Thượng đế

Thần

Thượng đế (tiếng Trung: 上帝; bính âm: Shàngdì; Wade–Giles: Shang Ti) là thuật từ để chỉ "Vị vua trên cao" hay "Thần linh tối cao" trong quan niệm tín ngưỡng cổ của Trung Hoa, đặc biệt là thần học trong các văn tịch thời Thương, tương đương với thuật từ Thiên thời Chu sau này.

Mặc dù tín ngưỡng cổ truyền Trung Hoa thường dùng từ "Thiên" để đề cập tới ý niệm thần linh tuyệt đối của vũ trụ, "Thượng đế" tiếp tục được dùng trong nhiều truyền thống như một số trường phái triết học Trung Quốc hay một số khuynh hướng Nho giáo nhất định, một số tín ngưỡng cứu độ Trung Quốc, và các hệ phái Kháng Cách tại Trung Quốc. Thuật từ này hiện nay còn được dùng để đề cập tới thần linh tối cao theo nghĩa phổ quát, kể cả trong các bối cảnh thế tục tại Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong. Tương tự như vậy, thuật từ "Thượng đế" trong tiếng Việt được dùng để đề cập tới Đấng tối cao trong các tôn giáo.

Từ nguyênSửa đổi

Giáp cốt văn thời Nhà Thương của chữ "Đế" 帝 vị thần cai quản thiên cực.[1]

Từ "Thượng Đế" trong tiếng Việttừ Hán Việt từ văn hóa Trung Hoa. Chữ Thượng – là "ở trên" ở đây là trên Trời và Đế – là danh hiệu từ thời Bách Việt, từ Hoàng đế (皇帝), danh xưng vua Tàu nghĩ ra bởi Tần Thủy Hoàng. Nguồn gốc từ bắt nguồn từ thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế, trong đó có Hoàng Đế (黃帝), vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá văn minh được coi là thủy tổ của mọi người Hán. Nhưng từ chỉ chung các vị Thần từ thời nhà Thương.

Trong tín ngưỡng Trung HoaSửa đổi

Đời ThươngTrung Quốc, các vị vua được gọi là "Đế", do đó họ suy luận trên trời cao cũng có một vị vua cai trị, và gọi là Thượng đế, Thiên Đế hoặc Hạo Thiên Thượng đế. Theo quan niệm khi ấy, Thượng đế cư ở Bắc Thần, do đó Thượng đế lúc ấy cũng gọi là Thiên Hoàng Đại Đế (天皇大帝) hoặc Bắc Thần chi Tinh (北辰之星)[2].

Theo lý giải của Mạnh Tử, nhân loại là do Thượng đế sai khiến, cảm ứng sinh ra, mới khai sinh ra sự giáo hóa của loài người trên khắp vũ trụ, Thượng đế là người thống trị muôn dân[3]. Vì lý do đó, các vị vua tối cao đều tự xưng Thiên tử[4], là người môi giới và đại diện của Thượng đế[5].

Về phương diện khác, có lý luận đem "Thiên" cùng "Đế" chia ra, như sách Mao thi truyện (毛詩傳) có nói: 「"Nguyên khí Hạo Đại, tức gọi Hạo Thiên. Nhìn xa có màu xanh, tức gọi Thương Thiên. Này tắc thiên lấy Thương Hạo vì thể, không nhập vào hàng sao trời"; 元氣昊大,則稱昊天。遠視蒼蒼,則稱蒼天。此則天以蒼昊為體,不入星辰之列。」. Hạo Thiên Thượng đế, theo tự nhiên thì gọi Hạo Thiên, Hoàng Thiên, Thiên, một số bộ phận văn hiến lại gọi là 「Thái Nhất; 太一」. Những sách vở cổ của Trung Hoa như Tứ thư, Ngũ kinh hay nhắc đến "Thượng đế" hoặc "Hạo Thiên Thượng đế"[6], xem vị chúa tể trên bầu trời này cực kỳ tôn quý[7]. Thiên Đàn ở Bắc Kinh chính là nơi mà các vị Hoàng đế các triều tiến hành tế Hạo Thiên Thượng đế, bên trong có thần vị của Thượng đế.

