Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Tổng quan
Tôi rất quan tâm đến bài này nhưng nếu sửa theo ý tôi thì phải sửa nhiều quá tôi thấy có các ý kiến như sau:
- Nội dung mục từ không phù hợp với từ điển bách khoa mà đúng hơn chỉ là giống với tài liệu tham khảo. Không đáp ứng tiêu chuẩn trung lập của Wiki đây có tính chất bài tổng kết chiến thắng của phe thắng chứ không phải là nội dung của mục từ TĐBK.
- Bố cục mục từ chưa hợp lý:Chưa định nghĩa tổng quan đã đi vào tình tiết.
Kính mong các bạn cho ý kiến và sửa cùng. --Tô Linh Giang 10:56, 20 tháng 8 2005 (UTC)user:Tô Linh Giang
- Ðồng ý. Bài này xưa giờ còn thiếu rất nhiều, không có định nghĩa gì cả, nếu không kể sự thiếu trung lập. Vì tôi không biết nhiều về đề tài này, tôi không dám sửa. Nếu bạn có thời giờ xin tự nhiên sửa đổi. Nguyễn Hữu Dụng 11:02, 20 tháng 8 2005 (UTC)
- T.B.: Bài Sự kiện 30 tháng 4, 1975 cũng cần sự quan tâm. Nguyễn Hữu Dụng 11:03, 20 tháng 8 2005 (UTC)
- Cám ơn Tô Linh Giang đã sửa đổi. Phiên bản bạn hiệu đính tương đối trung lập, khách quan hơn phiên bản trước rất nhiều. --Ttdb 17:05, 21 tháng 8 2005 (UTC)
- Tôi vẫn không thấy được bài này trung lập chỗ nào nhất là phần diễn biến.
Làng Đậu 17:26, 21 tháng 8 2005 (UTC)
- Đúng vậy tôi đang hiệu đính dần bài này chưa kết thúc, phần diễn biến là phiên bản cũ tôi chưa kịp hiệu đính nên vẫn giữ phiên bản cũ --Tô Linh Giang 01:23, 22 tháng 8 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Tôi cũng cảm thấy như Làng Đậu. Tôi đã chú ý đến bài này nhưng chưa có thời giờ. Các bài có liên quan đến lịch sử cận đại của Việt Nam cần nhiều ngưới giúp đỡ. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải giữ chúng dưới phiên bản stub để cho độc giả biết là chúng vẫn còng đang được viết.
- Điều đó không có nghĩa là các sửa đổi gần đây của Tô Linh Giang không phải là không tốt. Hơn thế nữa, chúng làm cho bài này có giá trị cao hơn trước và cho nhiều thông tin hơn. Tôi chỉ muốn nói là với một mục đề lớn và controversial như vấn đề này, chúng ta cần mọi người giúp đỡ nhiều hơn nữa. Mekong Bluesman 22:03, 21 tháng 8 2005 (UTC)
- Đúng là phần cốt lõi nhất của mục bài còn chưa có nhưng tôi đang chưa có thời gian để hoàn thành nên mỗi ngày tôi sửa một ít thôi nên tôi vẫn giữ nguyên phần của bài viết trước Đây đâng rất cần sự đóng góp của các bạn --Tô Linh Giang 01:23, 22 tháng 8 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Như tất cả các bài khác, tôi sẽ giúp trong khả năng
nhỏgiới hạn của tôi. Đặc biệt với bài này, tôi sẽ cho thêm các quan điểm của những người sống ngoài Việt Nam trong thời gian đó. Vì nó là một cuộc chiến (sai lầm?) giữa hai ý thức hệ, nó đã có ảnh hưởng rất lớn trên hầu hết toàn thế giới. Do đó sự phổ biến của nhiều quan điểm rất quan trọng để giúp các độc giả có một lối nhìn tổng quát hơn. Mekong Bluesman 03:45, 22 tháng 8 2005 (UTC)
- Như tất cả các bài khác, tôi sẽ giúp trong khả năng
- Bạn không phải lo! Cư điều chỉnh từ từ vì không ai có thể làm 1 việc là xong. Tôi đồng ý với anh Mekong Bluesman. Vói 1 cái nhìn bên ngòi (và ngay cả của nhiều người trong nước) thì cuộc nội chiến là 1 điều hoàn toàn có thể tránh dược (và là một sai lầm ?) Vấn dề nguyên do cuộc chiến. Thật ra, nhiều người phát biểu rất nôm na: "Cuộc chiến chỉ là 1 thí diểm của hai phe Cộng sản và chống cộng". Hay rõ hơn "VN chỉ là 1 con chốt trên bàn cơ thí của các cường quốc" về chính trị và ý thức hệ." (Chẳng hạn ngay sau khi NIXON thiết lập đưọc ban giao Hoa - Mỹ thì họ đã không ngần ngaị thay đổi chiến lược? Vai trò của Henry Kissinger đối với VN và Do Thái..." Nếu nhìn kĩ các biến chuyển của tình hình bang giao quốc tế, tình hình thế giới (trong đó phải kể lượt qua tình hình ở các điểm nóng khác, và cán cân lực lượng thì có thể chăng nhìn thấy được chữ tại sao nhiều người đã phát biểu như trên. Làng Đậu 08:30, 22 tháng 8 2005 (UTC)
Thảo luận thêm
Trong bài này có câu "Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến khốc liệt nhất gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử Việt Nam...". Câu này đúng nhưng tương tự như câu George Bush nói ngày 8 tháng 8, "More Americans are working today than ever before in our nation's history." (Người dân Mỹ đang có việc làm nhiều nhất hiện nay trong lịch sử). Dĩ nhiên là có nhiều người hơn cũng sẽ có nhiều người có việc hơn; dĩ nhiên là có nhiều vũ khí mạnh hơn cũng sẽ có nhiều người chết hơn trong một chiến tranh. Các điều này viết hay nói ra mà không có so sánh tương đối trong lịch sử. Tôi biết chắc gần 90% là đối với một người Việt sống dưới thời Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn (họ có ít nhất 7 chiến dịch lớn với hàng chục ngàn quân mỗi lần), hay thời hai phe Nguyễn Phúc Ánh và nhà Tây Sơn tàn giết nhau (họ đã giết trọn gia đình của nhau), thì các cuộc chiến đó có thể "khốc liệt" hơn Chiến tranh Việt Nam. Mekong Bluesman 08:45, 22 tháng 8 2005 (UTC)
- Hiện tại phiên bản mới đã tốt hơn nhiều. Cho đến gìờ vẩn OK Theo thiển ý. Bạn Tô Linh Giang chắc tốn công đó. nhưng những phần sắp tới mới khó cho bạn vì giống như viết kịch nó phải đi đến hồi kịch tính. chúc thành công Làng Đậu 17:04, 22 tháng 8 2005 (UTC)
- I'm happy that you are also interested in this article, Làng Đậu. It's currently being superbly edited by Tô Linh Giang (I assume that the few recent edits by an anonymous user are done by him without signing in). I'm reading it and trying, in my best but limited way, to help him and help it reflecting as many views as it can. Obviously, I am biased toward my own views. Having you as a second set of eyes will help me to attain that elusive NPOV goal. So, please ask, discuss... when you have questions.
Mekong Bluesman 18:24, 22 tháng 8 2005 (UTC)
- YES, SIR! your command will be done!:) Làng Đậu 18:26, 22 tháng 8 2005 (UTC)
Bài dài
Các bạn ơi Tôi đang gặp vấn đề kỹ thuật khi muốn viết tiếp bài này xin các bạn chỉ cho cách khắc phục: Thứ nhất: Nội dung trang không cho phép vượt 32 KB nên phải link thêm sang mới phải không nhưng như thế sẽ làm mất tính sắp xếp theo mô hình mục lục vậy phải làm thế nào?. Thứ hai: Tôi sang trang mới nhưng sau khi thấy tên trang không hợp ý vậy làm thế nào để xoá hẳn trang đó đi (vẫn là trang rỗng mà để nó không còn trong danh mục chữ cái, hoặc đổi lại tên cho nó. Cám ơn các bạn.--Tô Linh Giang 01:17, 24 tháng 8 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Bài viết cũng có thể dài hơn 32 KB, nhưng không được khuyến khích, vì thời gian tải bài sẽ lâu, trong chừng mực nào đó sẽ tốn bandwidth (nếu người đọc không đọc hết nội dung vào lúc đó, chẳng hạn). Bạn có thể khắc phục bằng cách chia thành các bài nhỏ hơn (chẳng hạn như từng giai đoạn có bài riêng,...) Bạn có thể tham khảo cách viết của bài en:History of the United States.
- Về việc xóa trang, bạn có thể yêu cầu sysop xóa (ghi bên phần Talk của trang đó). Việc đổi lại tên thì không thực hiện được.--Á Lý Sa 02:12, 24 tháng 8 2005 (UTC)
- Tôi vừa xoá trang mà User:Tô Linh Giang vừa tạo ra. Nếu User:Tô Linh Giang muốn đổi tên trang, xin dùng nút "di chuyển" ở đầu trang. Nguyễn Hữu Dụng 03:05, 24 tháng 8 2005 (UTC)
- Tôi thấy bài viết này tương đối dài về cách thức và cách viết cũng đi nhiều vào chi tiết, suy luận, tình cảm. Tôi đề xuất đối với những sự kiện trong cuộc chiến này mà có tên gọi chính thức như Sự kiện Tết Mậu Thận, Chiến dịch Lam Sơn, Chiến dịch Liner Backer II nên được viết thành các bài riêng và tóm tắt lại tại bài này. Cám ơn vì bạn Tô Linh Giang đã cung cấp nhiều thông tin nhiều chiều có giá trị. Vietbio 11:41, 28 tháng 8 2005 (UTC)
- Tôi đồng ý với Vietbio. Nhưng hiện giờ tôi và Tô Linh Giang đang viết "chung" bài này (thật sự Tô Linh Giang viết và tôi chỉ làm cho ngắn lại thôi). Sau khi chúng tôi viết tạm xong (không có gì là hoàn toàn "xong" trong Wikipedia), tôi sẽ bỏ cái {{stub}} ra. Lúc đó chúng ta sẽ bàn việc cắt, tôi sẽ cho thêm các quan điểm của các người sống ngoài Việt Nam lúc đó, các quan điểm khác cũng sẽ được trộn (merge) vào.
- Xin cho tôi và Tô Linh Giang một ít thời gian.
Mekong Bluesman 21:21, 28 tháng 8 2005 (UTC)
- Tôi đã chuyển toàn văn bài viết về giai đoạn 54 - 59 về các bài chi tiết và rút gọn lại phần viết này. Hiện này này dài khoảng 97k (trước khi sửa là 117k) và vẫn cần rút ngắn, chia nhỏ tiếp. Vietbio 12:16, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Tiếp tục rút gọn lại phần Chiến trường miền Nam giai đoạn 60 - 65. Kế hoạch sắp tới sẽ là phần Sự kiện Tết Mậu Thân Vietbio 10:40, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Lưu ý khi sửa ở bài chính
- Tôi muốn lưu ý với các bạn đã và đang thực hiện sửa đổi tại bài này là chúng ta còn có những bài liên quan đến bài này nằm ở Tiêu bản:Chiến tranh Việt Nam. Mọi ng cần sửa đổi cả ở những bài chi tiết cho hợp lý. Đặc biệt là mọi ng nên cân nhắc về mức độ chi tiết của sự kiện có cần thiết phải để ở bài Chiến tranh Việt Nam hay là ở cụ thể những bài chi tiết. Vietbio 02:09, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Câu hỏi
Bài này có câu "Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc được phân cho mình,...". Tôi không hiểu "được phân cho mình" có nghĩa gì. Có ai giải thích cho tôi được không? Mekong Bluesman 03:02, 26 tháng 8 2005 (UTC)
Cũng có câu "...Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng bình định các lực lượng vũ trang cát cứ của nhóm Bình Xuyên...". "Lực lượng vũ trang cát cứ" là lực lượng như sao? Tôi chưa nghe từ "cát cứ" bao giờ! Mekong Bluesman 03:16, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- Theo tôi hiểu, "tập kết về miền bắc được phân cho mình" = "assembled in the north, where they have been assigned" cát cứ Nguyễn Hữu Dụng 03:24, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- "Cát cứ": (giành cho mình) một nơi riêng, như loạn 12 sứ quân, mỗi sứ quân tạo một cát cứ.--Á Lý Sa 03:41, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- Cám ơn Nguyễn Hữu Dụng và Á Lý Sa. Bây giờ tôi học được thêm "cát cứ" và cái idiom "được phân cho mình". Mekong Bluesman 03:59, 26 tháng 8 2005 (UTC)
Còn có câu "...họ thích rõ ràng đơn giản khúc triết...". Tôi biết "đơn giản" là simple; tôi nghĩ "khúc triết" là complex. Nếu như vậy thì có cái gì vừa simple vừa complex?!! Mekong Bluesman 03:22, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- "Khúc chiết": gãy gọn, rành mạch.--Á Lý Sa 03:41, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- Cám ơn Á Lý Sa. Vì viết là khúc triết nên tôi nghĩ là tạo ra từ khúc mắc và triết lý, rồi chúng dẫn tôi đến complex. How wrong I was! Mekong Bluesman 03:59, 26 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi nghĩ câu "...không có "nhà lý luận" nào là người Nam Bộ vì họ là những người thực tiễn..." là không chính xác. Không có họ vì, có thể, họ không thích lý luận, không muốn lý luận, không biết lý luận hay, đúng hơn, không được dùng. (Tôi chắc là có nhiều người miền Nam lý luận tốt và ít thực tiễn cũng không được dùng. Tôi cũng chắc là có nhiều người miền Bắc rất thực tiễn mà vẫn được dùng.)
Tôi nghĩ là nên bỏ câu này vì nó stereotyping người ta dựa theo nơi sinh.
Mekong Bluesman 03:34, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- Chào Mekong. Khi tôi viết" Trong số...không có người miền nam. (Tôi đã chaám caau) Sau đó là. Họ là những người thực tiễn. Ý tôi là khẳng định họ là thực tiễn chứ không có chữ "vì" nối giưã hai caau. Hình như caau này ai đó đã sưả hoặc có thể tôi đánh laãn (Xin lỗi caí maý PC cuả tôi lại lỗi font. --58.187.52.225 07:16, 26 tháng 8 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Ngay cả cách viết "họ là những người thực tiển" đi chăng nữa, tôi lại thấy một ý khác (đây có thể là câu hỏi đặt ra cho "nội bộ ĐCS": Có phải chăng những người trong Nam không được lòng tin của Đảng hay không có bè phái đủ mạnh nên ít nhận được các các cương vị lãnh đạo cao trong TW Đảng cũng như trong các tổ chức Đảng?"
- Câu hỏi này tôi tìn rằng khó mà có tư liệu để kiểm chứng nhưng có thể theo dõi và nhận xét suốt qúa trình lịch sử từ 1954 - 1978. Sau đó, với cơ chế "đổi mới" và sự vượt trội của kinh tế trong Nam có thể đã làm thay đổi dần cán cân quyền lực này ? Làng Đậu 16:40, 26 tháng 8 2005 (UTC)
Đề nghị
Tôi có đề nghị với Tô Linh Giang để làm bài này ngắn hơn mà vẫn trong sáng.
- Dùng ít tính từ. Thí dụ, "họ thích mọi việc rõ ràng và đơn giản" mà không cần nhắc đến "khúc chiết" và "thực tiễn" vì một người đơn giản là một ngưới thực tiễn, và một sự việc khúc chiết thì phải rõ ràng.
- Dùng ít đồng nghĩa. Thí dụ, "đời sống xung túc" thì dĩ nhiên là "nhân tâm phấn khởi"; "thực hiện rất tốt việc bố trí cho dân di cư...", không cần "thực hiện rất tốt việc bố trí ổn định cho dân di cư..." vì không thế nào "thực hiện tốt" mà không "ổn định" được...
