Thảo luận:Hoàng Diệu

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Xoviet nghetinh123 trong đề tài Hậu duệ nhà Mạc

Tổng Đốc Hà Ninh sửa

Bàn về chức vụ Tổng đốc Hà Ninh, có xuất hiện trong bài này:

Theo ý kiến suy luận của riêng tôi, địa danh Hà Ninh là gọi tắt của hai địa danh Hà NộiNinh Bình, chứ không phải là Hà NộiNinh Hải (tức Hải Phòng), vì tới năm 1885 Bắc kỳ mới chỉ có 13 tỉnh trong đó chỉ có tỉnh Ninh Bình và Bắc Ninh mà không có tỉnh Ninh Hải, mà chức Tổng đốc triều Nguyễn là chức quan đứng đầu cả một vùng hành chính gồm hai hay ba tỉnh chứ không phải là một tỉnh (trừ Kinh thành Huế). Thời điểm năm 1883 Ninh Hải cũ, có thể đã mang tên mới là Hải Phòng (Hải tần phòng thủ)(từ năm 1870),nhưng có lẽ vẫn thuộc tỉnh Hải Dương (Ninh Hải là một phần của Hải Dương cũ (sứ Đông)) mà chưa thành thành phố cảng độc lập. Và về mặt địa lý thì Ninh Hải còn cách xa Hà Nội Qua Hải Dương (và một phần Hưng Yên ngày nay), rất không thuận lợi cho quản lý hành chính. Mà ta biết tỉnh Hà Nội vào thời nhà Nguyễn bao gồm cả phủ Lý Nhân (Hà Nam ngày nay) liền kề với Ninh Bình, và chúng đều nằm trong lưu vực sông đáy (một trong hai con sông làm nên cái tên Hà Nội), nên Hà Nội và Ninh Bình liên kết với nhau thành vùng hành chính thì hợp lý hơn là với Hải Ninh tức Hải Phòng. Còn về khả năng kết hợp giữa Hà Nội và Bắc Ninh thì cũng có xác suất khá lớn, vì Bắc Ninh rất gần Hà Nội Nhưng Bắc Ninh thường được biết nhiều đến như một vùng riêng biệt với cái tên Kinh Bắc (sứ Bắc) và thường được liên kết, trong dư đia chí, với Bắc Giang nhiều hơn. Tỉnh Hà Nội thời Nguyễn có xu hướng vươn rộng ra về phía bờ nam sông Hồng hơn.

--Ngokhong 19:19, ngày 10 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với ý kiến Hà Ninh là Hà nội và Ninh bình (nay là Hà nội, Hà nam và Ninh bình), từ điển bách khoa trên giấy của Việt nam cũng ghi như thế. tieu_ngao_giang_ho1970 11:34, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét sửa

Bài này có nhiều thông tin được nhắc lại nhiều lần (thí dụ, Tổng đốc Hà Ninh). Mekong Bluesman 20:47, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Số quân Pháp ra bắc sửa

Theo Henry McAleavy, The black flags in Vietnam, trang 190, 191. Ngày 26/3/1882, Rivière trên hai thuyền chiến, rới Sài Gòn ra bắc cùng 230 lính, để tăng cường cho đồn binh đóng ở trên sông Hồng. Theo hiệp ước 1874, số quân Pháp đóng ở đồn không được vượt quá 100 lính. Chính điều này đã làm quan hệ Pháp - Việt trở nên căng thẳng.

Ngày 24 tháng 4, 250 quân Pháp từ miền Nam đến tiếp viện thêm cho Rivière.

Trận đánh thành Hà Nội 25/4 diễn ra trong vòng 2 tiếng, Pháp có 4 lính bị thương.

1. Tôi không coi nhẹ nguồn của người Việt, nhưng số liệu trong sách về binh lực Pháp trong đợt này rất rành rọt và hợp logic.

Nhìn lại trận chiến Hà nội lần thứ nhất 1873, Garnier chuyển quân ra bắc hai đợt, đợt đầu 83 lính, đợt hai 88 lính (p.129) (kể cả số thủy thủ và thủy binh), cộng với quân của Dupuis, gồm có 10 người Âu, 30 người Á (p.119), 150 lính đánh thuê Vân Nam và một ít lính Tàu đào ngũ. Trận đánh diễn ra khoảng 1 giờ thì quân Pháp đánh vỡ cửa Nam và chiếm thành, dù trong thành có 7.000 quân Việt của Nguyễn Tri Phương. Phía Pháp chết 1 lính Tàu, vì "friendly fire"

Hạ thành Ninh Bình 1882: 1.700 quân ta, Pháp có 7 lính, có người nói là Pháp có 21, vì phải kể đến số thủy thủ và 3 người thông ngôn, dù 7 hay 21 thì quân Việt cũng đầu hàng, không bắn một phát súng (p.134)

Trận cửa Thuận An, 19-20 tháng 8 năm 1883, 7 tàu chiến Pháp, có hai tàu vỏ thép, phá hủy các pháp đài của quân Nam mà không bị một tổn thất nào, vì tầm đại bác quân Pháp xa hơn đại bác quân Nam nhiều, khi quân Pháp đổ bộ vào, thì pháo đài của quân Nam "đầy ngập xác chết" (p 214)

Nếu như không có nguồn nào khác, có lẽ nên sửa lại số quân Pháp trong các trận đánh này. Để so sánh, khi chiến tranh Pháp - Hoa 1884 bùng nổ, quân Pháp tiêu diệt hạm đội Thanh trong trận Đài Loan (Formosa), phá hủy các pháo đài ở ven biển Keelung (tiếng Viêt?) và Phúc Châu (Foochow) mà bị rất ít tổn thất, rồi đi ngược sông lên bắn phá các thành lũy dọc bờ sông. Đô đốc Courbet ghi là "ta bị nhiều tổn thất, mất 10 người chết, trong đó có 1 sỹ quan, 48 bị thương, 6 sỹ quan (p253)". Khi quân Pháp đổ bộ lên Keelung, 600 lính Pháp chống lại 20.000 lính Tàu được trang bị súng trường trong nhiều tháng.(p258)

2. Địa danh Đồn Thủy là ở đâu? Sách không nhắc đên một địa danh như vậy, chì nói là "naval station", dịch từng từ ra thì đúng là đồn thủy quân, vậy có lẽ Đồn Thủy không phải là địa danh riêng.

====>>>>Đồn Thủy hiện nay là chỗ Nhà Hát Lớn, Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Tập đoàn Hóa chất, và bảo tàng địa chất VN, (Phạm Văn Lữ Ninh Bình)

Rotceh 03:18, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Năm sinh: 1828 hay 1829? sửa

Bạn IP vừa đổi năm sinh từ 1828 thành 1829. Tôi search thấy có cả 2 năm sinh này, chưa rõ năm nào chính xác . Tuanminh01 (thảo luận) 13:30, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hậu duệ nhà Mạc sửa

Mấy ông nhà Mạc đừng có lôi kéo lung tung nữa, cứ có ai nổi tiếng là gốc Mạc hết phỏng ? Các ông đừng đi làm trò hề nữa, nguồn đâu ? Cứ thêm thắt lung tung vào bài. Đến lúc rồi Nguyễn Tất, Võ Nguyên,...chắc đều họ Mạc nhà các ông cả. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 01:11, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Hoàng Diệu”.