Thảo luận:Đàn bầu

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Khyem trong đề tài Kỹ thuật Teremono

bảng cảnh báo thiếu chú thích to quá mất thẩm mĩ 58.186.67.105 (thảo luận) 06:12, ngày 8 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phần lịch sử do thành viên Nguyệt Cầm đóng góp ngày 28 tháng 2 năm 2007 rất đáng ngờ. Trong cả Tân Đường thư lẫn Cựu Đường thư đúng là đều có các quyển viết về Nam Man (Cựu Đường thư, quyển 197 - Liệt truyện 147: Nam Man Tây Nam Man truyện, Tân Đường thư, quyển 222 thượng: Liệt truyện, đệ 147 thượng: Nam Man thượng, Tân Đường thư, quyển 222 trung: Liệt truyện, đệ 147 trung: Nam Man trungTân Đường thư, quyển 222 hạ: Liệt truyện, đệ 147 hạ: Nam Man hạ) nhưng hoàn toàn không có câu nào viết về đàn bầu như tác giả đã viết (Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhựt tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hửu thủ dĩ trúc, phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhấn trúc can nhi thành điệu.). Bên cạnh đó cần lưu ý thời nhà Đường thì khu vực ngày nay là miền bắc và trung Việt Nam về cơ bản bị coi là lãnh thổ của nhà Đường như là một đơn vị cấp châu (Giao Châu) hoặc thuộc An Nam đô hộ phủ nên hoàn toàn không được đề cập tới trong phần viết về Nam Man và/hoặc Tây Nam Man mà được đề cập tới trong phần địa lý (rải rác trong các quyển 38-41 trong Cựu Đường thư và 37-43 trong Tân Đường thư). Nhưng tại các phần này cũng không thấy câu mà tác giả đã chép. Do đó đề nghị tác giả kiểm tra lại xem câu này viết chính xác ở đoạn nào. Meotrangden (thảo luận) 02:01, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sách Đường thư-Nam Man truyện-Độc huyền bảo cầm sửa

Sách Đường thư của Trung Quốc, Nam Man truyện[cần dẫn nguồn][1] chép: "Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhựt tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hửu thủ dĩ trúc, phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhấn trúc can nhi thành điệu." Nghĩa là: "Lấy gỗ nhẹ mà làm, không trau chuốc chi, thùng đàn dài hình chữ nhật, đầu chót cắm cán tre, xâu nửa quả bầu khô, giăng dây không phiếm, tay phải lấy que trúc nảy lên tiếng, tay trái nấng cần tre mà thành điệu." Qua đó cho thấy rằng vào thế kỷ thứ 7 đàn bầu đã xuất hiện ở Việt Nam.

Vì có ý kiến nghi ngờ đoạn này nên tôi tạm đem ra đây. Mời Nguyệt Cầm (tác giả của đoạn viết trên), Meotrangden và mọi người cùng xác minh. --Sam-2MT 02:52, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tham khảo sửa

  1. ^ Trong bộ Đường thư của Trung Quốc, Nam Man truyện là sách nói về văn hoá, lịch sử các tộc dân ở phương Nam

Kỹ thuật Teremono sửa

Tôi thấy trong bài ghi kỹ thuật Vê mở ngoặc Teremono đóng ngoặc, không biết đây là thuật ngữ âm nhạc của nước nào? Có thể sửa bằng Tremolo cho dễ hiểu không? Kh. (thảo luận) 06:42, ngày 23 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Đàn bầu”.