Thảo luận:Nhà Hậu Trần

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Nguoiachau trong đề tài Lời bình của Ngô Thời Sĩ

Untitled sửa

Chữ "bọn" không nên dùng vì nó hạ thấp nhân phẩm. Tôi đồng ý hoàn toàn với anh/chi vừ nêu ý kiến về cách hành văn này. Về Tác giả Trần Trọng Kim, thì vì đây là tác phẩm đầu tiên bằng chữ quốc ngữ mà có khá đầy đủ thông tin nên được người ta dùng. Đúng! Tác phẩm viết nhiều câu không hợp với xu hướng, đạo đức, và lối sống ngày nay (cách hành văn này hoàn toàn theo chủ quan của tác giả)! Nhưng mặt khác, ở thời gian đó không có tác phẩm nào vượt trội hơn. Theo tôi thì hãy đặt nó vào đúng vị trí lịch sử. Tức là nói cho cùng, "Việt Nam Sử lược" vẩn có giá trị lịch sử khó chối cãi, nó cũng đáng nên có 1 bài viết trong Wiki. LĐ

Tôi nghĩ nơi đây không phải là nơi để đăng các tài liệu lịch sử, mà cần được sửa đổi theo lối viết ngày nay. Nếu người đăng không sửa đổi, tôi sẽ xóa bài này trong một tuần. Nguyễn Hữu Dng 01:44, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đồng ý hoàn toàn với LĐ và Nguyễn Hữu Dụng, vì các lý do được nhắc đến của 2 thành viên này. Đồng ý 3/4 với lý do của Wikilover -- chúng ta nên nói là các bài viết không nên dùng các từ xấu cho bất cứ người nào (Việt, Hoa, trắng, đen, xanh đỏ...) Mekong Bluesman 03:30, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ngày trước sử sách thường là do các quan chép sử thay mặt cho vua để viết. Viết xong, bao giờ cũng phải dâng lên cho vua xem lại (ngự lãm). Do đó cách dùng từ như bọn chẳng hạn là không sai, do vua là cao hơn tất cả (con trời mà). Đây không phải là sự khinh rẻ hay xách mé gì với những người như Đặng Dung, Đặng Tất v.v. Cách hành văn trong Việt Nam sử lược vào thời đó là đúng quy tắc cổ. Tuy nhiên, ngày nay thì dùng những từ như thế có vẻ không phù hợp, nhất là khi nói về các vị anh hùng dân tộc. Chỉ trừ trường hợp trích dẫn nguyên bản, còn ngoài ra không nên sử dụng. Vương Ngân Hà 03:49, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cám ơn Vương Ngân Hà. Lời giải thích không chỉ rõ mà còn... makes sense. Mekong Bluesman 04:13, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sau khi viết xong những suy nghĩ này, tôi cảm thấy mình ân hận quá, vì đây là các bài viết cẩn thận, và mất nhiều công sức vì một chữ từ phân tích, hình như tôi đã đánh mất một người bạn. Điều này tôi không muốn tý nào, và nó trái với tinh thần của tôi. Tôi thành thật xin lỗi anh em trong diễn đàng. Riêng tác giả Myhanh, tôi trân trọng tác giả, và mong tác giả bỏ qua sự nóng vội của tôi. Tôi xin xóa lợi nhận xét của mình Mong các anh LĐ,Mekong Bluesman,Nguyễn Hữu Dụng thông cảm cho sự bất tiện này. Còn tinh thần sửa đổi thì tôi vẫn ủng hộ ý kiến các anh. chúc các anh sức khỏe

Tôi rất hiểu những câu Wikilover viết bên trên. Tôi nghĩ là sự ân hận diễn tả bên trên của Wikilover là một hành động tốt theo tinh thần xây dựng một cộng đồng mở nhưng tôn trọng các thành viên. (Có rất nhiều người nói hay viết mà không đọc hay nghe lại nên không bao giờ nhìn thấy các sự sai có thể của mình để ân hận.) Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không đồng ý việc xóa các trang thảo luận.
  1. Những người trong tương lai đọc thảo luận sẽ không hiểu chúng ta nói gì.
  2. Lập một tiền lệ (precedent) để cho các người khác viết các lời xấu và xóa, xong rồi lại viết và xóa...
Nếu không ai có lý do nào thuyết phục tôi, tôi sẽ mang phần bị xóa lại.
Mekong Bluesman 00:31, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cái đó là tùy ở các anh, Phần tôi thì không có ngại ngùng gì cả, bởi lẽ những lời nhận xét của tôi về bài lịch sử ấy là hoàn toàn không sai và không có gì là xấu mà tôi phải bối rối để xóa hay sửa. Tôi có thể giữ quan điểm đó còn lâu dài. Nên các anh muốn đưa lên lại hay không thì tôi không cũng không quan tâm lắm. Nếu các anh nâng quan điểm lên làm tiền lệ thì càng tốt, càng hay nữa chứ sao, chỉ sợ ví dụ này không hợp lắm thôi.

Vấn đề tôi nhận thấy ở đây đó là chử "tình", sao khan hiếm quá, sao lạc lõng quá trong dòng đời. Khỏang cách người với vũ trụ càng gần, sao giữa người với người càng xa. Chiến tranh chia cách đã đành, tình người xa nhau. Bây giờ là lúc hồi cố tri tân cũng không dễ tý nào. Thôi thì cát bụi hãy trở về cát bụi. Wikilover chính thức khai tử ngày hôm nay.

