Thảo luận:B40

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Mì gói trong đề tài HP chuyên gia xạo

Thiếu tên đề mục sửa

Rất nhiều người hay quẳng bừa bãi các tiêu bản vào đây. Huyphuc1981 nb 09:09, ngày 15 tháng 5 năm 2007

Xin viết rõ là các tiêu bản nào. Mekong Bluesman 19:33, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Súng phóng lựu, tên lửa hay rốc két sửa

Định nghĩa B-40 (PG-2), là súng phóng lựu, sử dụng động cơ rốc két là định nghĩa chính xác, xem định nghĩa tại đây [1], hình dạng bề ngoài tại đây [2] và chi tiết cắt bổ tại đây [3]

Như vậy hình vẽ cắt bổ có tiếng Việt của Huyphuc trùng với hình này[4], liệu anh ta có dowload về máy và chèn tiếng Việt vào?

Doanvanvung 03:28, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời

B-41 (PG-7, PG-7V, PG-7G) cũng tương tự như vậy, định nghĩa [5], hình dạng bề ngoài [6] và cấu tạo chi tiết [7]

Doanvanvung 03:28, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời

Như vậy B-41 và B-40 đâu phải là tên lửa. Chúng ta tự xếp nó vào danh sách đấy là một nhầm lẫn hoặc là cho nó hoành tráng thôi. Người ta thì rất rõ ràng, đâu có xếp như thế.

Lưới B-40 sửa

Một bạn sửa đổi gần đây cho rằng lưới B-40 vô ích với đầu đạn B-41 vì sau khi phóng đầu đạn nhất định sẽ nổ sau 1 khoảng thời gian dù có đập mục tiêu hay không.

Nhưng thực ra "Lưới B-40" có tác dụng rất tốt đối với cả đầu đạn B-40 lẫn đầu đạn B-41. Vì lưới thường được dựng chắn ở khoảng cách khá xa mục tiêu thường là từ một vài mét trở lên có khi trên chục mét. Nên khi đầu đạn có nổ thì cũng không ở khoảng cách thích hợp cho hiệu ứng xuyên phá của đầu đạn lõm. Tác dụng đầu đạn lõm chỉ phát huy khi nổ ngay trên mục tiêu. Do vậy hiệu ứng bảo vệ của lưới là rất tốt chứ kể cả đối với B-40 lẫn B-41.

Tô Linh Giang 02:38, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

đoạn sau tôi để bên B41 sao lại sang đây???
Bạn Tô Linh Giang dã nhầm. Tôi nghĩ về vẫn đề này đã lâu, rồi tham khảo nhiều cựu chiến binh. Đúng là lưới B-40 vô dụng với B-41 và các đạn ĐKZ. Cách sử dụng lưới và các vách chắn chống Panzerfaust xuất hiện từ cuối Thế chiến II, quanh tháp pháo T-34. Đạn B-41 và các đạn sau này được thiết kế để chống lại các lưới đó. Ngòi nổ của nó chỉ bị kích nổ khi đập vào giáp đủ bền, nếu không viên đạn sẽ xuyên qua, thời điểm kích nổ bằng điện rất chính xác. Khi bắn vào các công sự có lưới B-40, đạn B-41 xuyên qua lưới, xuyên vào các bao cát, nằm lại trong đó rồi ngòi hủy đạn kích nổ. Để chống lại đạn B-41 trước khi chạm giáp chính, chỉ có thể sử dụng các giáp liên hợp hay ERA hiện đại.
Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 09:52, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét của Doanvanvung sửa

Theo tôi thì huyphuc1981 nb vẽ hình nguyên lý nổ lõm để minh họa cho phần nguyên lý nổ lõm góc rộng không chính xác.  

