Thảo luận:Nguyễn Hữu Cảnh

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Huỳnh Nhân-thập trong đề tài Thay cuốn sách của Nguyễn Ngọc Hiền bằng bản mới
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Nhận xét sửa

Sau khi bị xóa bỏ vì đã vi phạm bản quyền của báo Cần Thơ, Thành viên:137.205.164.23 đã viết lại với 2 pharse (không phải là 2 câu). Nhưng 2 phrase này không là bài này thành được sơ khai hay rất sơ khai vì chúng không cho biết Nguyễn Hữu Cảnh là ai, làm việc gì, giữ các chức vụ gì... chúng cũng không nó ông này sinh năm nào và chết năm nào. Hơn nữa, có 2 phrase mà 1/2 là chữ Hán.

Nếu bài này không dược viết thêm thì tôi sẽ treo bảng chất lượng kém.

Mekong Bluesman 15:29, ngày 17 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nguồn tài liệu sửa

Theo tôi, về thân thế của Nguyễn Hữu Cảnh, cũng như những bài về cổ sử, các sử liệu cũ có giá trị cao hơn. Một tài liệu xuất bản tận năm 1990, tôi cho rằng không đủ tin cậy để bác bỏ những thông tin đã "đóng đinh" trong sử cũ. Có lẽ tác giả cuốn sách này lầm lẫn. Trừ khi đây là một cuốn sách có nội dung nghiên cứu, phân tích, so sánh các sử liệu cũ và công trình khảo sát, nghiên cứu mới để rút được ra kết luận như đã nêu (Hữu Dật là anh Hữu Cảnh) thì mới có thể mang ra tranh luận. Nếu không theo tôi nên bỏ nội dung nghi vấn này ra khỏi bài.--Trungda 02:42, 16 tháng 10 2006 (UTC)

Theo sử cũ, sau "Thảm án Lệ Chi Viên", người phụ nữ chung sống với Nguyễn Trãi trốn thoát trong đêm đại nạn có tên là Phạm Thị Mận, bà đã mang trong mình giọt máu của Nguyễn Trãi. Người con sinh ra đời được mang tên Nguyễn Anh Vũ. Kể từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Anh Vũ... cho đến đời thứ 11 là Nguyễn Tiên, ông làm tướng nhà Lê, sau theo Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, là một công thần của chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Dật là con của Nguyễn Tiên, cũng là người có nhiều công trận với chúa Nguyễn, ông cùng với Đào Duy Từ xây thành đắp lũy bảo vệ vững chắc xứ Đàng Trong. Nguyễn Hữu Cảnh là con của Nguyễn Hữu Dật, là anh em với Nguyễn Hữu Hào. Như vậy Nguyễn Hữu Cảnh là cháu trực hệ đời thứ 13 của Nguyễn Trãi.Doclap173 09:27, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời


  • Tôi vừa đi Chợ Mới, thăm 2 dinh của Nguyễn Hữu Cảnh và hỏi thăm thêm nhiều vị bô lão. Tôi đang đợi thêm tài liệu do Thư viện tỉnh An Giang cung cấp, sẽ đủ cơ sở soạn lại bài này, vì có đôi chỗ cần làm rõ hơn.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:33, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • Đã chỉnh sửa bài xong.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:39, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thực sự dị ứng với kiểu lắp ghép Nguyễn Trãi là tổ tiên của N Hữu Cảnh bởi vì cùng họ Nguyễn, kiểu như Lê Nin là họ hàng với Lê Lợi vậy. Rất tào lao, nhảm nhí.

Rồi cái kiểu ghi theo sử cũ; cũ hay mới thì ghi té ra đi, cũ là sách gì ? Kiểu như P Huy Lê,TQ Vượng: theo các thư tịch cô (1 kiểu lòe, bịp).

Rồi hà cớ gì mà ông họ Nguyễn này theo N Hoàng vào đất Thuận Hóa, rõ ràng là gán ghép vô cớ, linh tinh. N Trãi chỉ là tay viết sớ, đầu hàng nhà Minh cả 2 cha con, sau này phải ở đất của đàng ngoại (cả nhà T N Đán hậu duệ bị nhà Hậu Trần diệt sạch vì tội phản quốc ); thì ông N Hữu Cảnh ông thèm vào mà nhận làm con cháu. Các ông cứ gán vào làm gì ?


Nguoiachau (thảo luận) 08:51, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các ông có biết là khi vào đàng Trong hay ra Đàng Ngoài, họ Trịnh hay họ Nguyễn, vẫn chủ yếu dùng người đồng hương của họ, binh lính,...chứ có khi nào dùng người ngoài đâu ?

Không lẽ họ Nguyễn lẫy lừng ở Gia Miêu, lại dùng người 1 cách thiếu thận trọng như thế ? Cũng như mấy tay sử gia miền Bắc, nói Ngô Quyền từ Sơn Tây chạy vào Thanh Hóa làm nha tướng cho D Đình Nghệ, được D Đ Nghệ gả con gái cho. Vâng, 1 tay ất ơ nào đó, ngoài miền Bắc chạy vào, rồi gả con gái, cho làm thừa kế, chỉ có THẦN KINH mới như thế.

