Thảo luận:Người Thái (Việt Nam)

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Thái Việt Nam trong đề tài Cần chỉnh sửa lại Tôn Giáo

Là một? sửa

Bài viết Người Thái có liên kết từ:

Vậy phải chăng hai dân tộc này là một? Trình Thế Vân 12:28, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi biết thì có nhiều người Thái tại Thái Lan hiểu được ngôn ngữ của người Thái tại Việt Nam. Mekong Bluesman 19:55, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vâng, nhưng nếu liên kết người Thái trong bài Thái Lan lại dẫn đến bài này thì e rằng nhiều người Thái ở Thái Lan sau khi đọc và hiểu sẽ kêu la lên cho mà coi. Trình Thế Vân 02:25, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vậy thì tôi nghĩ phải đổi tên bài này thành Người Thái (Việt Nam). Mekong Bluesman 05:25, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguyên văn: Người Thái còn được gọi là người Tày?. Lê Thy 07:31, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Người Thái và người Tày-Nùng đều thuộc nhóm Bách Việt cổ, theo tôi đọc ở đâu đó thì người ta cho rằng người Thái không phải gốc bản địa Vân Nam, mà là người Choang (tức Tày , Nùng) di cư từ Quảng Tây sang để tránh áp lực quân sự từ người Hán, rồi phát triển thành người Thái. Tôi không rõ người Thái tự gọi họ là gì, còn người Việt chắc không nhầm người Thái thành người Tày. Nhưng xem cách phiên âm sang tiếng Anh, Tais, thì không loại trừ khả năng hai tên này có cùng nguồn gốc.132.170.54.189 17:56, ngày 1 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Người Thái và Tày-Nùng có chung nguồn gốc xa xưa. Người Thái tự gọi mìng là Tay (hoặc Thay), phương Tây ghi là Tai hoặc Thai nên người Việt gọi họ là Thái.

Người Thái Đen phát âm từ chỉ dân tộc mình là "tay", Thái Lan: "thay" Chungca 09:09, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý Người Thái và Người Tày có chung nguồn gốc . Nhưng định nghĩa Người Thái còn được gọi là người Tày là không đúng. Lê Thy 09:55, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC) người thái tự xưng Mình là (kun tay) hoặc là phủ tay chựa tay và người tày cũng tự xưng mình là kun tay hoặc kợn tay. Còn điều nghịch lý ở đây là người kinh lại gọi họ thành hai dân tộc. Khiến cho người thái ở Hòa BÌNH bức súc. Vì họ cũng gọi mình là kun tay nhưng lại bị phiên âm thành người Tày. Trang phục áo cỏm áo dài của phụ nữ Tày rất rống áo dài (xửa lông) của người thái trắng. Còn về người nùng họ ăn mặc gần như là trang phục của người Giáy, người Lự (Lào) còn người Cống lại ăn mặc rất giống Thái đỏ ở Lào. Người Thái đen ở Điện Biên sơn La thì bị gọi là người khơ mú. Theo ý kiến của tôi thì. Nếu muốn xác định tên của dân tộc nào đấy. Thì phải hỏi họ bằng tiếng của họ rồi mới đem ra so sánh và gọi tên họ. Chứ tôi thấy, ở vn chúng ta về việc định nghĩa dân tộc còn chưa đâu vào đầu. Mà lại gọi họ bằng cái tên vốn dĩ không phải là của họ thì nó sẽ không có tầm nhìn về mỹ quan với Quốc Gia và Thế GiớiTrả lời
Thấy không đúng thì sửa giúp, hỡi những người lười biếng. Lưu Ly
Cẩn thận tý, xem có ai phản đối không ấy mà. Lê Thy 10:38, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi là người Thái Đen Sơn La. Qua tiếp xúc, tôi thấy cách gọi tên dân tộc của người Thái Đen và người Tày giống nhau (Tay) chỉ là người Tày phát âm từ " Tay" có phần nhẹ hơn. Ngôn ngữ tiếng nói rất giống nhau, là người Thái Đen mà tôi nghe tiếng Tay còn dễ hơn nghe tiếng Thái Trắng. Tôi nghĩ rằng người Thái và người Tày có chung nguồn gốc, rất có thể người Tày là 1 trong 5 tộc người Thái. thảo luận quên ký tên này là của Loo Căm Tuyên (thảo luận • đóng góp). Các bạn chỉ nói đến người Thái Đen - Thái Trắng di cư từ Vân Nam Trung Quốc vào Việt Nam, rồi Lào, Thái Lan, Mi-An-ma Asam (Ấn độ)... Đó là theo sách của GS. Cầm Trọng và một số đồng nghiệp. Tuy nhiên, theo cuốn sử Thái là "Quám Tô Mương" thì khi người Thái Đen di cư vào Mường Lò thì ở đó đã có người Thái bản địa rồi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hùng Vương, An Dương Vương cũng là người Thái cổ, thế thì tại sao lại không có người Thái bản địa nhỉ? Tiếng Việt cổ (thời Văn Minh Đông Sơn)được hình thành do quá trình tiếp xúc và tiếp thu ngôn ngữ Tày - Thái cổ và Môn-Khơme cổ, dấu ấn cho đến ngày nay đó là Thanh điệu và một lượng lớn từ vựng ngôn ngữ Tày - Thái, do đó thời cổ đại đã có người Thái rồi. Mà Hùng Vương lại được cho là có nguồn gốc từ vùng Nghệ An,nhóm này di cư ra phía Bắc và định cư xung quanh Phú Thọ. Nói như thế để thấy địa bàn định cư người Thái rất rộng, có người bản địa, có người nhập cư (từ Vân Nam - Trung Quốc).

