Thảo luận:Chiếu dời đô

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi 113.188.201.32 trong đề tài Những phê bình về chiếu dời đô
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Chiếu dời đô”. Báo điện tử tỉnh Cao Bằng. 19/04/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Có ai biết viết nguyên bản chữ Hán (Nôm?) từ đây không? [1] Dung Nguyen 10:25, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Bên mục từ đã có rồi.--Á Lý Sa 11:09, 18 tháng 4 2005 (UTC)
Bản trong mục từ đã viết bằng quốc ngữ. Dung Nguyen 11:13, 18 tháng 4 2005 (UTC)
Kệ nguyên gốc chứ bịa đặt làm gìDeooi (thảo luận) 02:20, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wikisource sửa

Cũng nên chép chiếu này đến Wikisource Tiếng Việt. Dự án ở đấy chưa được đủ sức và nội dung để phát triển nhiều. Văn kiện này sẽ giúp đỡ. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 00:03, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Dịch tiếng Việt sửa

Tôi có nghe nói "rồng chầu hổ phục", có vẻ hay hơn "rồng cuộn hổ ngồi". Sửa lại như vậy được không Tttrung 11:14, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Không ổn. Tôi không nói về từ ngữ, mà về tính nguyên vẹn của bản dịch. Bản dịch này lấy từ bản dịch bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Vậy trước tiên nên ghi rõ nguồn của bản dịch và giữ nguyên văn bản để tôn trọng (các) dịch giả. Nếu anh muốn sửa chữa, xin ghi riêng biệt. (Với các bản dịch cổ văn khác cũng như vậy) Avia 04:11, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Ủa vậy "bản dịch bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam" có giữ bản quyền không? Wiki này mở nhưng cũng có phần lịch sử ghi rõ ai đã chỉnh sửa mà. Tttrung 05:41, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Chuyện bản quyền của bài này chắc không cần bận tâm, vì chúng ta trích ra 1 bài dịch với tinh thần "fair use". Nhưng đăng lên là 1 chuyện, sửa đổi lại là chuyện khác, vì bản dịch cũng là 1 tác phẩm mà. Vả lại đây là Hán văn cổ, tôi không biết mấy, (không biết anh thì sao), nhưng "hay hơn" không chắc đã đúng hơn. Avia 07:02, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi không biết rõ luật bản quyền VN, nhưng Viện KHXH là một cơ quan nhà nước [2], có thể những tác phẩm của viện là của chung. Dung Nguyen 08:23, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Như vậy có vẻ bản dịch này là của chung, ai cũng sửa được. Tuy nhiên để nguyên bản này cũng được, người đọc có thể tham khảo các cách dịch khác khi đọc thảo luận, phần viết thêm của ai đó và đọc Lịch sử. Bạn Avia nói "hay hơn" khác "đúng". Tôi thấy trong wiki, cả 2 từ này đều là một và được định nghĩa là "có nhiều người thích".Tttrung 09:08, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Khác nhau chứ. Ví dụ, anh có thể sửa câu văn "hay" hơn, nhưng bản dịch không theo nguyên bản thì không còn "đúng" nữa. Avia 09:29, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Một ví dụ điển hình là nếu có một bản dịch của một tác phẩm tiếng khác được xuất bản tại Việt Nam, nhưng tên của tác phẩm bị dịch sai hay không đúng ý, như dịch Harry Potter and the Order of the Phoenix thành Harry Potter và Mệnh Lệnh Phượng Hoàng (khi chưa xuất bản), ta vẫn nên giữ cách dịch sai đó khi nói về tác phẩm đó trong tiếng Việt. Dung Nguyen 09:35, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Như vậy trong cuộc nói chuyện này. Cái đúng là cái được nhiều ngươi ủng hộ hơn. Và cái hay cũng là cái được nhiều người ủng hộ. Tôi mở 2 mục từ này, các bạn xem thế nào nhé.Tttrung 09:43, 22 tháng 4 2005 (UTC)
"đúng" thuộc phạm trù toán học, triết học... "hay" là cảm nhận nghệ thuật. Avia 10:01, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi thấy bản Chiếu dời đô đã được đăng ở Wiki, như vậy là các bài viết hay bài vịnh, bài thơ củac các vua chúa, quan lại thời xưa của VN chắc cũng sẽ được phép viết lên đây và sẽ ghi rõ nguồn của bản dịch nữa. ? Casablanca1911 05:24, ngày 8 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao lại dịch là rồng chầu hổ phục được. Nguyên bản chữ Hán là "long bàn hổ cứ". "Cứ" là ngồi (thực ra dịch ngồi cũng chưa thoát nghĩa). Dịch hay là tốt, nhưng trước nhất cần phải dịch đúng.

