Thảo luận:Dân chủ

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Rotire trong đề tài Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 5 tháng 11 năm 2018
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Bổ sung sửa

Tôi đề nghị bạn nào viết bài này có thể viết thêm phần sau đây:

Đối sách của các chế độ dân chủ để cân bằng với việc :"dân chủ đa số": chẳng hạn hai chính sách là : Vô hiệu hóa đạo luật bởi túc số chống và đạo luật ưu đãi theo tỉ lệ:

1. Luật bầu cử cho phép hủy bỏ 1 đạo luật nếu có một số phiếu đủ ở một số nào đó vùng để chống lại đạo luật đó (thí dụ luật bầu cử về dự thảo hiến pháp của IRAK, chỉ cần 3 tỉnh có đủ túc số chống lại là có thể vô hiệu hóa cái bảng dự thảo hiến pháp

2. Luật bắt buộc mọi cơ quan hành chánh, giáo dục, chính phủ lẫn tư nhân có nhiều người làm phải thỏa mãn một giới hạn lượng tỉ lệ ít nhất người thiểu số: Thí dụ : Luật Afirmative của Hoa Kì: bắt buộc mọi cơ quan kể cả trường học phải thuê đủ 1 tỉ lệ nào đó dân thiểu số

3. Các đạo luật ưu đãi đặc biệt cho dân thiểu số (gần giống như trên nhưng có thể tùy từng trường hợp cụ thể và tùy hoàn cảnh địa phương)

Dĩ nhiên, các luật như vậy vẩn có chổ hở nhưng nó cũng đã chính thức có những bước khắc phục "đa số ăn hiếp thiểu số " (hay "ỷ mạnh hiếp yếu" như trừong hợp tình trạng kì thị Nam-nữ trong chế độ dân chủ)

Chúc vui vẻ

Và hình thức dân chủ consensus. Mekong Bluesman 21:05, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mối quan hệ biện chứng giữa dân chủtập trung? Newone 03:24, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo các bạn, cụm từ Proportional representation nên dịch là đại diện tỷ lệ hay đại biểu tỷ lệ? Như trong đại biểu quốc hội thì cụm từ này hợp hơn nhưng lại dễ nhầm lẫn với delegate. Quan San 03:50, ngày 22 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xóa sửa

Tôi vừa lùi bỏ một đoạn do thành viên:Học Trò đưa vào [1] vì có dấu hiệu vi phạm bản quyền từ [2]. Việt Hà (thảo luận) 17:18, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không tên sửa

 
Huỳnh Nhân-thập đã xóa thảo luận này của Typue vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 12:37, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Xin đừng biến trang thảo luận của bài thành nơi để bình luận, đây là chỗ để các thành viên thảo luận nhằm đóng góp cho bài viết chứ không phải chỗ để nêu cảm nghĩ. jan Win 12:37, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phá hoại sửa

Sao bạn phá bài này vậy hugopako ?Siut (thảo luận) 14:25, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nội dung tranh chấp sửa

