Thảo luận:Ẩm thực Việt Nam

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Phương Huy trong đề tài Các món ăn

Xin giúp đỡ sửa

Xin các thành viên vào sửa giúp. Bài này hình như dịch từ tiếng Anh và có vấn đề về nội dung. Chẳng hạn:

  • Ẩm thực miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Quảng Đông... và dùng nhiều xì dầu (chứ không phải nước mắm) ?!?
  • Bánh xèo được xếp vào loại bánh mì
  • Phở bún miến được xếp vào loại "mì"
  • Đặc trưng của "mì" VN là ....nhiều chất béo
  • ...

Ngoài ra, các món ăn sắp xếp theo kiểu hổ lốn. Có lẽ nên xếp lại vào 3 mục: đặc sản miền Bắc, đặc sản miền Trung, đặc sản miền Nam. (Tmct 12:34, ngày 20 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Đồng ý, mấy bài liên quan đến văn hóa VN ở tiếng Anh cứ được thêm mắm thêm muối bởi ai đó đi ngang qua, cho nên độ tin tưởng không cao. Nguyễn Hữu Dng 15:30, ngày 20 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Pâté chaud sửa

Tôi thấy Paté Chaud nên chuyển thành bánh mì pa tê cho Việt hóa và cho nó gần gũi với VN hơn. Paté Chaud là bánh mỳ nóng nhỉ.

Thành viên vô danh viết bên trên "Paté Chaud là bánh mỳ nóng nhỉ". Pâté chaud không phải là bánh mì. Pâté được dùng để chỉ các loại thịt được cắt rất nhỏ, pha trộn thêm gia vị và có thể có thêm rượu và các loại rau, cũng cắt nhỏ, (nổi tiếng là pâté de foie gras hay pâté gan ngỗng béo). Pâté chaud là một loại bánh có pâté ở giữa và vỏ mỏng, rất dòn, dễ vỡ vụn khi cầm (không phải là bánh mì - hay pain); khi ăn, bánh này được làm cho nóng lại nên có từ chaud trong tên. Bánh mì pâté là một loại bánh mì Việt Nam có kẹp pâté, đồ chua, lá ngò... ở bên trong. Do đó, pâté chaudbánh mì pâté là hai món ăn khác nhau. Mekong Bluesman 16:00, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tương đen sửa

Xin cho hỏi tương đen là loại nước chấm gì vậy? Interwiki sang en:Hoisin sauce lại thấy viết là nó là gia vị cho Phở ?!? Lạ quá. (Tmct 12:34, ngày 20 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tương đen là loại sauce có màu đen, thường được thấy chứa trong một chai bằng plastic tại các bàn trong tiệm ăn Tàu và các tiệm phở. (Trên các bàn tại tiệm phở còn có một chai khác màu đỏ và nó là tương ớt -- cay lắm!). Tương đen trong tiếng Anh đúng là hoisin sauce. Mekong Bluesman 16:07, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thường các quán phở cũng hay thấy có 2 lọ nước chấm, đó là lọ tương ớt màu đỏ và lọ magi hay xì dầu (nhưng không cay) màu đen. Casablanca1911 16:45, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Casablanca1911 nói đúng. Nhiều người thích thêm vị mặn thì cho thêm xì dầu, nhiều người thích vị ngọt và hơi cay của tỏi thì cho thêm tương đen, nhiều người thích vị cay (như tôi) thì cho thêm tương ớt. Mekong Bluesman 17:03, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tương đen thường thấy ở các Phở Nam hơn la phở Bắc! nên chắc nhiều người không biết? Tương đen có thể bỏ 1 spoon vào trong phở hay ,để riêng trộn với tương ớt trong 1 cái chén nho xíu, nặn tí chanh trên đó chấm thịt bò (nạm hay ve dòn) ăn đáo để. Ăn phở nhớ phải có giá, chanh, ớt ngò gai, húng quế, hành trần ... Không nên dập trứng sống bỏ vào phở nóng sẽ mất mùi và dể truyền ... cúm gà! Đừng chọc tui thèm nhe đang di làm! Kí tên: Vua Thèm Phở (Nếu ghi là "vua ăn phở" sẽ bi cạnh tranh nên ghi là thèm) Casa ăn tương ớt ăn vừa vừa thôi, ăn nhiều ... hao và nóng vả lại chừa cho người khác ăn với! Anh BM ơi, cái "Hoisin sauce" là tương đen của Thái, Tàu sẽ không ngon bằng tương đen chính hiệu của người Việt chế cho phở đâu nhe!
Đọc văn phong tôi biết là của ông Làng Đậu dù không có ký tên! Tôi tin chắc là cái hoisin sauce được biến chế bởi một hãng hóa học thực phẩm không thể nào ngon bằng các tương làm tại nhà đã được truyền xuống qua nhiều thế hệ. Tôi là một chef (amateur chứ không phải professional) nên tôi rất chú ý đến cách làm các món ăn. Tôi tôn trọng các người nấu ăn dùng các nguyên liệu tươi chính và dùng thời giờ để các mùi vị được phát triển. Tôi không thích các lối nấu ăn fast food bây giờ khi mọi thứ là hóa chất đến từ chai hay bao gia vị và thời gian không có đủ để marinade. Ông nói là ông có tên Vua Thèm Phở thì ông sẽ bị tôi cạnh tranh. Tôi rất thích ăn phở (cả phở Bắc và phở Nam) nhưng tôi ngày càng ít ăn chúng tại các tiệm vì tôi có alergy với chất MSG (bột ngọt). Một năm, trung bình, tôi có thể nấu phở một lần và mời các bạn của tôi đến thử (đây là các người cả Việt và không Việt nhưng dùng đũa rất hay, biết cách pha nước chấm... một, hai người là chef). Họ nói là đúng mùi phở và không làm mọi người ho, mệt, nhức đầu và khát nước vì tôi hoàn toàn không dùng MSG. Mekong Bluesman 17:36, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Rau thơm sửa