Bản chữ Hán sửa

Tôi đã xin User:Menchi, một người Hoa đọc giùm bản tiếng Hán và đối chiếu với hình [3]. Ông trả lời:

I only found one typo. 編覽越邦 should be 覽越邦. I found it by comparing the WP article with the image you provided. It's Classical Chinese, so actually, if I didn't have the image to compare with, I wouldn't even notice the typo. Well, if you have any more Chinese-related help needed, feel free to ask me or the Chinese Village Pump (you can ask in English too). --Menchi 08:22, 22 Apr 2005 (UTC)

Dung Nguyen 08:55, 22 tháng 4 2005 (UTC)

This is great since it saves me hours looking up my dictionaries and I'm only about half through the article -- my knowledge of Classical Chinese is not that great. Mekong Bluesman 09:21, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Thanks Menchi for pointing out that error - I used the wrong radical. And thanks Dung Nguyen for asking his help.--Á Lý Sa 10:38, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Chữ Hán hay là chữ Nôm? sửa

Thật sự tôi không biết chữ Nôm nhưng sao tôi thấy văn bản chữ Hán trong bài giống chữ Nôm qúa vậy? Nếu văn bản trong bài là chữ Hán, tôi nghĩ chúng ta nên ghi một văn bản chữ Nôm vào nữa. Neweco 01:55, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mời bạn đọc chữ Nôm để phân biệt chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Hữu Dng 01:56, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý nghĩa sửa

"Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời" Nếu câu này đúng ý của vua Lý Công Uẩn thì ông quả thật là người vô ơn. Qua sông đấm sóng. Kinh đô đầu tiên của Việt Nam là Phong Châu rồi mới đến Cổ Loa, khi mà nhà Ngô không hoàn thành xứ mệnh lịch sử của mình, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, từng đóng quân ở Thái Bình vẫn phải lui về Hoa Lư phòng thủ. Hai triều Đinh - Lê đã làm nhiệm vụ chấn hưng đất nước, đánh Tống xâm lược, giữ yên bờ cõi. Cuối triều Lê, Lý Công Uẩn cướp ngôi, bịa đặt lịch sử, bôi nhọ Lê Ngọa Triều, kiếm cớ rồng bay mà hiện nay một số báo vẫn ca ngợi thoái quá. Vừa hư vừa thực. Thời gian này nhà Tống lo dẹp trong nước, không sờ tới chứ nó mà sang thì ... Trong lịch sử Việt Nam, Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, Nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, nhà Lý cướp ngôi nhà Tiền Lê. Kinh đô Việt Nam ngoài Hoa Lư và Thăng Long còn có Tây Đô, Phú Xuân, Phong Châu. Khi lập đô tại đó, chẳng cần chiếu dời đô gì cả. Có phải là Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ coi thường mệnh trời?. Thực chất ngày nay khi mà Hà Nội được xác định là thủ đô VN thì người ta đánh bóng, tô vẽ bằng cách so sánh, bịa đặt lịch sử .v.v. Những việc làm ấy tất sẽ bị coi thườngThaidongtrieu (thảo luận) 01:44, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nổi như cồn sửa

Sắp tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Vua Lý nổi như cồn, đâu cũng bàn đến phim rồi tượng đài của ông. Xem xong phim mà cảm thấy ... phục giới đạo diễn. Thực ra, nếu mà so với các vị vua khác như Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Quang Trung hay danh nhân Hồ Chí Minh và đức thánh Trần Hưng Đạo thì công lao của ông chỉ là quá nhỏ bé, nếu không nói là tầm tầmThaidongtrieu (thảo luận) 02:00, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các thảo luận bên trên của Thaidongtrieu có liên quan nào đến mục đề của bài viết? Xin đừng làm Wikippedia thành một diễn đàng. Mekong Bluesman (thảo luận) 02:42, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lý do dời đô sửa

Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là một việc tầm thường thôi, có gì đâu mà nói là tầm nhìn xuyên thế kỷ? Tôi nghĩ Hoa Lư cách quê Đinh 20km, sau Lý dời về Đại La cũng cách quê 20km là tạo thêm vây cánh cho mình. Thực chất thì sau khi cướp ngôi phải dời đô đi là đúng. Đương nhiên Hoa Lư không có địa thế đẹp bằng Thăng Long nhưng đó chỉ là cái cớ Deooi (thảo luận) 02:20, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Đà Lạt là vùng cao nguyên rừng núi xa xôi khó đi lại, Dung Quất khô khan nắng bão, ít dân nhiều cát bụi, Singapore nhỏ nhoi thiếu nước, Hàn Quốc lẻ loi thiếu khoáng sản, Thụy sỹ núi non hiểm trở, Nhật Bản tủn mủn, rời rạc, chia cắt đều là các vùng không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tây Tạng khó đi lại, cao ngất trời rất thuận lợi cho việc phòng thủ, thế mà Quân Giải phóng Trung Quốc năm ấy tiến vào như chốn không người.

Đánh giá thế nào là thuận lợi cho việc phòng thủ và phát triển kinh tế là chuyện của lãnh đạo thời đó, trình độ và khả năng khoa học kỹ thuật của nhà cầm quyền. Riêng Hoa Lư chỉ vì là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh nên Lý Thái Tổ dời đô, nếu Hoa Lư là căn cứ địa, đất phát tích, thì dù có khó khăn người ta cũng chẳng dám dời đô. Mạnh như Tần thủy hoàng mà có dám dời đô ra vùng đồng bằng trung tâm của Trung Hoa đâu, nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân.Tôi cũng không phải dân Ninh Bình và cũng không có máu nóng, cũng chẳng phải là quan cần xin xỏ dự án cho quê hương."

Thử hỏi nếu kinh đô vẫn là Huế thì Thăng Long Hà Nội giờ sẽ mạnh với ai? http://www.thanhhoafc.net/forum/showthread.php?t=5176

Ý kiến của Deooi thật lạ tai, chưa từng thấy nguồn nào nói. Xin đối chiếu với mấy sự kiện tương tự để Deooi khỏi lầm. Lê Hoàn cướp ngôi Đinh, quê ông thì Thanh Hóa hoặc Hà Nam, sao vẫn "dám" ở Ninh Bình đến hết đời? Nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, quê tận Nam Định, sao phải thiên đô về đó (cho có vây cánh) mà cứ "liều" ở Thăng Long (chỗ gần quê nhà Lý hơn) cả 175 năm?
Tiếc rằng bạn thành viên vừa có ý kiến ngay trên tôi lại ko ký tên. Câu hỏi của bạn: Thử hỏi nếu kinh đô vẫn là Huế thì Thăng Long Hà Nội giờ sẽ mạnh với ai? thật khó hiểu. Một thứ câu giả định ko cần phải tranh luận.--Trungda (thảo luận) 15:54, ngày 3 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi không dám phê phán gì tiền nhân, nhưng việc các vua Đinh-Tiền Lê chọn cái chốn xó xỉnh hoang vu đó định đô chắc cũng chỉ tính đến yếu tố phòng thủ trước đối thủ (gồm cả Tàu Khựa và những đối thủ muốn đoạt ngôi ở vùng miền khác) chưa đủ tầm nhìn và dũng khí cho việc trị dân. Lý Công Uẩn dời ra vùng đồng bằng Trung Châu trống trải nhưng ở vị trí trung tâm mới là tầm nhìn lớn và ông chắc cũng tự tin vào uy lực của mình khi đặt đô ở đây. 113.22.70.13 (thảo luận) 13:55, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý nghĩa có vấn đề sửa

Tôi cho rằng phần ý nghĩa trong bài wiki này chưa ổn. Tôi không biết bạn lấy các thông tin phê phán Chiếu dời đô ở đâu, nhưng kể cả đó là ý kiến của Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê hay bất cứ những ai mũ cao áo dài nào nữa thì đó đều không phải là chân lý. Tôi cho rằng những ý kiến bình giải về sự không hoàn hảo của Chiếu dời đô chỉ nên đề là 'có ý kiến cho rằng', không được phép đặt nó như một vấn đề học thuật như đã viết. Đặc biệt, ý kiến phê phán các yếu tố 'mê tín dị đoan', 'phong thuỷ', và việc bắt Chiếu dời đô đáng nhẽ phải có ý thức dân tộc, rồi khát vọng độc lập, tôi cho đó là ý kiến thiếu suy xét về các mặt ý thức hệ văn học, tư tưởng trung đại và ngành phong thuỷ học hiện nay.

