 và Trường Pháo binh Hải quân tại Yokosuka năm 1930 - 1931. Năm 1930, ông được thăng cấp đại úy hải quân và được bổ nhiệm về Bộ Tổng tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại Tokyo. Ông đã trở thành một chỉ huy liên đội trên tàu tuần dương Takao hai năm sau đó, rồi được điều động quay trở lại thiết giáp hạm Fusō. Sau khi được thăng cấp thiếu tá hải quân vào ngày 15 tháng 11 năm 1935, Thân vương tốt nghiệp Trường Tham mưu Hải quân vào năm 1936. Ông được thăng cấp bậc trung tá hải quân vào ngày 15 tháng 11 năm 1940, và cuối cùng là đại tá hải quân vào ngày 1 tháng 11 năm 1942. Từ năm 1936 đến năm 1945, ông giữ nhiều vị trí khác nhau trong Văn phòng Bộ Tổng tham mưu Hải quân ở Tokyo.

Kết hôn sửa

Vào ngày 4 tháng 2 năm 1930, Thân vương Takamatsu kết hôn với Kikuko Tokugawa (26 tháng 12 năm 1911 - 18 tháng 12 năm 2004), con gái thứ hai của Yoshihisa Tokugawa. Kikuko là cháu gái của Yoshinobu Tokugawa, vị Tướng quân cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa, và là cháu gái của Vương tước Arisugawa Takehito. Vợ chồng Thân vương không có con.

Chiến tranh thế giới thứ hai sửa

 
Thân vương và Thân vương phi Takamatsu ở Berlin,Đức,khoảng năm 1930

Từ những năm 1930, Thân vương đã bày tỏ thái độ dè dặt của mình trước sự kiện Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu và quyết định gây chiến với Hoa Kỳ.

Năm 1991, vợ ông, Thân vương phi Kikuko và một phụ tá đã phát hiện ra một cuốn nhật ký hai mươi tập, được viết tay của ông trong khoảng thời gian từ 1934 đến 1947. Bất chấp sự phản đối của các quan chức bảo thủ của Cung Nội sảnh, bà đã đưa cuốn nhật ký cho tạp chí Chūōkōron, nơi xuất bản các trích đoạn vào năm 1995.

Cuốn nhật ký tiết lộ rằng Thân vương phản đối quyết liệt các cuộc xâm lược của Quân Quan Đông tại Mãn Châu vào tháng 9 năm 1931, và cả Sự kiện Lư Câu Kiều tháng 7 năm 1937 thành một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện chống lại Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 1941,ông đã cảnh báo anh trai mình, Nhật hoàng Hirohito rằng Hải quân Đế quốc Nhật Bản không thể duy trì sự thù địch lâu hơn hai năm để chống lại Hoa Kỳ. Ông kêu gọi Thiên hoàng tìm kiếm sự hòa bình sau thất bại của hải quân Nhật Bản trong Trận Midway năm 1942; một sự can thiệp rõ ràng đã gây ra sự rạn nứt nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa ông và anh trai của ông.

Sau trận chiến đảo Saipan vào tháng 7 năm 1944, Thân vương Takamatsu đã cùng mẹ mình là Trinh Minh Hoàng hậu, chú của ông là Vương tước Higashikuni, Vương tước Asaka, cựu thủ tướng Konoe Fumimaro và các quý tộc khác tham gia lật đổ thủ tướng Tojo Hideki.

Kết thúc chiến sự sửa

Sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào năm 1945, Thân vương Takamatsu trở thành chủ tịch danh dự của các tổ chức từ thiện, văn hóa và thể thao khác nhau bao gồm Hiệp hội Mỹ thuật Nhật Bản, Hiệp hội Đan Mạch-Nhật Bản, Hiệp hội Pháp-Nhật, Hiệp hội Bệnh phong, Hiệp hội trồng trọt, Hiệp hội bóng rổ Nhật BảnHiệp hội phúc lợi Saise. Ông cũng từng là người bảo trợ của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản (ngày nay, Chủ tịch danh dự là Hoàng hậu Michiko) và là người đóng góp chính của NBTHK (Nihon Bijutsu Token Hozon Kyokai). Ông cũng đã điều hành Chủ tịch danh dự của Ủy ban trù bị thành lập Đại học Cơ đốc giáo quốc tế (ICU) ở Mitaka, Tokyo.

Năm 1975, tạp chí văn học Bungei Shunjū đã đăng một cuộc phỏng vấn dài với Thân vương, trong đó ông nói về những lời cảnh báo mà ông đã cảnh cáo anh trai Hirohito vào ngày 30 tháng 11 năm 1941, lời cảnh báo mà ông đã đưa ra sau trận Midway và trước khi đầu hàng, ông và Vương tước Konoe thậm chí còn xem xét yêu cầu thoái vị của Thiên hoàng. Cuộc phỏng vấn ngụ ý rằng Thiên hoàng là người ủng hộ vững chắc cho Chiến tranh Đại Đông Á (tên của Chiến tranh Thái Bình Dương vào thời đó) trong khi Thân vương không ủng hộ việc đó.

Sau khi ông qua đời, vào năm 1991, vợ ông,Thân vương phi Kikuko và một phụ tá đã phát hiện ra một cuốn nhật ký gồm hai mươi tập viết tay của Thân vương trong khoảng thời gian từ 1934 đến 1947. Cuốn nhật ký mà tạp chí Chūō Kōron đã xuất bản vào năm 1995 tiết lộ vị Thân vương quá cố đã phản đối các cuộc xâm lược của Đạo quân Quan ĐôngMãn Châu vào tháng 9 năm 1931 và sự kiện Lư Câu Kiều tháng 7 năm 1937, biến nó thành cuộc chiến toàn diện chống lại Trung Quốc.

Thân vương Takamatsu qua đời vì bệnh ung thư phổi vào ngày 3 tháng 2 năm 1987 tại Trung tâm y tế Chữ thập đỏ Nhật Bản (ja, nằm ở Shibuya, Tokyo). Hài cốt của ông được chôn cất tại Nghĩa trang Toshimagaoka nằm ở Bunkyō, Tokyo.

Tước hiệu sửa

Cách xưng hô với
Cao Tùng cung Thân vương Nobuhito
 
Imperial Coat of Arms
Danh hiệuHis Imperial Highness
Trang trọngYour Imperial Highness
KhácSir
  • 3 tháng 1 năm 1905 - 5 tháng 7 năm 1925: Trừng cung Thân vương Nobuhito
  • Ngày 5 tháng 7 năm 1925 - 3 tháng 2 năm 1987: Cao Tùng cung Thân vương Nobuhito

Danh dự sửa

Danh dự quốc gia sửa

Danh dự nước ngoài sửa

 
Huy hiệu của Thân vương là hiệp sĩ của Dòng Charles III (1930)

.

Phả hệ sửa

Xem thêm sửa

  • Praemium Imperiale là một giải thưởng nghệ thuật được trao từ năm 1989 để tưởng nhớ Thân vương Takamatsu

Tư liệu sửa

  • Kase Hideaki, Takamatsu no miya kaku katariki, Bungei shunjû, tháng 2 năm 1975, trang.   193, 198, 200

Tham khảo sửa

  1. ^ (tiếng Tây Ban Nha)ABC 4th November 1930.
  2. ^ "Anh muốn khôi phục hạn chế danh dự của gia đình hoàng gia", Chính sách & Chính trị Nhật Bản.

Liên kết ngoài sửa