Thảo luận:Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

(Đổi hướng từ Thảo luận:Kinh tế Trung Quốc)
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Bánh Ướt trong đề tài Chênh lệch thu nhập ngày càng tăng

Untitled sửa

Vành đai rỉ sắt Đông Bắc trong bài này và industrial Northeast rust belt trong bài en:Economy of the People's Republic of China có nghĩa là gì nhỉ?--Bình Giang 03:16, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Industrial Northeast rust belt có lẽ nên dịch là "vành đai/khu vực sản xuất/công nghiệp Đông Bắc Trung Quốc" vì rust belt nên hiểu theo nghĩa bóng, không nên dịch thẳng. Nguyễn Thanh Quang 03:38, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Nguyễn Thanh Quang.--Bình Giang 03:39, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên bài sửa

Để đồng nhất tên gọi, có nên đổi tên bài này thành "Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" không? Nguyễn Hữu Dng 01:55, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý nên đổi tên, vì nó cũng không đề cập đến nền kinh tế Trung Quốc trước năm 1949, như vậy chỉ nói về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, để bài này thành đổi hướng đến đó. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:21, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lưu ý của Bánh Ướt sửa

Bài theo phiên bản hiện nay đã được thành viên Trần Vĩnh Tân đề cử làm bài viết chọn lọc vào lúc 07:30, ngày 25 tháng 7 năm 2007. Theo tôi, bài này dài, có nhiều thông tin để tra cứu, chưa thấy lỗi chính tả, không vi phạm thái độ trung lập, thông tin có nguồn dẫn chứng nếu được chọn làm bài chọn lọc cũng đúng. Nhưng trước khi chọn nên bổ sung và sửa đổi một số điểm sau:

  1. Ghi chú: nhiều ghi chú bằng tiếng Anh trong khi đây lại là wiki tiếng Việt nó sẽ đánh đố người đọc, cần trích ghi chú nguyên gốc trong đó từng đoạn ngắn và dịch. Có thể trích đưa vào trang thảo luận này để làm bài khỏi nặng ở mục Ghi chú. Nếu sau này có thành viên nào thắc mắc về chất lượng nguồn chú thích hoặc thắc mắc cách dịch, cách hiểu nguồn chú thích, thì sẽ thuận tiện hơn cho sự trao đổi.
  2. Văn phong một số câu cần thuần Việt hơn, đại chúng hơn để bất cứ ai đọc cũng có thể hiểu như
    • GDP Trung Quốc năm 2006 là 2.680 tỷ USD.[1] GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2006 là 2.000 USD (7.600 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn của thế giới (thứ 110 trên 183 quốc gia năm 2005) nhưng đang tăng nhanh: vẫn còn thấp theo tiêu chuẩn gì của thế giới? Nhưng đang tăng nhanh là câu không thuần Việt và không nêu lên thông tin cụ thể.
    • Kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn tập trung phần lớn vào các ngành dịch vụ tiện ích nền kinh tế quốc doanh? Các doanh nghiệp nhà nước dù nhỏ nhưng vẫn hạch toán độc lập với nhau thì chịu sự chi phối của doanh nghiệp lớn thế nào?
    • Kể từ năm 1978 chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu Xô Viết sang một nền kinh tế có định hướng thị trường hơn trong khi vẫn duy trì khuôn khổ chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc: cụm từ "vẫn duy trì khuôn khổ chính trị " không thuần Việt có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và có thể bị ai đó tranh cãi thành vấn đề chính trị.
    • Các cải cách này bắt đầu từ năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.[3]: làm ơn dịch giúp chú thích số 3 để người đọc biết chuẩn nghèo tương ứng với tỷ lệ nghèo này.
    • Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập và sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất: câu này chung chung không có thông tin cụ thể "hệ thống quản lý" gì giúp tăng năng suất?
    • Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực của giai đọan từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh vai trò của các doanh nghiệp tư nhân đóng góp vào sự tăng trưởng này.: cụm từ "không phản ánh" là không phản ánh hết?
    • Từ năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã theo đuổi một chiến lược phát triển công nghiệp nặng xã hội chủ nghĩa, hay chiến lược Cú hích Lớn: nên nói thêm về Cú hích Lớn nó liên quan gì đến Đại nhảy vọt?
    • GDP bình quân đầu người vào thời điểm đó[5] tăng trưởng từ tốc độ không đáng kể vào thập niên 1960 lên 70% vào thập niên 1970: nên ghi rõ thời điểm đó là năm nào không phải ai cũng đọc được bảng ghi chú số 5, nếu được, nên từ tư liệu đó lập một bảng của Trung quốc để người đọc tiện tra cứu.
    • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã theo đuổi chính sách cải cách nông nghiệp, xóa bỏ chế độ công xã và du nhập chế độ khoán đến hộ gia đình: du nhập chế độ khoán của Việt Nam?
    • Trung Quốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính nước ngoài và nhập khẩu: không hiểu tại sao lại dựa vào nhập khẩu? Nước nào chẳng có nhập khẩu.
    • các ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp,: không hiểu.
    • Bắc Kinh đã phê chuẩn thêm những cải tổ dài hạn với mục tiêu cho các thể chế định hướng thị trường nhiều vai trò hơn đối với nền kinh tế và mục tiêu tăng cường kiểm soát hệ thống tài chính; : không hiểu thông tin này.
    • Dù Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, GDP bình quân đầu người và sự tăng trưởng GDP tuyệt đối đã bị một số quốc gia qua mặt: sự tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng GDP hay GDP đầu người?
    • Đồng thời, chính phủ đã cố gắng: (a) thu các khoản thu nhập đến hạn từ các tỉnh, các doanh nghiệp và các cá nhân; (b) làm giảm tham nhũng và các tội phạm kinh tế khác; và (c) thả nổi các doanh nghiệp quốc doanh lớn: thả nổi nghĩa là gì?
    • Trung Quốc có hơn 30 triệu nông dân: vào năm nào?
    • Người ta cho rằng nếu luật này được thông qua, nó sẽ được thi hành.[15] luật nào thông qua mà không được thi hành tại sao lại lo lắng?
    • Wal-Mart, nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 của Trung Quốc, xếp trên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
    • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thử phân tán hệ thống ngoại thương của mình và nỗ lực hội nhập với hệ thống ngoại thương thế giới
    • Mỹ là một trong những nhà cung cấp hàng đầu ở Trung Quốc về thiết bị phát điện, máy bay và phụ tùng, máy tính và máy công nghiệp, nguyên liệu thô, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp: câu này không có thông tin.