- Dùng một danh xưng. Thí dụ, "ông Ngô Đình Nhu" hay "Cố vấn Ngô Đình Nhu", không cần "ông Cố vấn Ngô Đình Nhu"; "chính phủ Ngô Đình Diệm", không cần "chính phủ ông Ngô Đình Diệm"...
- "Đảng" trong bài này dĩ nhiên là Đảng Cộng sản, hay Đảng Cộng sản Việt Nam, không cần lập lại nhiều lần -- ngoại trừ khi bắt đầu một tiểu đề.
- "Bản năng tự vệ" là "logic tự nhiên", không cần viết "hợp với logic tự nhiên vì đó là bản năng tự vệ".
- ...
Tôi cũng muốn hỏi:
- Viết là "khúc chiết" hay "khúc triết"? Tôi nghĩ là "khúc chiết".
- Viết "tập kết về miền bắc được sử dụng lại" có thể rõ hơn không?
Mekong Bluesman 09:31, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- Thú thật với anh Mekong Bluesman tôi bận quá với bài tâm. Nó phức tạp hơn tôi tưởng nhiều nên phải concentrate vào đó. Các ý nêu của Anh khá rõ ràng...
- Tôi đọc thấy bài viết hơi dài vả lại muốn sửa thì cũng khó "bắt" sao cho nó "hợp" với văn phong của ông bạn Giang. Do đó, nếu muốn điều chỉnh thì tốn thì gian hơi nhiều (mà politic lại là cái bộ môn tui hổng ưa thích). Tôi chỉ cố gắng trong mức giới của tôi chứ thú thiệt đọc chính trị mệt lắm.
- Làng Đậu 16:40, 26 tháng 8 2005 (UTC)
- Chào Mekong và các bạn. Quả thật tôi thấy cách viết của mình cũng hơi dài chắc người đọc sẽ chán. Bắt đầu từ chương sau tôi sẽ cố gắng viết thật ngắn không đi sâu vào các chi tiết. Còn về các góp ý của Mekong tôi thấy đúng cả sẽ cố gắng nhưng sửa thói quen xưa nay không dễ nên cac bạn cứ tự động mà sửa sao cho tốt hơn. Thậm chí cắt luôn cả đoạn nào đó nếu là dài không cần thiết. Tôi viết không có nháp nên bố cục có thể không ổn. Tôi muốn các bạn đóng góp cụ thể cho tôi theo những hướng sau:
- Mỗi đề mục nên tối đa mấy dòng là vừa phải? (nên tính theo dòng để dễ đếm)
- Có gặp vấn đề về tính trung lập khách quan không? Nếu có xin cho ý kiến.
- Các bạn nên cho luôn ý kiến: Đọc có thấy buồn ngủ không?
Cám ơn Tô Linh Giang đã trả lời. Việc sửa lối viết của một người khác là một việc rất khó (vì nên sửa cho ngắn và rõ hơn nhưng không làm mất "giọng" của người đó) và nhiều khi là một vấn đề nhậy cảm, do đó tôi đã đề nghị trước. Tôi đã làm việc "chung" trong nhiều bài với nhiều người trong cộng đồng này (David trong các bài về hành tinh, Avia trong bài Danh Sách Quốc Gia, Phan Ba trong vài bài về Đức và bài Công thức 1, Á Lý Sa trong vài bài về Kitô giáo, Nhan Vo trong loạt bài về đạo Phật và về máy tính... cũng như một số người khác). Dĩ nhiên, tôi có rất nhiều lần làm sửa đổi sai nhưng tôi nghĩ là các người này hài lòng một cách tương đối với các sửa đổi của tôi. Họ, có lẽ, tin tôi đủ để sửa những gì tôi làm sai (và tôi mong là họ tiếp tục như thế). Đây là lối làm việc dựa vào tin cẩn (trust) và giúp đỡ (helping) lẫn nhau.
Do đó, tôi nghĩ là Tô Linh Giang cứ viết như bình thường đi. Tôi sẽ sửa dần dần.
Mekong Bluesman 04:36, 27 tháng 8 2005 (UTC)
Nói thật một người như Tô Linh Giang, sinh và lớn lên ở miền Bắc XHCN, viết được như vầy, tôi khâm phục. Nhất là vẫn giữ được tính khác quan. Tôi không đọc kỹ hết nhưng công nhận là khá hơn phiên bản trước khi Tô Linh Giang bắt đầu. --Ttdb 04:48, 27 tháng 8 2005 (UTC)
User 203.160.1.70
Vì đã đóng góp khá nhiều vào bài này, tôi nghĩ là User:203.160.1.70 nên đăng ký một account với Wikipedia Tiếng Việt để có thể thảo luận với Tô Linh Giang và tôi một cách dễ dàng và trực tiếp hơn. Mekong Bluesman 18:02, 27 tháng 8 2005 (UTC)
- 203.160.1.70 là Tô Linh Giang đấy thôi nhưng vì nhiều khi tôi viết luôn quên đăng nhập với lại hình như server có vấn đề đăng nhập rồi mà vẫn chưa nhận.--222.252.41.190 01:51, 28 tháng 8 2005 (UTC)Tô Linh Giang
Trao đổi với Mekong Bluesman
Mekong ơi! Tại sao cứ ngày tháng năm lại cứ phải cho thành link [[ ]]ư thế. Những sự kiện lớn thì mới cần giải thích theo link chứ không sẽ nhiều quá.--Tô Linh Giang 04:16, 30 tháng 8 2005 (UTC)
- Lúc tôi mới vào Wikipedia (bên tiếng Anh) tôi cũng có câu hỏi như thế. Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu: các sự kiện lịch sử, các tai nạn, các cuộc chiến hay các hiệp định... xảy ra trong cùng thời gian có thể giúp cho người đọc có một lối nhìn rộng hơn. Dĩ nhiên là Wikipedia Tiếng Việt không có đầy đủ các liên kết cho các ngày, tháng năm, thập niên, thế kỷ... như Wikipedia English. Mekong Bluesman 04:51, 30 tháng 8 2005 (UTC)
- Trong phần chiến trường miền Nam 1960- 1965 có 1 chỗ Mekong đã sửa tôi sửa lại. Chỗ nói về phá ấp chiến lược: Ý của bài chỗ này là nếu Cộng sản đến thì họ phá ấp chiến lược. Còn chỗ nào CS chưa đến thì khi ông Diệm bị lật đổ lúc hỗn quân hỗn quan dân cũng tự phá không chờ CS. Cảm ơn Mekong đã làm cho bài rất xúc tích --Tô Linh Giang 06:03, 30 tháng 8 2005 (UTC)
Chào Á Lý sa
Đã lâu mới thấy Á lý sa sửa bài những chỗ sai chính tả. nhưng có chỗ này "Nguyên lý Mác- Lê" Á lý sa sửa thành "Nguyên lý Mác- Lênin" Tất nhiên là đúng nhưng đây là lối nói trong ngoặc kép dẫn theo kiểu nói tắt của giới cán bộ tuyên huấn của miền Bắc những năm 60-70-- Tô Linh Giang.
- Nếu là lối nói để trong ngoặc kép " thì nên mở ngoặc đơn ra giải thích lối nói đó của ai chẳng hạn. Làng Đậu 16:58, 1 tháng 9 2005 (UTC)
Bối Cảnh Quốc Tế cho từng giai đoạn
Ông bạn "Tô Sông Thiêng" ơi, (tôi "dịch" chử Linh Giang thành Sông thiêng đừng nổi giận nhá)
Tôi hy vọng bạn thêm vào mỗi giai đoạn 1 phần (tùy theo giai đoạn) về bối cảnh quốc tế của từng giai đọan: Quan trọng nhất là các giai doạn từ sau 1968 lý do: là chiến lược toàn cầu của Hoa Kì đã thay đổi mặc dù chiến tranh lạnh vẩn ở đó nhưng Mỹ đã đùng chiến lược "pingpong" cũng như các thành tựu về kinh tế, và quân sự để đẩy Liên Xô vào thế bị động vừa phải chạy đua vũ trang (kinh tế Tập Trung của Liên Xô lại yếu hơn Kinh tế thị trường Tây phương nhiều) vừa gặp "trắc trở nghi ngờ với anh bạn Trung Quốc vốn không thuận thảo". Ngoài ra, Việc "đi đêm" của NIXON và Kissinger với ông Đặng (?) có thể đã đem tới một thay đổi lớn trong chiến lược: Phải chăng cái giá mà Mỹ trả cho Trung Quốc về bang giao Hoa-Mỹ là "Việt Nam và bán đảo Đông Dương" và "thay đổi cục diện vấn đề Đài Loan: Trung Quốc lên thay ngôi của Đài Loan", ngược lại Hoa kì lấn thêm một bước lớn (góp phần làm sụp đổ khối Đông Âu và kéo dây chuyền cho tới Liên Xô). Dĩ nhiên, điều bất ngờ cho Trung Quốc là Vấn đề VN sau đó lại phụ bạc "người hàng xóm lý tưởng phương Bắc" (chuyện đó là chyện hồi sau phân giải)
- Chào bạn Tôi đoán là Làng Đậu có đúng không ạ? Linh Giang không phải là "Sông thiêng" đâu đấy là tên Sông Gianh ở Quảng Bình đó. Trước đây tên tiếng Hán của sông này là sông Linh Giang. Còn về ý kiến liên quan đến CTVN: Đúng là chiến tranh VN phụ thuộc rất nhiều vào các sắp xếp của các cường quốc nên rất nên có các phần bối cảnh quốc tế nhất là sau 1968 nhưng về vấn đề này cũng có nhiều cách kiến giải khác nhau mà ý kiến của bạn là một. Nếu có thể bạn nên bổ sung vào. Còn tôi thì tôi lại có ý nghĩ ngược lại: Hoa Kỳ nhượng bộ TQ về vấn đề VN? hay là TQ nhượng bộ Hoa Kỳ về vấn đề VN bằng cách rút dần và cắt viên trợ cho BVN không muốn BVN đè bẹp NVN? Tôi nghiêng về phương án thứ 2 này: Từ những năm 1970- 1971 quan hệ Việt- Trung đã bắt đầu lục đục rồi và BVN nghiêng hẳn sang phía LX. Và ngay trước 30.4.75 TQ đã giúp Khơme đỏ thụi mạng sườn Việt Cộng rồi. Vậy thì HK nhượng lại VN và Đông Dương cho TQ hay TQ nới VN cho HK. Nhưng đấy mới chỉ là suy nghĩ của tôi thôi. Tôi chưa đủ tự tin và chưa đủ các cứ liệu để khẳng định. Nói chung đây cũng là vấn đề rất phức tạp. --Tô Linh Giang 06:28, 3 tháng 9 2005 (UTC)Tô Linh Giang
- Ý tôi không nghĩ mình bình luận nhưng chỉ ghi lại các "FACT" về tình hình quốc tế (Hoa-Trung-Xô) Như là các thay đổi quan hệ giữa họ Làng Đậu 03:24, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Xin các bạn thảo luận và bổ sung
Phần viết của tôi đã dừng lại tại đây. Xin mời các bạn thảo luận và bổ sung tiếp để đề mục "Chiến tranh Việt Nam" phản ánh được những cái chính của cuộc chiến tranh này và giữ được tính trung lập khách quan (tất nhiên là chỉ tương đối) sao cho các ý kiến đối lập được trình bày mà không gây ra sự thù địch gữa các lập trương.--58.187.39.5 03:01, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)User:Tô Linh Giang
Mekong ơi
Mekong Bluesman ơi! Tôi thấy có một số điều cần trao đổi:
- Trong phần 3.2.2- Mục Trên chiến trường miền nam (1960-1965) Mekong có sửa là: "Đến cuối năm 1960 một phần lớn nông thôn miền nam đã thành vùng Cộng sản kiểm soát...". Tôi sửa thành '...một phần đáng kể..." vì một phần lớn" phải là trên 50% đúng không Mekong? Mà ý ở đây là đã có khá nhiều nhưng không thể nói nó đã chiếm đa số (trên 50%).
- Theo Mekong lúc bình thường thậm chí chưa xác định thì nên viết "miền Nam" hay "Miền Nam" bây giờ theo tôi nghĩ là "Miền Nam" vì nó thành như danh từ riêng rồi như "Miền Nam trong trái tim tôi" (Hồ Chí Minh). Nếu đúng như vậy thì có lẽ tôi phải soát lại nhiều vì tôi toàn viết là "miền Nam".
- Có những từ hay dùng lẫn lộn ví dụ (ví dụ thôi nhé) "Chiến dịch 1975" và "chiến dịch mùa xuân 1975" khi tạo link lúc ở chỗ này thì tôi viết [ [Chiến dịch 1975|chiến dịch mùa xuân 1975]] lúc ở chỗ khác tôi viết ngược lại [ [chiến dịch mùa xuân 1975|chiến dịch 1975]] thì có sao không có linhk đến đúng một chỗ không?
Thank You--Tô Linh Giang 15:45, ngày 05 tháng 9 năm 2 005 (UTC)Tô Linh Giang
- Các cụm từ "một phần đáng kể" và "một phần lớn" là một cách nói là có từ 35% đế 55%, theo ý tôi, mà người viết không nhớ chính xác, hay sự chính xác không là một sự cần thiết. Trong chiến tranh Việt Nam, khi 2 phe đều nhận là họ kiểm soát 90% đất và dân thì chỉ cần 20% thật sự bị kiểm soát bởi phe kia cũng đủ là lý do được nêu lên rồi. (Vì nó nói lên các con số 90%, 95%... là một tuyên truyền chứ không phải là thông tin chính xác.)
- Trong cách viết "miền Nam" thì đã xác định là "miền nam của Việt Nam" rồi. Tôi không biết là ông Hồ Chí Minh muốn nói gì khi dùng "Miền Nam" (cả hai đều được viết hoa), tôi nghĩ là để nhấn mạnh hơn nữa sự quan tâm của ông với miền Nam. Do đó, chúng ta không nên dùng nó quá nhiều và làm mất cái nghĩa nhấn mạnh đặc biệt đó.
- Khi viết [[Mekong Bluesman|người điên]] thì sẽ thấy người điên. Khi click vào người điên thì sẽ dẫn đến bài Mekong Bluesman.
- Do đó, viết [[Mekong Bluesman|người điên]] khác với viết [[người điên|Mekong Bluesman]].
Mekong Bluesman 05:38, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Cái chuyện [ [Mekong|người điên] ] khác với [ [người điên|Mekong] ] như Mekong giải thích thì tôi biết rồi nhưng ý tôi là thế này: Khi có 2 hoặc nhiều khái niệm vẫn hay dùng lẫn lộn mà tôi không biết là đã có bài viết cho khái niệm nào (Tôi không biết mục từ đã viết là cho bài "Mekong" hay cho bài "người điên") thì giả sử nếu tôi viết cả hai phương án lộn lại nhau thì nó có dẫn đến đúng chỗ không. Thank You --Tô Linh Giang 06:50, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Nếu 1 sự việc/ đối tượng nhưng anh dẫn đến 2 địa chỉ khác nhau (Mekong Bluesman và người điên) thì chắc chắn là khác nhau rồi. Nhưng anh yên tâm vì nếu anh đã viết bài đấy rồi (liên kết có màu xanh) thì khi anh viết lại mà thấy liên kết màu đỏ thì chỉ việc tạo mới bài viết và redirect nó về từ đã có, và có tính đại diện nhất. vd. Mekong -> người điên thì tất cả các liên kết sẽ có màu xanh hết:->> Xin lỗi anh Người bật radio nhạc Blues trên dòng sông Mekong vì đã sử dụng VD của anh mà chưa xin phép bản quyền. Vietbio 07:14, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Vì ví dụ nằm trong Wikipedia nên dù tôi muốn có chủ quyền cũng không được. Tôi mong là Tô Linh Giang hiểu lời giải thích của Vietbio. Khi Tô Linh Giang viết [[Sự kiện A|Tên gọi B]] thì đúng vì sự kiện A, bây giờ, có 2 tên: A và B. (Nếu có bài "Sự kiện A" được viết sẵn thì cái link Tên gọi B có màu xanh.) Mai sau, khi Tô Linh Giang khám phá là sự kiện A có thêm tên mới là C, thì viết là [[Sự kiện A|Tên gọi C]]. Mekong Bluesman 07:36, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Chia đoạn
Việc tóm tắt lại bài này để chia ra nhiều mục sẽ mất nhiều thời gian nữa. Để giảm tải ngay cho bài này, tôi đề xuất phân đoạn như sau, xin mọi người góp ý:
- Bài 1 là bài này (Chiến tranh Việt Nam): giữ lại từ đầu đến trước 1965, cuối bài có link: [[Chiến tranh Việt Nam (1965-1973)|xem tiếp...]].