Thứ nhất, về tinh thần dân tộc, bạn nên hiểu chúng ta vừa mới từ Bắc thuộc bước ra chưa đầy 100 năm, và cũng mới hơi hơi thống nhất từ đời Đinh Tiên Hoàng tức là mới gần 40 năm. Tinh thần dân tộc chưa thể phát triển mạnh mẽ như thế được, ảnh hưởng văn hoá Hán vẫn còn rất nặng nề. Tinh thần dân tộc chỉ được tôi luyện vũng bền qua các cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên để rồi đến đời Hồ mới thành một tinh thần dân tộc phát triển mãnh liệt. Bạn còn đòi hỏi là kể đến các kinh đô Phong Châu, Mê Linh, hay Lý Bí. Xin bạn quá bộ đọc qua Toàn thư, phần Trần kỉ, Thánh Tông để biết đến đời Trần, sử sách cũng chỉ công nhận từ đời Triệu Đà đến đời Lý Chiêu Hoàng thôi, chứ Hùng Vương chưa đươc coi là vua chính thống của nước ta. Và xin bạn đọc tiếp Đại Việt sử lược, mà chính ô.Trần Quốc Vượng của bạn cũng cho rằng là một bản thu gọn của Sử kí Lê Văn Hưu, để biết rằng, Hai Bà Trưng và Lý Nam Đế điều chép thường cả, không hề được coi là vua. Chỉ đến thời Ngô Sĩ Liên, ông mới liệt làm Hồng Bàng thị, Trưng kỉ và Tiền Lý kỉ, từ đó mới công nhận Phong Châu, Mê Linh và Long Biên làm kinh đô. Không thể đòi hỏi thời Lý phải nhắc đến những người này. Chiếu dời đô cũng phải nằm trong cái khung của thời đại của nó, đừng lấy hiểu biết ngày nay mà phê phán một cách buồn cười như thế. Đến như lấy chuyện các đế quốc Trung Hoa để noi gương thì có lẽ đến thế kỉ XIX, vẫn đẫy rẫy các nhân tài, danh nhân ca tụng. Nguyễn Trãi vẫn lấy Nghiêu Thuấn làm mẫu đấy thôi. Thế thì thơ của Ức Trai đáng phê phán quá ha ? Đó là tư tưởng, ý thức hệ rồi, sao lại phê phán được?

Thứ hai, nếu mà thời Lý Thái Tổ có các nhà nghiên cứu mà bạn nêu ra thì thật tốt. Họ sẽ ca ngợi mãi Hoa Lư, để rồi đến khi đòi dời đô thì trăm quan và vạn dân sẽ trố mắt mà hỏi : "thế còn dời đô làm cái gì nữa ? Hoa Lư chả tốt à ?". Bạn cho rằng kinh đô Hoa Lư không theo hình mẫu nào của Trung Hoa. Thế mà tôi thấy nó na ná Quan Trung, An Ấp, Triều Ca, toàn dựa núi vây bọc để làm nơi cố thủ "hai vạn người chọi trăm vạn người". Bạn lại còn đòi Chiếu dời đô phải vừa nêu lên được ý định dời đô của vua, vừa là một bài giảng lịch sử để giảng cho người ta về sự hợp lí của kinh đô Hoa Lư trong việc phòng thủ như thế nào. Lý Thái Tổ đâu phải là nhà lịch sử, và cũng không phải là một nhà sử học hiện đại. Bạn không thể đòi hỏi ông phải viết những điều mà ngày nay mới tìm ra và công nhận đc.