Có thể do hạn chế trình độ nhưng tôi thật tình không hiểu các câu trên vì vậy ai đó nên chỉnh lại giúp trước khi chọn bài thành bài viết chọn lọc. Cảm ơn.

Bánh Ướt 10:03, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phản hồi của Bình Giang sửa

Những lưu ý của Bánh Ướt rất xác đáng. Song cũng cần nhận thức rằng, nền kinh tế Trung Quốc thay đổi rất nhanh và có rất nhiều đặc sắc. Trong một bài trên Wikipedia, thì không giải thích tường tỏ được mọi chỗ. Giá mà hệ thống bài về kinh tế Trung Quốc phong phú, thì thông qua các liên kết trong sẽ giúp giải thích rõ hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng sửa chữa những chỗ mà Bánh Ướt lưu ý, nhưng chỉ có thể ở mức độ sơ qua. Muốn rõ hơn, độc giả phải chờ đại các bài đi kèm hoặc tìm đọc ở các phiên bản Wikipedia ngôn ngữ khác, nơi mà hệ thống bài về kinh tế Trung Quốc phong phú hơn.

Riêng hai vấn đề sau thì chúng tôi trả lời tại đây vì không tiện đưa vào bài.

  1. Kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn: Đây là hiện tượng các doanh nghiệp quốc doanh lớn có sức chi phối thị trường mà trong kinh tế học vi mô hoặc lý luận tổ chức ngành gọi là hiện tượng độc quyền. Điều này tồn tại ở mọi nền kinh tế có doanh nghiệp nhà nước dù chưa tư nhân hóa hay mới tư nhân hóa. Đồng thời, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc cơ cấu theo mô hình tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con. Dù doanh nghiệp nhỏ có hạch toán độc lập, vẫn bị công ty lớn chi phối. Cách làm này của Trung Quốc đang được Việt Nam copy.
  2. Trung Quốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính nước ngoài và nhập khẩu: Trước 1978, Trung Quốc là nền kinh tế khép kín. Tất nhiên không phải lúc đó không hề nhập khẩu chút nào. Song từ năm 1978, họ đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho sản xuất.
  3. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thử phân tán hệ thống ngoại thương của mình: Trước cải cách, hệ thống ngoại thương của Trung Quốc cũng giống như của nhiều nước xã hội chủ nghĩa là hệ thống mang tính chỉ huy. Cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu được Trung ương phân bổ thành chỉ tiêu cho các công ty quốc doanh trong ngành ngoại thương thực hiện kể cả các công ty quốc doanh thuộc quyền quản lý của địa phương. Sau đó các công ty ngoại thương phân bổ cho các doanh nghiệp khác. Từ khi cải cách, hệ thống này được xóa dần và thay vào đó là việc cho phép doanh nghiệp (không kể thành phần sở hữu gì và ngành gì) và địa phương chủ động trong lập kế hoạch ngoại thương của mình và chủ động thực hiện kế hoạch đó. Việt Nam từ đầu thập niên 1990 cũng làm giống như vậy.

Bình Giang 14:07, ngày 25 tháng 7 năm 2007

Góp ý sửa

Bài có nội dung, nếu được chọn làm bài viết chọn lọc cũng đúng, tôi không quan tâm đây là bài dịch hay không phải là bài dịch nhưng để đạt tiêu chí câu văn hay, gọn gàng thì cần phải gia công thêm, một số câu đọc còn khó hiểu, tôi không hiểu nên cũng chẳng sửa được, có câu thì hiểu nhưng chưa tìm ra cách chỉnh sửa!