Mấy loại sau tiếng Việt là gì? Tại sao "sữa dừa" lại nằm trong loại "rau thơm"? (Tmct 12:57, ngày 20 tháng 4 năm 2006 (UTC))Trả lời

  • Thai Basi
  • Sữa dừa
  • Cilantro
  • Long coriander
  • Thai basil là "húng quế" (tôi cũng đã nghe có người dịch là "húng Thái"), có lá màu xanh đậm, không có lông trên lá như "húng" (hay "húng thơm" - mint) và có gân lá và thân cây màu đỏ tím. (Xem hình ảnh trong bài en:Basil.) Húng này được xé ra và bỏ vào trong phở trước khi ăn; trong nhiều món ăn của người Thái húng này được cắt nhỏ và bỏ vào khi nấu.
Mekong Bluesman 16:33, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chắc Thai basil là loại rau thơm có tên là "rau húng vịt" vì hay được ăn cùng thịt vịt, ngan và thịt chó nữa. Casablanca1911 16:54, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng biết là Thai basil được dùng trong 2 món ăn Việt mà tôi chưa có can đảm để ăn: tiết canh vịt và thịt chó. Không phải vì sợ mà vì vấn đề vệ sinh -- dễ bị mang các bệnh. Mekong Bluesman 17:03, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Cilantro là "ngò [ngò rí]" (khác với "ngò Tàu" hay"ngò Tây"), cilantro còn có tên là coriander. Thông thường, tiếng Anh tại Bắc Mỹ dùng cilantro cho lá và thân cây ngò và dùng coriander cho hạt ngò. Ngò được dùng trong rất nhiều món ăn Việt - tôi biết chắc là nước dùng của phở có hạt ngò ở trong - cũng như các món ăn Thái, Mexico, Ấn Độ, Ả Rập... (Xem hình ảnh trong bài en:Coriander.)
  • Tôi chưa nghe thấy tên long coriander nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một tên khác của Vietnamese coriander, hay "rau răm". (Xem hình ảnh trong bài en:Vietnamese Coriander.)
  • "Sữa dừa", theo tôi nghĩ, là một cách "dịch thẳng" của coconut milk. Theo một người bạn Việt của tôi thì coconut milk nên được dịch thành "nước cốt dừa" (trong khi "nước dừa tươi" là coconut juice). Tôi đồng ý với cách dịch đó hơn.
Mekong Bluesman 16:33, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tiết canh vịt và chó thi nhằm nhò gì anh! Nhắm mắt nuốt ực là xong! Ăn giun ăn đất mới sợ chớ! Tôi thấy ở VN người ta còn ăn cả dế cơm chiên, mối chúa xào, ... LĐ

Hình sửa

Hình ảnh có thuyết minh là Bánh cuốn trong bài là sai, đề nghị bỏ. Casablanca1911 14:21, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sai theo góc nhìn ở địa phương này; đúng theo góc nhìn địa phương khác. Cần thì ghi rõ bánh cuốn làm ở đâu. Chắc đây là bánh cuốn làm ở hải ngoại, bởi những người có xuất xứ miền Nam. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:24, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không nghĩ là nên bỏ ảnh này đi và đồng ý với ý kiến của anh Trần Thế Trung. Great Student of Hippocrates 14:25, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu nhất định đây là món bánh cuốn thì đề nghị ghi rõ bánh cuốn làm ở đâu. Còn bánh cuốn làm ở hải ngoại hay bất kỳ món nào khác làm ở hải ngoại (mà đã bị "lai căng") thì chắc sẽ có thể nằm trong cả các bài viết về Ẩm thực Trung Quốc, Ẩm thực Thái Lan, Ẩm thực Malaysia...Như vậy thì tôi không nghĩ bài viết này nằm trong chủ đề "văn hóa Việt Nam". Casablanca1911 14:32, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chẳng đến nỗi lai căng đâu. Tôi thấy "bánh cuốn" trông giống "bánh cuốn" đấy chứ. Chẳng qua là ít bánh cuốn quá, nhưng lại nhiều giò chả quá, nên trông thành ra món "giò chả bánh cuốn" chứ không phải "bánh cuốn giò chả" nữa. Tất nhiên, bánh cuốn thịt thì khác bánh cuốn Thanh Trì (thèm quá) rồi. Nhờ Casa viết luôn bài bánh cuốn (không nhân thịt) :). (Tmct 14:56, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)).Trả lời
Ồ, té ra đã có bánh cuốn (không nhân thịt) rồi. (Tmct 14:57, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
Thực ra Bánh cuốn ban đầu chỉ là bao gồm các lớp bánh tráng xếp chồng lên nhau. Còn nhân thịt thì là "phát sinh" thêm về sau này. Còn hình này thì là tập hợp mấy món ăn, không hẳn phải là bánh cuốn. Tên gọi chính xác hơn cho bánh này là bánh tráng nhân thịt, mà bánh tráng nhân thịt (hoặc tôm) thì có nhiều "dị bản" lắm--->nhiều tên gọi, nhất là trong Huế có khá nhiều loại bánh kiểu này (tôi không nhớ hết tên). Cả bát nước chấm nữa, tôi nhìn mà thấy buồn vì nước chấm rất quan trọng, bánh cuốn có ngon hay không là do nước chấm, còn trong hình này thì không phải nước chấm cho món bánh cuốn.Casablanca1911 15:17, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hình này do một thành viên wiki tiếng Anh chụp và tải lên, rất có thể là làm theo cách riêng của mình. Nhưng trong hình có thể thấy món chả và mấy món gì không rõ nữa. Hình này trông ngon thật, nhưng bây giờ tôi thật sự không biết phải bỏ hình này đi không. Great Student of Hippocrates 14:40, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình này có thể giữ, nhưng đề nghị không cho từ "bánh cuốn" vào. Tại sao cứ nhất định phải có từ này. Đấy là bánh bọc thịt, chứ không phải là bánh cuốn thịt. Nếu là bánh cuốn thịt thì nó có hình trụ tròn, giống nem (vì thao tác cuốn lớp bánh tráng của người làm) chứ không "bẹt" như gói thế này. Casablanca1911 15:24, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhờ Casa lên phố cổ làm bữa bánh cuốn rồi nhân tiện chụp lấy cái ảnh để thay hình vậy, cho nó original ;). Nhờ Casa xem bài Bánh cuốn luôn. Hình như Thạch Lam có bài về lịch sử bánh cuốn, nhưng tôi hiện không có để lấy thông tin. (Tmct 15:30, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
Trên hình đấy rõ có bánh cuốn mà. Great Student of Hippocrates 15:40, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK, sẽ chụp. Thạch Lam có nhắc đến bánh cuốn trong "Hà Nội băm sáu phố phường" nhưng phải để đến cuối tuần tôi mới lục tìm lại cuốn đó được. Trên hình không phải là bột gạo (nó có màu trắng đục) mà là bột lọc (trong suốt) để bọc nhân, tôi sẽ chỉnh lại thuyết minh hình cho chính xác. Casablanca1911 16:39, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

