Thăng Long (nhạc sĩ)

Cố nhạc sĩ Việt Nam

Thăng Long (1 tháng 8 năm 193629 tháng 3 năm 2008) là một nhạc sĩ nhạc vàngSài Gòn trước năm 1975. Ông được biết đến nhiều qua hai sáng tác Quen nhau trên đường vềNói với người tình.[1]

Thăng Long
Chân dung nhạc sĩ Thăng Long trước năm 1975
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Văn Thành
Ngày sinh
(1936-08-01)1 tháng 8, 1936
Nơi sinh
Hải Dương, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
29 tháng 3, 2008(2008-03-29) (71 tuổi)
Nơi mất
Phú Lộc, Sóc Trăng, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhThăng Long
Nguyễn Thành
Dòng nhạcNhạc vàng
Ca khúcQuen nhau trên đường về
Nói với người tình

Cuộc đời

sửa

Ông tên thật là Nguyễn Văn Thành, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1936 tại Hải Dương.[2] Mẹ ông mất ngay lúc sinh ông. Không lâu sau, năm 15 tuổi thì cha mất, ông dẫn em trai lưu lạc vào Sài Gòn kiếm sống bằng cây đàn với một nhạc sĩ mù khác ở khu dân sinh. Trong thời gian này, ông đã sáng tác vài bài gửi cho các nhà phát hành nhạc nhưng không được chú ý.

Bài hát quen thuộc Quen nhau trên đường về được ông sáng tác năm 1963 dựa vào điệu nhạc một đám ma và hình ảnh một quân nhân trẻ từ biệt người yêu trên chuyến tàu ra miền Trung. Chính nhờ bài hát này mà hãng đĩa hát Sóng Nhạc ký độc quyền thâu âm các tác phẩm của ông. Đến hai năm sau (1965), nhiều nhạc phẩm của ông đã được tầng lớp khán giả bình dân Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt như Gió khuya, Kiếp giang hồ, Rượu hồng chị bước sang ngang...[3]

Thăng Long được nhạc sĩ Đức Nội mời làm trưởng ban nhạc "Hồ Gươm" phụ trách hằng tuần và từ 19 giờ tới 19 giờ 25 chiều thứ sáu trên làn sóng Đài Tiếng nói Quân đội với các giọng ca Minh Hiếu, Hà Thanh, Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Nhật Trường.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Năm 1988, ông xuôi xuống thị trấn Phú Lộc tỉnh Sóc Trăng sống bằng nghề sửa ô dù, bán vé số dạo, đời sống cực kỳ khó khăn, vất vả.[4] Sau khi bị cướp mất tiền tác quyền của Trung tâm AsiaTrung tâm Thuý Nga gửi về, ông trở bệnh phổi nặng rồi qua đời ngày 29 tháng 3 năm 2008.[5]

Sáng tác

sửa

Nhạc sĩ Thăng Long sáng tác khoảng 60 ca khúc. Trong đó có hai bài Quen nhau trên đường vềNói với người tình vẫn được yêu thích cho đến tận nay.

  • Bỏ đi Tám
  • Chạnh lòng[6]
  • Chắp lại duyên ta
  • Chị về em bước sang ngang[7]
  • Chờ em trong đêm tàn[8]
  • Chuyện hai đứa[9]
  • Chuyến đò nên duyên[10]
  • Chuyến đò ngang
  • Cung đàn tha phương[11]
  • Đêm đom đóm
  • Đêm mưa Sài Gòn[12]
  • Độc thoại
  • Đưa em về quê ngoại
  • Em đã nhận được thư anh
  • Em đã quên tôi[13]
  • Gặp lại người tình[14]
  • Gió khuya
  • Giọt mưa khuya[7]
  • Giã biệt tình yêu
  • Giã từ gác trọ
  • Gởi một người[9]
  • Khuya rồi em về đâu
  • Kiếp giang hồ
  • Lá thư ban đầu[15]
  • Lá thư đầu năm
  • Lịch sử Việt Nam 1, 2, 3
  • Lênh đênh một con thuyền
  • Mưa khuya
  • Mưa về sáng
  • Nén hương lòng[16]
  • Nếu biết được lòng anh
  • Nếu biết tình yêu[7]
  • Người về từ đỉnh núi[17]
  • Nói với người tình[9]
  • Quãng đời ta còn lại[18]
  • Quen nhau trên đường về[19]
  • Rượu hồng chị bước sang ngang[20]
  • Tình người ở lại[21]
  • Tàn đêm vũ trường
  • Thoáng một giấc mơ[6]
  • Thương em chẳng ngại đường xa
  • Trăng sáng xuống làng[22]
  • Trở về gác trọ

Chú thích

sửa
  1. ^ Đình Phùng - Lê Vũ (7 tháng 4 năm 2021). “Những nốt thăng trầm trong cuộc đời nhạc sĩ Thăng Long”. Báo Pháp Luật. Truy cập 14 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Tuấn Khanh (ngày 7 tháng 4 năm 2021). “Nhớ nhạc sĩ Thăng Long: mộ phần quạnh hiu, gia đình tan tác…”. Sài Gòn Nhỏ. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Báo Dân Chủ, số ngày 22-5-1965.
  4. ^ “Nhạc sỹ Thăng Long: Cuộc đời truân chuyên, lận đận trăm ngả, éo le đủ đường đến khi qua đời”. Tuổi trẻ xã hội.
  5. ^ “Cuộc đời & những cái giỗ buồn của cố nhạc sĩ Thăng Long”. SBTV.
  6. ^ a b Đồng sáng tác với Thanh Sơn.
  7. ^ a b c Đồng sáng tác với Đài Phương Trang.
  8. ^ Đồng sáng tác với Dạ Thảo.
  9. ^ a b c Đồng sáng tác với Trúc Sơn.
  10. ^ Đồng sáng tác với Hào Kiệt.
  11. ^ Đồng sáng tác với Duy Quang.
  12. ^ Thơ Kim Tuấn.
  13. ^ Đồng sáng tác với Ngọc Bích.
  14. ^ Ký tên Nguyễn Thành.
  15. ^ Đồng sáng tác với Chiêu Tranh.
  16. ^ Tưởng niệm Quách Thị Trang.
  17. ^ Đồng sáng tác với Dzu Tử.
  18. ^ Sáng tác cuối cùng.
  19. ^ Đồng sáng tác với Đức Nội.
  20. ^ Thơ Nguyễn Bính.
  21. ^ Đồng sáng tác với Hoàng Trang.
  22. ^ Sáng tác đầu tay.

Liên kết ngoài

sửa