  1. "Kể từ năm 1978 chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì khuôn khổ chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo": câu này sai, chính quyền chẳng có liên quan gì đến việc duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản. Cho dù có muốn thay đổi thể chế chính trị thành đa đảng chính quyền cũng chẳng có cách nào ngoài việc Quốc hội sửa hiến pháp, ngược lại, đảng Cộng sản muốn cải tổ cho phép đa đảng, dân chủ đa nguyên thì chẳng chính quyền nào dám cấm. Tôi chưa tìm ra cách sửa câu này cho mượt mà, mà vẫn giữ đúng ý chính trị giữ nguyên nhưng kinh tế cải cách.
  2. "Từ năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã theo đuổi một chiến lược phát triển công nghiệp nặng xã hội chủ nghĩa -->Nhiều ngành mới đã được tạo lập. Kinh tế tăng trưởng mạnh ". Lý do? Đây là một quan điểm ủng hộ ưu tiên công nghiệp hóa sản xuất thay thế hàng nhập khẩu cùng với chính quyền mạnh (độc tài càng tốt) miễn chính quyền đó lo cho dân. Một loạt các nước như Hàn quốc, Mã Lai, Singapore và một số nước châu Phi(Tanzania,Congo), Nam Mỹ tin rằng khi có sự bao cấp về vốn, thị trường nội địa thì các ngành công nghiệp nặng sẽ nhanh chóng phát triển ---> kinh tế phát triển mạnh. Nhưng cũng có một số nhà kinh tế không tin như vậy, các ngành công nghiệp đó chỉ ngốn vốn là giỏi, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém và họ cũng chẳng mấy tin các con số báo cáo của các chính phủ đó đưa ra. Tôi không có ý bàn đúng sai mà chỉ tò mò muốn biết kinh tế Trung quốc tăng trưởng mạnh vì Cú hích lớn do tiết giảm tiêu dùng? Vốn tích lũy và kỹ thuật ở đâu mà xây dựng công nghiệp nặng: do tiết giảm hay do Liên Xô viện trợ xây dựng vùng công nghiệp Đông Bắc? Nếu do Liên Xô thì phải kể đến chứ (nếu có thông tin, không phải hỏi móc). Trung quốc là một nước nông nghiệp mà kinh tế phát triển mạnh chắc nông dân không chết đói hàng chục triệu (30 triệu) vào thập niên 50 chứ?Nghilevuong 14:42, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Dần mỏ: trữ lượng xác nhận: 18,26 tỷ thùng (2004)- Khí thiên nhiên:sản lượng xác nhận: 2.53 ngàn tỷ m³ (2004) vừa phải thôi chứ anh bạn, sao lại gộp cả trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vô đây. Đề nghị xóa hai thông số này.
  4. Mục lao động là đầu vào của nền kinh tế cần thêm vào việc giáo dục và dạy nghề, nhiều người tin rằng do được phổ cập giáo dục và dạy nghề tốt trong thời bao cấp mà Trung quốc đã phát triển kinh tế thuận lợi hơn Ấn Độ? Nhưng hiện nay có hàng chục triệu người dân Trung quốc bị mù chữ (nghe nói lên đến 30 chục triệu không biết có đúng không?), như vậy lực lương lao động này sẽ không thể tham gia vào quá trình công nghiệp hóa và sẽ gánh chịu nhiều thiệt thòi cũng như gây ra bất ổn xã hội. Liệu việc xóa bỏ bao cấp trong giáo dục cũng như chiến lược xã hội hóa giáo dục tăng học phí lên gấp 3 lần có tác động gì đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Việc áp dụng chế độ hộ khẩu đã buộc người nông dân lao động với mức giá rẻ tạo điều kiện tăng cung lao động nặng nhọc, bẩn thỉu, độc hai giúp kinh tế Trung quốc phát triển nay đã không còn do sự chống đối của người dân. Không còn lao động rẻ tiền thì Trung quốc sẽ ra sao? Và nếu không có không phân tích chính sách hộ khẩu với tăng trưởng kinh tế Trung quốc thì sẽ là một thiếu sót. Việc sử dụng lao động nô lệ, lao đông của tù nhân cũng là một đề tài gây quan ngại cho các nước nhưng chưa được đề cập.
  5. Cơ cấu kinh tế của Trung quốc cũng chưa rõ lắm, họ đã lắp ráp gia công hơi nhiều, sản xuất hàng rẻ tiền cho thế giới dùng nên biến cả Trung quốc thành công xưởng thế giới: liệu được bao lâu? Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu quả đất là có giới hạn anh bạn Trung quốc xài nhiều và lãng phí thì thế giới này có chịu nổi không. Bất kỳ mặt hàng nào Trung quốc cần thì mặt hàng đó lập tức tăng giá từ than đến quặng sắt, dầu mỏ. Đây là một thách thức của Trung quốc không nếu nó cứ tiếp tục phát triển với tốc độ cao như hiện nay v2 nếu nó không tăng trưởng nhanh thì các bất ổn xã hội do không có điều kiện cải thiện cuộc sống của tầng lớp nghèo của Trung quốc sẽ ra sao? Thử xem tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã phát biểu rằng "ông TQ đã tính sai bài toán nên hiện nay ông rất đói dầu" thì biết các mâu thuẫn giữa các nước cần tài nguyên như Ấn, Nhật, Hoa Kỳ với Trung quốc sẽ xảy ra nếu Trung quốc không chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang hàng có hàm lượng chất xám cao cũng như có trọng lượng bé.
  6. Cũng cần liên hệ chính trị với kinh tế, bài chưa thấy nói về các mối liên hệ hết sức chặt chẽ này, không thấy vai trò của hệ thống xã hội chủ nghĩa, cách quản lý xã hội chủ nghĩa cũng như vai trò to lớn của chính sách con bài Trung quốc của Mỹ. Vai trò viện trợ của Nhật, Hàn quốc, đặc biệt là Đài Loan, Hongkong (trong bài dùng từ đầu tư nước ngoài bao gồm cả Đài Loan, Hongkong?). Đối với Trung quốc thì sự thành công của họ là nhờ đầu tư và tiêu thụ hàng hóa từ khu vực Đông Bắc Á hay Mỹ trong thập niên 80?
  7. Việc có thể biến từ đối tác sang đối thủ hoặc kẻ thù tiềm năng của Hoa Kỳ, Nhật Bản đặc biệt là Đài Loan sẽ là một thách thức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế Trung quốc?Chiến tranh với Đài Loan nổ ra thì kinh tế Trung Quốc thế nào?
  8. Là một nước đa sắc tộc, tôn giáo các mâu thuẫn lãnh thổ, chủ quyền Biển Đông Việt Nam, Biển Nhật Bản, eo biển Đài Loan, Tây Tạng ngoài ra Hồi giáo ở Trung Á có là thách thức của Trung quốc, nghe nói Trung quốc cũng đã có khủng bố Hồi giáo cho dù họ đã lập ra Nhóm Thượng Hải để ngăn trước.
  9. Việc sản xuất hàng kém chất lượng có chất độc trong thủy sản, drap trải giường, kem đánh răng thực phẩm dành cho chó mèo, dược phẩm, có dẫn đến tẩy chay hàng Trung quốc? Ông cục trưởng dược Trung quốc mới bị tử hình thì ông mới lên có đi theo vết xe đổ đó không, lỗi cá nhân hay lỗi hệ thống?
  10. Nếu cứ tăng trưởng dựa trên xuất khẩu mãi thì anh bạn Hoa Kỳ có còn chơi con bài Trung quốc nữa mà du di cho không, lý do gì mà du di, anh bạn Trung quốc nay đã mạnh quá rồi mà, việc vi phạm bản quyền bị làm căng thì có sản xuất ra hàng rẻ tiền được không?
  11. Các thách thức từ chênh lệch giữa thượng tầng kiến trúc xã hội chủ nghĩa với lực lượng sản xuất tư nhân sẽ được giải quyết ra sao? Có gây đổ vỡ nền kinh tế hay kìm hãm phát triển kinh tế hay không? Mâu thuẫn này có đáng kể hay không?