À, Nguoithudo đã sửa lại chính xác hơn rồi, bản mới sửa tôi chưa kịp xem lại. Casablanca1911 16:42, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bánh cuốn này tôi ăn rồi, yên tâm đi; đừng sửa làm gì mất công người khác làm. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:45, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguoithudo đã sửa lại đúng rồi mà. Còn đã viết là phải đúng. Nếu bạn ăn món bánh bột lọc như trên hình mà gọi là "bánh cuốn" thì e là bạn cần phải đi thưởng thức lại món bánh cuốn đúng kiểu. Tất nhiên là vẫn cái tên món ăn đó nhưng người làm lại sáng tạo ra kiểu khác, thêm bớt, thay thế nguyên liệu thì vô vàn. Đợi đến khi nào "bánh cuốn" kiểu đó có thương hiệu thì chúng ta sẽ viết thành một bài riêng cho chính xác. Okie ? Casablanca1911 17:00, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tin hay không tin tùy bạn, tôi ăn bánh cuốn "đúng kiểu" nhiều năm trời, cụ kỵ tôi cho đến tôi đều sinh ra ở Hà Nội, tôi ăn bánh cuốn giống trong hình còn thấy ngon hơn cả bánh cuốn ở Thanh Trì hay ở các quán vỉa hè ở Hà Nội, hay ở chợ, làm ngay trước mặt, cuốn và tráng ngay trước mặt. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:11, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thực đơn trong nhà hàng người ta ghi là bánh cuốn. Và rất nhiều hàng họ làm như vậy giống nhau, nên nó là thương hiệu rồi. Nó là một kiểu bánh cuốn và xóa thông tin đó đi thì lại khác gì chui trở lại cái giếng Hà Nội mà không muốn ngó ra bên ngoài ? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:17, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thì bạn điền rõ vào là bánh cuốn tại đâu làm có dạng, kiểu như vậy. Tôi chắc chắn bánh trong hình làm từ bột lọc chứ không phải là bột gạo. Casablanca1911 17:26, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bỏ chữ cuốn làm ham muốn vô bờ của ca sa nhưng mà thực đơn các nhà hàng ở hải ngoại họ chưa bỏ. Ca sa có đi ra ngoài Hà nội nhớ gạch tên chúng rồi chúng ta ghi lại. Wikipedia chỉ trình bày sự thực chứ không đưa nhưng ý kiến địa phương - Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:29, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo cảm nhận khi thưởng thức thì tôi thấy bánh cuốn hải ngoại chắc cũng làm từ bột gạo nhưng nó ngấm nhiều dầu mỡ hơn nên trong hơn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:32, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thực sự tin chắc là các món ăn Việt Nam từ bây giờ có lẽ sẽ được miêu tả từ các món ăn hải ngoại hoặc sẽ có thảo luận về việc tranh cãi giữa món ăn hải ngoại với món ăn VN xem cái nào là đúng hơn. Bạn nghĩ là bánh cuốn có nhiều dầu mỡ thì...tôi không hiểu là bạn đang nói đến món gì nữa. Casablanca1911 18:33, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ẩm thực là một nghệ thuật đầy sáng tạo, không có đen trắng rõ ràng. Hãy xuất bản các sách có uy tín rồi chúng ta ghi lại từ các nguồn đã xuất bản, chứ đừng đưa ý kiến chủ quan vào. Bạn không hiểu có lẽ là điều không làm tôi bất ngờ, ngay từ khi bạn hăm dọa xóa bỏ hình; tôi ghi lại trung thực những gì thực đơn ghi là bánh cuốn; còn cảm nhận tùy người đọc. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:38, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Phải nói lần đầu thưởng thức bánh cuốn hải ngoại tôi cũng hơi bất ngờ. Lần đó tôi đang muốn giới thiệu món ăn Việt Nam cho một bạn nước ngoài. Sau khi gọi ra theo thực đơn; tôi cũng không hiểu là mình gọi đúng món không; vì trông lạ, dường như là một kiểu bánh cuốn nhưng có hấp qua mỡ hay dầu gì đó. Nhưng lúc ăn thì thấy rất ngon, bánh còn nóng và thơm ngậy; cũng có nhân mộc nhĩ thịt, ... rau sống kèm theo. Vỏ hơi dai hơn bánh cuốn "đúng kiểu" ở nhà. Bạn người nước ngoài của tôi rất khoái món này. Sau đó tôi có trao đổi với đầu bếp, người Việt, miền Nam, và được biết là họ vẫn hay làm vậy. Tôi đoán bánh cuốn bắc đã được di cư vào Nam và lai với bánh xèo hay các loại tương tự đặc trưng hơn cho miền Nam. Nhưng đó là ý chủ quan của tôi. Không có giá trị tra cứu :)- Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:47, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Thực đơn ghi là bánh cuốn". Thực đơn nào, ở đâu, trên thuyết minh hình có thấy ghi đâu ? Xin mời bạn đọc bài Bánh cuốn để biết bánh cuốn là loại bánh như thế nào, có nhiều dầu mỡ hay không.... Casablanca1911 18:42, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Casa chịu khó làm một chuyến đi du ngoạn Châu Âu, tôi sẽ hướng dẫn viên du lịch, khám phá ẩm thực Việt Nam trong tay đầu bếp Việt Nam ở nước ngoài. Nó theo "gu" Tây, nhưng vẫn mang dáng dấp Việt Nam; và là một phần không nên vứt bỏ đi của ẩm thực Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:49, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phùùùùù, hóa ra là Tttrung đang "tiếp thị" món bánh cuốn hải ngoại. Nhưng có lẽ không nên cho món ăn hải ngoại vào Ẩm thực Việt Nam. và tóm lại, bạn vẫn chưa có tài liệu gì để nói lên bức ảnh đó có món "bánh cuốn hải ngoại" cả. Casablanca1911 18:54, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã bảo là tin đi; đa nghi như Tào Tháo như vậy thì ăn mất ngon. Để hôm nào ra nhà hàng chụp một lô về cho thỏa. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:56, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không cần thiết phải ra nước ngoài, nhưng theo tôi, ẩm thực khác với các loại hình khác như là âm nhạc, văn thơ, điện ảnh...Vì một khi, bạn chỉ cần thay đổi gia vị, hay thay đổi thành phần hương, nguyên liệu, loại rau ăn kèm.. thì nó đã có 1 vị khác và có thể là món ăn khác rồi. Như vậy mới có thể hiểu là tại sao cũng là hàng phở gà mà có hàng đông khách, có hàng ít khách....Còn thú thực với bạn là tôi chỉ đi trong Việt Nam thôi, có nhiều cửa hàng tên là Phở Hà Nội ở các vùng, miền nhưng vẫn không thể là Phở Hà Nội theo đúng vị của nó được. Casablanca1911 19:02, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phở Hà Nội là chuyện khác. Ngay ở Hà Nội cũng không phải lúc nào cũng tìm thấy Phở Hà Nội. Nói theo sách thì có thể lấy sách của ví dụ như Nguyễn Tuân và ông gì đó không nhớ rõ tên, hình như Vũ Bằng, mô tả về các món ăn Hà Nội. Thịt bò hầm nhừ, ăn phở chín chứ không phải phở tái. Giở các sách khác nhau cũng có thể có sự khác biệt; huống hồ các quan niệm trong dân gian.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 19:09, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, đó là sự khác nhau trong 1 nước VN, nhưng chưa có sách, tài liệu nào nhắc tới các món ăn Việt Nam mà tính đến cả các món ăn làm theo kiểu ở nước ngoài.Casablanca1911 19:17, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ở hiệu sách ở đây có bán các sách hướng dẫn nấu món Việt Nam, mà tôi nghĩ là không phải "100% Việt Nam" trong cái nhìn "Hà Nội 2000". Tôi nói Hà Nội 2000 vì nó khác Hà Nội, ví dụ 1900. Văn hóa Việt Nam đã lan rộng ra trên nhiều nơi của thế giới; tội gì chúng ta bó hẹp nó trong khuôn khổ Hà Nội?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 19:35, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vấn đề ở đây là BKTT có nhiều bài về Ẩm thực của từng nước, tại sao cứ phải lấy ẩm thực của hải ngoại vào Ẩm thực Việt Nam làm cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu ẩm thực Việt Nam sẽ hiểu không đúng "bản chất" món ăn đó (vì do sự "phá cách" của người đầu bếp hải ngoại). Nếu viết về 1 nhà hàng hải ngoại, có một món bánh cuốn "lạ" như thế thì có thể nhắc đến được. Ẩm thực Việt Nam có lẽ nên nhắc tới các món ăn Việt Nam làm theo kiểu Việt Nam chứ không làm kiểu "hải ngoại". Casablanca1911 05:12, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thay đổi, thay đổi và thay đổi sửa

