Thảo luận:Kết xuất đồ họa

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Nnq2603 trong đề tài 2011 vấn đề từ chuyên môn và nghĩa

Tên bài sửa

Bài này đang chờ đổi tên, do thảo luận về cách dịch "render" tại Thảo luận:Hệ thống X Window chưa kết thúc. Tmct 15:56, 5 tháng 8 2006 (UTC)

Thảo luận:Hệ thống X Window#To render đã đồng thuận với phương án "Render-Kết xuất (ảnh)" rồi thì phải; Casa đã đồng ý; lâu rồi không thấy ai phản đối. Nếu trong vòng 1 tuần nữa không có ai phản đối, tôi sẽ đổi tên bài này thành Kết xuất (đồ họa máy tính) và bỏ các cách dịch thành diễn họa (do nghĩa quá rộng) hay diễn ảnh (do tác giả là người duy nhất dùng và đã có cách dịch tốt hơn). Tmct 07:57, 17 tháng 8 2006 (UTC)

On the second thought, vì kết xuất còn dùng trong kế toán và dự toán, như Tmct đã nói đến Thảo luận:Hệ thống X Window#To render, tôi xin đề nghị dịch là Diễn Họa trong trường hợp 3D, còn Kết xuất ở trong những trường hợp khác. Thế có được không? --Hai Dang Quang 17:41, 17 tháng 8 2006 (UTC)


Thời gian đã quá lâu mà không có ai tìm được phương án tốt hơn Kết xuất (Xem Thảo luận:Hệ thống X Window#To render). Tôi bắt đầu chỉnh bài này để dịch render thành kết xuất. Tmct 08:20, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Nếu chỉnh lại thì tên bài nên là Kết xuất (đồ họa). Casablanca1911 09:26, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Casa xem tên "Kết xuất đồ họa" có gì kém "Kết xuất (đồ họa)" thì liệt kê nhé. Tôi chỉnh trong bài thấy có nhiều câu dùng "kết xuất đồ họa" thay vì "kết xuất" thì hay hơn, nên đã lấy tên dài là "Kết xuất đồ họa". Tmct 09:39, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Sau khi bài đã được Tmct sửa lại, thì số lượng từ "kết xuất" hiện nay (mà không đi kèm với từ "đồ họa") vẫn nhiều hơn số lượng từ "kết xuất đồ họa". Mà theo thảo luận Thảo luận:Hệ thống X Window#To render, thì "đồ họa" chỉ có ý giải thích riêng cho từ "kết xuất" trong trường hợp này thôi, tương tự en:Render (computing graphic). Casablanca1911 11:13, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Bởi vì nội dung của bài này đã là "Trong ngành đồ họa máy tính,..., gọi tắt là kết xuất,...". Context nào rõ ràng hoặc thuận tai thì không cần phải nhắc lại từ "đồ họa" nữa. Tên bài cũng đã là "kết xuất đồ họa", nghĩa là đã giới hạn rồi. Tmct 11:23, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Như vậy, về sau sẽ có các bài "Kết xuất kế toán", "kết xuất văn bản", "kết xuất phim ảnh", "kết xuất media" ?...Casablanca1911 11:31, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Nếu có người nào viết những bài đó thì tôi không thấy có lý do gì để phản đối. Tmct 11:53, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Thuật ngữ sửa

"Texture" được dịch là "vật liệu" thì đúng hơn, trong trường hợp viết ở bài này.
"shading" không có nghĩa là "kỹ thuật đánh bóng hình ảnh", mà được hiểu là "kỹ thuật lấy sáng".
"bump-mapping" có lẽ nên dịch là "kỹ thuật tạo bề mặt" thôi.
Một vài thuật ngữ hay được sử dụng như vậy, bạn Quang xem thử lại một số khái niệm trên. Casablanca1911 03:47, 7 tháng 8 2006 (UTC)