- Bài 2: Chiến tranh Việt Nam (1965-1973), cuối bài có link [[Chiến tranh Việt Nam (1973-1975)|xem tiếp...]].
- Bài 3: Chiến tranh Việt Nam (1973-1975).
Đầu bài 1 sẽ có mục lục chung cho cả 3 bài. --Avia (thảo luận) 02:19, ngày 08 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Tôi đã nghĩ về việc này trong khi giúp Tô Linh Giang. Tôi có ý kiến như sau (nghĩ ra khi tôi xếp đặt lại bài Wikipedia:Bàn tham khảo):
- Phần 3 Diễn biến theo thời gian, tôi sẽ giữ cả 4 giai đoạn.
- Cho mỗi giai đoạn tôi sẽ viết tóm tắt, nhưng đủ. Việc viết tóm tắt sẽ xảy ra trên cái laptop của tôi, không nên xảy ra tại Wikipedia ngoại trừ để sửa lỗi nhỏ.
- Khi viết xong tóm tắt cho một giai đoạn, tôi sẽ mang nó lên thay thế cho nội dung của giai đoạn đó.
- Tôi sẽ thêm dưới cái tóm tắt đó một câu như: Xem bài chính Chiến tranh Việt Nam/Giai đoạn 1954-1959.
- Nội dung cũ của giai đoạn sẽ được mang qua một bài có tên như Chiến tranh Việt Nam/Giai đoạn 1954-1959.
- Cách này không làm khó cho các người đọc vì họ không phải đợi người viết. Hơn nữa, chúng ta có thể chia nhỏ hơn như Chiến tranh Việt Nam/Giai đoạn 1954-1959 (chính trị), Chiến tranh Việt Nam/Giai đoạn 1954-1959 (quân sự)... Đây là cách mà trước khi về hưu, tôi phải manage một nhóm lớn programmer, tôi gọi nó là expandability mà không tạo problem cho user.
- Mọi người nghĩ sao?
- Dĩ nhiên tôi sẽ không viết tóm tắt cho cả 4 giai đoạn một mình. Hoặc chúng ta có thể chia cho 4 người, hoặc chúng ta có thể chia cho 2 nhóm với 2 người trong nhóm. Tô Linh Giang sẽ không tham dự viết, nhưng tham dự như một người cho các người kia tham khảo.
Mekong Bluesman 03:04, ngày 08 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Tôi tán thành với cách tổ chức mục từ như Mekong đề nghị vì nó giữ được cái sườn chung của cả bài. Nhưng phần giai đoạn có 5 giai đoạn cơ mà sao chỉ còn 4? (54-59; 60-65; 65-68; 68- 72; 73-75)?
- Sau khi tổ chức lại như thế nó giống với bài "Lịch sử Việt Nam" phải không?. Tôi thấy cách bố trí bài đó là rất hợp lý: Tổng quan lịch sử tất cả các thời kỳ ở bài chính. Và các triều đại thành các bài riêng. -- Tô Linh Giang 06:54, ngày 08 tháng 9 năm 2 005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Xin lỗi, Tô Linh Giang! Có thể tôi chỉ biết viết mà không biết đếm? Mekong Bluesman 07:54, ngày 08 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Hay quá rồi, tôi chỉ góp ý nhỏ: tên các bài chi tiết có thể bớt từ "giai đoạn" cho gọn không? Ví dụ, Chiến tranh Việt Nam/1954-1959, vì nó là bài con của bài Chiến tranh Việt Nam mà. --Avia (thảo luận) 09:19, ngày 08 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
- Tôi ủng hộ cách chia đoạn của MB. Công việc của 2 anh đáng phải 1 medal (mỗi ng 1/2) tuy nhiên chúng ta ko nên lạm dụng medal để mất tính hay của nó nên tôi tính đành giữ lại:-)). Giờ tuy bài viết sẽ còn được viết lại nhiều lần nhưng chí ít chúng ta đã có cái xương sườn "có xương có thịt" rồi. Mong công việc của MB sớm hoàn thành Vietbio 19:43, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Hậu quả
Tôi thấy một sự kiện như chiến tranh điều có hậu quả dài lâu sau khi cuộc chiến chính thức kết thúc. Tôi nghĩ ta cần một phần ở cuối bài về hậu quả của chiến tranh như bài tiếng Anh nói về Legacy của cuộc chiến. Ta có thể kể đến số tử vong, bom mìn còn sót lại, Chất độc da cam, các trại cải tạo, và cuộc di tản của các thuyền nhân, chưa kể đến chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc, v.v. Nguyễn Hữu Dụng 23:13, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Xin lỗi, tôi chưa thấy phần đó ở đầu bài. Tôi nghĩ ta nên chuyển nó xuống cuối bài. Nguyễn Hữu Dụng 23:39, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Có nên Revert 222.253.39.148 ngày 17.9.05?
Mekong ơi! ngày 17.9.05 Mekong đã revert đoạn ý nghĩa của kết thúc chiến tranh VN đối với phong trào CS trên thế giới. Tôi thấy không nên revert lại vì: Đoạn ý nghĩa này cùng với đoạn trên (Ý nghĩa của CTVN đối với Hoa Kỳ) tôi viết để cho vào cả 2 bài này và bài "Sự kiện 30 tháng 4, 1975". Nhưng sau tôi thấy ý nghĩa cho phong trào CS thế giới đúng hơn chỉ nên để ở bài 30 tháng 4 thôi vì đây là ý nghĩa của sự kiện kết thúc chiến tranh chứ không phải là ý nghĩa của cả cuộc chiến. Còn ý nghĩa đối với Hoa Kỳ thì nên ở ở bài này. Do vậy tôi tách làm 2 mảnh đưa vào 2 bài. Với lại thường thì người đọc sẽ đọc cả 2 bài mà cùng có một kết quả giống nhau sẽ làm mất đi phần hay. Tô Linh Giang 06:57, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Tôi không biết đó là Tô Linh Giang. Bình thường, trong một bài controversial như bài này, ai muốn xóa bỏ một đoạn nào nên thảo luận. Còn việc các người đọc có đọc hai bài (bài này và bài Sự kiện 30 tháng 4) thì chúng ta không đoán được. Do đó, nếu Tô Linh Giang thấy cần viết cùng một đoạn văn tại hai nơi thì cứ làm. Mekong Bluesman 08:24, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Nhờ Mekong và các bạn giải thích hộ
Tôi thấy ở phần liên kết ngoài của bài này có logo của wikimedia commons và có thêm dòng chữ: Có thêm hình ảnh khác về chiến tranh Việt Nam. khi click vào đó sẽ có mở 1 loạt hình ảnh về chủ đề chiến tranh Việt Nam. Xin cho biết cách viết lệnh cho wikicommons này như thế nào. Và trên trang thảo luận của bài này có 2 dòng: Tiêu bản: TOCright và Tiêu bản: Commons. Ý nghĩa của các dòng này là gì và lập chúng như thế nào. Đây là việc của người viết bài hay của sysop. 203.160.1.36 15:44, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Tô Linh Giang, xin mời bạn làm quen với Wikipedia:Tiêu bản. Tiêu bản (còn được gọi trong tiếng Anh là Template) là các trang nằm trong không gian tên "Tiêu bản:" có thể được gắn vào các bài viết giữa hai dấu {{ }}. Ví dụ để giới thiệu với người đọc về các hình ảnh chiến tranh việt nam trên Commons, dùng tiêu bản Tiêu bản:Commons và viết {{Commons|Category:Vietnam War}} trong bài với Category:Vietnam War là địa chỉ tại Commons chứa các hình ảnh chiến tranh Việt Nam. Ai cũng có thể dùng được tiêu bản, sửa được trang tiêu bản trên không gian tên Tiêu bản, và tạo ra tiêu bản mới. Đây là việc của tất cả mọi thành viên, kể cả thành viên không đăng ký tài khoản. Hy vọng một ngày nào đó sẽ có người viết trang Trợ giúp chi tiết hơn về Tiêu bản. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:54, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tiêu bản:TOCright là tiêu bản tạo ra mục lục nằm bên phải (nó có thể được học hỏi từ Wikipedia tiếng Anh, nên có tên TOCright = Table Of Content right). Nó được dùng trong bài để đẩy mục lục sang phải, dành chỗ nhiều chỗ hơn cho các đoạn văn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:57, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Cảm ơn bạn Trần Thế Trung! Tôi bắt đầu hiểu về tiêu bản tuy chưa thật thành thục. Nhưng vẫn có vài câu hỏi như sau:
- câu lệnh {{commons|category:Vietnam war}} thì ta đánh vào trong phần soạn thảo vậy câu lệnh Tiêu bản: Commons thì đánh vào thế nào sao tôi không thấy trong phần soạn thảo. Hay khi ta đánh giòng lệnh kia thì mặc nhiên có.
- Tại sao trong phần soạn thảo ở cuối bài này có hẳn 2 phần với 2 tiêu đề khác nhau là ==tham khảo== và ==xem thêm== nhưng ở trang đọc bài viết thì chỉ thấy có mỗi phần xem thêm và nội dung của 2 tiêu đề này đã chập thành một.
- 203.160.1.40 16:42, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang
- Cảm ơn bạn Trần Thế Trung! Tôi bắt đầu hiểu về tiêu bản tuy chưa thật thành thục. Nhưng vẫn có vài câu hỏi như sau:
- Nếu Tô Linh Giang chỉ gõ {{Commons}} thì Tô Linh Giang liên kết tất cả Commons. Nếu Tô Linh Giang gõ {{Commons|Category:Vietnam war}} thì chỉ liên kết phần Vietnam war của Commons. Do đó, phải gõ đầy đủ với {{Commons|Category:Vietnam war}}.
- Tôi vẫn nhìn thấy 2 tiêu đề ==Tham khảo== và ==Xem thêm==. Tô Linh Giang xem lại đi.
- Mekong Bluesman 17:06, ngày 18 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Hóa ra trang bài viết nó lưu theo cookies lúc thì có cả tham khảo, lúc thì không có. Ý tôi muốn hỏi Mekong ở chỗ này: Trong trang sửa đổi phía dưới nút "Lưu trang" có dòng chữ "Tiêu bản:Commons" có phải là dòng này tự nhiên sẽ hiện ra khi ta gõ lệnh { {commons|category:...}} ở trong cửa sổ soạn thảo hay là ta phải tự phải gõ dòng chữ "Tiêu bản: Commons" này? và nếu phải gõ thì gõ thế nào vì tôi không thấy có dòng lệnh nào khác.--Tô Linh Giang 04:46, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)Tô Linh Giang
- Thí dụ khi tôi viết bài XYZ tôi dùng 3 tiêu bản {{Tiêu bản A}}, {{Tiêu bản B}} và {{stub}}. Khi Tô Linh Giang sửa bài đó thì sẽ trông thấy Tiêu bản A, Tiêu bản B và stub với màu xanh tại cuối trang sửa đổi. (Cách này giúp người sửa đổi bài có thể sửa đổi các tiêu bản nếu cần thiết.) Do đó, cái dòng chữ "Tiêu bản: Commons" mà Tô Linh Giang nhìn thấy khi sửa bài Chiến tranh Việt Nam là do mã {{Commons|Category:Vietnam war}} tạo ra. Mekong Bluesman 05:07, ngày 19 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Cái chữ "Tiêu bản: Commons" là do phần mềm tự động tạo ra giúp người soạn bài biết đang có những tiêu bản gì dùng trong bài. 193.52.24.125 08:00, ngày 25 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Cấp bậc quân hàm các vị tướng
bài này Tôi đã một vài lần sửa cấp bậc của 2 vị tướng là "Tướng Dương Văn Minh" và "Trung tướng Trần Văn Trà" Các bạn cứ sửa lại là "Đại tướng Dương Văn Minh" và "Thượng tướng Trần Văn Trà" Tôi xin có ý kiến như sau:
- Về Tướng Dương Văn Minh: ở phần nói về ông ta đầu hàng thì phải viết là "Đại tướng Dương Văn Minh" nếu có nêu cấp bậc. Nhưng khi nói về lúc ông ta đảo chính ông Ngô Đình Diệm thì không nên viết là "Đại tướng" vì khi đó ông ta chưa được phong cấp bậc này (sau này Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mới phong nhưng ông Minh từ chối).
- Về tướng Trần Văn Trà đúng là hiện tại ông là "thượng tướng", nhưng khi 30.4.75 ông Trà mới là Trung tướng thôi, các bạn đừng sửa cấp bậc ông ta lên thượng tướng nữa. Tô Linh Giang 03:08, ngày 17 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Các lý do đưa ra bên trên của Tô Linh Giang rất logic, mọi người nên chú ý. Mekong Bluesman 03:26, ngày 18 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Gọi đúng danh xưng
Tôi đề nghị gọi các bên theo đúng danh xưng của họ, ví dụ như "Quân đội Nhân dân Việt Nam", "Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam", "quân lực VNCH"... không gọi là "quân Bắc Việt" hay "quân Cộng sản".
Truong Son 05:48, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)
- Bạn nói đúng. Các bài viết lâu nay vẫn theo đúng tinh thần đó, nhưng có thể 1 số người mới chưa quen. Bạn có thể sửa lại cho phù hợp. Avia (thảo luận) 08:20, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)
Việc dùng danh xưng đúng là một việc làm cho tôi rất phân vân khi hiệu đính loạt bài về chiến tranh Việt Nam. Các bạn cũng có lý khi cho rằng để đảm bảo trung lập thì cần gọi đúng danh xưng chính thức. Đó là một quan điểm. Nhưng chúng ta cũng cần phải thấy một khía cạnh khác là ngay danh xưng đã nói lên quan điểm chính trị của một phía và nó có thể không chấp nhận được với phía bân kia. Tôi lấy ví dụ tên "quân giải phóng miền nam Việt nam" là tên chính thức đó hàm ý nói rằng đây là quân đội chính nghĩa để "giải phóng" miền nam khỏi "đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai". Tôi không đi vào tranh luận tính chính nghĩa đúng sai của việc này nhưng cái tên như vậy đã là không chấp nhận được với một số người của phía đối địch vì vậy mới là vấn đề. Tôi biết có những người nghe thấy chữ "quân giải phóng" là đã phản ứng rất quyết liệt rồi. Do đó theo tôi khi viết nên cố gắng dùng một tên có tính "trung tính" nhất, cách mà tôi dùng là theo nguyên tắc như vậy (theo thiển ý của tôi). Tôi tránh dùng các từ mà các phía lâm chiến gọi nhau như "ngụy quân, ngụy quyền", "quân đội sài gòn", "cộng quân", "Việt Cộng" còn cách gọi quân Bắc Việt Nam, quân Nam Việt nam, quân Cộng sản là trung tính chấp nhận được và cách này hay được các hãng thông tấn nước ngoài sử dụng và nó không hàm ý chính trị gì chỉ có điều nhiều người trong nước có thể chưa quen và cho là chưa trung lập. Xin ý kiến đóng góp thảo luận của các bạn Tô Linh Giang 02:35, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Chi tiết về Phạm Tuân
Trong bài này có một chi tiết tôi xin giải trình và xin lược bỏ, đó là trong đoạn chiến dịch Linebacker II có chi tiết lần đầu tiên máy bay B52 Mỹ bị máy bay tiêm kích của không quân Quân đội nhân dân do phi công Phạm Tuân bắn rơi. Tôi biết chắc chắn rằng đây là một chiến công được sáng tác ra để làm mục đích tuyên truyền. Quả thực tôi cũng quan tâm nhiều về khía cạnh này và đã hỏi nhiều cựu sỹ quan của quân chủng phòng không - không quân và đều nhận được câu trả lời như vậy, và các sỹ quan không quuan còn cho rằng trong quân chủng thì chuyện này thì ai cũng biết cả. Để cẩn thận hơn tôi có hỏi một cựu đại tá một trong những sỹ quan kỹ thuật đầu tiên học tên lửa tại Liên Xô và nhận khí tài tên lửa về cho quân chủng (những năm 64-65) tôi đặt câu hỏi: "Việc Phạm Tuân bắn rơi B52 là công tác tuyên truyền hay là chiến công thật?" vị này đã trả lời gián tiếp công nhận đây là tuyên truyền nhưng khẳng định việc này là xứng đáng và chính đáng.