Ẩm thực là một phần của văn hóa, và văn hóa, cũng như các thứ khác, thay đổi theo thời gian. Trong khi Trần Thế Trung và Casablanca tranh luận về tính chất nguyên thủy của vài món ăn Việt trong bài này thì tôi thấy toàn bài này quên mất rất nhiều các món ăn, theo ý nghĩ chủ quan của tôi, mang nhiều tính chất "thuần Việt". Tôi đã viết thêm các món rau muống, rau rút, tiết canh vịt... và tôi sẽ viết thêm nhiều món khác nữa. Làm sao mọi người viết về món ăn Việt mà quên cơm nắm, muối vừng rang, ruốc thịt heo, ruốc thịt gà, chuối chiên, mực khô nướng với một cai bia lạnh, xôi gấc, xôi bắp với đường đỏ... và nhất là cốm làng Vòng? Làm sao mọi người viết về ẩm thực Việt mà quên tiểu mục đề cho các món đồ ăn cho đám giỗ như xôi vò, gà luộc với lá chanh thái chỉ, giò chả, các món đồ nấu...? Viết về các đồ ăn trong đám cưới/hỏi mà quên xôi gấc, bánh dày, bánh xu xê, bánh đậu xanh, gà luộc với các miến đỏ cho lễ tơ hồng... mà chỉ chú trọng vào các món ăn thông dụng hiện nay tại các tiệm ăn là đã quên đi cái tính chất nguyên thủy và truyền thống của các lễ cưới/hỏi này!