  12. Các mâu thuẫn giữa nông dân mất đất do công nghiệp hóa, bị bần cùng không được hưởng thành quả của cải cách sẽ được giải quyết ra sao?
  13. Thách thức vấn đề dân số và dư con trai sẽ giải quyết thế nào? Hơn 50 chục triệu đàn ông không vợ gây chiến cướp vợ người ta? Thế hệ con một có chịu lao động cực khổ và tiết kiệm tiêu dùng?
  14. Vấn đề môi trường và tai nạn lao động tăng nhanh cũng chưa được nhắc đến, hàng loạt tai nạn hầm mỏ, tai nạn nhà máy hóa chất đều do tăng trưởng không đếm xỉa đến con người và môi trường và nó cũng đã gây ảnh hưởng đến các nước chung quanh thậm chí khói bụi nhà máy Trung quốc bay tới tận Bắc Mỹ. Việc xây dựng một loạt con đập trên sông Mekong để có tổng sản lượng điện gần bằng nửa nhà máy điện Tam Hiệp(không biết có đúng không) đã làm môi trường hạ lưu các nước Thái, Lào, Campuchia và Việt Nam bị ảnh hưởng, mặc dù bị phản đối họ vẫn không chịu thông báo số liệu thủy văn dòng sông này cho các nước vùng hạ lưu sông Mekong, chơi kỳ vậy tất sẽ có mâu thuẫn trong tương lai khi các nước vùng hạ lưu sông Mekong mạnh lên, đó cũng là thách thức? Còn các nước khác thì sao có cho phép Trung quốc đốt than mù trời mãi được không hay họ sẽ tìm cách ngăn cản?
  15. Vì đây là bài viết về nền kinh tế đề nghị nên có thêm mục hệ thống tài chính và doanh nghiệp nhà nước(nếu có nguồn chứng đáng tin cậy), chẳng hạn nhiều người cho rằng bức tranh kinh tế Trung quốc chẳng toàn màu hồng khi nhìn vào hệ thống tài chính và hệ thống doanh nghiệp nhà nước thì sao?
  • Mục hệ thống tài chính
    • Quy mô: tổng tài sản tài chính 3.100 tỷ USD vào năm 2002 trong đó tài sản ngân hàng chiếm 77%, cổ phiếu 15 %, trái phiếu chính phủ 8%, trái phiếu công ty <1% bằng 244% (so với Hoa Kỳ là 236% nhưng tài sản ngân hàng chỉ 26%, cổ phiếu 45%, trái phiếu chính phủ 18%, trái phiếu công ty 11%) như vậy cần kể đến vai trò hệ thống ngân hàng Trung quốc vì nó là trung tâm của hệ thống tài chính nước này và nếu nó xảy ra khủng hoảng thì hệ thống tài chính Trung quốc ôi thôi.
    • Hệ thống ngân hàng nói chung hết sức quan trọng đối với các nền kinh tế, ngoài ra sự phát triển kinh tế có tương quan rõ ràng với sự phát triển hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 01/12/1948 vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền vừa cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Đến năm 1983 nó hoạt động như một ngân hàng trung ương. Sau đó 4 ngân hàng chuyên doanh lớn chuyển thành 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Trung quốc là Ngân hàng Trung quốc (Bank of China - BOC), Ngân hàng xây dựng Trung quốc thành thành lập 1983 (Construction China Bank- CCB), Ngân hàng Nông nghiệp Trung quốc thành lập 1979(Agriculture Bank of China – ABC), Ngân hàng Công thương Trung quốc thành lập 1984 (Industrial and Commercial Bank of China – ICBC) (chiếm 59% tổng tài sản ngân hàng!!! So với 36.611 tổ chức ngân hàng, hợp tác xã tín dụng nông thôn phục vụ cho 25.000 hương trấn chỉ chiếm có 10% thì 4 ông bự này quá to và 4 ông này có bề gì thì chỉ có mà tiêu cả đám). Việc chính quyền Trung quốc cũng chỉ định tín dụng y như Việt Nam, ông chủ tịch huyện bảo lãnh tín dụng cho công trình địa phương (ôi trời!) hoặc chỉ định tín dụng cho các công trình tượng đài hoành tráng hoặc các công trình chính sách đã làm cho hệ thống ngân hàng gặp nhiều rủi ro tín dụng. Hệ thống tài chính của Trung quốc đã có nhiều thay đổi nhưng đến nay vẫn dựa quá nhiều vào hệ thống ngân hàng (80%) do nhà nước chi phối với rất nhiều nhược điểm. Năm 1998 đã chi 5 tỷ USD để lập 4 công ty Quản lý tài sản (mỗi công ty phụ trách một ngân hàng) với nhiệm vụ xử lý nợ xấu cho 4 ông bự thương mại quốc doanh nhưng kết quả không mấy khả quan, các công ty này đã tiếp nhận 169 tỷ USD nợ khó đòi từ các ông bự, vào cuối năm 2003 xử lý được 61,5 tỷ USD nợ khó đòi và thu hồi 12 tỷ USD luỹ kế bằng tiền mặt (tỷ lệ thu hồi chỉ có 20%) nhưng mặc cho Chính phủ hà hơi tiếp sức, sau khi chuyển giao các khoảng nợ xấu thì nợ xấu của của các nhân hàng Trung quốc vẫn còn 480 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng và 36% GDP mà nguyên nhân là do đã tập trung nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước nào làm ăn cũng thiếu hiệu quả) song việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước lại liên quan đến "bát cơm sắt" và ổn định chính trị (lưu ý con số 470tỷ USD hoặc 480 tỷ USD nợ xấu này đã được tăng lên do ước lượng phi chính thức đến 40% vì theo nguồn tin chính thức của nhà nước 4 ông bự có tỷ lệ nợ khó đòi là 21,4% tương ứng với chỉ 253 tỷ USD mà thôi). Mặc dù vào năm1995 Trung quốc cho ra 2 bộ luật Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và Luật Ngân hàng Thương mại Trung Hoa xác nhận vai trò ngân hàng Trung ương của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và giao cho ngân hàng này trách nhiệm giám sát và điều tiết hệ thống ngân hàng và giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các ngân hàng thương mại, cũng như đến năm 2003 Trung quốc đã tách chức năng giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa để thành lập Ủy ban giám sát ngân hàng Trung quốc và đến năm 2004 đã có một ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hoá nhưng vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu của Trung quốc vẫn là vấn đề nan giải và là quả bom tấn cho khủng hoảng kinh tế của Trung quốc nếu không giải quyết được: kết luận phần thách thức nên bổ sung nguyên nhân này (tất nhiên là cần phải đi kèm nguồn dẫn đáng tin cậy).
  • Mục doanh nghiệp nhà nước: đến cuối năm 2001 Trung quốc vẫn còn 174.000 doanh nghiệp nhà nước với tổng tài sản khoảng 2.032USD, tổng nợ 1.186USD, vốn chủ sở hữu 749 tỷ USD. Như vậy nợ gấp rưởi vốn!!!!(tài sản xã hội chủ nghĩa bị âm ôi trời!). Trong đó có 51,2 doanh nghiệp thua lỗ. Tổng dư nợ của các doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại chiếm đế 75 % 92004). Nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc doanh Trung quốc chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước (y hệt Việt Nam, Quốc hội mới kiểm toán cho thấy doanh nghiệp nhà nước cũng lỗ quá trời). Bức tranh kinh tế Trung quốc không chỉ toàn màu hồng. Hy vọng Bình Giang hoặc ai đó bổ sung thêm thì bài sẽ có thêm một gam màu mới.Nghilevuong 06:33, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phản hồi sửa