Quả thật việc sáng tạo ra chiến công và tuyên truyền trong chiến tranh là một việc rất cần, nó nâng cao khí thế và tinh thần, tạo sự tự hào và tự tin để đánh thắng địch mạnh. Trong chiến tranh việc dụng binh cho phép lừa dối. Nhưng thời gian đã thay đổi việc duy trì quá lâu những huyền thoại không thật sẽ phản lại tác dụng. Người ta sẽ không tin vào những gương anh hùng và những sự kiện có thật nữa (các bạn có thể thấy được điều này trong phần tranh luận ở bài Hồ Chí Minh). Hơn nữa hiện nay trong các nhà viết sử cũng đang có những yêu cầu làm rõ những vấn đề như vậy, mà những huyền thoại sáng tạo như vậy thì quá nhiều: trong cuộc chiến tranh này có rất rất nhiều gương anh hùng cách mạng thật 100% nhưng vì những lý do này khác đã bị lãng quên và bỏ qua: có những người hiện nay còn sống hồi năm 72 một mình tình nguyện lái tầu vỏ sắt cảm tử đi vào bãi thủy lôi ở cửa Nam Triệu Hải Phòng để phá thủy lôi, có chiến sỹ đặc công mang bộc phá vào đặt chân cầu đến khi giật nụ xòe thì nụ xoè hỏng đã dùng lựu đạn kích nổ bộc phá tự hy sinh một cách quên mình mà không phải trong không khí bị lên gân kích động chỉ một hai đồng đội đi cùng biết đến... những chuyện như vậy nhiều lắm nhưng cũng nhiều huyền thoại không thật được dựng lên để tuyên truyền mà thôi...
Phạm Tuân thực ra cũng khổ tâm lắm khi phải mang một nhiệm vụ mang chiến công nặng như vậy đây là nhiệm vụ mà đảng, quân đội, quân chủng giao cho, mình phải mang mà không nhận không được, tôi hiểu tâm trạng đó trong những phỏng vấn trên TV của Phạm Tuân khi đề cập đến chiến công này.
Hơn nữa đây là trang để học tập thì không nên có những sự việc đang có vấn đề như vậy.Tô Linh Giang 01:33, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi mong rằng các người đang và sẽ đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt đọc phần viết bên trên của Tô Linh Giang. Tôi cũng mong là các người đang và sẽ viết cho Wikipedia tiếng Việt cũng sẽ thận trọng làm research, trong bất cứ đề tài viết nào, như Tô Linh Giang đã làm.
- Đây là ly e-cà phê tôi tặng Tô Linh Giang.
- Mekong Bluesman 02:55, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi cũng nghe nói chiếc máy bay Mỹ rơi trong trận đó là do 1 đồng đội của Phạm Tuân lao máy bay của mình vào, sau đó người ta dựng nên chuyện Phạm Tuân bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa. Bỏ bớt đi như anh Tô Linh Giang cũng được, nhưng huyền thoại này đã có tiếng vang rất lớn (nghe nói là viên phi công Mỹ bị bắn rơi rất khâm phục chiến tích của Phạm Tuân), và không phải ai cũng biết là hư cấu. Vì vậy tôi nghĩ vẫn cần chép lại, và nói rõ sự thật như thế (vấn đề là giải thích nguồn tin); bằng không thì người đọc khác lại nghĩ là bài này thiếu (và lại bổ sung vào nữa). Avia (thảo luận) 04:04, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Phi công hy sinh lao mình vào máy bay B52 địch tên là Vũ Xuân Thiều sau này được truy tặng anh hùng quân đội (đây cũng chỉ là theo tài liệu chính thức thôi không loại trừ đây cũng có hư cấu). Theo tôi không nên viết lại rồi lại giải thích mà các bạn về sau chắc sẽ đọc trang thảo luận này và sẽ hiểu. User:Tô Linh Giang
Tôi có đọc phần thảo luận của Thành viên:Tô Linh Giang khi nói về Vũ Xuân Thiều và Phạm Tuân. Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều không phải là những người trực tiếp tham gia các trận đánh đó theo đúng nghĩa đen. Do vậy, việc có ý kiến thế này hay thế khác về việc Phạm Tuân bắn hạ B52 hay Vũ Xuân Thiều đâm thẳng vào B52 là điều đương nhiên (quyền được bình luận). Tuy nhiên, nên tôn trọng các ý kiến khác, chứ không nên cắt bỏ. Có thể thêm vào các ý chẳng hạn như một số ý kiến lại cho rằng không phải vậy. Tô Linh Giang chưa đưa ra được chứng cứ cụ thể mà mới chỉ nghe người khác nói cũng giống như tôi nghe người ta nói vậy. Nó không phải là điều khẳng định tuyệt đối. Vương Ngân Hà 04:57, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Theo ý kiến của tôi thì chúng ta không phải là những người viết lịch sử của Việt Nam,và những thông tin và dữ liệu đưa lên Wiki là những thông tin mang tính phổ thông, đại chúng. Nếu viết về giai đoạn lịch sử, thì cần viết theo những gì Nhà nước và Quân đội công nhận chính thức theo văn bản, còn những gì không chính thức, chúng ta không xét (vì một vấn đề thường có rất nhiều dị bản). Do vậy, Theo tôi, giữ nguyên ý ban đầu là: Máy bay B52 do Phạm Tuân bắn hạ.Nguyễn Ngọc Uyên06:26, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Chúng ta không đơn giản chép lại chính sử (nếu vậy thì không cần Wiki này, chỉ cần đọc sách giáo khoa). Nguyên tắc trung lập của Wikipedia đòi hỏi phải phản ảnh tối đa các quan điểm khác nhau, vì vậy phần "ngoại sử" (không chính thống) vẫn có chỗ đứng. Dĩ nhiên là những chi tiết "ngoại sử" đó phải được phát biểu ở đâu đó (sách, báo, đài, website...) tham chiếu được, chứ không phải "tôi nghe ông X ông Y nói chuyện", vì cái đó mới là tư liệu riêng. Avia (thảo luận) 02:34, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Hãy chú trọng vào bài viết
Sự thật là chúng ta đang viết sử, thích hay không thích. Nhưng chúng ta đang cố gắng viết sử theo kiểu Wikipedia. Đó là cần có nhiều quan điểm để cho độc giả một khái niệm tổng quát của một vấn đề. Dĩ nhiên có nhiều quan điểm sẽ có các quan điểm ngược nhau, do đó quyền lựa chọn là quyền của độc giả.
Sau khi nói lại quy luật chính của Wikipedia bên trên, mọi người nghĩ là tôi sẽ mang câu xác định cái máy bay đó bị bắn rơi bởi Phạm Tuân trở lại. Không đúng! Tôi không đồng ý với việc cho thêm chi tiết về việc Phạm Tuân bắn, hay người khác bắn, vào bài này vì đây không phải là bài về Phạm Tuân. Đây là bài về Chiến tranh Việt Nam, mà chi tiết Phạm Tuân bắn, hay không bắn, cái máy bay đó là quá, quá nhỏ so với hàng ngàn các chi tiết cần phải viết cho cuộc chiến này.
Chúng ta nên để dành chi tiết đó, và các thảo luận bên trên, cho bài Phạm Tuân.
Một lần nữa, tôi muốn nhắc mọi người nên focus vào từng vấn đề cho mỗi lần, mỗi bài. Đừng nên abuse (lạm dụng???) thảo luận, kéo dài nó ra, nối thảo luận này với thảo luận khác... để không bao giờ viết được bài.
Mekong Bluesman 09:51, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Khi nói về 12 ngày đêm Hà Nội tôi nghĩ nên nhắc đến Phạm Tuân. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:01, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Yes, but we only cross that bridge when we are there, we don't cross it before we get to it. Mekong Bluesman 10:34, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Đọc bài này tui thấy...mệt vì dài dòng như Đại Việt sử ký toàn thư. Làm ơn tách ra, từng mục nhỏ (có thể từng giai đoạn, từng trận...), ai cần đoạn nào click vào chỗ đó; liên kết thêm nguồn tư liệu vào để nó có vẻ trung lập hơn tý nữa.Trần Đình Hiệp 03:58, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Hoa Kỳ
Bài viết này thiên về cách nhìn trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Nếu thêm được phần về "ảnh hưởng" tại Hoa Kỳ như bên bài tiếng Anh, để bài viết được mở rộng ra trong hoàn cảnh lịch sử Hoa Kỳ, và thêm nữa là các hiệu ứng trên thế giới (ở Trung Quốc, Nga), phong trào phản chiến ở Châu Âu và các nước khác thì tốt. 193.52.24.125 09:47, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Đây là việc tôi muốn làm từ khi giúp Tô Linh Giang viết lại bài này cho có hình dạng của hôm nay. Nhưng gần đây vì số thành viên tăng lên quá nhiều, do đó số phá hoại cũng tăng lên, nên tôi dùng thời giờ để giúp đỡ các bài viết của các thành viên mới, cũng như giúp đỡ các sysop sửa đổi các phá hoại. Nếu User:193.52.24.125 có khả năng về đề tài này, xin giúp đỡ. Khi tôi có thời giờ, tôi sẽ viết về quan điểm của các người sống ngoài Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đó. Mekong Bluesman 10:33, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Đúng vậy, nếu có thành viên nào trong cộng đồng Wikipedia Việt có khả năng, xin hãy bổ sung thông tin về quan điểm, nhận định, ảnh hưởng về/của Chiến tranh VN đối với các nước ĐNÁ, châu Á-Phi, Nga, TQ, Hoa Kỳ thì bài viết mới thật là hoàn hảo. Nếu ai có thời gian xin hãy rút gắn lại cả phần diễn biến của bài viết này. Những chi tiết đã có ở những bài viết liên quan nên ko cần phải viết lặp lại ở đây. Vietbio 11:48, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi đề nghị phần diễn biến của bài này thành một mục riêng: Diễn biến chiến tranh Việt Nam. Còn phần diễn biến được rút ngắn, chỉ trình bày những sự kiện lịch sử chính, không giải thích ý nghĩa, nguyên nhân, cũng như kết quả của sự kiện đó. Làm như thế bài viết sẽ ngắn gọn, đọc sẽ nhanh hơn. linhbach 16:16, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Học tập cải tạo, điều khiển và
Làm thế nào để giết chết một Tổng Thống
1. Sau năm 1975 các sĩ quan, viên chức chế độ cũ được chuyển từ sự quản lý của quân đội sang Bộ Nội vụ để học tập cải tạo.
Tôi xin nói trước là tôi rất, rất thông cảm với những người đó. Đây là vấn đề thuộc về lịch sử, không còn là vấn đề nhạy cảm chính trị nữa. Một phần lớn người học tập trên 3 năm được ra đi theo chương trình HO, đã trở về thăm quê hương và đã được xem là Việt kiều yêu nước.
Tôi cứ sửa từ tù (hoặc tù nhân chính trị)hoài mà không được nên tôi xin nói ở đây cho các bạn hiểu quan điểm của tôi về từ tù.
Về nguyên tắc tù là có án, có ra tòa và biết được tôi danh, mức hình phạt. Các học viên được tha khi đã học tập tốt, đúng không, họ có biết trước là thụ án bao nhiêu năm thì về đâu ? Cán bộ quản giáo gọi họ là "phạm", các bạn thử hỏi lại xem có đúng không?
2. Từ điều khiển dùng cho việc lèo lái máy móc theo ý mình như điều khiển tàu con thoi... còn đối với một tổ chức phong trào mà dùng từ điều khiển có ý nói giật dây, lũng đoạn. Không ai nói giám đốc đang điều khiển bộ máy nhân viên của mình cả
3. Cũng có thể một Tổng Thống nào đó bị giết chết theo nghĩa đen.Họ là người tất nhiên họ bị giết chết.Song cứ viết Tổng Thống Diệm bị đảo chính và giết chết thì xin nêu thêm tư liệu ai ra lệnh "giết", người đó có chức vụ gì trong lực lượng đảo chính ? Nếu có lệnh đó xin dùng từ "xử tử" hoặc "xử bắn" (nghe nói ông Cẩn bị xử bắn bởi một Tòa án của Hội đồng quân nhân cách mạng, dùng từ giết e không đúng).Nếu không có tư liệu tôi đề nghị dùng từ bị sát hại mà không nói rõ là ai sát hại.
Ngày xưa Tướng quốc Triệu Thuẩn đem quân ra biên giới, dừng ở đó chờ, Vua bị giết và thế là 3 lần bị sử quan gán cho tôi giết vua. Nhưng đó là chuyện ngày xưa, người ta suy diễn còn ngày nay thì phải có tư liệu, giết người là có tôi chứ xử bắn, xử tử thì tùy theo quan điểm của các bên mà lịch sử sẽ phê phán hành động đó đúng hay sai.
- Tôi, Mekong Bluesman, đã góp 3 phần thảo luận của một thành viên vô danh (User:222.253.65.51) để dễ đọc và dễ trả lời. Mekong Bluesman 12:29, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi đã đọc những sửa đổi gần đây của User:222.253.65.51 và đồng ý với đa số các sửa đổi đó. Những sửa đổi như "sát hại" thay cho "giết" (chính xác hơn), "chỉ đạo từ xa" thay cho "điều khiển từ xa" (không khác nghĩa lắm), "mâu thuẫn vì tôn giáo" thay cho "mâu thuẫn tôn giáo" (không khác nghĩa lắm)..., như được nói tại điểm 2. và 3. bên trên, đều không là đề tài bàn cãi.
User:222.253.65.51 có nói về "tù nhân chính trị" và "học tập cải tạo". Tôi thấy đây là những người đã bị bắt đi đến một chỗ tập trung không theo ý thích của họ vì quan điểm chính trị, lối sống... của họ thì cụm từ "tù nhân chính trị" có thể áp dụng được. User:222.253.65.51 nói là tù nhân phải có án và ra trước tòa, nhưng đó là các tù nhân "chính thức"; trên thế giới có hàng chục ngàn các tù nhân chính trị không chính thức và cả ngàn chưa bao giờ được mang ra tòa. Do đó cụm từ "tù nhân chính trị" được dùng cho tất cả các người bị giam cầm dưới mọi hình thức vì quan điểm của họ dù là họ đã được mang ra tòa xét hay chưa.