Vậy thì Sidaten, mời bạn hãy vào thảo luận về nội dung cần thêm vào trong các trang thảo luận ở hai bài trên, trước khi đưa ra BQV. Tôi không thấy có thảo luận gì ở hai trang đó cả. conbo trả lời 09:14, ngày 16 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chính vì Tuấn Minh tùy tiện khóa bài, lạm dụng công cụ BQV trong tranh chấp nội dung nên tôi mới đưa ra đây. Sidaten (thảo luận) 09:38, ngày 16 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tuấn Minh nói xem bài bị lệch thế nào ?Sidaten (thảo luận) 16:45, ngày 16 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Sidaten không thể cứ thấy những đoạn người nào viết mà bạn cho là hợp lỗ tai mình rồi rồi thêm vào để thay đổi nội dung bài. Những loạt bài như vầy cần khóa. Ai muốn sửa đổi nên vào trang thảo luận trình bày lấy sự đồng thuận trước. Các con rối hay đánh du kích kiểu này khó theo dõi kiểm tra lắm. DanGong (thảo luận) 20:21, ngày 16 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Người khác đóng góp thì xóa rồi khóa bài. Vậy đâu có mang tính xây dựng. Đóng góp của người khác không hợp quan điểm của mình thì chụp cho cái mũ thiếu trung lập rồi xóa, khóa. Trung lập hay không trung lập chỉ là đánh giá cá nhân của Tuấn Minh. Lợi dụng công cụ BQV để lái nội dung bài viết theo quan điểm cá nhân của mình. Vậy là vi phạm quy định rồi. Sidaten (thảo luận) 01:59, ngày 17 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Sidaten, hiện thời bài đóng góp chỉ là quan điểm của bạn. Mình cũng đồng ý với Tuanminh01 là nên đem ra tranh luận trước. BQV cũng phải có trách nhiệm là bài vở (nhất là về lý thuyết) không bị lái đi theo một chiều hướng nào khác. Cụ thể: quan điểm của Lý Quang Diệu và chính sách chính trị của ông ta không được các nhà khoa học chính trị cho là dân chủ. DanGong (thảo luận) 08:00, ngày 17 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đây là những nội dung bị Tuấn Minh xóa mất:

Sự vận hành của hệ thống dân chủ về cơ bản là những vấn đề quan trọng được đặt ra trước nhân dân qua các cuộc bầu cử. Bất kỳ ai được lựa chọn để đại diện cho nhân dân đều được kỳ vọng thực hiện những nhiệm vụ mà người dân trao cho họ.[1] Tuy nhiên đám đông không phải lúc nào cũng sáng suốt, đủ trưởng thành về mặt chính trị để bầu ra những lãnh đạo tốt. Đôi khi người dân cảm thấy chán nản với những cải tiến đều đặn nên họ bỏ phiếu cho một sự thay đổi chỉ để thay đổi. Chế độ dân chủ chỉ có tác dụng tích cực nếu mỗi người dân lựa chọn một cách có lý trí từ nhiều lựa chọn mà họ nhận được trong cuộc bầu cử. Họ phải hài hòa những hy vọng và mong muốn của mình với những gì các đảng phái đưa ra. Hệ thống dân chủ sụp đổ nếu người dân có lựa chọn phi lý. Nền dân chủ cũng thất bại nếu không một đảng nào đưa ra được một sự lựa chọn duy lý.[2]

Trong xã hội dân chủ, các nghiệp đoàn, các quan chức và người dân phải có quan điểm của mình. Công dân phải sẵn sàng ủng hộ các nhà lãnh đạo mà họ bầu chọn bằng cách nỗ lực và chấp hành kỷ luật để đạt được những mục tiêu đã nhất trí với nhau.[3]

Tuy nhiên nhà nước dân chủ không phải là thể chế ổn định chỉ đơn thuần nhờ kiến tạo được một hiến pháp dân chủ. Nền dân chủ cần có một cử tri đoàn thận trọng và quan tâm để lựa chọn, và sau đó kiểm soát bằng sức mạnh của công luận đối với chính trị gia mà họ chọn để lãnh đạo quốc gia. Hệ thống dân chủ còn phải có các chính đảng trung thực và đủ năng lực để nhân dân có thể lực chọn những đảng lãnh đạo thay thế. Chế độ dân chủ có thành công trong việc tạo ra bộ máy hành chính trung thực hay không tùy thuộc vào việc liệu có đủ người được đào tạo tốt sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm của mình thay vì nhìn đất nước đi xuống hay không.[4]

Các bạn thấy không trung lập chỗ nào ? Lý Quang Diệu bị cho là thiếu dân chủ nhưng những gì ông ta nói về nền dân chủ đâu có sai, đâu có thiếu trung lập. Sidaten (thảo luận) 08:14, ngày 17 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đoạn bạn Sidaten trích được đưa vào phần "tác động của dân chủ", trong khi nội dung của nó bàn về vấn đề làm sao duy trì hệ thống dân chủ hay làm thế nào để nó hoạt động tốt (bổn phận người dân). Nên có một mục riêng vì nó ảnh hưởng đến cả hệ thống. DanGong (thảo luận) 07:41, ngày 18 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

