Thảo luận:Đô thị tại Hà Tĩnh

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi K1eprongbuon812 trong đề tài Mớ thông tin lộn xộn

Mớ thông tin lộn xộn sửa

Mở bài không ăn nhập tên bài: Các đô thị tại Hà Tĩnh là những thành phố, thị xã, thị trấn; huyện; xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.Các đô thị được chia thành 6 loại gồm đô thị đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V. Các đô thị đặc biệt, loại I và loại II phải do Thủ tướng ra quyết định công nhận; các kiểu đô thị loại III và IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận; và loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận.--Doãn Hiệu (thảo luận) 01:13, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

huyện; là đô thị? Đô thị là gì đây??????????????? Huyện, xã là các cấp hành chính của khu vực nông thôn chứ không phải là đô thị.--Doãn Hiệu (thảo luận) 01:17, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Thừa nhận loạt bài về đô thị ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót. Sẽ dành thời gian để bổ sung. Nhưng đính chính, huyện có thể là đô thị nếu được chính quyền công nhận, ví dụ: Huyện Phú Quốc là đô thị loại II. Xã thường được công nhận là đô thị hạng V cho các xã ở huyện, chuẩn bị được nâng cấp lên thị trấn. Chứ không phải huyện và xã không được xếp hạng đô thịK1eprongbuon812(thảo luận) 15:43, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mở bài cho các bài hàng loạt dạng này nên là: Đô thị tại Hà Tĩnh là những đô thị Việt Nam tại tỉnh Hà Tĩnh, được cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định thành lập. (chú thích: cơ quan nhà nước Việt Nam không chỉ có là các cơ quan của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn có thể là của chính phủ Pháp thời Pháp thuộc, VNCH, VNDCCH, thậm chí có thể là CHMNVN hay Đế quốc Việt Nam).--Doãn Hiệu (thảo luận) 01:54, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có thể cái tên gây hiểu nhầm chứ mình thấy bài viết cũng cung cấp thông tin có ích đấy chứ? Cần bỏ mục Phân loại đô thị. Theblues (thảo luận) 10:12, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Theblues hãy xem đây, tạo bài bằng cách cóp pi gần như nguyên văn của bài Đô thị Việt Nam dẫn tới thông tin ngô nghê đầu Ngô mình Sở. Các thông tin có vẻ có ích phần lớn là của bài Đô thị Việt Nam, người viết đâu có đầu tư gì mấy đâu. Viết theo kiểu này thì 5 phút có thể sản xuất ra hàng trăm bài 30 K. Người tạo bài lại còn nhân bản cá chép thành nhiều con khác: Đô thị tại Bình Phước, Đô thị tại Bình Dương, đô thị tại Quảng Ninh, đô thị tại Tây Ninh, đô thị tại Đồng Nai.

Đô thị tại Hà Tĩnh Đô thị Việt Nam
Các đô thị tại Hà Tĩnh là những thành phố, thị xã, thị trấn; huyện; [cần dẫn nguồn] được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập[cần dẫn nguồn]. Các đô thị được chia thành 6 loại gồm đô thị đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V. Các đô thị đặc biệt, loại I và loại II phải do Thủ tướng ra quyết định công nhận; các kiểu đô thị loại III và IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận; và loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận. Hiện tại Hà Tĩnh có 3 loại đô thị. Trong đó có 13 đô thị, gồm: 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV.
Phân loại đô thị

Tại Việt Nam, trước đây việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ[1]. Từ ngày 2 tháng 7 năm 2009, việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ[2]

Tại Hà Tĩnh hiện có 3 loại hình đô thị: loại III, loại IV và loại V[cần dẫn nguồn]. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 3 đến loại 5.

Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:[3]

  1. Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên.
  3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
  5. Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
  6. Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới ở Hà Tĩnh thì các tiêu chí đánh giá được nới lỏng hơn[cần dẫn nguồn]: quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Đối với một số đô thị có tính chất đặc thù, tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị[cần dẫn nguồn].