Theo tôi biết chỉ có 4 nguyên lý kích nổ loại đạn này:

  • Sử dụng ngòi ở đáy như kết cấu của đạn B-40.
  • Sử dụng ngòi áp điện (có phần tử áp điện ở đầu và ngòi nổ điện ở đáy) như kết cấu ở đạn B-41
  • Sử dụng ngòi nổ đầu, trạm truyền nổ ở đáy để kích nổ khối thuốc nổ lõm và dây truyền nổ mà tiếng anh họ gọi là "detonating cord" để truyền sóng nổ đến trạm truyền nổ ở đáy.
  • Sử dụng ngòi nổ đầu nhưng có trạm truyền nổp ở đáy để kích nổ lượng nổ lõm và lượng nổ lõm phải có một lỗ rỗng ở giữa để cho sóng nổ truyền đến được khối thuốc nổ mồi. Thông thường người ta dùng một ống kim loại có phần đầu hình chiếc phễu để định hướng cho sóng nổ từ ngòi nổ ở đầu đạn.

Trong hình vẽ của huyphuc lượng nổ lõm đựoc kích nổ bằng cách sử dụng ngòi nổ ở đầu đạn nhưng lượng nổ lõm bị bịt kín làm sao tạo ra hiệu ứng nổ lõm một cách hiệu quả được.

Thực ra hình bạn vẽ dạng vòng cung là một dạng đặc biệt của nổ lõm, trong tiếng Anh người ta gọi là hiệu ứng "Misznay Schardin" effect hay gọi tắt là hiệu ứng MS [8] được dùng vào các loại mìn chống tăng, mìn định hướng, mìn chống trực thăng..v.v. Ví dụ như mìn M18A1 Claymore Antipersonnel Mine

Doanvanvung 12:11, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)doanvanvungTrả lời

Một số tài liệu của NATO còn xếp đạn B-40 vào loại lựu đạn bắn từ súng (rifle grenade) hay lựu đạn được phóng từ ống phóng vác vai SHOULDER LAUNCHED GRENADES

Doanvanvung 12:56, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)doanvanvungTrả lời

Mới đọc, tôi không kịp nhình thấy chữ V trong nick name của bạn.
NATO thế nào mặc nó. rifle là nòng xoắn, B40 chẳng xoắn tẹo nào.
B40 cùng loại với panzerfaust 150(panzerfaust 1944), rất giống nhau. nhưng panzerfaust 150 chẳng vác vai tẹo nào.
Nguyên lý đầu nổ lõm là như thế, nó là nguyên lý hội tụ sóng xung kích và hội tụ có tích năng lượng. Nó khác đầu lõm của đạn xe tăng ngày nay, nguyên lý hình ống, còn gọi là nòng súng, không hội tụ mà tăng tốc dọc ống thuốc. Tức là, có hai nguyên lý của liều lõm.
Liều nổ lõm trên không của B40 cũng chẳng của B41.
Nguyên lý của liều lõm không liên quan gì đến cách điểm hỏa. b40 có ngòi nổ quán tính sau ở cổ đạn , b41 có máy sinh điện ở chóp đầu đạn, đều dùng nguyên lý góc rộng.
B41 dùng điện, dùng dây truyền nổ không điểm hỏa chính xác đạn lõm
tất cả các đạn b40, b41 panzerfausst, dk đều kín mít
tôi dã ghi các tài liệu tham khảo
đó là những thắc mắc trẻ con, tôi sẽ không trả lời nữa. thời gian để tôi tạo bài mới.
Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 09:49, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Xin đừng hiểu lầm từ rifle trong cụm từ rifle grenade. Đúng là Rifle nếu đứng một mình thì nó có nghĩa là súng hay cụ thể hơn như huyphuc nói là súng nòng xoắn. Nhưng khi nó đi với grenade tạo thành rifle grenade thì ta chỉ có thể dịch nó là lựu súng hay lựu đạn phóng từ súng (loại súng phóng lựu) để phân biệt với hand grenade là loại lựu đạn cầm tay (ném bằng tay) chứ không được bắn từ súng. Các bạn có thể xem khái niệm này tại trang tiếng Anh Rifle grenade [9]. Cách gọi khác là "grenade launchers".
  • B-40 đúng là lượng nổ lõm kín mít không rỗng giữa nhưng bạn quên rằng vì nó dùng ngòi nổ ở đáy nên mới có thể kín mít như thế, nếu dùng ngòi ở đầu, lượng nổ lại "kín mít" như bạn vẽ mà tạo đựoc hiệu ứng nổ lõm hiệu quả thì tôi không biết là bạn còn tranh luận cái gì nữa. Thậm chí là với khoảng cách xa giữa ngòi nổ và lượng nổ lõm thì ngòi nổ, khi nổ không những không kích nổ lượng nổ lõm hiệu quả mà đôi khi còn đẩy lượng nổ lõm đi ra khỏi mục tiêu.
 