Ý kiến của Chungca sửa

Tôi là người Thái ở Sơn La xin tham gia thảo luận về lịch sử người Thái như sau: - Trong cuốn sách cổ "Quam tô mương" (kể chuyện mường) của người Thái. Tạo Xuông, tạo Ngần dẫn người Thái di cư từ Vân Nam - Trung Quốc xuống Mường Lò (Văn Chấn - Nghĩa Lộ), sau đó ông trở lại đất tổ. Để lại cho con trai là Tạo Lò làm thủ lĩnh vùng đất mới. Con trai út Tạo Lò là Lạng Chượng đã đem quân đi mở mang bờ cõi qua Mường Chiến, đến Mường La, lên Mường Muổi thì bị thủ lĩnh người bản xứ là Ămpoi đánh trả quyết liệt, ông giả vờ thua và lấy con gái Ămpoi làm vợ. Nhân lúc bố vợ say rượu, ông đã giết chết và chiếm được Mường Muổi. Tiếp theo, ông đánh xuống mường Mụa, lên Mường Quài... và cuối cùng đến Mường Then (nay là Mường Thanh) đất rộng người lành. Ông ở lại và làm thủ lĩnh tại vùng đất này. Cháu đời thứ 11 của ông Lạng Chượng là Lò Lẹt - hiệp sĩ tài giỏi đã quay lại Mường Muổi để xây dựng vùng đất Thái từ đấy. Lò Lẹt lấy biệt danh là Ngu Háu (tiếng Thái, là Rắn hổ mang). Tên ông đã lừng danh khắp cả vùng tây bắc. "Ngu Háu" phiên âm qua tiếng Trung Quốc rồi lại phiên âm ra tiếng Việt đã bị chệch đi thành "Ngưu Hống", người Thái (tự gọi là Tay) cũng được gọi theo tên của thủ lĩnh là người Ngưu Hống. - Ngoài ra, trong các tài liệu dịch hoặc phiên âm từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt đều bị chệch đi khác với tên gốc của người Thái tự gọi. Dịch qua tiếng Trung Quốc thì: Mường Lay thành Mường Lễ, Mường Muổi thành Mường Mỗi... Dịch qua các ngôn ngữ phương Tây thì các vần "ay" chuyển thành vần "ai" như: Lay Châu thành Lai Châu, Lào Cay thành Lào Cai, Thay (Tay) thành Thai (Tai)... Vì vậy để chính xác trong phần này đề nghị cần tham khảo các sách cổ của người Thái và cách phát âm truyền thống của người Thái. Chungca 08:40, ngày 14 tháng 8 năm 2007. Chungca 09:15, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn am hiểu nhiều về người Thái như vậy thì tốt quá. Mời bạn tham gia viết bài này để tăng chất lượng. Tmct 09:48, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vài nét về người Thái Việt Nam sửa

Dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng ngữ hệ Thái thế giới. Địa bàn cư trú các cộng đồng ngữ hệ Thái tạo nên mảng lãnh thổ liền nhau từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua miền Nam và Tây Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Đông Bắc và Bắc Myanma, qua bang Atxam của Ấn Độ, cho đến Tây Bắc Campuchia và Bắc Malayxia. Các cộng đồng thuộc ngữ Hệ Thái thế giới gồm khoảng hơn trăm triệu dân. Trong đó Vương quốc Thái Lan chiếm khoảng trên sáu mươi triệu người. Ở Lào, các tộc người Lào Lum đều thuộc ngữ hệ Thái, có khoảng 3 triệu dân. Ngoài ra người thuộc ngữ hệ Thái còn là dân tộc thiểu số có dân số khá đông và tạo nên dải lãnh thổ liền khu ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á của thế giới.

Người ta chia cộng đồng ngữ hệ Thái này thành hai ngành lớn: Ngành phía Đông và ngành phía Tây. Sự phân chia đại quát đó phản ảnh một thực tế các cộng đồng ngôn ngữ này đã chịu tác động lớn của hai nền văn hoá khổng lồ: Trung Hoa (Phía Đông) và Ấn Độ (Phía Tây). Mặc dù phân chia như vậy, nhưng trong sinh hoạt, tập quán canh tác, ngôn ngữ giao tiếp, văn học dân gian... vẫn còn gần như là một. Họ vẫn có thể hiểu nhau và dễ đồng cảm nhau mỗi khi có điều kiện tiếp xúc sau ít thời gian đầu bỡ ngỡ.

Điều đó nói lên rằng các cộng đồng này dù đã phân chia sâu sắc như ngày nay, nhưng đã có cùng một nguồn gốc. Hơn thế, các cộng đồng cùng nguồn gốc này đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài tồn tại và phát triển chung với nhau và giao lưu giữa họ vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày nay.

Nhóm ngữ hệ Thái ở Việt Nam bao gồm 8 tộc người với 3.877.503 người (chiếm 5,08% dân số cả nước) sống chủ yếu ở khu vược Đông Bắc, Tây Bắc và phía tây Thanh Hoá, Nghệ An, trong đó đông nhất là người Tày, người Thái và người Nùng. Tộc người Tày gồm 1.447.513 người, sống tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tộc người Thái gồm 1.328.725 người sống chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái và khu vực phía tây Thanh Hoá, Nghệ An. Tộc người Nùng gồm 856.412 người sống chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh. Các tộc người Sán Chay: 147.315 người; Giáy: 49.098 người; Lào: 11.611 người; Lự: 4.964 người; Bố Y: 1.864 người đều sống ở khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc (Số liệu thống kê 01.4 1999).

Dân tộc Thái ở Việt Nam cư trú khá tập trung trên giải đất liền từ Tây Bắc đến tây Khu bốn cũ. Họ cư trú khắp toàn tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, tập trung thành các huyện thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Đặc điểm chung của dân tộc Thái là:

- Dùng cùng thứ văn tự chữ Thái.
- Trang phục nữ căn bản thống nhất, chỉ khác về chi tiết.
- Có sách sử (Quam tô mương) căn bản giống nhau, khác nhau nhỏ về chi tiết mang tính địa phương.

Tuy vậy dân tộc Thái còn chia làm hai nhánh nữa: Thái đen (Tay đăm) và Thái trắng (Tay đón, Tay khao). Trong đó Thái đen là một khối thống nhất cao hơn về nhiều mặt, lãnh vực cư trú liền nhau từ Mường Lò (Yên Bái) đến Mường Theng (Điện Biên) choán hầu hết tỉnh Sơn La và nửa phía nam tỉnh Điện Biên, đông nam tỉnh Lai Châu, tây bắc tỉnh Yên Bái; với quá nửa số dân Thái ở nước ta. Trong khi đó ngành Thái trắng lại còn chia thành các nhóm địa phương nhỏ hơn, địa bàn cư trú không liền nhau. Ta thấy có các nhóm :

- Mường Lay, Phong Thổ, Quỳnh Nhai (Lay, Xo, Chiên) ở phía Bắc.
- Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên thuộc tỉnh Sơn La).
- Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La).