Các đô thị tại Việt Nam là những thành phố, thị xã, thị trấn; huyện; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Các đô thị được chia thành 6 loại gồm đô thị đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V. Các đô thị đặc biệt, loại I và loại II phải do Thủ tướng ra quyết định công nhận; các kiểu đô thị loại III và IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận; và loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận. Hiện tại Việt Nam có hai đô thị đặc biệt là Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh, 15 đô thị loại I, 24 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 74 đô thị loại IV. Khoảng 35% dân số Việt Nam sống ở đô thị.
Phân loại đô thị

Tại Việt Nam, trước đây việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ[1]. Từ ngày 2 tháng 7 năm 2009, việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ[2]

Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến loại V. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 1 đến loại 5.

Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:[4]

  1. Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên.
  3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
  5. Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
  6. Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì các tiêu chí đánh giá được nới lỏng hơn: quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Đối với một số đô thị có tính chất đặc thù, tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị.

Các thông tin trong mục: Xem thêm, cũng là các quyết định, thông tư về phân cấp hành chính Việt Nam nói chung, chẳng liên quan gì tới các đô thị tại Hà Tĩnh:

  1. Công báo chính phủ tháng 3/2007 công bố Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. Công báo chính phủ tháng 3/2007 công bố Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  3. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Cập nhật các Nghị Định, Nghị Quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được ban hành và thực hiện từ ngày 01/7/2004 đến hết ngày 31/12/2009.
  4. Cập nhật danh mục các xã, các huyện công ích tương ứng theo các đợt công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông (Đợt 1: quyết định 41/2006/QĐ-BBCVT, Đợt 2: QĐ 09/2007/QĐ-BBCVT và Đợt 3: QĐ số 15/2008/QĐ-BTTTT, Đợt 4: Thông tư 05/2009/TT-BTTTT, Đợt 5: Thông tư 21/2009/TT-BTTTT)

--Doãn Hiệu (thảo luận) 15:20, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sau khi bỏ phần Cá chép in đậm trong bảng trên theo yêu cầu của Theblues (về mục Phân loại), bỏ phần xem thêm và tham khảo không liên quan, và thay 01 câu mở bài. Thì phần đóng góp thực sự của người khởi tạo bài chỉ là 2 câu mâu thuẫn nhau: Hiện tại Hà Tĩnh có 3 loại đô thị. Trong đó có 13 đô thị, gồm: 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV.[cần dẫn nguồn] Tại Hà Tĩnh hiện có 3 loại hình đô thị: loại III, loại IV và loại V[cần dẫn nguồn]., cùng một danh sách có số thứ tự cuối là 14 nhưng ô tổng số là 13 đô thị. Các thông tin của mỗi đô thị cũng chỉ là sao chép lại thông tin ở từng bài viết về mỗi đô thị, xem ở các bài đó là cũng biết. Mà tôi thấy nếu chỉ cái bảng danh sách 14 đô thị này thì chỉ đáng nhập vào mục Hành chính của bài Hà Tĩnh hiện còn sơ sài.Doãn Hiệu (thảo luận) 17:39, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đúng là bài này (và cả một loạt bài về đô thị) có chất lượng không tốt, thứ duy nhất có giá trị là cái bảng, nhưng cũng còn nhiều sai sót. Theo Doãn Hiệu thì ta nên xử lý như thế nào đối với những loạt bài này đây? Theblues (thảo luận) 13:42, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa một bài Đô thị tại Bình Dương làm mẫu nhưng không có thời gian để sửa hết toàn bộ các bài khác, đành nhờ Theblues (nếu bạn có thời gian) cùng người tạo bài Thành viên:K1eprongbuon812(Thảo luận) vào chữa bài trước hạn xóa 7 ngày. Các thông tin sai lệch mâu thuẫn nhau cần sửa thông nhất theo nguồn dẫn xác tín.Doãn Hiệu (thảo luận) 14:20, ngày 26 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

  1. ^ a b Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ.
  2. ^ a b Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ.
  3. ^ Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP
  4. ^ Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP
Quay lại trang “Đô thị tại Hà Tĩnh”.