Mặt cắt của đạn nổ lõm chống tăng (HEAT), sử dụng ngòi nổ ở đầu nhưng có lượng thuốc nổ mồi loại nhạy nổ(hay còn gọi là thuốc truyền nổ) ở đáy và rỗng ở giữa.
  • Hình trên nếu lượng nổ bịt kín, không có phễu ở dưới, không có thuốc nhạy nổ ở đáy thì không thể tạo hiệu ứng nổ lõm thực sự. Mục đích của phần ống rỗng phía sau của phễu là để sóng nổ truyền từ ngòi nổ vào thuốc nổ mồi ở phía đáy lượng nổ lõm nhanh hơn, hiệu quả hơn so với việc truyền qua thuốc nổ
  • Đúng là không nên bàn luận với những người bảo thủ và còn "con trẻ" nữa, chỉ biết một loại tài liệu thôi.

Doanvanvung 10:18, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)doanvanvungTrả lời

Ừ, dúng là tốt nhất không nên nói chuyện với bạn, nhưng tôi đang hơi quá chén.
B40 dùng ngòi nổ quán tính, trạm truỳen nổ bọc đệm giấy. Hạt nổ để ngay cổ đạn, không cần truyền nổ xa. xem lại bài viết
B41 máy sinh điện ở đầu chóp đạn, và tất nhiên lấy điện ấy điểm hỏa. Cái loại chóp bịt kín cỡ vài mm thế chấp gì, đạn này dược thiết kế để xuyên 180mm. B41 điểm hỏa điện cũng ngay trên cổ đạn, cũng không cần truyền nổ xa. cái này tôi sẽ viết
các dây truyền nổ (detonating cord) chỉ dùng trong đầu đạn lõm kém chất lượng
Trạm truyền nổ là ống to dài chứa chất nổ mạnh, bạn nhầm khái niệm
Trong ảnh của bạn là đạn lõm góc mở hẹp (nguyên lý hình ống), không phải kiểu của B40 và B41.
chú ý đến tấm lót trong cảnh đạn B40, đó mới là cái xuyên giáp. Trong đạn góc hẹp thì xuyên giáp bằng khí nóng. (nên đừng so sánh với nhau)
bạn chưa dùng toán tính sóng nổ, mới đọc trên các tạp chí phổ biến khoa học thì đừng thắc mắc về cấu tạo chi tiết, tôi không hơi đâu dậy bạn 2 năm toán được.
và bạn chưa bao giờ viết tên B40 cho đúng.
Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 10:54, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị của Huyphuc1981 nb sửa

Bài cũ. Tôi thay bằng bài này. Sửa những cái sai lắt nhắt theo cấu trúc cũ mệt lắm. Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 20:26, ngày 11 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

 
Súng phóng lựu chống tăng B-40 (RPG-2)

Súng chống tăng B-40 hay súng phóng lựu chống tăng B-40 là loại ống phóng rocket (rốc két) chống tăng cá nhân xách tay đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi Liên Xô với tên RPG-2 (tiếng Nga: РПГ-2 Ручной Противотанковый Гранатомёт-2: Súng phóng lựu chống tăng xách tay phiên bản 2) bắn đầu đạn rocket PG-2 theo nguyên tắc đầu đạn phản lực. Ưu điểm nổi bật của loại súng phóng lựu chống tăng này là rất đơn giản tiện dụng, dễ thao tác, bền, "nồi đồng cối đá" không cần kỹ thuật bảo dưỡng gì phức tạp, dễ chế tạo, rẻ... nhưng hiệu quả chiến đấu rất cao, uy lực lớn. Trong các năm 1960-1970 ngoài Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các đồng minh khác của khối Cộng sản như Bắc Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Ai Cập, Iraq, Syria đặc biệt là Trung Quốc cũng sản xuất loại súng chống tăng này với số lượng rất lớn, tại Việt nam nó được nổi tiếng với tên B-40 phần nhiều do Trung Quốc cung cấp và được sử dụng rất rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam và được đánh giá là loại hoả lực đa năng đánh gần rất hiệu quả của bộ binh.