  • "Texture" được dịch là "vật liệu" thì đúng hơn, trong trường hợp viết ở bài này.
Tôi còn nhớ khi học đồ họa tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật, chúng tôi vẫn gọi là chất liệu, như chất liệu vải, chất liệu thảm, đá v.v., vì nó gây cảm giác về chất liệu, lấy ví dụ 300px|phải|Thơ Đường Việt Nam - Hình minh họa của Hai Dang Quang tôi tạo được cảm giác về chất vải lụa đen đằng sau nền, và chất giấy mỏng của bài thơ, chất gỗ trên chữ Thơ, chất đá trên chữ Đường v.v.
Tôi hiểu "chất liệu" trong mỹ thuật nghĩa là gì. Nhưng ý tôi là dùng "vật liệu" trong trường hợp bài này thôi. Thôi, tuỳ bạn. Casablanca1911 03:28, 17 tháng 8 2006 (UTC)
  • "shading" không có nghĩa là "kỹ thuật đánh bóng hình ảnh", mà được hiểu là "kỹ thuật lấy sáng".
Theo tôi, shading là cảm quan do ánh sáng tạo ra, càng ở gần nguồn sáng thì bề mặt được chiếu sáng hơn, ở xa thì bề mặt tối đi, nếu có gì ngăn cản ánh sáng thì đằng sau vật ấy có bóng tối. Trong hội họa, người ta dùng là đánh bóng. Kể ra chữ này vẫn hơi tầm thường một chút.
"Đánh bóng" (trong diễn hoạ) là một phương pháp vẽ (thể hiện), áp dụng tính chất vật lý đường đi của ánh sáng, nhằm tạo ra "cảm giác" 3 chiều cho đối tượng được diễn họa trên một mặt phẳng hai chiều (giấy...). Kỹ thuật tìm đặt vị trí nguồn sáng, lựa chọn cường độ ánh sáng, loại nguồn sáng sao cho đạt hiệu quả như mình mong muốn...là rất quan trọng. Do vậy, cách dùng từ của bạn là "đánh bóng hình ảnh" làm cho từ "đánh bóng" ở đây lại hiểu sang một nghĩa khác, tương tự như "đánh bóng tên tuổi", là thực hiện một việc để tạo ra một "chất lượng" cao hơn so với bản chất thực của đối tượng, của một con người. Bạn xem cách hiểu bằng tiếng Việt hiện nay của cụm từ này ở đây [1]. Mà "hình ảnh" thì làm sao có thể "đánh bóng" (theo nghĩa trong diễn họa) được. Hoặc them một chọn lựa nữa là "kỹ thuật tô bóng". Casablanca1911 03:28, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Ừ, không nghĩ ra là các ông bà văn nghệ sĩ thích đánh bóng hình ảnh của mình. Thôi chịu, chọn tô bóng của bạn vậy.--Hai Dang Quang 16:28, 17 tháng 8 2006 (UTC)


  • "bump-mapping" có lẽ nên dịch là "kỹ thuật tạo bề mặt" thôi.
Để phân biệt với texture ở trên, và đồng thời phản ảnh bề mặt gợn sóng, nên tôi dùng chữ bề mặt vân. Chữ Đường là một ví dụ.

--Hai Dang Quang 12:45, 16 tháng 8 2006 (UTC)

"Kỹ thuật tạo bề mặt" của tôi ở bài này, có ý tương đương như là việc thể hiện "chất liệu" cho vật thể (phân biệt với khái niệm "vật liệu" ở trên). Vì thực ra, chất liệu của đối tượng được thể hiện trong diễn họa máy tính được nhận ra bằng tính chất bề mặt của vật liệu (thô, ráp, trơn...). Casablanca1911 03:28, 17 tháng 8 2006 (UTC)

"Vật liệu" là material, không phải là texture. Texture là cách cấu tạo của bề mặt của một vật liệu (thí dụ, smooth - phẳng, bumpy - gồ ghề, weaved - có vằn, wavy - gợn sóng, criss-crossed - có hình ca-rô ...).

Các cụm từ "kỹ thuật lấy sáng" và "bề mặt vân" thi tôi chưa thấy, nghe, đọc... bao giờ.