Thực ra, phải là gia đình Ngô Quyền và gia đình D Đ Nghệ hẳn gần nhau (Thanh Hóa, Nghệ An); và có mối kết giao thân tình, thì D Đình Nghệ mới biệt đãi Ngô Quyền như thế.

Ngay cả bây giờ, năm 2015; dân Thanh Nghệ vẫn là sắc dân rất đặc biệt, vẫn rất CỤC BỘ, chủ nghĩa dân tộc cực cao, chỉ dùng người đồng hương của họ; các ông cứ tin tôi đi, đừng nghe mấy tay đội lốt nhà sử học sử hiếc gì đó. Nguoiachau (thảo luận) 10:43, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các ông cứ nhìn ông HCM, 1 người tôi cho là vĩ đại, nhưng ông ấy cũng chỉ dùng nhóm người miền Trung của ông ấy thôi, VN Giáp, P Văn Đồng, Lê Đức Thọ (cái tên Đức Thọ, tức là ông ấy kỉ niệm quê mình ở Đức Thọ Hà Tĩnh đấy), sau này là Lê Duẩn, chứ có chọn anh nào miền Bắc đâu ?

Nguoiachau (thảo luận) 10:46, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thông tin liên quan sửa

Qua những tìm hiểu và khảo chứng về các vấn đề lịch sử lên quan đến Nguyễn Hữu Cảnh, tác giả Đinh Văn Tuấn trong một bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 1/2014 đã đưa ra mấy nhận định như sau:

1/ Lễ Thành Hầu tên thật là Nguyễn Hữu Kính, song do lòng kính mộ vị khai quốc công thần nên dân gian đã đọc húy âm “Kính” thành các âm như “Kiến (Kiếng)”, “Kỉnh” và sau cùng mới đọc là “Cảnh”. Nguyễn Hữu Cảnh còn có tục danh khác là Nguyễn Hữu Lễ cho nên mới được nhà Nguyễn phong tước Lễ Thành hầu và tên gọi này đã được đặt trong các địa danh như sông, bãi Lễ Công và đền Lễ Công.

2/ Vào năm 1699, từ Nha Trang (Bình Khương) theo đường biển, đoàn thuyền của Nguyễn Hữu Cảnh đến cửa biển Cần Giờ và đi ngược dòng sông Đồng Nai vào Dinh Trấn Biên rồi mới cho tập kết, bày binh bố trận ở Ngư Khê, có tên Nôm là Rạch Cá và địa điểm này khả năng chỉ có thể ở Trấn Biên (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) và đồng thời, ông đã hạ lệnh đắp lũy Hoa Phong để phòng ngự Trấn Biên. Sau khi sắp đặt chu đáo, Nguyễn Hữu Cảnh mới tiến quân đánh thẳng vào Nam Vang.

3/ Ngược lại với các ghi chép từ sử liệu xưa nay loan truyền về cái chết đột ngột vì bạo bệnh sau khi thắng trận của Nguyễn Hữu Cảnh, vẫn từng có một nguồn tin khác lưu truyền trong dân gian nhưng quan trọng hơn hết, thông tin này đã được chính Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định (người Bình Dương, Gia Định) vào năm 1806 đã ghi chép trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí là Nguyễn Hữu Cảnh đã bị chết trận (trận vong) chứ không phải là chết bệnh (bệnh vong)...

Chép ra đây để các bạn tham khảo Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 17:42, ngày 6 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xác lập chủ quyền sửa

Vâng, wiki cũ chép là XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CHO NAM BỘ; cái việc ấy là việc của CÁC CHÚA NGUYỄN, chứ có liên quan gì tới ông N hữu Cảnh. Ông ấy, với tư cách là 1 vị quan, sai gì làm nấy, chúa Nguyễn mới chính là người XÁC LẬP CHỦ QUYỀN, với tư cách là người đứng đầu 1 nhà nước.

Tôi vừa đọc thấy báo; lập đền thờ N HC, ca ngợi này nọ, mà chả nhắc gì tới chúa Nguyễn cả. Mộ chúa nguyễn thì để cho đổ nát.

Thế sự bây giờ tôi cho là điên đảo quá.Nguoiachau (thảo luận) 10:31, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thay cuốn sách của Nguyễn Ngọc Hiền bằng bản mới sửa

Hiện tôi đang có cuốn Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ XVII ISBN 978-604-58-5339-9 của Nguyễn Ngọc Hiền do NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản năm 2016, được chú thích là "Bản in lần thứ sáu", nếu không có ai phản đối thì tôi sẽ thay cuốn "Lễ Thành hầu ....." năm 1999 được dẫn trong bài bằng cuốn này do cuốn được dẫn trong bài rất có thể là bản in trước của cuốn mà tôi đang có. Không biết ý bác Trungda thế nào, theo như tôi tra tại lịch sử trang thì hình như bác đã thêm nguồn sách này vào bài cách đây hơn mười năm. - jan Win (tl~đg) 07:05, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nguyễn Hữu Cảnh”.