OK !Sidaten (thảo luận) 07:43, ngày 18 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đoạn trên có vấn đề gì đâu chẳng hiểu sao một số bạn tìm mọi cách xóa khỏi bài. Nếu không có bạn nào phản đối tôi sẽ đưa trở lại bài. Roterot (thảo luận) 04:41, ngày 28 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7&type=revision&diff=32620645&oldid=32620368

Đề nghị Tuấn Minh giải thích vì sao bạn 5 lần 7 lượt xóa nội dung này ra khỏi bài.Roterot (thảo luận) 15:21, ngày 30 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phần "dân chủ tại Việt Nam" sửa

POV là vì nó rặt đưa ra các quan điểm phản đối, chê bai, và ít nhiều phản ánh góc nhìn ngoại quốc, góc nhìn phương Tây hơn là các góc nhìn khác.

Ngoài ra, còn cần phải có đề mục vể dân chủ ở các nước khác. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:07, ngày 21 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lâu lắm mới thấy bạn hiền :DRondano (thảo luận) 08:41, ngày 21 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài này phải phát triển thêm rất nhiều như các quan điểm về chính thể đại diện của John Locke, Montesquie,... tại sao phải chia thành tam quyền phân lập, vai trò của từng nhánh quyền lực... Muốn hiểu rõ triết lý của mô hình dân chủ phương Tây thì cần phải nghiên cứu và trích dẫn rất nhiều kinh điển. Không hiểu nền dân chủ đến mức nắm vững triết lý của nó thì mọi nỗ lực xây dựng nền dân chủ đều sẽ dẫn đến thảm hoạ. Rondano (thảo luận) 14:50, ngày 22 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phương tây mất 500 năm tiến hóa mới có được nền dân chủ vậy mà họ muốn áp đặt nền dân chủ lên những xã hội đang ở thời trung cổ như Afghanistan.Rondano (thảo luận) 13:22, ngày 4 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bài này được cải thiện nhiều nhưng chưa đạt đến tầm triết học, chưa đủ chiều sâu. Cần phát triển bài này để những thành phần bất mãn chế độ, tàn dư VNCH khỏi hô hào dân chủ đòi lật đổ nhà nước nữa. Dân chủ giả cầy thì chỉ có phá. Rondano (thảo luận) 17:19, ngày 5 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

 
Trungda đã xóa thảo luận này của Hisonan vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 10:17, ngày 4 tháng 6 năm 2018 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
Iulamgiha đã xóa thảo luận này của một hoặc một số người khác vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 15:10, ngày 17 tháng 6 năm 2018 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Bài này sẽ giúp các bạn đang yêu dân chủ bớt cuồng tín đi. Khi người ta hiểu rõ về cái gì đó thì người ta hết yêu nó. Ninanon (thảo luận) 16:32, ngày 30 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Càng nghiên cứu về dân chủ càng thấy nó bất khả thi ở VN. Hèn gì năm 1945-1946 nền dân chủ sơ khai đã dẫn đến hỗn loạn, chém giết lẫn nhau ghê gớm như vậy. Latato (thảo luận) 02:06, ngày 19 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời


Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 5 tháng 11 năm 2018 sửa

Mở đi. Bách khoa toàn thư mở mà.

 
Trungda đã xóa thảo luận này của Rotire vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:49, ngày 5 tháng 8 năm 2019 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
  1. ^ Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới, trang 158, Nxb Thế giới
  2. ^ Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới, trang 159, Nxb Thế giới
  3. ^ Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới, trang 157-158, Nxb Thế giới
  4. ^ Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới, trang 156-157, Nxb Thế giới
Quay lại trang “Dân chủ”.