Thảo luận:Blitzkrieg

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Quan hệ quân sự - chính trị
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Thiếu tên đề mục sửa

Nên chăng đặt tên mục từ này là "Chiến tranh chớp nhoáng"? Từ blitzkrieg chỉ mới gặp trong tiếng Việt khi nói về game Blitzkrieg. --Avia (thảo luận) 09:52, 30 tháng 8 2005 (UTC)

Bản quyền sửa

Bài này là copy của website .

Ngoài ra, phần "Tham khảo" của bài này là copy của en:Blitzkrieg và, do đó, có các link hoạt đông không đúng. Thêm nữa, bài này có rất nhiều tên của các tướng Đức và Nga dùng theo lối phiên âm tiếng Việt mà tôi không tìm ra được tên thật của họ.

Mekong Bluesman 08:20, ngày 29 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài này có lẽ không vi phạm bản quyền do người đưa bài này vào có lẽ cũng là tác giả của bài viết trên . - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:24, ngày 29 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
========================= sửa

Panzer có nghĩa là bọc giáp chứ không phải là con báo, xin đừng nhầm với Panzer V Panther, Panther mới có nghĩa là con báo và nó là tên của dòng Panzer V.

Ðịnh nghĩa của Blitzkrieg sửa

Tôi đọc qua và thấy có quá nhiều việc phải làm với bài viết. Ngay từ định nghĩa đã sai "mà trong cuộc chiến tranh đó hành động tấn công căn bản là dùng khối lượng xe tăng thật lớn với sự yểm hộ của phi cơ thọc sâu một cách táo bạo vào trung tâm của đối phương". Trong thực tế, cần hiểu:

- Thứ nhất, blitzkrieg là học thuyết tiến hành chiến tranh dựa trên shock & surprise bằng các đơn vị hợp thành cơ động. - Thứ hai, các đơn vị hợp thành cơ động của blitzkrieg không chỉ là xe tăng + phi cơ, mà là tổ chức binh chủng hợp thành (pháo, bộ binh, công binh, xe tăng) với xe tăng làm lõi. - Cách định nghĩa "thọc sâu táo bạo vào trung tâm đối phương" là cách nói phiến diện, dễ gây hiểu nhầm - vì đây chính là học thuyết Deep Battle của nguyên soái LX Michail Tukhachevski - thọc sâu đánh vào đầu não quân địch. Trong thực tế, mọi chiến dịch blitzkrieg đều là thọc sâu, bỏ qua các điểm phòng thủ trong hành tiến để nhanh chóng cắt đứt giao thông, hợp điểm bao vây. Tazadeperla (thảo luận) 11:06, ngày 10 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cần viết tiếp và củng cố bài này sửa

Chiến tranh chớp nhoáng là một chiến lược quân sự được sử dụng phổ biến trên thế giới. Từ thế kỷ 13 quân đội Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đã sử dụng nó. Trong quân sự hiện đại nửa cuối thế kỷ 20, nó được quân đội Hoa Kỳ và quân đội Irael áp dụng và đem lại nhiều hiệu quả. Vì bài này chưa viết xong nên tôi bỏ đánh giá chất lượng mà ai đó đã đặt và nâng tầm quan trọng của nó. --Двина-C75MT 12:44, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Phần Nguồn Gốc sửa