Tôi không theo dõi sát thảo luận ở đây, nhưng qua đó, đọc lại phần của Myhanh thì thấy lối viết đó phù hợp cho sách truyện kể lịch sử hơn là wikipedia, do đó trước sau thì bài viết của Myhanh cũng cần điều chỉnh lại. Mọi việc có lẽ không quá căng thẳng đâu. Hy vọng gặp lại bạn Wikilover, nhất là ở các chủ đề sinh-y học. --Á Lý Sa| 03:09, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin chân thành cám ơn sự góp ý của các anh (chị) cho Myhanh. Thật ra Myhanh là một người lần đầu tiên sử dụng Wiki nên chưa quen lắm. Myhanh rất yêu thích lịch sử và triết học mặc dù nghề của myhanh là lập trình viên máy tính.Do đó khi myhanh đọc đến giai đoạn nhà Hậu Trần thấy để trống mà mình lại biết chút chút về nó qua bài vếit của một tác giả khác và phim được chiếu trên HTV nên Myhanh mạo muội đóng góp mong anh (chị) cứ thẳng thắn đóng góp, chỉnh sửa sau cho nó phù hợp để làm sưu liệu cho người sau. Một lần nữa myhanh xin cám ơn tất cả sự góp ý của mọi người. Myhanh 15:50, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chào bạn Myhanh, văn phong nói chung của Wikipedia mang tính miêu tả nhiều hơn (nên đọc có vẻ lạnh lùng và thiếu cảm xúc). Cách viết của Wikipedia cũng không khác các sách lịch sử hiện đại. Hy vọng Wikipedia sẽ có nhiều đóng góp từ bạn. --Á Lý Sa| 16:06, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nguyên thủy sửa

Tôi muốn nói rõ là tôi mang lại một thảo luận nguyên thủy không để xúc phạm hay làm tức thành viên Wikilover. (Trái lại tôi thấy hành động ân hận của Wikilover là một hành động nên được khen ngợi vì có rất nhiều người nói và viết mà không bao giờ đọc lại để có sự ân hận đáng khen ngợi đó.) Tôi mang nó lại để giúp những người đọc sau này hiểu chúng tôi thảo luận về việc gì tại bên trên.

Xin đừng hiểu lầm tôi.

Sau đây là nguyên văn của lời đầu tiên đã dẫn đến cuộc thảo luận bên trên:

Chào Tác giả, tôi có đọc qua bài viết, cũng có nhiều ngẫm nghĩ.... Tuy nhiên có một điểm tôi muốn tự tay Tác giả chỉnh sửa thì hơn: Năm Canh Dần (1410) Trần Quí Khoách cùng với bọn Nguyễn Cảnh Dị lại đem quân ra đánh quân Minh ở Hồng Châu bọn Đặng Dung địch không nổi phải bỏ chạy bọn ông Đặng Dung cũng tử tiết cả Về lịch sử Việt Nam có nhiều tác giả cố gắng soạn lại, tôi có đọc vài bộ sử, bộ sử mới nhất (tôi chỉ nghe nói, chưa có hân hạnh diện kiến)đó là của các nhà khoa hoc Việt nam đang và hình như đã hoàn tất. Riêng bộ "Việt nam sử lược" của ông Trần Trọng Kim tôi thuộc nhiều đoạn, chỉ có điều tôi không thích cách dùng từ và xưng hô của ông ấy, nhưng có lý để biện hộ cho sự tồn tại bộ sử này, vì giai đoạn Pháp thuộc, tính tự hào dân tộc bị giảm đi. Còn bây giờ Việt Nam là nước độc lập và có chủ quyền. Con cháu Việt Nam dù là mang quốc tịch hay chỉ là mang dòng máu thôi lang thang tứ xứ như tôi vẫn có thể tự hào về những điều vinh quan mà cha ông ta đã làm, nhất là trong chống giặc Tàu với tinh thần kiên trung như vậy. Mình không nên dùng từ như vậy, cho dù là có chép lại của ai đi nữa. chúc sức khỏe Wikilover 15:46, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tái lập sửa

Nhà Hậu Trần còn tái lập vào khoảng 1426-1428 do Trần Cảo làm vua, nên đưa vào. Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 02:41, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

OK, cái thẻo đuôi này là trò chơi chính trị giữa Lê Lợi và Vương Thông. Trần Cảo là con rối của Lê Lợi, tính chất khác nhiều so với Trần Quý Khoáng.--Trungda (thảo luận) 02:50, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lời bình của Ngô Thời Sĩ sửa

Ngô Thời Sỹ bình rằng, tất cả các nơi đều ngồi nhìn, vua Trùng Quang chỉ loay hoay được ở Diễn Châu, Nghệ An. Chứng tỏ thời ấy, nhóm dân Đông Kinh theo nhà Minh là thật.

Đọc, chúng ta mới thấy sự đầu hàng của nhóm dân Trung châu, phó mặc cho dân Thanh Nghệ phải nhọc công phục quốc. Nhóm nhà họ Mạc, Mạc Thúy, Mạc Viễn,...đại diện rõ nét cho sắc dân này.

Một nhóm dân chỉ biết đầu hàng. Tại sao tất cả các công cuộc phục quốc đều là do dân Thanh Nghệ làm chủ ? Nguoiachau (thảo luận) 12:37, ngày 5 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Những người như Trần Ngỗi, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân và những người khởi nghĩa chống nhà Minh là những bậc anh hùng.

Tôi Khâm phục, vô cùng khâm phục họ.

Nguoiachau (thảo luận) 10:57, ngày 8 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nhà Hậu Trần”.