Kinh tế tăng trưởng mạnh có thể nhờ vào nhiều nhân tố. Muốn biết đó gồm những nhân tố nào và đâu là nhân tố đóng góp nhiều cho tăng trưởng thì phải dùng thủ pháp phân tích kinh tế lượng mới tìm ra được. Có lẽ cần tìm một empirical research về vấn đề này. Còn dùng kiểu đoán mò dựa vào lý luận, thì tăng trưởng nhanh thời đó có thể nhờ đầu tư ồ ạt, lao động rồi rào và còn có thể cả áp dụng khoa học kỹ thuật nữa. Vốn của Trung Quốc thời đó có phần viện trợ của Liên Xô không thì không rõ, nhưng có thể có nhờ vào chính sách "thắt lưng buộc bụng" (cái này em đoán mò qua xem mấy cái phim Trung Quốc thôi), hay theo cách nói của bác Nghilevuong là tiết giảm. Còn kinh tế tăng trưởng mạnh mà dân bị ép thắt lưng buộc bụng, rồi do hệ thống phân phối không tốt, hoặc do cơ cấu kinh tế lệch lạc (phát triển công nghiệp nặng mà không chú trọng nông nghiệp kiểu như Việt Nam trước đây) thì dân cũng có thể chết nhiều.--Bình Giang 15:23, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Danh sách các gợi ý của bác Nghilevuong làm chúng em gần té xỉu  . Bổ sung được ngần đấy thông tin thì quả là rất tốt, song khi đó bài này phải chuyển thành Wikibook mất.--Bình Giang 08:37, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Là một có nguồn gốc chủ yếu từ phiên bản wiki khác, bài này có các ưu điểm về nội dung phong phú, thông tin có nguồn kiểm chứng, có vẻ trung lập, song nó lại mang nhược điểm cố hữu của một bài dịch.
Một bài dịch thông thường có các nhược điểm sau: câu văn không suông, có thể có lỗi chính tả, có nhiều danh từ, khái niệm lạ với người Việt. Đó là các lỗi dễ khắc phục.
Nó còn có thể bị lỗi lừa dối của thông tin có kiềm chứng. Bài viết nguyên gốc có thể chứa hàng loạt thông tin có kiểm chứng nhưng cùng một quan điểm, dẫn đến vi phạm thái độ trung lập mà người dịch không thể biết do không tiếp cận và hiểu được nguyên gốc nguồn tham khảo hoặc không có nguồn có chứa quan điểm nhiều chiều khác hoặc không hiểu được quan điểm chính trị của nguồn chú thích hoặc đơn giản người dịch chỉ rành ngoại ngữ mà chỉ biết hạn chế về chuyên ngành, vấn đề mà mình chọn dịch (đây là điều mà một bài do nhiều người chủ động tạo ra không mắc phải, họ thường nắm vững điều mà họ định thêm vào). Khi gặp phải một nhóm bạn nào đó tham gia thảo luận, sửa đổi thì cộng đồng lúng túng trong việc giải thích bài và mất nhiều thời gian của các thành viên quan tâm bảo vệ bài, vì đó đã là bài chọn lọc.
Bài có vẻ tươi tắn và nhiều màu hồng càng làm cho nhiều người quan tâm thắc mắc. Vì đây là mô hình mà Việt Nam từng học tập trong quá khứ cũng như tham khảo trong hiện tại nên việc nhiều người biết về nó cũng như muốn tìm hiểu, thắc mắc là đương nhiên.
Ngoài ra các nhóm bạn Hoàng Sa, Bản Giốc, Trường Sa rất là rành các Khựa, họ sẽ hỏi Bình Giang hơi nhiều, sửa đổi hơi nhiều. Cần chuẩn bị tinh thần sẵn đi, đừng có "té xỉu" nhé.Nghilevuong 12:04, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Câu hỏi sửa

"Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ năm 2040 để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.[27]" Chú thích là:John Bryan Starr. Hiểu Trung Quốc: Một tài liệu hướng dẫn tìm hiểu Nền kinh tế Trung Quốc, Lịch sử và Cấu trúc chính trị.

Chú thích này cho thấy dự báo này là có cơ sở nào đó, tiếc là chúng ta chưa có quy chuẩn chú thích rõ ràng. Chú thích phải có đủ vào theo tuần tự nào đó như: Tác giả,Tên sách, Nhà xuất bản, Năm xuất bản, trang chứa chú thích. Mà cho dù có chú thích kỹ thì tôi cũng không mượn và không đọc được cuốn sách đó. Chú thích nghĩa là khêu, móc, trích một miếng nhỏ, một điểm nhỏ ra và làm rõ nó, cởi bỏ vưóng mắc cho người đọc hiểu. Chú thích này chưa đạt tiêu chí giúp người đọc hiểu thêm cái gì cả. Chẳng hạn người đọc sẽ tò mò là John Bryan Starr là ai, đang nói về cái gì và nói như thế nào, căn cứ vào đâu để dự báo kinh tế Trung quốc. Nếu căn cứ kết quả các năm vừa qua, rồi cho rằng Trung quốc sẽ tăng trưởng GDP đều đều hàng năm là 10% trong khi cho GDP Mỹ chỉ tăng tối đa là 2% đến 3% để kết luận là Trung quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2040? Như vậy là theo thuyết các nền kinh tế sẽ hội tụ, các nước rồi sẽ bắt kịp lẫn nhau, nước nghèo sẽ hết nghèo vì ai mà chẳng biết một nước nghèo sẽ dễ dàng có tốc độ phát triển nhanh lúc đầu. Nó có mâu thuẫn với "Cái bẫy thu nhập trung bình" tức một số nước sau khi tăng tốc lên các nước thu nhập trung bình rồi cứ ì ạch mãi ở đó không thành nước phát triển? Hoặc là ông John Bryan Starr này có đặt điều kiện gì khi dự báo hay không, chẳng hạn Trung quốc có cải cách chính trị. Vì một số nhà kinh tế thường cho rằng một nền kinh tế không thể phát triển ổn định và bền vững nếu không có dân chủ? Tóm lại ông ta dựa vào tiên đề gì để dự báo chuyện 30 năm sau, nếu chỉ trích ngắt quãng thì khó hiểu lắm.Nghilevuong 14:18, ngày 1 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Do, Tại, Vì, Bởi, Bị, Tuy nhiên, Nhưng mà sửa

Một bài chọn lọc cần chú ý các từ trên. Một sự kiện cần có các từ trên để hiểu "Nguyên nhân - Kết quả" nhưng … cũng cần chú ý rằng sự lý giải đó theo quan điểm nào?

Người ta đã quá quen: "Sau 3 tháng điều tra, nghiên cứu,cơ quan chức năng đã có kết luận rừng bị cháy do... lửa, đường bị ngập do ... trời mưa, đường tắt do... nhiều xe máy" hoặc:

"Mất mùa bởi tại ... thiên tai, Được mùa bởi tại ... thiên tài Đảng ta."

Hãy xem các câu sau trong bài lý giải các "nguyên nhân gây ra kết quả" theo quan điểm nào nhé. Rồi xem qua một vài quan điểm khác, phản biện khác, đó là lý do để tôi thêm bảng "Cần chú thích" vào bài.

  • "Tuy nhiên[cần chú thích], trong khoảng giữa thập niên 1950 (năm 1957), những chính sách đầy tham vọng của Mao Trạch Đông về đại nhảy vọt nhằm tập trung hóa sản xuất tại các vùng nông thôn, sự chấm dứt viện trợ tái thiết và phát triển từ phía Liên Xô, sự thô sơ của hệ thống quản lý sản xuất, sự tàn phá của thiên tai đã khiến nền kinh tế lâm vào nguy ngập, nạn đói. Hậu quả là trên 20 -30 triệu người đã chết vì những nguyên nhân phi tự nhiên.[cần chú thích]":
    • Lão Tử, một nhà hiền triết quan tâm đến chính trị giải thích nguyên nhân gây ra nạn đói khác hẵn: Thiên hạ càng có nhiều lệnh cấm thì nước càng nghèo (vì làm thì sợ mắc tội này tội khác); Đừng bó buộc đời sống của dân (để cho dân an cư), đừng áp bức cách sinh nhai của dân.. Dân sỡ dĩ đói là vì nhà cầm quyền thu thuế nặng quá cho nên dân đói. Dân sỡ dĩ khó trị là vì nhà cầm quyền dùng chính lệnh phiền hà, cho nên dân khó trị. Dân sỡ dĩ coi thường sự chết là vì nhà cầm quyền tự phụng dưỡng quá hậu, cho nên dân coi thường sự chết. xem [Đạo Đức Kinh], hoặc,
    • Phản biện sau: Nhà lãnh đạo nhiều nước cũng có tham vọng về hiện đại hóa, công nghiệp hóa, nhiều nước cũng chẳng có viện trợ của Liên Xô, nhiều nước và ngay Trung Hoa cổ xưa cũng chẳng có hệ thống quản lý sản xuất tân tiến hơn CHNDTH, thiên tai nước nào cũng có, Đài Loan, Nhật Bản ngoài bão dữ đội hàng năm còn có cả động đất, mật độ dân số còn cao hơn cả đaị lục, đất nông nghiệp nhỏ bé hơn cả đại lục, mà nền kinh tế đâu bị nguy ngập. Năm nào đó Đài Loan có thể có mất mùa, nhưng đâu có đói và chết đói?. Hãy xem nước nào có hòa bình mà chết đói khi mất mùa, và cho biết lý do? Cách giải thích này của bài về nạn đói ghê gớm làm chết một lượng dân gần gấp đôi dân số Việt Nam lúc đó quá vô cảm. Cần có chú thích để người đọc biết được đây là quan điểm của ai, cũng như để có thể thêm vào quan điểm khác, cách lý giải khác.
  • "Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.[3] Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp": trước đó không có mục tiêu giảm nghèo(!?) nên chính phủ không chuyển đổi chế độ hợp tác xã sang khoán hộ?
  • "Dù các thành tựu của diễn đàn được hai bên coi là khả quan, Trung Quốc luôn cho rằng chương trình của Mỹ là thiếu yếu tố viện trợ nước ngoài so với các chương trình của Nhật Bản và nhiều quốc gia Liên minh châu Âu có mức viện trợ hào phóng": thông tin này liên quan gì đến bài, xin xỏ viện trợ hay phân bì tỵ nạnh? Tôi cho rằng cụm từ " dù ... nhưng " liên kết ngầm ý chê bai Mỹ.
  • "Lý do giải thích điều này chủ yếu là do lực lượng lao động của Trung Quốc lớn, việc kiềm chế lạm phát và do Trung Quốc từ chối tăng giá trị đồng Nhân dân tệ của mình mà việc này nếu thực hiện thì sẽ dẫn đến một sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn về mặt thống kê nhưng có thể hy sinh một số nhân tố ổn định tăng trưởng": tôi không hiểu đoạn này đang muốn giải thích, biện minh cho điều gì?
  • "Tuy Mỹ là một trong những nhà cung cấp hàng đầu ở Trung Quốc về thiết bị phát điện, máy bay và phụ tùng, máy tính và máy công nghiệp, nguyên liệu thô, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp nhưng các nhà xuất khẩu Mỹ vẫn tiếp tục quan ngại về quyền tiếp cận thị trường công bằng do các chính sách thương mại hạn chế hàng xuất khẩu Mỹ của Trung Quốc": muốn nói Mỹ tham lam, đã xuất khẩu nhiều mà còn đòi hỏi nọ kia? Thế ai xuất siêu? Tôi cho rằng căp từ quan hệ Tuy... nhưng này cần bỏ, chỉ cần thông tin các nhà xuất khẩu Mỹ quan ngaị là đủ.