@Minh Tâm-T41-BCA: Tôi cho rằng cấu trúc cũ là ổn. Phần mở đầu "Nguồn gốc" của bạn nên đặt vào ở trang "Vận động chiến" (manuevre warfare) sẽ phù hợp hơn. Một ý khác, Blitzkrieg là một học thuyết chiến tranh, phục vụ cho một chiến lược chiến tranh của quốc gia, thì nguồn gốc của nó là từ 2 thành tố: đặc điểm riêng của quốc gia đó (địa chính trị - dân cư - kinh tế - kỹ thuật) và lịch sử chiến tranh. Như thế, cách bạn đặt vấn đề "nguồn gốc" của blitzkrieg thuần tuý từ lịch sử là hạ tầm quan trọng của một học thuyết quân sự xuống ngang hàng với chiến thuật.Tazadeperla (thảo luận) 06:54, ngày 18 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một học thuyết quân sự không phải hình thành từ lý thuyết, do ai đó tưởng tượng ra mà không gắn với cơ sở thực tế lịch sử quân sự. Ngược lại, nó luôn luôn xuất phát từ những chiến thuật hành động thực tế trên chiến trường, được nhiều thế hệ đúc kết thành lý thuyết. Nhờ sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc và toàn bộ loài người qua nhiều thế kỷ, trong đó có văn hóa quân sự, các nhà lý luận quan sự mới dần dần nâng cấp từ những mảng, miếng chiến thuật lên thành chiến lược và cuối cùng, hình thành lên một học thuyết quân sự, phục vụ cho những vấn đề đang đặt ra cho một quân đội, một quốc gia nhất định. Việc dân tộc này, thời đại này học hỏi và áp dụng kinh nghiệm, kiến thức của dân tộc khác, thời đại trước đó là hoàn toàn bình thường, đúng với quá trình phát triển tự nhiên và biện chứng của khoa học quân sự. Không có cái gì sinh ra trên thế giới này mà không có sự kế thừa và nâng cấp. Nước Đức nói chung và nền khoa học quân sự Đức nói riêng không biệt lập và không đứng ngoài dòng chảy của nhân loại về kiến thức quân sự. Công lao lớn của Carl von Clausewitz, Alfred von Schlieffen, Helmuth Graf von Moltke là ở chỗ các ông đã nâng cao một chiến thuật quân sự lên tầm của một học thuyết quân sự. Như thế có nghĩa là tôi không hề hạ thấp học thuyết quân sự như bạn nói mà mô tả nó theo hướng đi lên, hướng phát triển. Vả lại, không một học thuyết nào không có những tiền đề thực tiễn và lý luận được tích lũy trước đó, kể cả học thuyết quân sự. Vì vậy, tôi mạn phép khôi phục lại đoạn mở đầu về nguồn gốc. Các đoạn bạn đã sửa sau đó vẫn được giữ nguyên. --Двина-C75MT 12:44, ngày 18 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Học thuyết - chiến lược - lý thuyết - chiến thuật sửa

Minh Tâm thân mến, Trong một cuộc chiến tranh, chiến thuật có thể copy được từ quân đội này sang quân đội khác, vì chúng rút tỉa ra từ lịch sử quân sự, nhưng chiến lược tiến hành chiến tranh thì mang tính đặc thù của quốc gia, và do đó không thể copy được.

Một học thuyết quân sự (doctrine), thường là quy định khung trên 2 phương diện: tổ chức quân đội (quy mô nhân lực, tổ chức, tuyển dụng, huấn luyện, trang bị) và phương pháp tiến hành chiến tranh (chiến lược chiến tranh + cách thức tiến hành chiến dịch + chiến thuật tiến hành từng trận đánh). Như thế, học thuyết hàm chứa các yếu tố chiến thuật, nhưng trước hết phục vụ cho một chiến lược chiến tranh của một quốc gia cụ thể chứ không chỉ đơn giản là một chiến thuật được nâng tầm. Nếu nhìn theo cách của bạn, thì một quân đội này có thể copy học thuyết của một quân đội khác? Ví dụ tại sao Đức không copy Deep Battle của LX? Hay như hiện nay Quân đội Mỹ không copy học thuyết chiến tranh nhân dân của Việt Nam để oánh nhau với Afga?

Tôi nói như thế để thấy nguồn gốc của một học thuyết không phải là "một chiến thuật" cụ thể. Chỉ cho đến nơi, thì nguồn gốc của Blitzkrieg phải là Chiến lược chiến tranh trên hai mặt trận của Đức - mà bản thân chiến lược này sản sinh ra từ vị thế địa chính trị trên địa bàn châu Âu của Đức. Vận động chiến cơ giới hoá - mà nguồn gốc của nó là vận động chiến rút tỉa từ lịch sử - chỉ là một mảnh ghép của học thuyết này mà thôi.

Tôi sẽ yêu cầu ý kiến của các bạn khác trong dự án CTTG 2. Chúng ta sẽ tôn trọng ý kiến của số đông về vấn đề này, được chứ?

Trong chiến tranh cũng như bất kỳ một hoạt động nào của con người, không ai dại dột đi đem cái đúng của ngày hôm qua áp dụng nguyên xi cho hôm nay vì chắc chắn sẽ thất bại. Nhưng cũng không ai có thể có tài thánh để nghĩ ra mọi thứ mà không vận dụng những cái đã có từ trước. Một học thuyết có nhiều nguồn gốc, nhiều cơ sở chứ không chỉ một thứ. Nhưng vì là quân sự nên vẫn có yếu tố phương châm hành động (chứ không chỉ là chiến thuật). Heghen đã đúc kết: "Cao hơn cái gì đó có nghĩa là không thấp hơn cái gì đó". Nếu không đặt Der Blitzkrieg trong lịch sử phát triển chung của học thuyết Chiến tranh chớp nhoáng thì làm sao có cơ sở để đánh giá sự ưu việt cũng như những mặt yếu của nó được, lấy gì để so sánh. Tôi không thích chuyện hơi một tí là đem ra biểu quyết vì nó chứng tỏ sự thiếu tự tin. --Двина-C75MT 02:23, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tên bài viết sửa