Mekong Bluesman 14:32, 16 tháng 8 2006 (UTC)


Cảm ơn MB, tôi đã đổi thành gồ ghề, nhưng vẫn có cảm giác từ gồ ghề hơi cụ thể quá, vì gồ ghề chỉ dùng cho đá hoặc gỗ hoặc mặt đường thôi. Bề mặt của quả cam không gọi là gồ ghề, song phải gọi là xù xì mới đúng. Tạm thời lấy chữ của MB vậy. --Hai Dang Quang 23:46, 16 tháng 8 2006 (UTC)

I've never claimed that Viet is my mother tongue. If you feel "xù xì" is a better description for bumpy, by all means do use it. Mekong Bluesman 02:37, 17 tháng 8 2006 (UTC)
Nếu bạn vẫn muốn ghép thêm 1 tính từ cụ thể (rõ ràng sẽ bị hạn chế cách hiểu hơn) cho cụm từ "kỹ thuật tạo bề mặt", thì tôi thấy nên là "kỹ thuật tạo bề mặt sần". Casablanca1911 03:37, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Cảm ơn Casablanca1911, kỹ thuật tạo bề mặt sần nghe rất hợp lý.--Hai Dang Quang 16:16, 17 tháng 8 2006 (UTC)

prototype phase sửa

Trong bài có câu:

There is now some hardware accelerated ray tracing equipment, at least in prototype phase, and some game demos which show use of realtime software or hardware ray tracing.

Tạm dịch là:

Hiện nay cũng đã có một số thiết bị phần cứng tăng tốc dõi quang tia, ít nhất cũng đã xuất hiện ở thời kỳ làm mẫu, và một số trò chơi điện tử giới thiệu quảng cáo cũng đã trình diễn việc sử dụng dõi quang tia thời gian thực trong phần mềm và phần cứng.

Song nghe thấy thế nào ấy. Không biết phải dịch như thế nào. Help! --Hai Dang Quang 01:01, 17 tháng 8 2006 (UTC)


Thử dịch:

Hiện nay đã có một vài thiết bị phần cứng tăng tốc dõi quang tia, ít nhất cũng đã từng có ở giai đoạn nguyên mẫu, và ở một vài trò chơi "đề mô" cho thấy việc sử dụng dõi quang tia thời gian thực trong phần cứng và phần mềm. Casablanca1911 04:04, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Ừ! mình đồng ý dùng giai đoạn, còn nguyên mẫu thì mình không hiểu, thành ra không dám dùng, đành viết dài hơn một tí thành hoặc ít nhất cũng đã xuất hiện ở giai đoạn nghiên cứu làm hàng mẫu,. Nghe thế nào, có đỡ hơn không?--Hai Dang Quang 16:12, 17 tháng 8 2006 (UTC)


Nghĩa của "prototype" không phải là "hàng mẫu". "Hàng mẫu" là loại mặt hàng có chất lượng cao, được dùng để tiếp thị (bao bì bên ngoài rất đẹp), nhưng sử dụng chưa chắc đã tốt. "Nguyên mẫu" có nghĩa là một vật đầu tiên, một mô hình hay một mẫu hàng được sản xuất đầu tiên. Casablanca1911 23:26, 17 tháng 8 2006 (UTC)


Ừ! bây giờ xem lại từ điển thì thấy chữ nguyên mẫu. Hope people know what it means.

Hừng sáng sửa

Tôi nghĩa là nên dùng từ "hiệu ứng bừng sáng" nghe thuận tai hơn là "hiệu ứng hừng sáng". Casablanca1911 03:37, 17 tháng 8 2006 (UTC)