Thứ ba, bạn chưa hiểu thế nào là phong thuỷ, và còn bảo đó là những yếu tố "dị đoan". Cái mà bạn nêu ra về Nhật, Thuỵ Sĩ đó đâu phải là phong thuỷ, mà là địa lí, địa hình đấy chứ. Phong thuỷ chỉ là ảnh hưởng của các yếu tố khí, gió, nước, đất... lên đời sống của con người hoặc một tập thể, một cộng đồng trong phạm vi không rộng lớn lắm (nhà, thôn xóm, thành phố) chứ không phải là một nước. Bất kì một vùng đất nào đều có các thế phong thuỷ đẹp cả. Bạn không hiểu phong thuỷ học là cái gì. Và lại còn phê phán về sự không có mặt của các vị vua Việt Nam nữa chứ. Thế này thì lại là quan điểm chính trị học có vấn đề rồi. Hiện giờ tư liệu thiếu thốn nên ta không thể biết đời Lý, các triều vua Đinh Lê có được suy tôn, ca ngợi gì không. Nhưng tôi cho rằng sự suy tôn họ cũng chỉ hạn chế thôi. An Nam chí lược chép Lý Thái Tổ lên ngôi, "cả họ Lê bị cấm cố". Nói trắng ra, là nhà Lý cướp ngôi nhà Lê thì không có lí gì nhà Lý lại ca tụng nhà Lê như ca tụng bản triều của mình được. Và xin bạn nhớ cho, 'uống nước nhớ nguồn' không chỉ là đạo lí của dân tộc Việt mà là đạo lí chung của con người. Đừng có tự nhận mình là dân tộc thông minh, yêu hoà bình, hay nhân ái và chỉ có mình như vậy. Mọi dân tộc đều như nhau cả. Tự hào dân tộc với kiêu căng vô lối khác nhau mà sao vẫn hay bị nhầm lẫn như vậy. Còn như sự xuất hiện của các vị vua Việt nam thì như tôi đã nói, triều Lý là triều đại dài lâu đầu tiên của ta sau 1000 năm Bắc thuộc, do đó ý thức dân tộc còn sơ khai lắm lắm. Thời Ngô còn sử dụng niên hiệu của Trung Quốc cơ mà (niên hiệu Càn Đức). Việc không xuất hiện của vị vua cũng là điều dễ hiểu. Và Chiếu dời đô không hề là một bài luận lịch sử, hay một đoạn sử kí, nên việc bắt nó phải đánh giá công bằng triều đại abc nào đó là vô lý vô cùng.

Tôi cũng thấy bạn so sánh chiếu này với Nam Quốc sơn hà và Cáo Bình Ngô. Xin thưa với bạn, Nam Quốc sơn hà và Cáo Bình Ngô được coi là Tuyên ngôn độc lập, còn Chiếu dời đô này chỉ là bài chiếu mà thôi. Do đó, vị trí của chúng trong văn học sử là khác nhau. Và tôi tin và Cáo Bình Ngô cũng như Nam Quốc sơn hà không có ảnh hưởng quốc tế nào cả.

À, cũng cần nói thêm, cái câu mà bạn trích dẫn cho là của sử gia Ngô Sỹ Liên, kì thực, nếu tôi nhớ không nhầm, rất giống ý trong bài bia chùa Hồng Phúc (chùa Hoè Nhai). Nguyên văn câu ấy thế này (dịch) Chùa Hồng Phúc phố Hòe Nhai ở vùng Kinh đô triều Lê. Chùa coi sông Nhị Hà như chiếc gối, xem hồ Trúc Bạch như cái vạt áo. Nhưng cũng không phải. Tôi tìm mãi mới thấy trong trang http://www.myhanoigroup.com/hanoi/lichsu/thoily/9.html có ghi đó là câu của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử kí tiền biên:

Sử gia Ngô Thì Sĩ đã nhìn nhận việc dời đô của Lý Thái Tổ rất tinh tế và chí lý: "Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng trăm họ giàu có, phía tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng, phía bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền đông nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng trạm, là nơi trung tâm của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể làm cho nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt thật không nơi nào hơn được nơi này... Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô, đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp". (Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên. Nxb KHXH, H. 1997, tr. 194).

Tôi không hiểu là do bạn cho rằng đó là câu của Ngô Sĩ Liên hay bạn lấy từ một người nào đó, những có lẽ phải hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết trên mạng đều theo đó mà sang sảng : Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sỹ Liên viết:

“Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này”.


Đó. Chưa gì đã thấy một nghi án lịch sử rồi đấy. Nếu cứ để thế này, thì chắc chắn sẽ vô cùng nhiều nghi án lịch sử đời đời, tai hại biết bao nhiêu thế hệ vậy.