Các nhóm Thái Hoà Bình (Mai Châu, Đà Bắc) gần với các nhóm Thái Thanh Hoá. Nhóm Thái Thanh Hoá còn chia hai phân nhóm khác nhau: Tay Do, Tay Đeng. Nhóm Thái Hoà Bình và Thanh Hoá cũng được gọi chung một cách không chính xác là Tay Đeng (Thái đỏ). Trong ký ức địa phương đồng bào nhận mình là Thái trắng. Các nhóm Thái ở Nghệ An việc chia ngành đen trắng đã mờ nhạt.

Tuy có sự khác nhau nhỏ ấy nhưng người Thái có chung một nền văn hoá dân tộc phong phú và đa dạng. Ngôn ngữ là ngôn ngữ thống nhất của các phương ngữ, chữ viết là hệ chữ thống nhất với vài chi tiết mang tính địa phương, có chung một nền nghệ thuật và văn học đã phát triển khá cao.

Chungca 01:22, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cám ơn Chungca đã cho một số thông tin về dân tộc Thái nhưng khi muốn mang các thông tin trên vào trong bài thì tôi sẽ cần các nguồn dẫn chứng. Mekong Bluesman 10:01, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đổi tên sửa

Bài này nên đổi tên thành Người Thái (Việt Nam), nếu không phải treo bảng "tầm nhìn hẹp" vì chỉ đề cập đến người Thái tại Việt Nam. Nguyễn Hữu Dng 02:32, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Và khi đổi tên thành Người Thái (Việt Nam) thì nên bỏ cái tiêu bản tại phần đầu bên tay phải vì nó nói về số người Thái tại nhiều nơi trên thế giới. Mekong Bluesman 15:33, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đã thực hiện thay hai người lười biếng bên trên :D. Lưu Ly 10:22, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bổ sung về quá trình di cư của người Thái sửa

Là người sống ở Lào Cai tôi luôn hỏi: sao phía Đông sông Hồng không có người Thái cư trú? Khi tìm hiểu kĩ thì nguyên do bởi quá trình di cư của Thái tộc đã ảnh hưởng đến vấn đề này.

Trong cuộc thiên di tìm vùng đất mới, tránh diệt vong bởi các tộc Bắc phương, người Thái 傣人(Bạch), từ vùng Tứ Xuyên 四川 xuống một phần định cư ở Xixonbana 西双版纳 (Nam Trung Quốc) rồi theo dòng Mê Kông tiếp xuống Mianma, Thái Lan; một bộ phận xuôi theo dòng Nậm Tao 埝導 (sông Hồng 紅河) vào Việt Nam, tạt lên bờ phải, dừng chân ở Nghĩa Lộ 義珞 rồi ngược lên định đô ở Mường Than 𤞽天 (Điện Biên). Do vậy ở Lào Cai chỉ có một ít người Thái bên hữu ngạn sông Hồng, bên tả ngạn do người Thái dừng chân ít đã Tày hóa, nên vùng này không có người Thái. --203.160.1.56 (thảo luận) 17:01, ngày 4 tháng 3 năm 2009 (UTC) tôi chỉ biết dân tôc thai vung huyen nghia đan, nghe an la dòng ngươi thiên di tu mương đeeng về vây nguôn goc mương đeeng là đâu16:07, ngày 13 tháng 1 năm 2018 (UTC)16:07, ngày 13 tháng 1 năm 2018 (UTC)~~lTrả lời

Untitled sửa

Tôi không biết người Thái,Tày,Nùng,Thái Lan....là 1 hay là 4.nhưng khi xem phim ảnh về những dân tộc này.tôi có hiểu được đa số tiếng họ nói.tôi là người Thái Trắng

Cần chỉnh sửa lại Tôn Giáo sửa

Người Thái gần như không theo đạo phật và các đạo hiện hành ở Việt Nam họ chỉ theo tín ngưỡng dân tộc . Vì vậy ai đó hãy sửa đổi lại tôn giáo nhé Thái Việt Nam (thảo luận) 07:20, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đã tự sửa Thái Việt Nam (thảo luận) 07:37, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Người Thái (Việt Nam)”.