Những người viết có thể hỏi các người lớn tuổi trong gia đình để biết thêm về các món ăn truyền thống của Việt Nam, nhất là các người lớn tuổi đã sống hay đi thăm nhiều nơi.

Mekong Bluesman 19:16, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài này dịch từ bên en.wiki nên thiếu nhiều và thiếu tính "bản sắc", hôm nay là lần đầu Casa mới đọc đến. Nhưng cũng vì tính "bản sắc" này nên mới thảo luận với Tttrung về việc món ăn "thuần Việt" và món ăn "hải ngoại". Các món ăn khác chắc sẽ đóng góp thêm sau. Casablanca1911 19:21, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ông BM ơi, tui đã bổ xung nhiều chi tiết, nếu thấy cần thêm gì thì thêm vào .. Ông ăn phở tới mức biết nấu nước lèo (màu gì ? màu "cánh gián" hay màu "trong dục" hà hà!) mà ông còn không chịu chủ động sửa bài ở đó kêu oan nổi gì ? Ông là người Việt chớ hông pải Chệt có đuôi như tui đâu à nhe. LĐ
Ông Làng Đậu thân mến của tôi ơi, cái technique nấu nước dùng để không bị đục là một technique của French Cooking 101: đừng vặn bếp lên nhiệt độ quá cao. Ông nấu xương bò mà ông vặn bếp lên ... 1000 độ ... thì tủy xương sẽ bị vỡ ra và xâm nhập vào nước làm cho nước bị đục. Hơn nữa, với một nhiệt độ thấp hơn thì ông sẽ phải dùng một thời gian dài hơn và, do đó, các gia vị như quế, quế sao, hồi, hạt ngò, gừng đốt cháy và hành củ đốt cháy sẽ có thời giờ tạo ra các mùi vị.
Dĩ nhiên, theo quan điểm của một tiệm ăn thì mất một thời gian dài để biến chế nước dùng như tôi viết bên trên là đi ngược với mục đích làm tiền của họ. Họ sẽ sẵn sàng gọi một xe đầy MSG đổ vào nồi nấu, như thế sẽ nhanh hơn và nước sẽ trong hơn. Who cares about the client's health?!
Mekong Bluesman 18:52, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hì, bác Mekong Bluesman bình luận về nước dùng phở sành điệu y như một tay đầu bếp cửa hàng phở gia truyền chính hiệu! Tôi đồng ý với bác về cái khoản nấu nước dùng này! Khương Việt Hà 19:20, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi có 1 ý kiến là dùng nồi áp suất thay vì ... bột ngọt để rút ngắn thời gian hầm xương xuống còn vài giờ nhưng chưa ai chịu chuẩn y hết. LĐ
Hihi, không chuẩn y là đúng rồi bác ơi. Nếu dùng nồi áp suất thì do áp suất cao quá nên ...tủy xương sẽ bị vỡ ra và xâm nhập vào nước làm cho nước bị đục :) (Tmct 21:06, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
Cái technique nấu nước dùng đó còn thiếu một điều rất quan trọng là công việc hớt bọt đó bác MB, bắt đầu từ lúc nước sôi cho đến khi nồi nước dùng sử dụng được. Càng hớt và bỏ đi được nhiều bọt thì nước càng trong. Do vật, việc "để mắt" tới nồi nước này không thể lơ là được. :) Casablanca1911 07:09, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phở sửa

Phở là một món ăn nổi tiếng, sao không ai ý kiến gì nhỉ. Sáng sáng đi ăn phở rồi không chịu viết một chút. 203.160.1.48 04:51, ngày 23 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dài mà vừa thiếu vừa yếu sửa

Bài này phải hệ thống lại, thi thoảng tôi cố gắng làm từng phần. Mỗi người giúp một tay nào Khương Việt Hà 03:33, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hì hục sửa mãi vẫn thấy chưa ổn lắm, chán rùi. Thôi để rảnh ranh làm tiếp sau khi đã có ít tư liệu để đọc Khương Việt Hà 07:47, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị nên cô đọng bài lại, chỉ nên tập trung vào các ý lớn sau :