Đến các giai đoạn sau, vị Thượng đế này được mang các tên cụ thể khác nhau, nên từ "Thượng đế" trở thành tôn hiệu chung dành cho không phải chỉ một vị thần. Đối với tín ngưỡng Trung Hoa, ngoài sùng bái bầu trời thì họ còn sùng bái sao Bắc Thần. Ngoài ra, Thượng đế đại diện bầu trời, gọi là Hoàng Thiên, hay cùng Hậu Thổ tạo thành một cặp, gọi là 「Hoàng Thiên Hậu Thổ; 皇天后土」 rất nổi tiếng.

Có một số vị thần được mang tôn hiệu Thượng đế như:

Nghĩa trong tôn giáoSửa đổi

Trong tiếng Việt, Thượng đế là vị thần tối cao duy nhất cai quản tất cả. Tuỳ vào tôn giáo có tin vào việc có thuyết sáng thế hay không, mà Thượng đế là đấng sáng thế hoặc chỉ là đấng cai trị, và Thượng đế mang các tên riêng.

Các tôn giáo khởi nguồn từ AbrahamSửa đổi

  • Thượng đế trong Do Thái giáo có danh hiệu là YHWH (Đấng Tự Hữu), phát âm tiếng Việt là Gia-vê (Yahweh), hoặc Giê-hô-va (Yehovah), cũng còn gọi là Thiên Chúa, hoặc Đức Chúa Trời, tức là Chủ tể của Trời và Đất vì Ngài là Đấng Tạo hóa nên vạn vật từ hư không.
  • Thượng đế trong Kitô giáoThiên Chúa. Kitô giáo tuyên bố họ là tôn giáo kế thừa và kiện toàn Do Thái giáo. Mặc dù Kitô giáo thường không gọi Thiên Chúa của họ là YHWH như Do Thái giáo, họ tin thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi. Kitô giáo dùng chung một số bản Thánh Kinh cổ truyền của Do Thái giáo gọi là Cựu Ước để phân biệt với các bản Thánh Kinh từ sau Chúa Giêsu gọi là Tân Ước.
  • Thượng đế trong Hồi giáo là Đấng Allah, có nghĩa là (ông trời hay Một Thần). Người Hồi giáo tin rằng Allah cũng chính là Thiên Chúa của Do Thái giáo và Kitô giáo (từ Allah cũng được tín đồ Ki-tô giáo dùng tiếng Ả Rập sử dụng để chỉ Đấng Sáng Thế của họ). Cách gọi khác là cha trời, chúa trời. Hơn nữa, Allah có 99 tên gọi ("Những cái tên tốt nhất"), mỗi trong số đó đều gợi lên một thuộc tính riêng biệt của Ngài.[8]
  • Thượng đế trong tôn giáo Bahá'í được gọi bằng nhiều cái tên gọi để ghi nhớ các thuộc tính của Ngài. Mặc dù Ngài được gọi bằng nhiều tên, Thượng đế là một, và Ngài là nguồn gốc của tất cả các tôn giáo thiêng liêng.[9]