Chiến tranh chớp nhoáng tại sao chỉ nói về Blitzkrieg của người Đức ? Vậy những chiến thuật của quân đội Mông Cổ trong thế kỷ 13 có gọi là Chiến tranh chớp nhoáng không ? Tôi nghĩ với bài viết như hiện nay chỉ nên đặt tên bài viết là Blitzkrieg chứ Chiến tranh chớp nhoáng thì quá rộng.--Prof MK (thảo luận) 01:46, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy Israel cũng có học thuyết chiến tranh chớp nhoáng của họ do thủ tướng Golda Meir và tướng Moshe Dayan đề xướng. Nó tương đối giống với Der Blitzkrieg của người Đức ở các điểm:

  • Tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận cùng lúc hoặc nối tiếp nhau.
  • Phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh".
  • Tấn công phủ đầu ồ ạt.
Các cuộc chiến tranh do Israel khởi xướng thường không kéo dài quá một tháng và Luật động viên quân sự của Israel cũng chỉ cho phép tổng động viên trong thời hạn không quá một tháng. Thậm chí cuộc chiến tranh 1967 chỉ có 6 ngày; Israel thắng và thắng đậm. Vì vậy, nếu tác giả muốn một tầm nhìn hẹp (chỉ riêng của người Đức) thì nên lấy tên Blitzkrieg. Còn học thuyết chiến tranh chớp nhoáng theo nghĩa đầy đủ của nó thì chắc chắn không chỉ là sở hữu riêng của người Đức. Do đó, nếu nói về Chiến tranh chớp nhoáng mà chỉ nói riêng về Blitzkrieg của người Đức thì bài viết sẽ lâm vào tình trạng {{Tầm nhìn hẹp}} --Двина-C75MT 02:09, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chiến tranh chớp nhoáng kiểu Đức sửa

Chiến thuật của kỵ binh Mông Cổ là vận động chiến - manouevre warfare. Từ Blitzkrieg là nguyên từ tiếng Đức do tờ báo Time (London) đặt ra để gọi lối đánh của Đức ở Poland vào năm 1939, với ngụ ý là "Chiến tranh chớp nhoáng kiểu Đức". Cách dịch nguyên từ "Chiến tranh chớp nhoáng" không thể hiện được ý đồ nguyên bản ấy. Nên tôi tán thành ý kiến của bạn Prof MK, trả lại tên cho đề mục là blitzkrieg.

Quan hệ quân sự - chính trị sửa

Bất kỳ một học thuyết quân sự nào cũng nhằm đến một mục đích chính trị, người ta đánh nhau không phải để cho vui. (Học thuyết chiến tranh chớp nhoáng kiểu Đức) Blitzkrieg cũng thế thôi. Nó luôn lấy áp lực quân sự và ở đây là áp lực mạnh đến mức gây sốc lớn để buộc đối phương phải đầu hàng hoặc nhượng bộ ngay tức khắc. Ngoài ra, tác giả của bài này chỉ chú ý đến góc độ quân sự mà không chú ý đến lịch sử phát triển của nó. Những ý kiến trong Binh pháp Tôn Tử là học thuyết chứ không phải chiến thuật. --Двина-C75MT 02:15, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Minh Tâm thân mến, Học thuyết với ngữ nghĩa đang được dùng ở đây - tức là doctrine - hoàn toàn khác với cách bạn nghĩ. Trên cách nhìn đó, Binh pháp Tôn Tử không thể coi là một học thuyết được. Cách bạn lý luận làm tôi cho rằng bạn không phân biệt được doctrine với lý luận về chiến tranh (military theory).

Cũng theo nghĩa đó, thì Blitzkrieg là một doctrine, chứ nó không phải là một military theory. Ví nó là doctrine của riêng quân đội Đức, nên chẳng có lý do gì để đưa Tôn Tử ra như là inspiration cho nó. BTW, về mặt chiến thuật, thì Blitzkrieg lấy inspiration từ Hannibal, từ trận Cannae, chứ chẳng liên quan gì tới Tôn Tử cả.

Cũng quay lại vấn đề về tên, nếu chúng ta không thống nhất rằng bài viết Blitzkrieg ở đây là trong khuôn khổ của chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như không thống nhất rằng đây là một doctrine về tổ chức quân đội và cách thức tiến hành chiến tranh của riêng quân đội Đức, thì miễn mọi bình luận tiếp.Tazadeperla (thảo luận) 06:33, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Việc đổi tên Blitzkrieg để mô tả "Chiến tranh chớp nhoáng kiểu Đức" là chính xác, tôi rút lại đoạn nguồn gốc. --Двина-C75MT 02:32, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Quay lại trang “Blitzkrieg”.