Hy vọng rằng qua phân tích của tôi, nhiều người đồng tình, và, chúng ta sẽ thống nhất hoặc thêm vào quan điểm giải thích khác khi lý giải một sự kiện, hoặc, bỏ lời giải thích, liên kết ngầm, biện minh thiên vị lộ liễu mà chỉ nêu sự kiện, thông tin, nhất là trong một bài chọn lọc.Nghilevuong 14:06, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguy cơ khủng hoảng kinh tế sửa

Thời báo kinh tế Việt Nam vừa đưa tin nguy cơ khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc ngày 2 tháng 8 năm 2007 với tựa đề Trung Quốc trước nguy cơ khủng hoảng tài chính?

  • Nhiều dự báo cho rằng Trung Quốc có thể sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính, giống như Nhật trong những năm đầu thập kỷ 1990, khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ.
  • Theo các nhà phân tích, tác nhân có khả năng gây khủng hoảng là việc các khoản nợ xấu đang ngày càng thêm chồng chất, trong khi hệ thống ngân hàng Trung Quốc lại chưa mạnh. Các ngân hàng này đã cho vay hàng tỉ USD Mỹ để xây dựng trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và chung cư.
  • Nợ xấu thực tế cao
    • Theo các số liệu chính thức, nợ xấu chỉ chiếm 7% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng Trung Quốc trong quí 1/2007, giảm từ 40-50% so với cùng kỳ vài năm trước.
    • Tuy nhiên, số liệu chính thức trên không bao gồm các khoản cho vay gọi là “cần lưu tâm đặc biệt” (sắp trở thành nợ quá hạn). Theo ước tính của các nhà quan sát, nếu cộng cả số nợ xấu đã được xóa, tổng số cho vay có vấn đề có thể cao gấp ba lần con số công bố. Một nhà phân tích kinh tế độc lập ở Thượng Hải cho biết: “Các ngân hàng cho vay dựa trên thế chấp mà giá trị của tài sản thế chấp lại được thổi phồng lên, không đúng với giá trị thực”.
  • Đối với trường hợp của Trung Quốc, có thể nói rằng mọi điều kiện dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đều đã xuất hiện, và chỉ cần có một cú sốc tiêu cực là xong

Hoặc bài Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

  • Theo AP, từ ngày 15/8, Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%, lên 12% đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa thông báo như vậy. Đây là lần thứ 6 Trung Quốc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế khả năng thanh khoản thái quá của Trung Quốc Tuy nhiên biện pháp này được đánh giá là không có hiệu quả.

Tình hình nợ xấu của Việt Nam, tăng mua ngoại tệ dự trữ, thị trường chứng khoán phát triển nóng cũng như biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc giống hệt như Trung Quốc, có lẽ Việt Nam học của Trung Quốc. Nhưng bị các chuyên gia kinh tế đánh giá giống hệt kinh tế bong bóng Nhật thập kỷ 1990 thì quả là rất nghiêm trọng: theo tôi, đây là thách thức quan trọng mà bài cần bổ sung, với lại dẫn chứng cũng đáng tin cậy.Bánh Ướt 02:17, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thời điểm quyết định sửa

Xem bàiTrung Quốc tranh luận trước đại hội 17 31 Tháng 7 2007 - Cập nhật 13h32 GMTta thấy có nhiều quan ngại từ các quan chức, cựu quan chức, học giả Trung Quốc như:

Nhận định tình hình bức thiết hiện nay là giống nhau:

  • "Điểm duy nhất hai phái cấp tiến và bảo thủ đồng ý với nhau là tình hình Trung Quốc hiện ở thời điểm hết sức nghiêm trọng."
  • "Phe cấp tiến đòi dân chủ để giải quyết tình hình, nếu không đảng CSTQ sẽ "sụp đổ̉ như đảng Cộng sản Nga hay chính phủ Tưởng Giới Thạch năn 1949. ""
  • "Còn phe bảo thủ thì cảnh báo nếu tiếp tục con đường tư bản chủ nghĩa, Trung Quốc "sẽ sinh ra một Boris Yeltsin và đưa đảng tới chỗ tan rã.""

Nhưng lại khác nhau quan điểm về nguyên nhân tham nhũng và bất công xã hội gay gắt tại Trung Quốc

  • ""Vấn đề tranh cãi trước Đại hội 17 là dân chủ sẽ được hiểu và thực hiện như thế nào."
  • Phe cấp tiến nói việc đảng nắm trọn quyền và sự thiếu vắng cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực một cách độc lập đang đưa Trung Quốc vào vòng hỗn loạn."
  • "Phe bảo thủ thì đổ lỗi cho con đường tư bản chủ nghĩa và sự bất công xã hội quá mức."