Ý kiến cho 222.253.65.51
Bạn 222.253.65.51 gần đây có kiên trì sửa đổi nhiều và có tranh luận bên trên tôi xin có một vài cảm nghĩ như sau:
1.Các sửa đổi của bạn nói chung không làm thay đổi ý chính của câu một số sửa đổi là chính xác nhưng bạn có lẽ rất nhạy cảm trong các từ mà bạn cho là phản cảm. Tôi thấy cách hiểu của bạn về vấn đề "tù" là chưa đúng mà phải hiểu như Mekong Bluesman đã trình bày, nên khi sửa từ câu... "bị cải tạo cầm tù" thành... "bị bắt đi học tập cải tạo (có người bị cho là bị cầm tù)"... làm cho câu văn thêm trắc trở, phức tạp thêm ra và tạo tiền đề sẽ gây tranh luận tiếp không cần thiết. Khi đề cập đảo chính TT Ngô Đình Diệm bạn đã sửa từ "bị giết" thành "bị sát hại" nhưng từ "giết" là từ như "to be killed"- ở đây không bàn luận đến sự chính đáng hay không của việc giết (làm cho chết đó) còn khi bạn nói "bị sát hại" thì đã bao hàm việc giết đó là mờ ám, không chính đáng, còn nếu phải thêm thông tin ai ra lệnh giết, giết thế nào thì sẽ làm cho vấn đề thành quá phức tạp mà không phải trọng tâm của người viết. Theo tôi thì nên giữ như cũ hơn. Ở phần 1954- 1959 khi nói về đấu tranh chính trị do CS điều khiển từ xa bạn sửa "điều khiển từ xa" thành "chỉ đạo từ xa" khi người ta viết "điều khiển từ xa" rõ ràng là theo nghĩa bóng chỉ sự đấu tranh biểu tình của các tổ chức là do Cộng sản điều khiển mà bản thân người đi đấu tranh cũng không nhận thức ra điều đó, sự thay thế của bạn ở đây cũng không hay hơn làm mất nghĩa bóng của người viết trước...
2. Nhiều sửa đổi của bạn chân phương quá, chỉ theo nghĩa đen làm cho câu văn mất độ sắc nét kém emotional ví dụ: phần giai đoạn 1965- 1968 (chiến tranh cục bộ) trước đây viết..."Phải giữ chiến tranh trong cái bình Việt Nam, không để nó thoát ra động chạm tới phe Cộng sản..." bạn sửa thành "hạn chế trong phạm vi Việt Nam không để nó lan ra..." ở đây người viết đã dùng hình tượng của "một nghìn lẻ một đêm" khi hung thần bị nhốt trong bình có yểm bùa thoát ra ngoài tác oai tác quái, việc đưa nó vào lại trong bình là rất khó... khi sửa như bạn đã làm thì mất mất chất văn học đó rồi, hay như đoạn "sự kiện mậu thân" có viết "...quân sĩ hai bên mụ mị đánh nhau như điên dại"... bạn sửa thành..."đánh nhau quyết tử"...ở đây nghĩa đã khác rồi: "đánh nhau quyết tử" là nói đến sự cứng rắn cương quyết đối với kẻ thù, tức là nói đến sự dũng cảm còn ở bài này muốn nói đến cái mất cả nhân tính, cái hoang dã bản năng...Tôi còn thấy hình như bạn kiêng dùng từ "địch" cho đó là từ có tính phỉ báng thực ra "địch" chỉ tương đương như "đối phương" khi bỏ từ "địch" đi thay bằng cụ thể máy bay Mỹ, hay quân Mỹ cụ thể thì nghĩa không bị thay đổi nhưng làm câu văn mất độ sắc nét và kém cái emotion đi...
3. Bạn có lẽ quá chu toàn đến vấn đề khách quan/chủ quan nên đặt dấu hỏi về chiến dịch phượng hoàng khi đề cập đến việc thủ tiêu, ám sát (!?) đây là vấn đề có thật mà có thật thì phải đưa ra chứ không nên ngại sợ nó đụng chạm đến phe nào, sợ đụng chạm thì chúng ta khó viết lắm, miễn là chúng ta viết đúng và đứng nhìn khách quan. Chuyện Phượng hoàng thì có gì lạ đâu ngay Colby CIA Vietnam vì thế mà phải điều trần trước quốc hội USA và đưa ra con số người bị thủ tiêu ám sát là khoảng trên 2 vạn.
Có lẽ vì những lý do đó nên các sửa chữa của bạn bị revert lại nhiều và bạn lại kiên trì sửa nên tôi xin có ý kiến như vậy (Cho đến nay tôi vẫn chưa sửa lại các sửa đổi của bạn lần nào) Thân mến Tô Linh Giang 02:38, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Một vài sửa đổi mà Tô Linh Giang nhắc đến bên trên có thể là do tôi làm (nhất là "Phải giữ chiến tranh trong cái bình Việt Nam, không để nó thoát ra" thành "hạn chế trong phạm vi Việt Nam không để nó lan ra" đọc có vẻ của tôi lắm). Tôi không biết là có cố ý dùng các hình ảnh của Một nghìn lẻ một đêm. Nếu cần thiết, Tô Linh Giang sửa lại. Mekong Bluesman 13:14, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Mekong không sửa câu này đâu, khi góp ý cho ai tôi đều cẩn thận đối chiếu theo trang lịch sử bài viết đây là sửa đổi lúc 7:46 ngày 14.11.2005 do 222.253.65.51, mà để thế cũng được.Tô Linh Giang 13:37, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Một vài sửa đổi mà Tô Linh Giang nhắc đến bên trên có thể là do tôi làm (nhất là "Phải giữ chiến tranh trong cái bình Việt Nam, không để nó thoát ra" thành "hạn chế trong phạm vi Việt Nam không để nó lan ra" đọc có vẻ của tôi lắm). Tôi không biết là có cố ý dùng các hình ảnh của Một nghìn lẻ một đêm. Nếu cần thiết, Tô Linh Giang sửa lại. Mekong Bluesman 13:14, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Sợ đụng chạm
Cần biết sợ đụng chạm,người Việt Nam ở trong nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Các bạn có biết pháp luật cấm tuyên truyền, bôi bác lãnh tụ, xuyên tạc sự thật lịch sử hay không.Các bạn có muốn để trang web này tồn tại lâu dài và người trong nước được phép đọc hay không. Địch là do thù mà ra,ĐÃ LÀ ĐỊCH THÌ MỘT MẤT MỘT CÒN, KHÔNG ĐƯỢC THỎA HIỆP.Từ nguyên của địch trong tiếng Trung quốc là mọi ở phía tây (có người cho là phía bắc) vậy không nên dùng nữa. Đã 30 năm rồi còn địch gì nữa, gọi đối phương cũng được và dễ chấp nhận hơn. Cái gì cũng có giới hạn của nó, cái câu "chính quyền VNCH tồn tại độc lập trong 20 năm" nghe qua thì tưởng không sao, nghĩ kỹ thấy bao nhiêu xương máu đổ ra giải phóng cái nước độc lập làm chi? còn gì là kháng chiến chống Mỹ và cứu nước? Cũng thông cảm là trang web ai cũng có thể sửa, các bạn cũng không hiểu hết thâm ý của từng từ như người trong nước vì sống xa quê hương,nhưng để như vậy thì khó cho chính quyền quá.
- Wikipedia có các quy luật và tiền lệ mà các thành viên cũng như các bài viết nên theo. Không nêu ra các khái niệm, ý kiến, nhận xét... khác nhau thì độc giả có thể đọc ở các nơi khác, họ không cần phải đến Wikipedia. Hơn nữa, điểm làm Wikipedia nổi bật và đã thu hút rất, rất, rất (tôi ít khi dùng nó hơn một lần) nhiều người là tính chất đa dạng, đa quan điểm của nó. Việc liên kết các bài đến các bài tương đương trong các ngôn ngữ khác cũng làm cho người đọc có thể tham khảo các lối nhìn, cách nhận xét khác từ các văn hoá khác nhau.
- Nếu chúng ta phải bỏ cái mục đích đa quan điểm đó chỉ vì một số người thì đây không còn là Wikipedia nữa!
- Còn nếu một chính quyền hay một nhóm nào đó muốn ngăn cấm Wikipedia thì đó là việc ngoài tay của chúng ta (out of our hands). Không ai trong Wikipedia có thể làm gì được.
- (Xin đừng quên ký tên trong các trang thảo luận bằng cách gõ 4 dấu ~.)
- Mekong Bluesman 13:25, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tại sao có nhiều người thích đọc Wiki? Câu trả lời đơn giản là Wiki nói đúng sự thật. Có thể không phải 100% tất cả những gì Wiki đều là sự thật nhưng ít ra nó tiệm cận với sự thật. Nếu bạn thích nghe những lời tuyên truyền một chiều thì có lẽ Wiki không dành cho bạn.
Một lý do chính khiến cho Wiki không phải là một công cụ tuyên truyền cho bất kỳ một chính quyền, một tổ chức hay một nhóm người nào đó là tất cả mọi người đều có quyền sửa đổi Wiki. Nếu bạn cảm thấy những bài viết của Wiki viết không đúng sự thật mà bạn được biết, hãy sửa đổi nó cho đúng sự thật hơn. Thậm chí bạn cũng có thể bày tỏ quan điểm cách mạng chính thống được trình bày trong các sách giáo khoa lịch sử ở Việt Nam, tất cả đều được phép. Và mọi người cũng sẽ trình bày thêm những nhận định trái chiều và tất cả sẽ làm nên một Wiki ngày càng hoàn hảo hơn. linhbach 14:22, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Một chính quyền hay một nhóm nào đó muốn ngăn cấm Wikipedia thì đó là việc ngoài tay của chúng ta (out of our hands). Không ai trong Wikipedia có thể làm gì được. Thank MB. Mathanhloi 14:46, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Mỗi lần dùng thì phải trả bản quyền là 1 ly e-cà phê... Mekong Bluesman 19:25, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Thủ tiêu
Chuyện Phượng Hoàng thủ tiêu người tình nghi có thật không, tôi thấy dễ sợ quá. Nếu không chắc chắn thì không nên đưa vào.
- Có thật! Vì vậy nên William Colby trưởng chi nhánh CIA tại Việt Nam phải ra điều trần trước các ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ và ông ta đưa ra con số ước tính trên 2 vạn người bị ám sát, thủ tiêu (Xem Vietnam - the 10,000 day war) - đây là tác phẩm của tác giả Hoa Kỳ (Michael Macclear) chứ không phải của Việt nam. Bây giờ là thời bình, thời của nhân đạo và pháp quyền thì việc này là ghê gớm chứ lúc chiến tranh thì nó là như vậy đấy. Tô Linh Giang 06:20, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Vô lý, nghi là Việt cộng thì bắt, tra khảo cho ra đường dây, tại sao lại đi thủ tiêu? ai là người có quyền ra lệnh thủ tiêu khi nghi? tiểu đoàn trưởng hay đại đội trưởng hay tiểu đội trưởng như vậy còn đâu là luật pháp, tại sao không nghe báo đài của Việt Nam hiện nay nhắc lại? người của họ bị thủ tiêu thì họ phải lên án chứ? Không lẻ hết tiền nuôi tù hay sao mà đi thủ tiêu? Không lẻ CIA mà lại kém cỏi đến thế?
Chiến tranh và sự tàn bạo thì bao giờ cũng vô lý. Bạn nên hiểu đây là một cuộc chiến tranh du kích tại nông thôn. Ở đây thì chẳng có luật pháp và thời gian để lý sự đâu: Nghi phạm cán bộ và quần chúng cộng sản thường rất trung kiên: tra tấn, giết, thậm chí đem thân nhân ra đe dọa chẳng nhằm nhò gì với họ cả, thả ra thì họ lại hoạt động. Bỏ tù thì phải có chứng cứ mà ở miền Nam những năm đó thì các nhà tù đã quá tải đến mấy trăm phần trăm rồi, các tù nhân Cộng sản trong tù cũng đấu tranh rất quyết liệt không khuất phục... Đài, báo chí Việt nam bây giờ ít nói về chiến tranh nhưng trước đây nói về vấn đề thủ tiêu trong Phượng hoàng này nhiều chứ. Nếu bạn quan tâm thì bây giờ vẫn tìm thấy rất nhiều, bạn chưa đọc, chưa nghe thấy không có nghĩa là không có, nhất là trong các hồi ức của các cựu cán bộ hoạt động phong trào ví dụ "Chung một bóng cờ" và báo chí về chủ đề này đâu có ít, còn phía Mỹ cũng không phủ nhận điều này. Còn cách bạn biện luận về sự vô lý thì chiến tranh còn nhiều thứ còn vô lý hơn nhiều chứ: Việc chính quyền ông Ngô Đình Diệm đưa tù nhân ra Côn Đảo bằng tàu rồi ra lệnh cho máy bay đi theo để đánh chìm tàu có vô lý không? Việc mổ bụng, moi gan, cắt tai nạn nhân mà các phóng viên nước ngoài chụp được rất nhiều có vô lý không? Việc đeo đá vào cổ người bị bắt nếu không khai thì đạp xuống biển (đi tàu lặn) có vô lý không? Những việc này thì ai cho phép???!!! Chiến tranh nó có những quy luật rất tàn bạo mà chúng ta trong thời bình không thể lý giải nổi. Tô Linh Giang 08:53, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Không lẻ CIA mà lại kém cỏi đến thế? What am I supposed to say to that kind of belief?!! Mekong Bluesman 06:58, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Hồi trưa tôi đọc The World Factbook lại thấy họ viết tên của những nhân vật trong bài Việt Nam trật lất hết (họ mà không viết hoa, mà tên thì viết hoa). Nguyễn Hữu Dụng 07:03, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Cái đó không so sánh với "Iraq có WMD" được!!! Hay "Sandinista có thể đi bộ đến Texas" của thập niên 1980!!! Mekong Bluesman 07:14, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Hồi trưa tôi đọc The World Factbook lại thấy họ viết tên của những nhân vật trong bài Việt Nam trật lất hết (họ mà không viết hoa, mà tên thì viết hoa). Nguyễn Hữu Dụng 07:03, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Không lẻ CIA mà lại kém cỏi đến thế? What am I supposed to say to that kind of belief?!! Mekong Bluesman 06:58, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Góp thêm chứng cứ về Phượng hoàng:: Xin trích dẫn mà không bình luận:
Sách "Chung một bóng cờ"- Nhà XB chính trị quốc gia Hà Nội 1993: ...Kế hoạch bình định nông thôn, chiến tranh tâm lý được đẩy lên mức độ ác liệt và tinh vi, chúng "tát nước bắt cá" đánh thẳng vào dân, đặc biệt là nông dân, hòng tách cán bộ, bộ đội, du kích ra khỏi nhân dân, ra khỏi xóm làng quê hương. Một nhà báo Mỹ, Josepht Amster, đã nêu một con số: Từ tháng 3-1968 đến cuối năm 1969, riêng chiến dịch Phượng hoàng Mỹ và quân đội Sài Gòn đã giết chết ít nhất 20.000 nông dân và rất có thể từ 50.000 đến 100.000 người... (trang 290 dòng 10 từ trên xuống trong bài "Quân giải phóng miền Nam Việt nam" của Thượng tướng Trần văn Trà).