Súng chống tăng B-40, cũng như B-41 là phiên bản cải tiến của nó sau này có thể được thao tác bắn dễ dàng chỉ bằng một xạ thủ, và là vũ khí hoả lực cấp tiểu đội trong Quân đội Xô Viết, nhưng trong thực tế chiến đấu trên chiến trường Việt Nam nó thường được sử dụng như vũ khí nhóm của tổ ba người một xạ thủ mang súng phóng lựu với giỏ 3 quả đạn, hai chiến sỹ yểm hộ và dự bị mang vũ khí nhỏ và mang lượng đầu đạn dự bị khoảng 5-10 quả.

Phát triển sửa

Súng phóng lựu B-40 có phiên bản tiền thân của nó là RPG-1 là ống phóng chống tăng Panzerfaust của Đức Quốc xã được triển khai năm 1944 trong thế chiến II và đã phát huy tác dụng rất tốt hạ được rất nhiều xe tăng của Liên Xô trong trận đánh chiếm Berlin của quân đội Xô viết tháng 4 năm 1945. Nhưng khác với Panzerfaust là loại theo nguyên tắc súng không giật (nhiều người hiểu chưa đúng là loại rocket phản lực) còn RPG-2 (B-40) thực sự là ống phóng rocket trên nguyên tắc phản lực và là loại ống phóng lựu phản lực cá nhân đầu tiên trên thế giới. Nó được sản xuất hàng loạt năm 1947 và vũ trang cho các lực lượng vũ trang Xô viết vào năm 1949.

Năm 1961 Liên Xô chấm dứt sản xuất và thay thế loại RPG-2 này bằng RPG-7 trong các lực lượng vũ trang Xô viết, loại cải tiến này được biết đến ở Việt nam với cái tên B-41. Nhưng B-40 vẫn được sản xuất ở các nước khác nhất là Trung Quốc tiếp tục sản xuất B-40 với số lượng lớn và cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho nhu cầu chiến tranh và Liên Xô cung cấp cho Việt Nam số B-40 tồn kho của mình. Trên chiến trường Việt nam dùng lẫn lộn cả B-40 và B-41 chỉ đến năm 1973 thì tại chiến trường Việt Nam B-40 mới bị B-41 thay thế hoàn toàn. Và có lẽ chiến trường Việt Nam là nơi sử dụng nhiều nhất loại vũ khí này và là nơi B-40 thể hiện toàn diện được các phẩm chất và nhược điểm của mình để cải tiến cho các thế hệ súng phóng lựu chống tăng đời sau.

Cấu tạo sửa

B-40 có kết cấu rất đơn giản là một ống thép 40 mm để phóng đầu đạn rocket 82 mm PG-2. Phần trung tâm của súng có ốp gỗ để cách nhiệt cho vai xạ thủ. Chiều dài cả súng đã lắp đạn là 120 mm và nặng 4,48 kg

Súng B-40 không trang bị kính ngắm quang học chỉ có khe ngắm gập được bằng khung sắt rất thô sơ và độ chính xác chưa cao: để bắn mục tiêu cố định tầm bắn chính xác của nó là 150 m và đối với mục tiêu di động tầm chính xác là đến 100 m.

 
Đầu đạn chống tăng B-40

Loại súng này chỉ bắn một loại đầu đạn chống tăng PG-2 (loại B-41 bắn nhiều loại đầu đạn) liều thuốc phóng là thuốc cháy đen được nén trong ống bìa được xạ thủ lắp vào quả đạn ngay trước khi bắn, khi đó quả đạn có ống đuôi dài và đuôi đó được đút vào nòng súng từ phía trước với phần đầu đạn ở bên ngoài.