bừng sáng nghe mạnh quá --Hai Dang Quang 16:17, 17 tháng 8 2006 (UTC)
"hừng" trong "hừng sáng" hay "hừng đông" diễn tả một cảnh có sự xuất hiện ánh sáng từ từ, cường độ tăng dần (ánh sáng tiếp tục được gia tăng). Còn "bừng sáng" có vè hơi mạnh, nhưng không mạnh bằng "rực sáng" và nó không diễn tả sự "sáng" một cách từ từ, nên nó hợp với diễn họa 3D, mình chỉ việc cung cấp thông số và hiệu ứng đạt được cho thấy rõ luôn, sự phản quang của ánh sáng tại bề mặt vật thể cho thấy rõ luôn (và nó xác định, không biến đổi nữa). Casablanca1911 23:39, 17 tháng 8 2006 (UTC)
bừng sáng gây cảm xúc nó là nguồn ánh sáng (ie. đèn, mặt trời, lửa) trong khi hiệu ứng hừng sáng chỉ miêu tả sự chiếu sáng không trực tiếp (indirect illumination), hay nói cách khác, vật thể hừng lên do phản quang từ các vật thể khác.--Hai Dang Quang 02:37, 18 tháng 8 2006 (UTC)
Cũng không hẳn theo nghĩa của bạn viếtđâu. Bạn xem nghĩa của từ "hừng sáng" tại wikt:brighten. Nếu vậy thì theo tôi, không cần phải dịch sang nghĩa như vậy, mà dịch đúng từ tiếng Anh thành "kỹ thuật tạo hiệu ứng bằng ánh sáng gián tiếp" cho đỡ hiểu nhầm. Casablanca1911

aliasing sửa

Có một số nơi dịch là:

  1. hiệu ứng răng cưa
  • 24h.com.vn - Print version
Không có gě phải chę bai, phŕn nŕn về phần đồ họa trong Still Life, ... được 3D hóa (được tích hợp sẵn chức năng khử răng cưa: Anti-Aliasing) nęn trông mịn ...
www2.24h.com.vn/news/printnews.php?news=74813 - 23k - Supplemental Result -
  • THE GIOI VI TINH - PC WORLD VIETNAM
Mặc dù biết trước kiến trúc đồ họa sẽ chuyển sang PCI Express trong tương ... của R98X256D trong trường hợp bật chế độ khử răng cưa (Anti-Aliasing - AA) 4 ...
www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine.asp?t=mzdetail&atcl_id=5F5E5C595A5B5C - 56k - Supplemental Result - Cached - Similar pages

Nhưng khi xem thêm giải thích trong phần tiếng Anh Aliasing hay ở một trang khác rất đơn giản và dễ hiểu, Anti-aliasing and Fractals thì mình lại có cảm quan nghĩa khác.

Có thể răng cưa là hiện trạng quan sát được bằng mắt, song aliasing có nghĩa là gây cảm quan không thật của vật thể, hay gây ảo giác, và nó đồng nghĩa với danh từ alias: Bí danh, biệt hiệu, tên hiệu etc.. Nghĩ như vậy có đúng không?


"anti-jaggy" mới có nghĩa là " khử răng cưa". Còn "anti-aliasing" thì là chống rung. Trong đồ họa máy tính và thị giác thì "aliasing" chỉ đến hiệu ứng "rung" của các điểm ảnh, từ đó mà gây nên "ảo giác" cho người xem. Lý do thực sự "ảo giác" của bức ảnh hay "rung" của điểm ảnh là do các "răng cưa" (trong ảnh kỹ thuật số thì là sự phân biệt rõ ràng của các điểm ảnh (pixel) đứng cạnh nhau). Do vậy, tôi nghĩ là việc dịch "anti-aliasing" là "khử răng cưa" cũng chấp nhận được. Casablanca1911


Hình anti-aliased mới là hình rung hay có ghost image ở bên cạnh, song khi nhìn từ xa, the ghost image bên cạnh lại có tác động ngược lại, không gây ảo giác nữa. Như vậy bản thân động từ aliase có nghĩa là gây cảm giác không thật, gây ngoại cảm, gây ảo giác. Có đúng không?--Hai Dang Quang 03:49, 18 tháng 8 2006 (UTC)


Phần tiếng Anh trong bài:

If a naive rendering algorithm is used, high frequencies in the image function will cause ugly aliasing to be present in the final image. Aliasing typically manifests itself as jaggies, or jagged edges on objects where the pixel grid is visible. In order to remove aliasing, all rendering algorithms (if they are to produce good-looking images) must filter the image function to remove high frequencies, a process called antialiasing.

theo như thảo luận phía trên của tôi, thì nên sửa phần dịch sang Tiếng Việt thành:

Nếu chúng ta sử dụng một thuật toán diễn họa đơn giản, ngờ nghệch, các tần số cao trong hàm của hình ảnh sẽ gây ra sự rung trong hình ảnh kết thúc. Sự "rung" này thường biểu lộ bản thân nó dưới hình thức điển hình như những "răng cưa", hoặc các đường viền răng cưa của vật thể, nơi lưới điểm ảnh nhìn thấy được. Để xóa bỏ cảm giác "rung", tất cả các thuật toán diễn họa (nếu muốn tạo ra những hình ảnh đẹp) đều cần phải thanh lọc hàm của hình ảnh để loại bỏ các tần số cao. Quá trình này được gọi là quá trình "khử răng cưa" (antialiasing).

(vì có các thuật ngữ chuyên ngành hơn). Casablanca1911 03:41, 19 tháng 8 2006 (UTC)


Theo tôi quan niệm rung (aliase) hoặc khử răng cưa chỉ là quan niệm thu được do quan sát một chiều, song không diễn tả được thực chất của vấn đề, tức là hiện tượng ngược lại của thị giác: "Ảo giác gây ra cho thị giác được chỉnh sửa bằng việc làm nhòe hình đi." (anti-aliasing).--Hai Dang Quang 12:05, 19 tháng 8 2006 (UTC)


non-perceptual sửa

Từ này có phải là:

  • phi nhận thức
  • bên ngoài sự nhận thức, hay
  • những cái người ta không cảm nhận được

không?

Trong bài có câu:

  • This (the equation) is the key academic/theoretical concept in rendering. It serves as the most abstract formal expression of the non-perceptual aspect of rendering. All more complete algorithms can be seen as solutions to particular formulations of this equation.

tạm dịch là:

  • Phương trình diễn họa là chìa khóa khái niệm lý thuyết / hàn lâm trong lĩnh vực diễn họa. Phương trình như là biểu thức chính quy trừu tượng về mặt toán học của diễn họa. Tất cả các thuật toán hoàn thiện hơn đều có thể được xem như những giải đáp đối với những biến thiên của phương trình này.

Sở dĩ mình dùng về mặt toán học vì đây là một phương trình, nó không còn là một hình thức biểu tả khái niệm của cảm nhận, hay cảm quan nữa.

Mình nghĩ thế có được không?--Hai Dang Quang 00:23, 19 tháng 8 2006 (UTC)


Tôi nghĩa là nên sửa lại một chút là :

  • Phương trình diễn họa là chìa khóa khái niệm lý thuyết / hàn lâm trong quá trình diễn họa. Phương trình có tác dụng như một biểu thức chính thức mang tính trừu tượng nhất trong khía cạnh "phi nhận thức" của quá trình diễn họa. Tất cả các thuật toán hoàn thiện hơn đều có thể được xem như những giải pháp đối với những biến thiên của phương trình này. Casablanca1911 03:54, 19 tháng 8 2006 (UTC)

2011 vấn đề từ chuyên môn và nghĩa sửa

Có lẽ nên sửa tên bài thành dựng hình đồ họa thì sẽ dễ hiểu hơn Các từ như :

  • Texture sẽ trở thành kết cấu
  • Shading dịch đúng là tô bóng

Oblivion (thảo luận) 02:27, ngày 11 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Texture không dịch là kết cấu trong bài này vì sai bản chất (trong đồ họa 3D, texture mang nghĩa thiên về nghĩa thể hiện bề mặt vật liệu hơn là "kết cấu"). Còn tên bài "Kết xuất đồ họa" là đúng rồi. Dựng hình là modeling chứ không phải rendering (kết xuất).
Tuy nhiên cách dịch anti-aliasing trong bài quá hàn lâm dẫn đến khó hiểu. Thuật ngữ này dịch như trong bài là "chống ảo giác ngoại hình" thay vì bình thường là "khử răng cưa". Khó mà nói được nguyên nhân chính đáng nào cho thấy nên giữ nguyên cách dịch cụm từ này như hiện đang có trong bài. τrue (thảo luận) 15:19, ngày 7 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Kết xuất đồ họa”.