  • Đặc điểm chung
  • Ẩm thực VN theo vùng, miền dân tộc
  • Các món ăn đặc trưng, thông dụng
  • Các đồ uống đặc trưng, thông dụng
  • Các hình thức ăn uống tại VN
  • Các cách tổ chức 1 bữa ăn
    • Bữa ăn ngày thường
    • Bữa cỗ, lễ tết
      Xem chi tiết bài chính....
    • Món ăn ngày cưới, tiệc mặn
      Xem chi tiết bài chính....
  • Các món ăn đặc sản của Việt Nam
  • Văn hóa Ẩm thực VN
  • Ẩm thực trong văn hóa VN

Casablanca1911 14:40, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

... và cũng đừng quên các nguyên liệu (ingredient) và các cách nấu (techniques) thường dùng trong ẩm thực Việt Nam. Mekong Bluesman 15:07, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bài này sửa trên cơ sở cái người khác đã viết khá dài, đâm ra thay đổi đi thay đổi lại bao nhiêu lần về cấu trúc, vẫn thấy có gì đó chưa ổn lắm. Có lẽ rảnh tôi sẽ cắt bớt sang các bài khác theo những link xem thêm ở dưới Khương Việt Hà 16:04, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

{{{contenu}}} sửa

Tại sao trong bài lại có ký hiệu {{{contenu}}}, mà vào sửa không được? 118.71.20.102 (thảo luận) 23:48, ngày 11 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã sửa. Mekong Bluesman (thảo luận) 01:54, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tách ra sửa

Bìa này ôm đồm, đọc cái gì cũng có mà nhạt chết đi được. Theo tôi nên tách ra và viết kỳ từng phần Ngocnb (thảo luận) 16:19, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một ý kiến nhỏ sửa

Là người mới bắt đầu đến với wikipedia, trước đây tôi được giới thiệu về wikipedia như một nơi mà bạn sẽ nhận được những thông tin chính xác nhất. Tình cờ Nga đọc trang Ẩm thực Việt Nam này, là người có kiến thức về lãnh vực này (vì đó là niềm say mê của Nga và mình cũng đã từng là chef), mình đồng ý với quan điểm cảm nhận ẩm thực là tùy thuộc vào mỗi người nhưng những lỗ hổng trong kiến thức về món ăn Việt Nam của các bài viết làm mình buồn nhiều, đọc các trang viết cứ như người nước ngoài đang nói về VN. Nếu thật sự các Anh, Chị quan tâm đến ẩm thực Việt, Nga rất hân hạnh được thảo luận với anh chị cả về những vấn đề Anh, Chị đã thảo luận cũng như những vấn đề mới.Nguyễn thị Tố Nga (thảo luận) 08:28, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

mon an danh cho nguoi benh sửa

co the cho e biet ve cac mon an bo duong danh cho nguoi bi benh . hoac nhung nguoi bi beo phi , muon giam can, nhung mon an danh ch nu gioi muon giu dang. hoac danh cho nhung nguoi bi cao huyet ap... va cac mon an cua vn rat noi tieng o mot vung que nhung khong duoc pho bien ra cac tinh khac. co the cho e biet dia chi va nguoi co the thuc hien mon an do ngon nhat duoc khong ah. e cam on rat nhieu.58.186.216.7 (thảo luận) 13:53, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bỏ đoạn "Món ăn kỵ nhau" sửa

Đề nghị bỏ đoạn trên, thông tin không kiểm chứng được, chỉ là trang web của một dòng họ, trong đó lại ghi theo "Trung Hoa ẩm thực chí" là cái gì không biết. Không biết có ai từng ăn thịt chó mà không uống nước chè chưa.Nguyễn Trường Thịnh (thảo luận) 14:07, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý, nếu muốn giữ thì nên biên tập lại chứ đoạn này nghe thô lỗ và thiếu tính bách khoa. 222.252.82.18 (thảo luận) 08:40, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các món ăn sửa