Lời cuối, tôi muốn nói là : dù là bạn viết ra hay bạn copy lên wiki, thì tức là bạn đồng ý với tác giả bài viết đó. Tôi góp ý cho bạn hay góp ý cho tác giả thì cũng như nhau cả thôi.

Hân hạnh

Rol (thảo luận) 13:02, ngày 14 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiến của bạn rất hay, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng chúng ta không phải là những nhà văn mà sáng tạo theo ý riêng mình. Wiki là viết theo những gì đã có. Thanks đã góp ý nguoicodo (thảo luận) 12:29, ngày 14 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ít nhất thì tôi cũng mong tác giả bài wiki của chúng ta sửa lại câu nói của Ngô Thì Sĩ. Còn phần ý nghĩa kia thì nên để nó như là một ý kiến cá nhân mà thôi. Và xin cám ơn bạn Kien1980v đã thực sự có tinh thần cầu thị rất cao. Tôi lấy làm vinh dự được có một thành viên wiki như bạn đấy :DRol (thảo luận) 14:30, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Những phê bình về chiếu dời đô sửa

Đơn giản nó là 1 bài chiếu, thể hiện được chức năng hành chính của nó trọn vẹn, thì không có lý gì để chê cả. Những lời chê bai nó, tôi vẫn không hiểu dựa trên lập trường gì, đây là lời bình của những sử gia thời hiện đại. Như P Huy Lê, TQ Vương, 22 tuổi đã đi dạy học, làm trưởng khoa, xuất bản hàng trăm đầu sách, mà không có sách nào ra hồn.

Bản thân tôi bài chiếu ngắn gọn, có đầu đuôi phân minh,nêu rõ lý do, nội dungrất chất lượng. Năm 1010 lấy đâu ra giấy mà viết dài lê thê như các anh chị thời nay ? 113.188.201.32 (thảo luận) 14:41, ngày 18 tháng 12 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xem Tây lông nó viết này:

Tôi xin phép được giới thiệu về hai nhà vua trước khi tiến tới hai bộ sử biên niên. Lý Phật Mã (miếu hiệu sau khi thăng hà là Lý Thái Tông) là con trai của Lý Công Uẩn sinh năm 1000 tại Hoa Lư, một kinh đô nhỏ tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Đây là sinh quán của Đinh Bộ Lĩnh, người trong thập niên 960 đã thống nhất Việt Nam và thiết lập một loại thẩm quyền chính trị mới, “mang tính bản xứ nhiều hơn” tại Việt Nam, khác biệt với loại hướng đến trung tâm Trung Hoa vốn được thừa hưởng từ các thế kỷ trước dưới sự đô hộ của người Trung Hoa. Đinh Bộ Lĩnh đã được kế ngôi, trong năm 980, bởi Lê Hoàn, kẻ đã đánh bại mưu toan của Tống Thái Tông (Sung T’ai Tsung) nhằm tái chinh phục đât Việt. Lý Công Uẩn, một người được đỡ đầu bởi các thế lực tu viện rõ ràng đã chế ngự trung tâm văn hóa và hành chánh cổ xưa tại đồng bằng sông Hồng, phất lên từ Hoa Lư và trở thành vị chỉ huy thị vệ hoàng cung và, trong năm 1009, sau sự từ trần của người kế ngôi cũng là con trai thất nhân tâm của Lê Hòan, đã được lập làm vua với sự đồng tình của mọi người. Lý Công Uẩn (được nhớ đến sau khi mất với miếu hiệu Lý Thái Tổ) đã từ bỏ Hoa Lư và đặt kinh đô của ông tại trung tâm hành chánh cũ từ thời lệ thuộc nhà Đường (Hà Nội ngày nay), đặt lại tên là Thăng Long.

Các ông sử VN thời hiên đại dốt nát lắm, chỉ đi tìm thần phả, thần tích, tìm lai lịch của phụ nữ, rất vớ vẩn. 113.188.201.32 (thảo luận) 14:46, ngày 18 tháng 12 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi xóa đi, chỉ giữ phần văn bản chính thống, 1 lời bình của sử gia Ngô Thời Sỹ. Còn các phần khác xin bỏ đi, thông tin web của những người vớ vẩn, học hành không đến nơi đến chốn, viết dại viết thàm. 113.188.201.32 (thảo luận) 14:54, ngày 18 tháng 12 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chiếu dời đô”.