Sách "Tết mậu thân 1968 - bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" - NXB Quân đội Nhân Dân 2005, trang 166 dòng thứ 6 từ dưới lên (phần ghi chú): "2. Tháng 7 năm 1968 địch lập ra Uỷ ban Phượng hoàng các cấp nhằm đánh phá cơ sở cách mạng miền nam bằng các hoạt động ám sát, bắt cóc. Nhân viên hoạt động trong tổ chức này phần lớn được tuyển chọn trong bọn ác ôn, được nhận lương và sự chỉ đạo trực tiếp của cục tình báo trung ương Mỹ C.I.A"
Cũng trong trang sách này (trang 166-167) có đánh giá về hiệu lực của Phượng hoàng: "Từ tháng 11 năm 1968 địch mở các chiến dịch Phượng hoàng nhằm "tiêu diệt chính quyền bí mật của Việt cộng" mà chúng tin chắc là "đã có những uỷ ban cách mạng hoạt động trong 17 tỉnh 5 thành phố và 2.541 xã" (AP 1.12.1968) trên toàn miền Nam. Với nỗ lực và thủ đoạn mới, lại biết lợi dụng sự sơ hở của ta tại nông thôn đồng bằng, từ giữa năm 1968 trở đi địch dần líp lại được hầu hết những khu vực đã mất trong các đợt tổng tiến công và nổi dậy tháng 2,5 1968, khôi phục các tuyến giao thông quan trọng. Từ đây kéo dài đến năm 1969, 1970 thế trận chiến tranh nhân dân trên cả ba vùng chiến lược bị sa sút, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và thử thách nặng nề". --Tô Linh Giang
- Xin lỗi Tô Linh Giang tôi đã nhầm, có thể chuyện đó có xảy ra ở nông thôn, và là chuyện chẳng đặng đừng đối với họ. Còn chuyện giết Cộng sản, mổ bụng, moi gan, thả bom có gì là dễ sợ, bộ tôi không sống qua thời chiến tranh, tôi không xem việc giết người bằng súng hay bằng cuốc hay bằng dao là dễ sợ hay không dễ sợ. Nên nhớ họ có luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, họ làm theo luật sao lại còn bàn có lý hay không, nếu muốn hãy bàn cái luật đó. Pon Pot cũng giết người nhưng theo lý thuyết, có tập huấn, có ý thức thì được tôi đánh giá cao hơn Hitle giết dân Do Thái mà chỉ gọi điện thoại không dám để lại văn bản, thâm tâm đã sợ, đã không tin là mình đúng thì đừng giết còn hơn.
- Tôi bực CIA là 1 tổ chức mà làm như cá nhân, ưa là giết, ghét là giết, nghi là thủ tiêu, không có theo 1 luật nào cả, tại sao không ra 1 luật cho phép thủ tiêu cộng sản trước rồi hãy làm? Bộ không được hay sao?
Ba khoan
Chưa yêu thì khoan yêu, yêu rồi thì khoan cưới, cưới rồi thì khoan con đó là nội dung phong trào 3 khoan. Vậy lấy đâu ra câu "Để bảo đảm dân số và tôn trọng tín ngưỡng người Việt là để lại con cháu nối dõi tông đường, người ta cố gắng tạo điều kiện cho thanh niên lấy vợ sớm trước khi nhập ngũ". Đọc truyện thời đó tôi cũng không thấy nói khuyến khích yêu đương và lấy vợ sinh con, có lẽ đoạn này bị nhầm.
- Cuộc sống có nhiều mặt, nhiều nơi và phong phú lắm: đúng là có phong trào 3 khoan thật, ví dụ người ta rất không khuyến khích thanh niên xung phong bận bịu yêu đương chồng con thì còn sức đâu mà chiến đấu mà công tác. Nhưng khi thanh niên nam ra chiến trường thì chính quyền rất khuyến khích họ có vợ và có con, và đó là một trong những nhiệm vụ của các "hội mẹ chiến sỹ" việc này mang lại rất nhiều lợi ích: Có vợ con sẽ đảm bảo dân số, tín ngưỡng làm yên ổn hậu phương, và chiến sỹ đi chiến trường sẽ yên tâm ở nhà cha mẹ có vợ mình trông nom, việc này lại rất tốt cho công tác hậu phương quân đội. Thậm chí đã thành thông lệ trước khi đi B (vào nam) thường các đơn vị bộ đội cho chiến sỹ về phép vài ngày với cha mẹ vợ con mà mục tiêu chính là để lại giống nòi (ý này khi viết bài ban đầu tôi đã đưa vào nhưng sau chắc các bạn thấy bài dài quá và không quan trọng nên đã cắt đi)...Thời những năm 60 - 70 đó máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội tôi phải đi sơ tán ở nhiều nơi và đã được chứng kiến hầu hết thanh niên nông thôn trước khi nhập ngũ nếu có điều kiện thì cưới nhanh, trước đợt thanh niên tòng quân vài tháng, 1 năm hội mẹ chiến sỹ sẽ làm công tác mai mối vận động nhà gái... Đây không có gì mâu thuẫn với phong trào ba khoan đâu bạn ạ.Tô Linh Giang 07:40, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Đọc không đã
Nói thật tôi đọc bài này cũng mấy lần, tôi có cảm giác đọc không sướng, không đã. Bài thiếu độ lùi, thiếu độ chín. Cứ như viết chuyện mới hôm qua hay hôm kia. Bộ không bình tâm một chút mà đánh giá chuyện gì đã xảy ra hay sao, có cần bên trọng, bên khinh hay không ?
- 1. Về viện trợ: cả hai bên đều nhận viện trợ cả, cả hai bên đều không có khả năng sản xuất vũ khí và đều "giết người" bên kia bằng súng đạn của nước ngòai. Nếu viết: Sau trận đánh Cộng sản giết được 20 người lính miền Nam bằng đạn AK do Trung quốc sản xuất và súng AK 47 do Liên sô chế tạo. Câu này có thể không sai sự thật nhưng có hàm ý xấu. Tương tự " miền lính Miền Nam giết lính miền Bắc bằng súng của Mỹ" cũng không sai nhưng có hàm ý xấu.
Viện trợ của Mỹ chứ không phải là tiền của Mỹ:ta viết " tiền của Mỹ là nguồn gốc của mọi nguồn gốc, nó kính thích tham nhũng, nó nhiều thì dân miền Nam sướng, nó ít thì quân Miền Nam thua, hể cắt viện trợ là có hòa bình" có thể hơi chủ quan. Bộ miền Bắc không có viện trợ của Liên xô sao dân không sướng (quản lý bao cấp, kinh tế tập trung cho dù có viện trợ thêm nữa cũng chẳng lấy gì làm sướng, họ có chỉ tiêu 5m vãi sơ mi/năm, chi viện chiến trường 0,5m, còn 4,5m vãi cứ thế mà lãnh), với lại bây giờ có viện trợ Mỹ đâu mà cũng có tham nhũng, cứ có gì là đổ thừa cho tiền của Mỹ đọc chán quá.
- 2 Diễn biến cũng bên nặng bên nhẹ: bộ tưởng làm vậy là hay lắm sao, với một đối thủ xoàng xỉnh mà đánh nhau 20 năm mới xong thì có gì mà giỏi, chắc tại làm biếng, nhát gan nên đánh hoài, thật là tệ quá. Tướng của nó thì nông nỗi, ngu ngốc, không có chút thể diện làm tướng (xem coi, tướng cảnh sát mà bắn du kích đã bị bắt ngay giữa đường, không tôn trọng hiệp định đối với tù binh, không thèm tra khảo xem đường dây ở đâu mà bắt tiếp, không biết giũ thể diện vị tướng, làm cái việc mà một binh nhì cũng làm được, đã vậy còn được chường mặt lên nữa, ai nhìn thấy cũng phát ghét) 222.253.71.227 02:46, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Được bao nhiêu tiền
Tranh thủ thời gian yên tĩnh trên chiến trường, phía Việt Nam Cộng hoà đổ công tiến hành bình định nông thôn. 222.253.85.18 04:02, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)
"Làm líp"
Gần đây một người cộng tác vô danh đã viết thêm câu "...làm líp lại các vùng do Cộng sản kiểm soát...". Có ai có thể cho tôi biết "làm líp" là gì không? Mekong Bluesman 02:49, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC) Làm liền lại là làm líp. Xem đoạn văn trong sách "Tết mậu thân 1968 - bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" - NXB Quân đội Nhân Dân 2005, trang 166, trang 167 mà Tô Linh GIang đã trích dẫn về chiến dịch Phượng Hoàng bên trên. "Với nỗ lực và thủ đoạn mới, lại biết lợi dụng sự sơ hở của ta tại nông thôn đồng bằng, từ giữa năm 1968 trở đi địch dần líp lại được hầu hết những khu vực đã mất trong các đợt tổng tiến công và nổi dậy tháng 2,5 1968, khôi phục các tuyến giao thông quan trọng."203.210.212.164 08:53, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Xuyên tạc lịch sử
Bài viết về phần chiến tranh Việt Nam đang xuyên tạc lịch sử của dân tộc.
Thứ nhất: Ông, bà ta đã dạy "một giọt máu đào hơn ao nước lã" cho nên đối với tôi " bất cứ người ngoại quốc nào sách súng ống vào nước ta, nổ súng đùng đùng, giết hại và tàn sát dân ta bất kể vì lý do nào đều được gọi là xâm lược.
Thứ hai: bất kỳ người Việt Nam nào cũng không thể chấp nhận cách giải thích của Lê Chiêu Thống khi "rước voi về giày mã tổ" (nhờ quân Thanh vào giúp để khôi phục triều Lê). Giả sử Lê Chiêu Thống giải thích như sau: quân Thanh kéo vào nước ta, đó không phải là xâm lược. Đó chỉ là hành động giúp Lê Chiêu Thống khôi phục cơ đồ. Bạn có đồng ý không? Người Pháp vào Việt Nam cũng giơ cao chiêu bài "giúp dân bản địa nâng cao dân trí, đem văn minh tới cho người bản xứ" chứ có nói là xâm lược đâu.
Hai anh em ruột đánh nhau (để giành gia tài chẳng hạn). Tự dưng có người nào lạ hoắc nhảy vào đánh chết người anh. Người lạ hoắc này giải thích với mọi người rằng: nó nhảy vào là do người em yêu cầu hoặc nó giải thích rằng do lòng nghĩa hiệp nên người đó mới nhảy vào. Truyền thống của người Việt Nam có cho phép điều này hay không. Hàng xóm, láng giềng có chấp nhận cách giải thích này không?210.245.31.17 10:55, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tôi hoàn tòan tán đống với bạn, như bất kỳ một người Việt nào khác.Hai anh em nhà người ta giành nhau mình giả vờ giúp rồi đánh hôi cướp đất người ta thì gọi là quân xâm lược. Có điều họ quá mạnh mà mình còn nợ ân nợ nghĩa người ta e khó mà đòi được quần đảo Hoàng Sa.
- Nhưng lịch sử thì vẫn là lịch sử, người anh cùng người lạ Liên Xô đã đập chết thằng em VNCH. Hàng xóm có ai làm gì được đâu? --Saigon punkid 11:40, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)
đánh hôi
Tôi có cảm giác đoạn văn về "đánh hôi" của Trung Quốc và ca ngợi Việt Nam, chê bai "giặc"... không phù hợp với tinh thần trung lập của Wikipedia. Ngoài ra, có từ nào khá hơn từ "đánh hôi" không?193.52.24.125 09:06, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Thay từ giặc bằng từ quân xâm lược thì đúng hơn
222.253.78.162 10:19, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- 222.253.78.162 lại sửa lại bản cũ. Xin mọi người cho ý kiến, so sánh bản trước và bản sau khi 222.253.78.162 sửa để thu được một đồng thuận. Tránh bút chiến.193.52.24.125 10:25, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Các chi tiết về vụ đánh hôi đã được đưa vào bài cụ thể về nó rồi; không cần chọn ra những chi tiết chứa quan điểm để đưa vào đây. Người viết nên đứng trên quan điểm bao quát, của nhiều phía. Hãy viết cho cả người Trung Quốc (quân xâm lược Bắc Kinh) và người Việt Nam (anh dũng chiến đấu) người Mỹ, người Philipin,... đọc mà vẫn cảm thấy chấp nhận được. 193.52.24.125 10:29, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- 222.253.78.162 lại sửa lại bản cũ. Xin mọi người cho ý kiến, so sánh bản trước và bản sau khi 222.253.78.162 sửa để thu được một đồng thuận. Tránh bút chiến.193.52.24.125 10:25, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tôi thấy các sửa đổi của 222.253.78.162 mang nặng nhiều cảm tính chưa thích hợp với loại Từ điển bách khoa. Tôi thấy các sửa đổi của 193.52.24.125 là hợp với cách nhìn và viết cho Wikipedia hơn.--58.187.125.84 15:20, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Đánh hôi
Hai bên đang đánh nhau, bên thứ ba hùa vào đánh nhằm kiếm một chút riêng cho nó thì gọi là đánh hôi. Không trung lập chỗ nào ?
- 1 Đề nghị trung lập từ thủ tiêu thành làm giảm nhân lực bằng các phương pháp không rõ ràng
- 2 Nhật xâm chiếm Trung quốc trung lập thành sau đó người Nhật thay thế người Trung quốc điều hành vùng đông bắc Trung quốc
- hiếp dâm = thực hiện quyền làm chồng khi chưa có giấy tờ hợp pháp bằng các biện pháp không ôn hòa.
222.253.78.162 02:15, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Là chồng hợp pháp rồi mà thực hiện quyền đó một cách không ôn hòa vẫn bị khép tội hiếp dâm đó bạn ạ;-) Avia (thảo luận) 03:17, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ phiên bản hiện nay thể hiện rõ ràng về sự việc Trung Quốc giao chiến với VNCH tại Hoàng Sa vào thời điểm cuộc chiến tranh Việt Nam đang sắp kết thúc. Về việc "bên thứ ba hùa vào đánh nhằm kiếm một chút riêng cho nó thì gọi là đánh hôi" thì nên để cho người đọc tự cảm nhận qua sự thật, ta không cần cài vào bài. Với cảm nhận riêng của tôi, ai tham gia chiến tranh cũng đều mong kiếm lợi cho mình. Và việc lựa chọn thời điểm nào để thực hiện chiến tranh nhằm có lợi nhất cho mình là việc làm hợp lý. 134.157.170.184 08:30, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Việc lựa chọn thời điểm gây chiến có lợi nhất là hợp lý hay hợp đạo lý ? Nước người ta có thiên tai, có quốc tang đánh lén ngoạm một miếng rồi khư khư giữ lấy có hợp lý không ? Ngầm giúp người ta đánh nhau cho kiệt sức rồi đánh hôi kiếm chác mà cho là hợp lý sao? Có chắc là ai tham chiến cũng nhằm kiếm lợi cho mình không ? Có khi nào bị động mà phải đánh không? Thế nước nghèo mà phải chống đỡ và đánh lại người ta để giữ chủ quyền thì gọi là gì? Tại sao đây là bước ngoặc của cuộc chiến, là hệ lụy mà người dân Việt cả hai bên đều không ngờ tới mà không được viết ra? Tại sao khi Mỹ đem quân vào tham chiến và rút quân ra thì được viết mà sự thay đổi vai trò của lực lượng quân sự nước ngòai từ chỗ hậu thuẫn sang trực tiếp tham chiến không tuyên bố lại không cho viết ? Khách quan chỗ nào? Tác động của việc này đối với cuộc chiến ý thức hệ "phe tự do" và "phe cộng sản" mà ngay đầu trang đã nêu không cho phân tích ? Sự thật là sau chuyện này các nước trong vùng có còn tin anh bạn đồng minh Hoa Kỳ của mình nữa không? Tại sao họ tranh nhau mua máy bay tiêm kích của Nga có tầm hoạt động xa và sắm hàng không mẫu hạm ? Tại sao sau đó Nhật cho quân tuần duyên xa về phía nam đến 1000km để bảo vệ tuyến vận chuyển hàng hóa? Tại sao các nước Đông Nam Á ngày càng hợp tác về quân sự, gần gủi với nước Việt Nam (cộng sản) và nỗ lực xây dựng bộ "Quy tắc ứng xử biển Đông" (DOC). Tất cả các câu hỏi này đều có nguyên nhân trực tiếp từ việc xâm chiếm biển đông bằng vũ lực của Trung quốc, đưa 5 tàu chiến ra biển sâu thị uy ở vịnh Thái Lan. Các thông tin này đều có trên các báo của Việt Nam (Nhân dân, Quân đội nhân dân) ai chả biết, có gì là không được phép đâu mà xóa?222.253.66.252 07:22, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tôi sửa lại VNDCH không phản kháng thành "không công khai phảng kháng". 222.253.66.252 07:31, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Không ai là không có tình cảm hay chính kiến, nhưng khi viết bài bách khoa tại đây, chúng ta nên giữ lại tình cảm hay chính kiến của mình và chắt lọc ra sự thật khách quan. Trong số các ca thán như trong đám tang ở bên trên, chúng ta có thể rút ra một vài sự thật khách quan:
- "Nhật cho quân tuần duyên xa về phía nam đến 1000km để bảo vệ tuyến vận chuyển hàng hóa, vào những năm sau 1974." Đây là sự thật nếu người viết trưng ra tài liệu tham khảo để người đọc kiểm chứng. Nhưng liên hệ của nó với hải chiến Hoàng Sa không rõ lắm, nếu thực sự có liên hệ đi nữa thì nên viết vào bài Hải chiến Hoàng Sa 1974 vì nó liên quan rất ít tới chiến tranh Việt Nam.