Bạn nào có đam mê thì phát triển mảng này nhé:--Phương Huy (thảo luận) 04:59, ngày 4 tháng 6 năm 2014 (UTC) Bánh Bao (2) Bánh Bao Cadé (1) Bánh Bao Truyền Thống (1) Bánh Bao Xá Xíu (1) Bánh Bèo (14) Bánh Bèo Bì (1) Bánh Bèo Huế (10) Bánh Bèo Quảng Nam (2) Bánh Bèo Tôm Bông (1) Bánh Bò (1) Bánh Bò Rễ Tre (1) Bánh Bò Thốt Nốt (1) Bánh Bột Lọc (7) Bánh Canh (9) Bánh Canh Bột Gạo (2) Bánh Canh Cá Lóc (1) Bánh Canh Cua (4) Bánh Canh Đầu Cá (1) Bánh Canh Ghẹ (1) Bánh Canh Giò Heo (3) Bánh Canh Nam Phổ (1) Bánh Căn (3) Bánh Củ Cải (1) Bánh Cuốn (9) Bánh Cuốn Cà Cuống (2) Bánh Cuốn Chả Bò (1) Bánh Cuốn Kiểu Hoa (2) Bánh Cuốn Lá Chuối (1) Bánh Cuốn Ruốc Tôm (1) Bánh Cuốn Thịt Nướng (1) Bánh Cuốn Trứng (3) Bánh Cuốn Truyền Thống (8) Bánh Chuối (2) Bánh Da Lợn (3) Bánh Đập (1) Bánh Đậu (9) Bánh Đúc (2) Bánh Flan (4) Bánh Flan Caramel (3) Bánh Flan Nước Cốt Dừa (4) Bánh Gai (1) Bánh Gan (1) Bánh Giò (1) Bánh Hẹ (4) Bánh Ít (1) Bánh Khoái (1) Bánh Khoai Mì (1) Bánh Khọt (1) Bánh Lọt (1) Bánh Mì (27) Bánh Mì Bì (2) Bánh Mì Bít Tết (3) Bánh Mì Bò Kho (1) Bánh Mì Bò Né (1) Bánh Mì Cà Ri (4) Bánh Mì Chả (2) Bánh Mì Chả Cá (3) Bánh Mì Heo Quay (1) Bánh Mì Khô Bò (1) Bánh Mì Ốp La (1) Bánh Mì Phá Lấu (4) Bánh Mì Thịt Dê (2) Bánh Mì Thịt Nướng (4) Bánh Mì Thịt Nguội (7) Bánh Mì Xíu Mại (5) Bánh Nậm (3) Bánh Nếp (1) Bánh Phu Thê (1) Bánh Ram Ít (3) Bánh Tằm Bì (1) Bánh Tằm Xíu Mại (1) Bánh Tôm (9) Bánh Tráng (5) Bánh Tráng Nướng (2) Bánh Tráng Trộn (3) Bánh Ướt (10) Bánh Ướt Chả Bò (1) Bánh Ướt Tôm Chấy (2) Bánh Ướt Thịt Nướng (1) Bánh Ướt Truyền Thống (8) Bánh Xèo (3) Bánh Xếp (3) Beefsteak (4) Bí Trứng Sữa (1) Bình Dương (1) Bít Tết (5) Bò (17) Bò Bảy Món (1) Bò Bía (1) Bò Bít Tết (5) Bò Chả Đùm (2) Bò Kho (2) Bò Lá Lốt (1) Bò Lúc Lắc (1) Bò Mỡ Chài (1) Bò Né (1) Bò Nhúng Dấm (1) Bò Sa Tế (1) Bò Viên (10) Bột Chiên (7) Bún (32) Bún Bì (2) Bún Bò Huế (6) Bún Cá (2) Bún Cá Dầm (1) Bún Cá Ngừ Kho Mẳn (1) Bún Cà Ri (1) Bún Cá Rô Đồng (1) Bún Chả (3) Bún Chả Cá (3) Bún Chả Giò (1) Bún Chạo Tôm (1) Bún Đậu Mắm Tôm (1) Bún Gạo (2) Bún Gạo Thập Cẩm (1) Bún Giấm Nuốc (1) Bún Hến (2) Bún Heo Quay (1) Bún Mắm (5) Bún Mắm Campuchia (1) Bún Mắm Nêm (1) Bún Mọc (3) Bún Nem Nướng Nha Trang (1) Bún Num Bo Chóc (1) Bún Riêu (4) Bún Sứa (1) Bún Suông (1) Bún Thang (1) Bún Thịt Nướng (1) Bún Thịt Xào (1) Bún Vịt (3) Cá (7) Cá Bớp (1) Cà Cuống (1) Cà Ri (5) Cà Ri Cá Viên (1) Cà Ri Dê (2) Cà Ri Gà (2) Cá Viên (4) Cadé (2) Càng Ghẹ (3) Canh (1) Canh Bún (2) Canh Rong Biên (1) Cốm Dẹp (1) Cơm (14) Cơm Âm Phủ (1) Cơm Bò Lúc Lắc (1) Cơm Chiên Dương Châu (1) Cơm Chiên Thập Cẩm (1) Cơm Gà (1) Cơm Gà Nướng (1) Cơm Gà Xối Mỡ (2) Cơm Hến (1) Cơm Sườn Chua (2) Cơm Tấm (6) Cơm Thố (1) Cơm Ý (1) Cua (3) Cua Rang Me (1) Cuốn (2) Chả (3) Chả Bò (1) Chả Bò Thì Là (1) Chà Bông (1) Chà Bông Bánh Mì (1) Chả Cá (11) Chả Cá Lã Vọng (1) Chả Cây (4) Chả Cua (4) Chả Cua Nướng (1) Chả Cuốn (1) Chả Chiên (4) Chả Đầu (1) Chả Đùm (2) Chả Giò (3) Chả Giò Cua Bể (1) Chả Huế (1) Chả Lụa (12) Chả Quế (3) Chả Tôm (2) Cháo (8) Cháo Cá (1) Cháo Lòng (3) Cháo Mực (1) Cháo Tiều (2) Chạo Tôm (1) Cháo