Thảo luận:A Ba Hợi

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Nguyenthienhaian trong đề tài Họ
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Họ sửa

Ở phần sau trong bài này viết họ của bà là Ô Lạp Na Lạp, wiki bản en và zh cũng dùng chữ Lạp (拉), riêng nhan đề và bản mẫu tiểu sử bài này lại dùng chữ Lạt (喇), cho mình hỏi đây có phải là sự nhầm lẫn không, nếu có thì liệu có thể đổi tên bài này không? lewismw (thảo luận) 02:36, ngày 24 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NhacNy2412: Phiền bạn một chút. Danh tl 02:42, ngày 24 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenthienhaian @NguoiDungKhongDinhDanh Giải thích đơn giản thế này. Ô Lạp Na Lạp là dòng dõi của họ Na Lạp ở đất Ô Lạp. Cả 2 từ này đều có gốc tiếng Mãn, phiên âm ra sẽ là "Ula" (Ô Lạp) và "Nara" (Na Lạp). Bản thân việc phiên từ tiếng Mãn ra tiếng Hán đã có rất nhiều phiên âm, như Nara có nhiều phiên âm là Na Lạp, Nạp Lạt, Nạp Lan nhưng thường thấy nhất trong các văn bản là "Na Lạp" và "Nạp Lạt" (hiếm thấy "Na Lạt"); tương tự với đất Ô Lạp. Ngay cả những văn bản chính thống của nhà Thanh giai đoạn đầu cũng có nhiều mâu thuẫn trong việc phiên âm các tên riêng này, nên việc cùng nhắc về 1 người nhưng dùng các chữ Hán khác nhau là chuyện bình thường. Về sau, khi các nhà Mãn học bắt tay vào nghiên cứu phiên dịch các văn bản thì cũng đã cho ra đời nhiều bộ từ điển và tài liệu, tuy nhiên nhiều người cũng có nhiều cách dịch khác nhau, chủ yếu cũng dựa vào những văn bản song ngữ Hán - Mãn vốn có của nhà Thanh (đây cũng là lý do khiến cho nhiều từ trong tiếng Mãn đến nay vẫn chưa dịch chính xác được vì không có văn bản tiếng Hán đối chiếu).
Vậy nên về cơ bản, Lạp hay Lạt đều đúng, tùy từng văn bản mà nó xuất hiện ra đời vào năm nào (thời sơ Thanh đến thời Thuận Trị, Thuận Trị đến đầu thời Khang Hy, cuối Khang Hy đến đầu Gia Khánh,....), lại tùy theo nó ra đời theo cách gì (viết dưới dạng chữ Mãn rồi đem phiên âm ra chữ Hán tương ứng, hay viết chữ Hán trước rồi đem cho mấy ông quan Mãn phiên dịch ngược lại tiếng Mãn,....). Như đã nói thì 2 cách thường dùng nhất sẽ là "Na Lạp" và "Nạp Lạt", không phải "Na Lạt", nhưng cũng chỉ là thường dùng, không phải là tiêu chuẩn nên không có đúng hay sai.
Tuy nhiên, người Mãn từ xưa không có thói quen "gọi tên không gọi họ", ví dụ như gọi Hòa Thân chứ chẳng ai gọi là "Nữu Hỗ Lộc Hòa Thân", gọi Phó Hằng chứ không gọi "Phú Sát Phó Hằng" (trừ mấy cái truyện, phim ngồn tình ba láp của Trung sau này). Chỉ gọi họ trong trường hợp không muốn/không thể gọi tên, như khi Càn Long nhắc đến Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu sẽ gọi "Đích phi Phú Sát thị". Vậy nên bài này tôi sẽ đổi tên lại thành "A Ba Hợi" (cách gọi thông thường và phổ biến nhất), còn nội dung bài thì không sai nên cứ để đấy. – Nhac Ny Talk to me ♥ 06:32, ngày 24 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bonus thêm, về mặc chính thức "Ula Nara" (Ô Lạp Na Lạp) hay "Yehe Nara" (Diệp Hách Na Lạp) đều là họ "Na Lạp", tiền tố phía trước chỉ để chỉ rõ họ này phát tích ở đâu (cùng 1 họ nhưng khác gốc gác). Vậy nên khi gọi họ của các hậu phi, chỉ gọi "Na Lạp thị", "Nạp Lạt thị" chứ không gọi "Ô Lạp Na Lạp thị". – Nhac Ny Talk to me ♥ 06:50, ngày 24 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã giải thích. – lewismw (thảo luận) 13:37, ngày 24 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “A Ba Hợi”.