Các tôn giáo DharmaSửa đổi

  • Thượng đế trong Ấn Độ giáoBrahma (cả Brahma, Vishnu, Shiva chỉ là những hình dạng của cùng một vị thần tối cao trong đạo Bà La Môn-Ấn Độ giáo)
  • Thượng đế trong Phật giáoPhạm Thiên. Thực ra trong Phật Pháp, không có thượng đế, mà cũng không nói thượng đế là người tạo hoá ra vũ trụ. Theo kinh Phật, Phạm Thiên Vương chỉ là một trong các vị thiên vương (ông trời) ở trên các tầng trời, do công đức tu hành cao ở kiếp trước nên khi qua đời, chúng sanh đó được tái sinh lên các tầng trời theo nghiệp báo của họ. Theo kinh Phật, Phạm Thiên tuy rất quyền năng nhưng không phải là toàn năng, tuổi thọ Phạm Thiên rất dài nhưng không phải là vô hạn, khi thọ mạng hết thì Phạm Thiên vẫn phải chết rồi tái sinh sang kiếp khác. Phạm Thiên Vương cũng chia làm nhiều cấp tuỳ theo thành quả tu đạo kiếp trước, ví dụ như vua cảnh trời Đại Phạm là do kiếp trước tu đạo đạt cấp Sơ Thiền. Phạm Thiên cai quản Tam thiên đại thiên thế giới tức cõi thế giới Ta bà này (rộng tới 1 tỷ tiểu thế giới, 1 thế giới bằng 1 hệ ngân hà hoặc lớn hơn) (cõi Ta bà chỉ là khu hóa độ chúng sanh của Phật Thích Ca, mỗi một vị Phật đều có khu hóa độ riêng). Ngài từng tạo ra điềm báo để Đức Thích Ca xuất gia. Ngài cũng có cầu thỉnh Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nhiều lần. Trong những dịp đưa và rước Phật một cách long trọng như lúc Phật từ cõi trời Đạo Lợi mà trở về cõi người, thì Phạm Thiên Vương và Đế Thích thường theo chầu Phật, Đế Thích cầm bạch phất quạt mát cho Phật, Phạm Thiên Vương cầm bảo cái (lọng báu) che cho Phật. Khi Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa để truyền Phật quả cho chư Bồ Tát, Phạm Thiên Vương có hiện đến với một vạn hai ngàn chư Thiên trong Phạm giới mà dự nghe một cách cung kính. Khi Đức Thích Ca thành Phật, có một vị Phạm Thiên tên là Sahampati hiện đến cầu Đức Thích Ca đi truyền đạo cứu đời, không rõ có phải là cùng một vị hay không. Và đến khi Phật nhập Niết bàn, cũng Phạm Thiên Sahampati hiện lại mà tỏ lời thương tiếc. Tuỳ theo Phạm Thiên Vương có những vị Phạm Phụ, tương đương quan chức của cõi Sơ Thiền, và các Phạm Chúng, tương đương dân chúng ở đó."
  • Thượng đế trong Sikh giáo là Waheguru, Chúa kỳ diệu, Đấng phân tán bóng tối của sự thiếu hiểu biết và ban cho ánh sáng của sự thật, kiến thức và sự giác ngộ. Ngài đã tạo ra vũ trụ và con người, và là đấng tối cao trong tất cả các tôn giáo.

Các tôn giáo khácSửa đổi

Bản ngã của Thượng đếSửa đổi

Trong các tôn giáo, Thượng đế có bản ngã (hữu ngã), có mang nhân tính, có hiểu biết, tình cảm, hành động, và có thể có hình dạng cụ thể, hoặc thể hiện mình ra dưới hình dạng cụ thể cho con người đoán nhận.

Tuy nhiên có niềm tin cho rằng Thượng đế chỉ là cội nguồn quy luật của tự nhiên, là tạo hoá tự nhiên, hoàn toàn khách quan không mang tính chất nào của bản ngã, nhân tính. Cũng có niềm tin cho rằng Thượng đế là kết hợp của cả hai, vừa hữu ngã vừa vô ngã, hoặc con người không thể nhận biết được bản chất của Thượng đế.

Biểu tượng Thượng đếSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Eno (2008), tr. 74.
  2. ^ 六上帝中,自然帝昊天上帝可稱天,人帝即五行上帝不可稱天。《隋書·禮儀》:「五時迎氣,皆是祭五行之人帝太皞之屬,非祭天也。天稱皇天,亦稱上帝,亦直稱帝。五行人帝亦得稱上帝,但不得稱天。」
  3. ^ 《孟子·梁惠王下》:"天降下民,作之君,作之师,惟曰其助上帝,宠之四方"
  4. ^ 《礼记正义》卷三十四·大傳第十六:"又《元命包》云:「夏,白帝之子。殷,黑帝之子。周,苍帝之子。」是其王者,皆感大微五帝之精而生。"
  5. ^ 《礼记正义》卷三十二·丧服小记第十五:始祖感天神灵而生,祭天则以祖配之。自外至者,无主不上。"《尔雅·释天》文。云「自外至者,无主不上」,《公羊》宣三年传文,「外至」者,天神也,「主」者,人祖也。故祭以人祖配天神也。"
  6. ^ 《通典·禮典》:"所謂昊天上帝者,蓋元氣廣大則稱昊天,遠視蒼蒼即稱蒼天,人之所尊,莫過於帝,讬之於天,故稱上帝。"
  7. ^ 《五经通义》云:天神之大者曰昊天上帝,(即耀魄宝也;亦曰天皇大帝,亦曰太一。)其佐曰五帝。
  8. ^ Bentley, David (tháng 9 năm 1999). The 99 Beautiful Names for God for All the People of the Book. William Carey Library. ISBN 0-87808-299-9.
  9. ^ Esslemont, J.E. (1980). Bahá'u'lláh and the New Era [Đức Baha'u'llah và Kỷ nguyên Mới] (ấn bản 5). Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-87743-160-4.