Vịt (1) Chè (12) Chè Ba Màu (1) Chè Bắp (2) Chè Bí Chưng (1) Chè Bột Củ Năng Hột Gà (1) Chè Bột Lọc (1) Chè Campuchia (1) Chè Chuối Nướng (3) Chè Đậu Xanh Đánh (2) Chè Đu Đủ Tiềm (1) Chè Hạnh Nhân (1) Chè Hạt Me (1) Chè Sâm Bổ Lượng (1) Chè Sương Sa Hột Lựu (1) Chè Thạch Nhãn (1) Chè Thạch Trắng (1) Chè Thái (1) Chè Thốt Nốt (1) Chuối (1) Chuối Luộc (1) Chuối Nếp Nướng (4) Dê (4) Dê Hấp Gừng (1) Dê Nướng (1) Dim Sum (7) Dồi (2) Đậu Hủ Dồn (1) Điểm Tâm (4) Đu Đủ Tiềm (1) Gà (10) Gà Hấp Muối (1) Gà Nướng (1) Gà Rô Ti (1) Gà Tiềm Thuốc Bắc (1) Gà Xối Mỡ (2) Gân (2) Gân Bò (2) Ghẹ (3) Gỏi (10) Gỏi Cuốn (2) Gỏi Khô Bò (6) Gỏi Tôm Thịt (1) Gỏi Vả (1) Gỏi Vịt (2) Giò Heo (8) Giò Heo Bánh Canh (3) Giò Heo Bún Bò (3) Giò Heo Bún Mọc (1) Giò Heo Hầm (1) Giò Thủ (1) Há Cảo (9) Há Cảo Chiên (1) Há Cảo Hấp (8) Hầm Vĩ Chưng Hột Vịt (1) Hào (1) Hào Chiên Trứng (1) Heo Quay (1) Hoành Thánh (3) Hột Vịt (1) Hột Vịt Bắc Thảo (1) Hủ Tiếu (25) Hủ Tiếu Bò Viên (7) Hủ Tiếu Bột Lọc (2) Hủ Tiếu Cá (1) Hủ Tiếu Dê (2) Hủ Tiếu Gà (1) Hủ Tiếu Gân (1) Hủ Tiếu Hồ (4) Hủ Tiếu Mỹ Tho (2) Hủ Tiếu Nam Vang (6) Hủ Tiếu Sa Đéc (1) Hủ Tiếu Sa Tế (6) Hủ Tiếu Sa Tế Bò (2) Hủ Tiếu Sa Tế Lòng Bò (1) Hủ Tiếu Sa Tế Lòng Heo (1) Hủ Tiếu Sườn Non (1) Hủ Tiếu Thập Cẩm (2) Hủ Tiếu Xào (1) Khoai Môn Chiên (2) Khô Bò (4) Lạp Xưởng (2) Lẩu (2) Lẩu Dê (1) Lẩu Mắm (1) Lòng Bò (1) Mắm Chưng (1) Mì (27) Mì Bánh Tôm (1) Mì Bò Viên (4) Mì Cá (2) Mì Cà Ri (1) Mì Cá Viên Cà Ri (1) Mì Cải Chua (1) Mì Cật (3) Mì Chỉ Cá (2) Mì Gà (1) Mì Gà Rô Ti (2) Mì Hoành Thánh (2) Mì Khô Xá Xíu (1) Mì Lòng Thập Cẩm (2) Mì Phá Lấu (1) Mì Quảng (3) Mì Sủi Cảo (2) Mì Sườn (2) Mì Sườn Kho (2) Mì Tiều (2) Mì Tôm (1) Mì Thập Cẩm (4) Mì Vàng (3) Mì Vịt Tiềm (4) Mì Xá Xíu (2) Mì Xào Trứng (1) Mì Ý (1) Miến (3) Miến Gà (3) Món (1) Món Ấn (3) Món Bắc (46) Món Hoa (75) Món Huế (17) Món Nam (77) Món Tây (16) Món Thái (1) Món Trung (17) Nem (11) Nem Cua Bể (1) Nem Chua (9) Nem Nướng Huế (1) Nem Nướng Nha Trang (1) Nem Rán (1) Nui (4) Nui Bò Bít Tết (1) Nui Bò Né (1) Nui Chiên (2) Nước Mía (1) Ngọc Dương (1) Ốc (2) Ốc Bông (1) Ốc Bươu Nhồi Thịt (1) Ốc Hương (1) Ốc Len (1) Ốp La (6) Ớt Sa Tế (1) Pátê (6) Pátê Gan Gà (1) Pátê Gan Heo (5) Pizza (1) Phá Lấu (8) Phan Thiết (1) Phở (14) Phở Bò (10) Phở Chua (1) Phở Gà (3) Phở Sốt Vang (1) Phở Tái Lăn (1) Phở Xào (1) Quận 01 (58) Quận 02 (1) Quận 03 (36) Quận 04 (1) Quận 05 (29) Quận 06 (4) Quận 07 (3) Quận 08 (2) Quận 1 (1) Quận 10 (23) Quận 11 (8) Quận Bình Thạnh (8) Quận Phú Nhuận (9) Quận Tân Bình (11) Quận Thủ Đức (1) Ram Ít (2) Rau Câu (2) Sa Tế (8) Sâm Bổ Lượng (1) Singapore (3) Sò Dương (1) Sò Điệp (1) Sứa (1) Sủi Cảo (3) Sườn Kho (1) Sườn Nướng (5) Sườn Xào Chua Ngọt (2) Sương Sa Hột Lựu (1) Tôm (1) Tôm Kho Tàu (1) Thịt Kho Trứng (1) Thịt Nguội (3) Tré (1) Xá Xíu (2) Xíu Mại (14) Xíu Mại Cua (1) Xíu Mại Khô (7) Xíu Mại Nước (10) Xôi (8) Xôi Bắp (2) Xôi Cadé (1) Xôi Cốm Dẹp (1) Xôi Chiên Chà Bông (1) Xôi Đậu Phộng (1) Xôi Gà (1) Xôi Gấc (1) Xôi Lá Sen (1) Xôi Mặn (1) Xôi Vị (1) Xôi Vò (1) Xôi Vò Sầu Riêng (1) Xôi Xiêm (1)Trả lời

Quay lại trang “Ẩm thực Việt Nam”.