- "các nước Đông Nam Á ngày càng hợp tác về quân sự, hợp tác với nhau nói chung và với Việt Nam nói riêng (Việt Nam hiện nay do Đảng cộng sản lãnh đạo) và xây dựng bộ "Quy tắc ứng xử biển Đông" (DOC)". Sự thật (khi có nguồn tham khảo để kiểm chứng) có thể viêt vào bài Hải Chiến Hoàng Sa, hoặc bài quan hệ ngoại giao ASEAN, Biển Đông. Nó cũng liên quan ít tới bài chiến tranh Việt Nam.
- "Trung quốc đưa 5 tàu chiến vào vịnh Thái Lan" cũng như trên.
- Bạn để ý là tôi đã bỏ các tính từ như "nỗ lực", "thị uy". Sự thật luôn là một nhưng qua mắt người đọc này thì là "nỗ lực", qua người đọc khác thì là "miễn cưỡng" qua người khác thì là "quá trễ", qua người khác thì "háo hức",...
- Vài dòng trên mong bạn hiểu ra cách viết về các đề tài dễ có quan điểm như này. Xin đừng tiếp tục nói Việt Nam tuyệt vời anh dũng hiền lành yếu ớt, Trung Quốc xấu xa phi nhân tính phi đạo lý, dã man ác ôn, bạo lực... trong bài. Bạn luôn có thể viết chúng tại thảo luận này. Chúng ta cần một điều duy nhất trong bài viết: sự thật khách quan có tài liệu tham khảo để kiểm chứng và đã được loại bỏ các tình cảm, quan điểm chính trị. Điều này không dễ, chúng tôi sẽ tiếp tục giúp bạn.193.52.24.125 08:16, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Các thông tin này tôi đọc trên Xã luận báo Nhân dân và báo quân đội nhân dân.
- Không ai là không có tình cảm hay chính kiến, nhưng khi viết bài bách khoa tại đây, chúng ta nên giữ lại tình cảm hay chính kiến của mình và chắt lọc ra sự thật khách quan. Trong số các ca thán như trong đám tang ở bên trên, chúng ta có thể rút ra một vài sự thật khách quan:
Nhật Bản cho máy bay tuần duyên xa hơn 1000 km, Trung quốc lần đầu tiên đưa 1 Đội tàu chiến 5 chiếc xa tới tận vịnh Thái Lan, trong đó có 1 tàu vận tải chở dầu222.253.66.252 09:27, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Tại sao xóa
Tôi bổ sung chiến dịch giải phóng Trường Sa vào cuộc chiến đấu cuối cùng, sai chỗ nào mà xóa ?
- Cuộc tấn công cuối cùng
- ....Cơ quan tham mưu của Bắc Việt Nam lập kế hoạch tiến công đã phân cuộc tiến công này thành các chiến dịch nối tiếp nhau họ gọi là chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng Chiến dịch giải phóng Trường Sa và, cuối cùng, chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Chiến dịch Tây Nguyên:...........36 người.
- Chiến dịch Huế-Đà Nẵng: Kể từ...........ngày 28 tháng 4.
- Chiến dịch giải phóng quần đảo Trường Sa: bằng sự chuẩn bị bí mật, chu đáo, quyết đoán Hải quân Lực lượng giải phóng đã nhanh chóng tiến công quần đảo Trường Sa, giữ được toàn vẹn lãnh thổ cho người Việt. Chiến công trọn vẹn này dành được sự nể phục của nhiều người kể cả các cựu tướng lĩnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
222.253.66.252 11:12, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Có thể Thành viên:Mekong Bluesman nhầm lẫn khi xóa thông tin này. Không hiểu lý do xóa của thành viên này. Nếu bạn đưa ra tài liệu tham khảo để kiểm chứng thông tin trên, chúng ta hoàn toàn có thể đưa lại vào bài. 193.52.24.125 11:25, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Tôi không xóa chỗ này nhưng có thể suy luận như sau:
1."... giữ được toàn vẹn lãnh thổ cho người Việt."? Câu này không hẳn chính xác vì đâu có giữ được toàn vẹn lãnh thổ, chỉ chiếm phần do quân lực Việt Nam Cộng hòa giữ mà thôi. Quần đảo Trường Sa còn bị quân đội TQ, Đài Loan, Philippin chiếm giữ nữa.
2. Căn cứ vào đâu mà khẳng định "Chiến công trọn vẹn này dành được sự nể phục của nhiều người kể cả các cựu tướng lĩnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa." Tài liệu dẫn chứng? Các kẻ thù khó mà nể phục nhau lắm, nhất là trước đó chính quyền Sài Gòn đã lên án Bắc VN lặng thinh trước sự xâm chiếm Hoàng Sa của TQ (1974).--220.231.126.4 13:41, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- 1. Đúng là câu này thiếu chữ nhằm giữ được toàn vẹn lãnh thổ.Nếu thiếu thì bổ sung chứ không nên xóa cả đoạn vì nó là sự kiện có thật.
- 2. Không nể phục ư? Nếu không nhanh tay thì người ta đánh hội và chiếm mất cả quần đảo Trường Sa rồi. Thứ hai là tàu Giải phóng vừa nhỏ vừa ít không bì lại với lực lượng hải quân đứng thứ 6 thế giới vậy mà phải vòng ra xa bọc vào làm một lúc hai nhiệm vụ vừa đánh chiếm vừa đề phòng giặc cướp vậy không đáng nể ư? Lên án là lên án nhưng có ông tướng nào không mong cộng sản giải phóng Trường Sa và Hoàng Sa ? Tình cảm mà đòi có chứng cớ thì kẹt quá, vậy lúc trước có câu "cộng sản và Mỹ kính nể nhau" sao không đòi chứng cớ?. Nếu thấy chưa có chứng cớ cũng nên xóa một từ "tướng lĩnh" thôi là đủ chứ chắc chắn các binh lính hải quân VNCH là nể phục, đúng không?
- 222.253.75.120 09:40, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Cần dẫn chứng chứ, ví dụ ông X ông Y phát biểu trong hồi ký... Suy diễn nghe có lý nhưng là ý kiến riêng của bạn, ai cũng đem tình cảm riêng viết vào đây thì còn giá trị tham khảo gì nữa? Avia (thảo luận) 08:53, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Phát biểu rất hùng hồn, nhưng khi hỏi dẫn chứng cụ thể thì có vẻ khó tìm, nhỉ? Avia (thảo luận) 15:07, ngày 22 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Như Trần Thế Trung đã nhắc tôi trong trang thảo luận của tôi là tôi đã revert mà không trả lời thành viên vô danh bên trên. Tôi muốn và phải giải thích rõ là tôi không từ chối thảo luận với thành viên vô danh bên trên (222.253.66.252 và 222.253.75.120 - đây chắc là một người).
- Tôi không trả lời vì đã có 2 người (220.231.126.4 và Avia) trả lời thành viên vô danh đó và tôi không cần viết lại những gì 2 người đó đã viết. Tôi đã đợi và đã sẵn sàng trả lời thành viên vô danh đó (222.253.66.252 và 222.253.75.120) nếu người đó hỏi thêm. Nhưng sau một thời gian thì tôi phải xem là (assume) thành viên vô danh đó đã chấp nhận các câu trả lời của 220.231.126.4 và Avia.
- Đây không phải là tôi chống đối hay làm khó các người mới (mà đa số thích dùng ISP address), hay kỳ thị các người này. Tôi chỉ muốn giảm bớt các "drive by shooting" (thỉnh thoảng vì buồn nên "drive by", "shoot at" các câu hay các bài mà mình không thích rồi "drive away"). Tôi sẽ xem (assume) các sửa đổi đó như phá hoại (tuy chúng không phải là phá hoại) và, do đó, sẽ revert chúng. Các người làm thay đổi một cách serious sẽ trở lại, hỏi và thảo luận; trong khi 99% phá hoại thì họ đã đi nơi khác và cả họ cũng như tôi không mất thời gian thảo luận.
- Cám ơn 220.231.126.4 và Avia đã trả lời giúp tôi. Cám ơn Trần Thế Trung đã nhắc tôi về việc này. Còn nếu thành viên vô danh (222.253.66.252 và 222.253.75.120) vẫn còn quan tâm đến việc này thì nên viết vào trang thảo luận này. Tôi sẽ trả lời.
- Sự kiện giải phóng quần đảo Trường Sa là có thật, đúng không?
- Sự kiện giải phóng Trường Sa thuộc chiến tranh Việt Nam, đúng không?
- Có cần phải dẫn chứng điều này không? Nếu nghi ngờ hoặc thiếu tư liệu về việc giải phóng quần đảo Trường Sa thì hãy để lại cho người khác có tư liệu họ tự bổ sung vào cho đủ, điều đó là phù hợp với tinh thần trang Wiki này đúng không?
- Sự kiện giải phóng quần đảo Trường Sa là sự kiện nhỏ hay sự kiện lớn. Tùy theo từng người, chỉ xin nhắc lại nước ta là nước ven bờ Thái bình dương và trong quá trình lịch sử, nước ta chưa bao giờ được xem là nước có truyền thống hàng hải, tại sao như thế? Cha ông ta đi sứ sang Trung hoa chủ yếu là đường bộ, quan hệ với bên ngoài chủ yếu thông qua Trung hoa, khác với các nước ven bờ Thái bình dương chung quanh, chúng ta thuộc loại "dĩ nông vi bản", rời khỏi làng là xếp loại người bỏ đi, ngụ cư, nhưng từ lâu lắm rồi dân ta đã thay đổi quan điểm và dần dần coi trọng đường biển, chúng ta cũng đã cử sứ thần qua Trung hoa bằng đường biển, chúng ta chống quân ngoại xâm cả thủy lẫn bộ, ngày nay có người muốn ép chúng ta bó gối ven bờ tất là không được. Giải phóng quần đảo Trường Sa là thực hiện chủ quyền và bảo vệ con đường ra biển của nước ta trong tương lai, chuyện không hề nhỏ, nhất là tình hình non yếu và khó lường lúc đó.
- Bài này chỉ mới dịch ở đâu đó ra chứ không có tầm chiến lược, đọc vào là thấy ngay, việc gì tôi phải tranh luận từng chút, cái đó là việc của nhiều người, đã là việc nhiều người thì không cứ khăng khăng là mình đúng, tôi chỉ nhắc, nếu có người quan tâm họ sẽ làm rõ hơn và hay hơn tôi chứ không phải im lăng là đồng ý.
- Những người cộng sản cũng không cho là cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt ngay sau năm 1975, đâu có đơn giản thế, cuộc chiến chỉ chấm dứt khi cả hai bên đã làm hòa được với nhau, đã giải quyết được hậu quả của chiến tranh. Ngay đầu bài đã nói đây là cuộc chiến của cả 2 phe, cuộc chiến ý thức hệ,cuộc chiến duy tâm và vô thần, cuộc chiến đấu tranh giai cấp để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cuộc chiến để thống nhất đất nước và thế mà cho rằng sau năm 1975 là cuộc chiến chấm dứt? Hình như không phải thế? Cuộc chiến giữa 2 phe lại tiếp tục, nhưng không tiếng súng ở lãnh thổ Việt Nam, người cộng sản thời ấy phải luôn cảnh giác, còn các nước thì nhìn vào cuộc chiến mới giờ đây hoàn toàn do người Việt Nam tự giải quyết để thống nhất, để thoát ra đói nghèo và để thấy các nước vốn một thời cùng là đồng minh, cùng lý tưởng quốc tế vô sản lại quay sang đánh nhau vì biên giới và lãnh thổ, có lẽ không ai lại ngờ tới chuyện này, hay có người biết trước chuyện này sẽ xảy ra? Có ai đó ngầm xúi dục hay không? Tôi cũng không quan tâm lắm chuyện đó nhưng niềm vui hòa bình mãi sau này mới thể hiện qua bữa cơm có cá, có thịt, có quần áo lành lặn mà mặc, chiến tranh đến lúc đó mới nên gọi là chấm dứt hẳn. Bây giờ nếu có ai đó nhắc tới chiến tranh thì lớp trẻ cứ tưởng là người của hành tinh khác đến, nhưng chính lúc này là lại lúc những người trong cuộc nên viết rõ về cuộc chiến, tại sao họ chiến đấu, họ mong mỏi điều gì, sau đó họ thấy được cái gì, cái gì không, có cách nào tránh khỏi chiến tranh hay không, nếu được làm lại họ có tiến hành chiến tranh hay không vv... tôi tin là sẽ hấp dẫn hơn nhiều, tiếc là tôi hoàn toàn không tham gia vào cuộc chiến đó để có thể viết bài này với tư cách nhân chứng, nhưng tôi là người nhận lãnh hậu quả cuộc chiến, ê ẩm lắm, sợ chiến tranh lắm, rất là sợ. 222.253.71.58
Bạn vừa rồi không ký tên, tôi đã ký giùm. Xin trao đổi lại:
1. -> 3. "Sự kiện giải phóng Trường Sa" là đúng, nhưng có ai phủ nhận điều đó đâu mà bạn phải hùng hồn khẳng định lại.
4. "Giải phóng Trường Sa là sự kiện nhỏ hay sự kiện lớn, tùy theo từng người". Tôi đồng ý "tùy theo từng người", và tôn trọng quan điểm của bạn. Tôi chỉ xin nói là ngay sách giáo khoa chính thống hiện nay khi viết về mùa xuân 1975 cũng chỉ phân ra 3 chiến dịch lớn là Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tôi tuyệt nhiên không xem sách giáo khoa là chân lý bất biến, tôi chỉ nói đó là 1 quan điểm có trọng lượng, giờ bạn đưa chiến dịch Trường Sa vào cùng 1 hàng thì phải lập luận, dẫn chứng hết sức thuyết phục. Nếu bạn không thuyết phục được đa số thì không đưa vào được.
5. Ở đây không ai có thể khăng khăng là mình đúng, mà phải dẫn chứng, trích dẫn rõ ràng, cụ thể để bảo vệ luận điểm của mình. Dĩ nhiên nếu bạn nói là trái đất quay chung quanh mặt trời thì không cần dẫn chứng, nhưng xin nhớ rằng 4 thế kỷ trước Galileo nói vậy mà phải ra tòa. Hầu hết những sự kiện trong Chiến tranh Việt Nam đều có thể bị tranh cãi, bởi vì nó mới quá. Hy vọng là đến thế kỷ 22 thì nhiều vấn đề sẽ là hiển nhiên, nhưng bây giờ thì chưa, vậy nên vui lòng đưa ra nguồn tin cụ thể, có thể kiểm chứng được.
6. Không liên quan đến những thảo luận trước đó.
Thảo luận trước đó nói về câu "Chiến công trọn vẹn này dành được sự nể phục của nhiều người kể cả các cựu tướng lĩnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa" cần có trích dẫn cụ thể, nhưng không hề có phản hồi. Ví dụ cần dẫn ra: ông X viết trong hồi ký, ông Y nói ở hội thảo, ông Z trả lời phỏng vấn, vân vân... Còn như ngồi uống trà ở phòng khách nhà bạn mà nói thì khó mà xem là dẫn chứng thuyết phục trong 1 bách khoa toàn thư.
Avia (thảo luận) 08:28, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Thành viên 222.253.71.58 (tôi nghĩ cũng là thành viên 222.253.66.252 và 222.253.75.120) đã trở lại và hỏi. Tuy Avia cũng đã trả lời và trả lời có nhiều điểm giống như tôi muốn nói, nhưng tôi đã nói là tôi sẽ trả lời nên tôi muốn bổ sung (và nói lên quan điểm của tôi khi xóa).