Đầu đạn chống tăng có sức công phá lớn theo nguyên tắc đầu đạn lõm chuyển động bằng phản lực nhờ liều thuốc cháy đằng đuôi. Khi bay có cánh đuôi được mở ra để định hướng.

Vì là loại rocket có tốc độ và xung lực không cao độ chính xác của B-40 và cả B-41 phụ thuộc nhiều vào sức gió và kinh nghiệm của xạ thủ.

Một điểm yếu lớn của B-40 là tiếng rít phóng đầu đạn rất to có tần số cao có thể làm chảy máu tai xạ thủ, trong Quân đội Xô viết xạ thủ được trang bị mũ bảo vệ tai như của lính xe tăng, nhưng trong các điều kiện chiến đấu nhất là của các cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh nổi dậy thì xạ thủ thường không có mũ chụp tai. Theo lời các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, nếu bắn trên ba quả đạn trong khoảng thời gian ngắn xạ thủ có thể bị điếc.

Lưới B-40 sửa

Trong chiến tranh Việt Nam để chống lại hoả lực chống tăng B-40 của Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng Miền Nam Việt Nam phía Quân đội Hoa KỳQuân lực Việt nam Cộng hoà thường dùng loại lưới gọi là lưới chống B-40 làm hàng rào để bảo vệ cho các mục tiêu cố định như chân cầu, trại lính, bồn nhiên liệu. Đó là lưới thép "mắt cáo" có thể cuộn lại được, kích thước các mắt khoảng 40-50 mm rào xung quanh mục tiêu. Đầu đạn B-40 là loại phản lực nên có vận tốc thấp, xung lực yếu không thể xuyên qua hàng rào bị mắc lại ở các "mắt cáo" lưới thép đàn hồi, đầu đạn với hạt lửa không được kích hoạt khiến đạn không thể nổ khi va chạm, đạn khi bị mắc vào lưới cháy hết thuốc phóng và nằm lại đây. Với đầu đạn B-41 dù có nổ trên lưới cũng không gây nguy hại cho mục tiêu. Hiện nay (2006) loại lưới này vẫn đang có nhu cầu sử dụng rất rộng rãi tại Việt nam để làm hàng rào các công trình xây dựng và để quây các bãi đất trống và vẫn được gọi theo tên cũ là "hàng rào B-40" hay "lưới B-40".

Các phiên bản B-40 sửa

  • RPG-2: phiên bản của Liên Xô.
  • Loại 56: phiên bản copy của Trung Quốc.
  • PG-7: Phiên bản Ai Cập.
  • B-40: Phiên bản Việt Nam.

Xem thêm sửa

Phiên âm và tên đúng sửa

Tôi là Huyphuc1981_nb

tôi đã viết реактивный противотанковый гранатомёт, đó là tên trong sách, khỏi bàn cãi.

Một bạn sửa lại theo wiki tiếng Nga, đó không phải là sách, tôi đã phân tích, đó là những người học tiếng Nga viết nên (họ dịch nguyên từ bản tiếng Anh, bản này lại do một người học tiéng Anh viết)

Bạn lại phiên âm theo tiếng anh ...granatomyot ... гранатомёт. Đây là tiếng việt, phiêm âm theo tiếng Anh thì tôi sang bản tiếng Anh đọc cho chóng, cần gì đến bạn. Tôi phiên âm tiếng Việt, tuy xấu xí, nhưng dễ hiểu. Thật ra cũng chỉ xấu xí với những người sính ngoại thôi, tôi thấy dễ đọc là đẹp, đó là đặc trung của chữ viết và ngôn ngữ (chân phương).

thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.50 (thảo luận • đóng góp).

Phản lực sửa

Súng này lắp được và bắn được đạn súng B41 không?
Nếu không thì không thể có phản lực. (Tham khảo Từ điển BKQS Việt Nam). Lưu Ly 15:31, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thông minh quá nhỉ. SPG-9, BM-13, Soyuz... cũng không lắp được đạn B-41 và vì vậy không có phản lực ????? B40 là súng phản lực điển hình, không hề lai tí tên lửa nào.