Khác quan điểm về vấn đề cần thiết và cách hiểu thế nào là dân chủ:

  • "Khi đó, ông Hồ đã trả lời báo chí rằng "Với Trung Quốc, nếu không có dân chủ thì cũng sẽ không có hiện đại hóa.""
  • "Trong bài đó, ông Đỗ Đạo Chính khẳng định luận điểm rằng “Dân chủ là xu hướng toàn cầu không thể cưỡng lại” và Trung Quốc với hơn ba thập niên chuyển đổi kinh tế ở tầm vóc chưa từng có trong hàng nghìn năm lịch sử, phải cải tổ thể chế để tồn tại và phát triển. "

Đọc bài này Trung Quốc tranh luận trước đại hội 17 31 Tháng 7 2007 sẽ thấy có một cách đánh giá không mấy lạc quan về tình hình kinh tế hiện nay ở Trung Quốc, không bàn đúng sai, nó cũng đưa ra một lối nhìn khác.Nghilevuong 14:48, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đặc điểm ưu việt sửa

Trong bài, ở mục Lao động được mở đầu bằng câu: "Một trong những đặc điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc trước đây là sự hứa hẹn mang lại công ăn việc làm cho tất cả những ai có khả năng và có nguyện vọng làm việc, và sự đảm bảo việc làm là trọn đời."

  1. Đặc điểm này là nét chung của lý tưởng cộng sản mà các nước xã hội chủ nghĩa hướng tới, đâu chỉ riêng một nước Trung Quốc mà dùng từ đặc điểm?
  2. Đặc điểm là tồn tại thực của nền kinh tế, đâu phải là sự hứa hẹn. Chỉ có chính trị mới có thể hứa hẹn: " Sống bằng tiềm năng, ăn bằng triển vọng".
  3. Nếu quả thật nền kinh tế Trung Quốc cũ, trước cải cách của Đặng, có khả năng mang lại công ăn việc làm trọn đời cho hơn 600 triệu lao động Trung Quốc có nguyện vọng làm việc thì đó là hạnh phúc vô biên cho nhân dân Trung Hoa. Một đặc điểm của người Hoa là dù già hay trẻ, còn ra đường được là phải đem cái gì đó ăn được về nhà vào mỗi buổi chiều. Họ rất yêu lao động và sợ đói. Việc cải cách của Đặng và đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ giúp một bộ phận dân khá lên trong khi tạo ra một lượng thất nghiệp lớn phải được đánh giá thế nào? Tội ác?
  4. "Sự đảm bảo việc làm là trọn đời" cho toàn dân? Tức đồng nghĩa với việc trọn đời phải ở một chỗ. Trời sinh ra ở nông thôn là phải trọn đời làm nông dân, con cháu cũng phải làm nông dân suốt đời, suốt kiếp? Trong khi hồi đó nhà máy đâu có liên tục xây dựng, thành phố đâu có mở rộng vô hạn vì nguồn lực còn hạn chế. Vậy nền kinh tế Trung Quốc trước cải cách "hứa hẹn" với giai cấp nông dân Trung Quốc những gì? Thực tế không phải cuộc sống an nhàn, dư dật ở nông thôn của Trung Quốc có khả năng giữ chân người nông dân và con cháu họ, họ đâu muốn suốt đời dính chặt vào nông nghiệp. Chỉ có chính sách hộ khẩu của chính quyền mới ràng buộc phần nào nông dân Trung Quốc cam chịu làm ruộng suốt đời. Họ có việc làm thật không? Một năm họ làm việc được mấy ngày, đây cũng chỉ là một dạng thất nghiệp trá hình mà thôi, nói nhẹ hơn là thất nghiệp bán thời gian.
  5. Với nền công nghiệp quốc doanh xã hội chủ nghĩa yếu ớt, mập bệu, cho dù đã nhồi nhét không biết bao nhiêu con cháu cán bộ vẫn không thể giải quyết được nhu cầu việc làm của nhân dân. Công nghiệp quốc doanh chiếm đến 90% nguồn lực tài chính quốc gia, nguồn tài nguyên trong nước và vật tư nhập khẩu nhưng chỉ có khả năng giải quyết 10% nhu cầu việc làm. Ai có thể xin vào làm trong công ty quốc doanh? "Những người có khả năng và nguyện vọng"? Khôi hài thật. Trong đó có bao nhiêu là con em của nông dân Trung Quốc?

Cần chú thích cho câu này. Để xin vào một chân công nhân rải đá làm đường (công nhân giao thông trước đây) thì tốn bao nhiêu nhỉ? Xin cho con được quân nhân chuyên nghiệp lái xe lu, cha mẹ chỉ cạy cục nói suông nước bọt? Bánh Ướt 02:34, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hàng Tàu sửa

Hàng Trung Quốc còn được gọi người Việt là hàng Tàu với ý nhiều, rẻ, mẫu mã bắt mắt nhưng chất lượng thấp, độc hại, nguy hại (về mặt giáo dục). Đối với thế giới thì cũng vậy thôi. Từ Mỹ cho tới Âu, kể cả các nước đang phát triển cũng chê hàng Trung Quốc và cấm nhập Indonesia cấm nhập mỹ phẩm, kẹo Trung Quốc Thứ Tư, 08/08/2007,01:28 (GMT+7), đủ thứ mặt hàng từ dược phẩm, văn hóa phẩm, đồ chơi súng đạn, thuốc kích dục, bạc giả, thức ăn cho chó mèo, drap trải giường, kem đánh răng, thuỷ sản, kim chi, dưa cải muối. Cứ xùy tiền ra là bỏ qua chất lượng, không khác Việt Nam trong vụ nước tương ung thư, nước mắm urê họ còn cho dân ăn cả bánh bao có nhân giấy carton nữa. Văn hóa làm ăn chụp giựt bất nhân + Pháp luật bôi trơn + Cấm tự do báo chí + Xử án bỏ túi, xử án chỉ định = Hàng dỏm tràn lan. Kết quả = Siêu cường năm 2040?Nghilevuong 04:22, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chênh lệch thu nhập ngày càng tăng sửa

"Trong vòng một thế hệ mà Trung Quốc đã thay đổi từ một trong những quốc gia công bằng nhất trên thế giới - với hệ số Gini là 0.33 năm 1980 – sang một quốc gia thiếu công bằng nhất với hệ số Gini là 0.45 năm 2004 (theoRu Xin, Lu Xueyi và Li Peilin, Nghiên cứu và dự báo phát triển xã hội, 2005)" xem [1]

Hệ số Gini 0,45 phản ánh nông dân Trung Quốc ngày càng khó có cơ may thay đổi đời sống cho kịp dân thành thị? Họ có chịu đựng bất công mãi không? Bánh Ướt 03:12, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.