- Thành viên 222.253.71.58 viết "Có cần phải dẫn chứng điều này không? Nếu nghi ngờ hoặc thiếu tư liệu về việc giải phóng quần đảo Trường Sa thì hãy để lại cho người khác có tư liệu họ tự bổ sung vào cho đủ, điều đó là phù hợp với tinh thần trang Wiki này đúng không?"
- Tôi hoàn toàn không đồng ý với câu trên vì nó là một interpretation (diễn giải) của một luật lệ của Wikipedia một cách sai lầm có thể tạo ra các tiền lệ nguy hiểm. Tôi sẽ vào trang nói về Đại số học và sửa "2 + 2 = 5", sau đó tôi sẽ kêu la là không ai được xóa nó đi vì tôi có tài liệu riêng (chưa tìm ra!) và nhiệm vụ tìm ra tài liệu đó là của người khác; tôi sẽ "viết lại lịch sử" và dùng cùng lời giải thích -- "tôi có tài liệu, tôi chưa tìm thấy và ai đó phải tìm chúng ra"!!!
- →Với interpretation đó thì không ai có thể xóa các phá hoại được.←
- Thành viên 222.253.71.58 cũng viết "...nếu có người quan tâm họ sẽ làm rõ hơn và hay hơn tôi chứ không phải im lặng là đồng ý..."
- Vì không ai trong chúng ta có khả năng đọc được ý nghĩ trong đầu của người khác nên sau một cuộc thảo luận, nếu một bên ngừng thì chúng ta phải nghĩ gì? Là người im lặng đã đồng ý với lời giải thích? Là người im lặng không hoàn toàn đồng ý nhưng chấp nhận để đi đến consensus? Hay là tiếp tục viết mỗi ngày, mỗi tuần cho đến khi nào người im lặng phải kêu la "Tôi đồng ý! Tôi đồng ý!"? (Không biết lúc đó Mặt Trời còn nhiên liệu hay không?) Trong khi cái bài cần sửa đổi vẫn còn nằm đó cho tất cả mọi người trên thế giới đọc mà không ai có thể sửa (vì không ai có thể tìm ra cái tài liệu "đặc biệt" đó)!!!
- Tôi có thể vào trang Trái Đất và viết câu khẳng định "Trái Đất phẳng". Sau một cuộc thảo luận dài, tôi sẽ im lặng mà không ai có thể xóa câu đó vì tuy tôi im lặng nhưng "không phải im lặng là đồng ý".
- →Với cách làm việc đó thì không ai có thể xóa các phá hoại được.←
- Thành viên 222.253.71.58 viết "Có cần phải dẫn chứng điều này không? Nếu nghi ngờ hoặc thiếu tư liệu về việc giải phóng quần đảo Trường Sa thì hãy để lại cho người khác có tư liệu họ tự bổ sung vào cho đủ, điều đó là phù hợp với tinh thần trang Wiki này đúng không?"
- Mekong Bluesman 09:11, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Không rõ phải thuyết phục đa số là đa số nào, tôi chỉ biết các ngư dân của ta khi đi đánh cá gần đảo thì được bộ đội giúp đỡ và bảo vệ, được cho cả nước khi cần, nếu không giải phóng kịp thời quần đảo Trường Sa thì e rằng chuyện đó không bao giờ có, chưa kể Trung quốc đã nhiều lần ra thông báo cấm bay, cấm hoạt động trong các vùng biển của quần đảo Hoàng Sa vì mục đích tập trận hay gì gì đó, cũng như tranh chấp về lãnh hải, thềm lục địa của họ tới tận vùng biển phía nam nước ta, hiện chúng ta đang thực hiện chủ quyền tại quần đảo Trường Sa mà họ còn nói ngang như vậy đến lúc họ chiếm được không biết thềm lục địa chúng ta còn lại bao nhiêu. Sách lịch sử của chúng ta ghi cái gì, ghi như thế nào cũng phải xem xét đến tình hình quan hệ quốc tế nữa, nhưng hiện tại quan điểm về chủ quyền hai quần đảo của chúng ta rất rõ ràng qua các tuyên bố của ông Lê Dũng, không thể nói giải phóng trên bộ là đủ mà phải nhắc tới chiến công trên biển vì diện tích lãnh hải của chúng ta, các đường cơ sở tùy thuộc rất nhiều vào các đảo đó, tùy, nếu các bạn cho rằng các đảo đó không quan trọng tôi cũng không ép, mà đừng nghĩ là tôi nói bừa không có tư liệu gì, chẳng qua tôi chỉ đọc báo lâu lắm rồi, bây giờ có tư liệu đâu mà trích dẫn, nhưng tôi tin rất nhiều người có các tư liệu đó, tôi tin là họ sẽ bổ sung nếu họ có đọc, còn nếu chưa ai bổ sung cũng không đến nỗi làm sai sự thật, có đúng không? 222.253.71.58 09:37, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Như vậy là chúng ta đã đạt được consensus là đợi các người có nguồn xác định rõ viết về vấn đề đó chưa? Hay là chúng ta còn phải tiếp tục thảo luận cho đến khi Mặt Trời hết nhiên liệu? Hay là chúng ta phải cho phép mọi người viết vào bài này và chỉ cần dùng nguồn là cụm từ "tôi biết"?
- Tôi, khi viết bên trên, không nói là "tôi biết" lúc nào cũng sai (vì khi có một người viết tôi biết pi = 3.1415927... thì sẽ không có ai hỏi nguồn của nó đến từ đâu -- vì nó đã thuộc vào sự hiểu biết của toàn thể nhân loại, hay common knowledge). Tôi chỉ nói là sau khi viết cái thuộc về lãnh vực "tôi biết" thì có thể có nhiều người không có cùng cái "tôi biết" đó và có thể có cái "tôi biết" của họ. Khi đó thì phải dẫn chứng bằng nguồn. Không có nguồn thì ai muốn viết gì vào đây cũng được?!!!
- Mekong Bluesman 10:43, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Bạn 222.253.71.58 vẫn nói rất hùng hồn, đầy lý lẽ nhưng không trả lời thẳng vấn đề. Tôi không nói Trường Sa kém quan trọng, nhưng trong mùa xuân 1975, chiến dịch Trường Sa không thể đặt ngang tầm 3 chiến dịch kia được. Với 3 chiến dịch kia, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam lần lượt đánh sập Quân lực VNCH, đi đến thắng lợi cuối cùng. Trường Sa, trong diễn biến cuộc chiến này, không phải là địa bàn chiến lược, cũng không phải nơi di tản tiềm năng của chính quyền VNCH (như Đài Loan đối với Tưởng Giới Thạch); nói thẳng ra thì đánh Trường Sa hay không cũng chẳng tác động gì đến kết cuộc. Đó là lý do vì sao nguời ta chỉ dành cho Trường Sa 1 đoạn ngắn vào phần kết thúc chiến tranh. Bạn có thể viết về chiến dịch giải phóng Trường Sa vào bài Quần đảo Trường Sa sẽ thích hợp hơn. Avia (thảo luận) 14:39, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Chào 222.253.71.58, trên Wikipedia chúng ta tôn trọng những ý kiến cá nhân, nhưng để đạt được sự đồng thuận chung thì chúng ta cần thảo luận. Với ý kiến riêng tôi,
- bạn nên ký 1 user abc nào đó để chúng tôi có thể gửi đến bạn những links hữu ích giới thiệu về cách làm việc của Wikipedia;
- khi bạn viết trên Wikipedia thì điều quan trọng là sự kiện (facts) chứ ko phải những dòng mô tả hay đánh giá có tính chủ quan. Nếu muốn nói về các đánh giá thì bạn cần phải nêu những tài liệu tham khảo tin cậy để ủng hộ các đánh giá này
- nếu bạn có khả năng, xin bạn hãy viết thông tin vào 1 trang mới Chiến dịch giải phóng Trường Sa 1975, chúng ta hoàn toàn có thể đưa liên kết tới trang này trong bài viết Chiến tranh Việt Nam;
- nếu bạn tìm thấy một tài liệu công bố rộng rãi về việc phân chia các chiến dịch trong đó chiến dịch giải phóng Trường Sa được xếp ngang (xét về tầm quan trọng chiến lược) với mục tiêu giải phóng Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng hay TP HCM thì xin viết ra đây, đó sẽ là 1 ưu thế của bạn trong cuộc thảo luận này;
Sự kiện Nguyễn Ngọc Loan
Cả cuộc chiến 20 năm mà phía Việt Nam chỉ có một ông tướng được giới thiệu chứng tỏ đây là trường hợp ưu ái đặt biệt. Kể ra hơi bị lạ. Thay vì giới thiệu tài cầm quân mưu lược, tầm nhìn xa trông rộng, sự đấu trí của các vị tướng tài tiêu biểu của cả hai bên như Đại tướng Võ Nguyên Gíáp, Văn Tiến Dũng... thì giới thiệu ông tướng cảnh sát này. Chợt nhớ cầu thủ đá banh đội tuyển.
- 1 Là hậu vệ mà để đối phương ung dung vô tận khung thành đánh đầu, bèn chơi xấu, thúc cùi chỏ đánh nguội, để ra vẻ là ta đây có lập trường, máu lửa hòng thoát sự trừng phạt của cổ động viên và huấn luyện viên.
- 2 Là hậu vệ mà bán độ, bán hết trận đồ, phương sách phòng thủ cho đội bạn, rồi đến khi phe ta có nguy cơ thua quá đậm bèn chơi xấu?
- 3 Là người có nguồn gốc đồng hương với đội bạn được đội bạn cài sẵn vào hàng hậu vệ, bí mật báo hết phương án tập huấn, bây giờ ra vẻ máu lửa, thúc cùi chỏ ngay mặt cầu thủ đường dây, hòng che dấu mà luồn sâu leo cao hơn nữa sau trận thua to ?
Con người đúng là khó hiểu, nhất là những người lên được đến cấp tướng.
222.253.75.120 09:40, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- DCK
Trang web này nói rằng trung lập và đa dạng, thế nhưng toàn là tuyên truyền một chiều, tài liệu thì toàn lấy từ sách báo tuyên truyền của VC. Đó là nhận xét của tôi. VC thì nó cần chỗ nào thì tuyên truyền chỗ đó, lúc thì nó nói nó chiến đấu chống Mỹ, nhưng những chỗ khác thì nó toàn muốn diệt những người VN khác không cùng ý thức hệ CS với nó. Nhiều người vẫn cố tình lường gạt độc giả rằng đó là cuộc CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CHO DÂN TỘC. Sự thực thì chính vì THỰC DÂN PHÁP BẮT ĐẦU TRẢ ĐỘC LẬP CHO VN NÊN MỚI NỔ RA CUỘC CHIẾN TRANH ĐÓ.
Đó là cuộc chiến tranh tranh giành độc quyền cai trị toàn cõi VN của CS Bắc Việt. Nó nổ ra trước khi có quân Mỹ sang và lập căn cứ quân sự ở miền Nam và nó càng khốc liệt hơn sau khi quân Mỹ rút hết khỏi miền Nam VN.
Thống nhất đất nước thì tốt thôi, nhưng không thể là thống nhất dưới sự cai trị độc tài và độc quyền của đảng VC như thế được. Thống nhất như thế thì thà phân ly vẫn luôn là tốt hơn.
Mỹ cũng giành lấy cuộc chiến tranh này là của nó, và nó tự nhận đó là cuộc chiến tranh giữa nó và VN. Chẳng ai mướn nó sang đánh, nhưng nó tìm mọi cách mang quân sang VN cho bằng được rồi ôm đầu máu chạy về, rồi bán cái cho dân miền Nam chịu đựng mọi hậu quả... Phần lớn tác giả Mỹ cũng nói rằng chúng nó là phe chủ yếu đánh nhau với VC tại miền Nam, nó chỉ đề cập sơ qua tới quân đội VNCH. Đó là sai lầm, vì nó là bọn phản chiến, muốn kết án chính quyền chúng nó ngu nên nó phóng đại vai trò của Mỹ trong cuộc chiến tranh đó.
Thực chất cũng vì chính bọn phản chiến Mỹ đó nên Mỹ đã thua VC ở VN. Phe chống cộng của VN đã thua VC từ Washington rồi đến sau hiệp định Paris mới lan về tới miền Nam. Bởi vì Mỹ đã thua VC ngay tại Washington từ Tết Mậu Thân khi những quan tài lính Mỹ được chở về nước nhiều hơn trong trận Tổng Tấn Công đó. VC đã thua đậm trong mưu đồ tấn công bất ngờ và toàn diện đó, nhưng nó lại thắng Mỹ ở ngay tại Washington nhờ sự khủng khiếp của trận đánh đó.
Một tác giả ở trên có nói rằng Mỹ đã trả giả chiến tranh VN để đổi lấy mối quan hệ với Trung Cộng. Điều đó đúng, nhưng không phải là mục tiêu lúc đầu của Mỹ khi nó đổ quân vào VN. Khi Mỹ nó gửi quân sang VN, nó ước tính sẽ đánh thắng VC trong vòng 2 năm. Nhưng từ 1965 đến 1968 đã kéo dài 3 năm mà nó chưa có hy vọng diệt nổi du kích quân CS nên nó đã thay đổi mục đích (không dám chiến thắng VC nữa). Chính yếu là vì dân Mỹ sợ thân nhân của họ đi lính bên VN bị chết, và vì bọn phản chiến Mỹ xử dụng chiêu bài chiến tranh VN để đầu cơ và phá rối chính trị và an ninh ở Mỹ. Trong giai đoạn Mỹ đổ quân sang VN, chính trị bên Mỹ vô cùng đen tối. Mục sư Luther King đấu tranh cho dân da đen, các phe phái chính trị của Mỹ xâu xé nhau, nên nó phải chịu thua VC.
Khi Mỹ chấp nhận hòa đàm ở Paris với VC là nó chấp nhận thua VC rồi, mục đích hội nghị đó, đối với Mỹ chỉ chủ yếu là để thương lượng lấy lại tù binh của mình về. VC nó biết cái tẩy đó của Mỹ nên nó đã ép Mỹ phản bội lại VNCH, và cầm chân nhiều tù binh Mỹ cho tới sau khi VNCH mất nước, và cho tới giờ này vẫn còn thiếu nhiều tù binh....
Tóm lại, bây giờ chúng ta mới biết, cho tới năm 1968 thì mục tiêu chiến tranh ở VN của Mỹ đã thay đổi: Mỹ chấp nhận trả giá VN để đổi lấy mối quan hệ với Trung Cộng. Vì thế sau Hiệp Định Paris khoảng 1 năm thì hạm đội Mỹ đã được lệnh rời xa khỏi khu vực Hoàng Sa, và sau khi Mỹ rời xa khỏi vùng biển Hoàng Sa chừng 2 ngày thì quân Trung Cộng tấn công hải quân VNCH và chiếm đảo này.
Bởi vì sự tự phụ của Mỹ và sự kém thích hợp trong chiến thuật của Mỹ nên nó đã làm cho quân đội VNCH phải thua VC. Chúng ta biết, trong giai đoạn hành quân ở Cam Bốt và trước khi có cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào, Mỹ đã ám sát 2 vị tướng tài giỏi nhất của quân đội VNCH là thiếu tướng Đỗ Cao Trí, và Nguyễn Viết Thanh. Mỹ ám sát họ bằng cách cho nổ máy bay trực thăng và thí mạng luôn thằng cố vấn Mỹ trong đó. Tướng Đỗ Cao Trí hành quân tới đâu thì quân cộng sản Bắc Việt tan tành tới đó. Ông ra mặt trận ngồi trên trực thăng quan sát trận địa và điều quân ở dưới.
Dao Cong Khai 72.130.79.56 01:49, 3 tháng 9 2006 (UTC)