HP chuyên gia xạo sửa

Như bài xe tăng Huy Phuc nói xe Mỹ ko có nạp đạn tự động nhưng thực ra là có, anh ta cũng có nhiều bài viết Pro Nga quá đáng và ko đáng tin cậy, ko ngần ngại xạo để khoe hàng NgaMì gói 04:08, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ở đây nhiều con hợm chuyên gia tiếp thị thía. Xe nào của Mẽo có nạp đạn tự động thế. Thời buổi thế kỷ 21 rồi còn có kẻ nhồi sọ kiểu ngu dốt thế.

Có ai đó hơi bị vô văn hóa nhỉ, cái gì là ProNga, tiếng Việt chả ra tiếng Việt. Lại còn dùng tù kiểu "đầu đường" vậy à ("nhồi sọ kiểu ngu dốt thế"). Đúng sai thì khi phản hồi phải có văn hóa chút chứ, và đừng có ẩn danh vậy. Nguyentiennt 13:49, ngày 5 tháng 6 năm 2008 (UTC)

lý hội tụ sóng xung kích và hội tụ có tích năng lượng. Nó khác đầu lõm của đạn xe tăng tăng này là rất đơn giản tiện dụng, dễ thao tác, bền, "nồi đồng cối đá" không cần kỹ thuật quây các bãi đất trống và vẫn được gọi theo tên cũ là "hàng rào B-40" hay "lưới B-40".

Các phiên bản B-40 sửa

  • RPG-2: phiên bản của Liên Xô.
  • Loại 56: phiên bản copy của Trung Quốc.
  • PG-7: Phiên bản Ai Cập.
  • B-40: Phiên bản Việt Nam.
  • B-50: I am sorry I do not speak Vietnamese. B-50 is barely mentioned on the English RPG-2 Wikipedia page, and nothing disputing it, so I cannot have this discussion there. It seems very possible to me that the B-50 í not a Vietnamese weapon, but I do not think it could be a Chinese Type 50 Rocket, because it makes no sense for a Chinese Type 50 rocket to exist. In the Chinese military model naming plan the number after type is the year it was designed. A Type 50 rocket would have to be designed in 1950, only 1 year after the Soviets made the first RPG-2, 6 years before the Chinese made their clone of the RPG-2 named the Type 56 in the year 1956, and before the Chinese had examined even a single RPG-2. So I do not think that a Chinese Type 50 rocket could exist. Also the CIA document "Sources of Military Equipment to Viet Cong and North Vietnamese Military Sources" mentions what is probably the B-50 rocket because it uses the same description, "50-mm Antitank grenade launcher" as it does for the the RPG-2 "40-mm Antitank grenade launcher, RPG-2" indicating it is the same style of weapon, and states the country of origin is North Vietnam, which is consistent with description of the B-50. I am not saying that this is proof of the B-50 being made in Vietnam, it could be incorrect. But I believe they would be able to measure the diameter correctly. But if it is 50mm, it would not fit in the RPG-2 which is 40mm. I have also seen a US Army illustration of one from the book "The Rocket Propelled Grenade" by author Gordon L. Rottman, which shows a bipod on the front and back of the launcher, and a back blast diversion cone, which match features of a supposed image of a B-50 in another book I do not know the title of. These features are more than just another projectile.

Xem thêm sửa

Phiên âm và tên đúng sửa

Tôi là Huyphuc1981_nb

tôi đã viết реактивный противотанковый гранатомёт, đó là tên trong sách, khỏi bàn cãi.

Một bạn sửa lại theo wiki tiếng Nga, đó không phải là sách, tôi đã phân tích, đó là những người học tiếng Nga viết nên (họ dịch nguyên từ bản tiếng Anh, bản này lại do một người học tiéng Anh viết) súng phản lực điển hình, không hề lai tí tên lửa nào.thảo luận quên ký tên này là của 113.162.241.190 (thảo luận • đóng góp).

Quay lại trang “B40”.