Thảo luận:Quốc hội (Bhutan)

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Kiendee trong đề tài Vấn đề chất lượng dịch bài Quốc hội (Bhutan)

Vấn đề chất lượng dịch bài Quốc hội (Bhutan) sửa

Chào bạn. Rất mong bạn có thể nói nguyên nhân bạn lại đặt bản mẫu Chất lượng dịch vào bài Quốc hội (Bhutan) mình đã tạo để mình chỉnh sửa (nếu có thể) được ko ạ? (Vì bài này mình có biên tập thêm cả từ nguồn của trang web Quốc hội Bhutan bên cạnh thông tin gốc từ bản eng).
Cảm ơn bn rất nhiều! ACoD29 (thảo luận)

Chào bạn ACoD29, cảm ơn bạn đã đóng góp nhiệt tình cho loạt bài về chính trị Buhtan và Đông Timor. Tôi đã gắn biển Chất lượng dịch lên bài Quốc hội (Bhutan), để giải thích, tôi xin trích câu đầu tiên của bài.
Trong bản tiếng Anh, câu này viết:

The National Assembly is the elected lower house of Bhutan's new bicameral Parliament which also comprises the Druk Gyalpo (Dragon King) and the National Council.

Bạn đã dịch thành:

Quốc hội là hạ viện của nghị viện lưỡng viện mới của Bhutan, cũng gồm cả Druk Gyalpo (Quốc vương) và Hội đồng Quốc gia (tức thượng viện).

Có lẽ bạn đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về hệ thống chính trị của Bhutan nên ý trên không thành vấn đề với bạn, tuy nhiên, với một người chưa dành thời gian nhiều cho vấn đề này như tôi, câu trên thật khó hiểu.
  • "Quốc hội là hạ viện": trong nhận thức bình thường của độc giả, thì cả hạ viện lẫn thượng viện đều là 2 viện của Quốc hội, đằng này, tại sao Quốc hội là hạ viện ?
  • "cũng gồm cả Druk Gyalpo (Quốc vương) và Hội đồng Quốc gia (tức thượng viện)" ý này là nói về "Quốc hội", tức "Hạ viện" hay nói về "lưỡng viện" ?
  • "nghị viện lưỡng viện" cũng là cách gọi tôi mới được nghe, thường thì người ta hay viết "lưỡng viện quốc hội", nhưng mà chắc là bài này đã nhắc tới "quốc hội" rồi nên bạn không muốn dùng từ "quốc hội" nữa.
Tôi xin đề xuất cách dịch này, không biết ý bạn thế nào ?

Quốc hội là cơ quan dân cử đóng vai trò hạ viện của chế độ lập pháp lưỡng viện mới của Bhutan. Lưỡng viện lập pháp của Buhtan bao gồm Druk Gyalpo (Quốc vương), Hội đồng Quốc gia (Thượng viện) và Quốc hội (Hạ viện).

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:46, ngày 17 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chào bạn. Đúng là câu trên đọc lại thật sự thấy khá tối nghĩa cho người đọc. Tôi rất đồng ý với quan điểm của bạn.
Theo tôi hiểu ý bạn thì do thói quen lập pháp của VN là đơn viện và chỉ gọi là Quốc hội, nên báo chí truyền thông thường gọi 1 cách không chính thức các lập pháp cả đơn viện và lưỡng viện nước ngoài là Quốc hội (vd: Quốc hội (lưỡng viện) Mỹ) chứ ko gọi theo cách gọi của chính quốc gia đó. Vậy nên tôi có đề xuất bổ sung cụ thể hơn 1 chút cho dễ hiểu hơn là:

Quốc hội là tên gọi của cơ quan dân cử đóng vai trò hạ viện trong chế độ lập pháp lưỡng viện mới của Bhutan. Nghị viện của Buhtan bao gồm Druk Gyalpo (Quốc vương), Hội đồng Quốc gia (Thượng viện) và Quốc hội (Hạ viện).

(vì tôi thấy mệnh đề sau bổ sung cho Parliament chứ ko phải cả "bicameral Parliament". Đã lưỡng (2 viện) mà lại có thêm vua thì nghe hơi buồn cười :) )
Cảm ơn bạn đã góp ý chỉnh sửa thêm bài viết này. Rất mong bạn tiếp tục thảo luận, bổ sung các bài viết của tôi để thêm hoàn chỉnh. ACoD29 (thảo luận) 15:55, ngày 18 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn ACoD29, ý "Nghị viện của Buhtan bao gồm Druk Gyalpo (Quốc vương), Hội đồng Quốc gia (Thượng viện) và Quốc hội (Hạ viện)." có thể viết thành "Hệ thống lập pháp này bao gồm Druk Gyalpo (Quốc vương), Hội đồng Quốc gia (Thượng viện) và Quốc hội (Hạ viện)." Như vậy sẽ tránh được sự lúng túng không cần thiết giữa cái đã gọi là "lưỡng viện" rồi mà là có thêm ông vua bên cạnh hai viện nữa ?
Bạn đề nghị đổi "Lưỡng viện" thành "Nghị viện" nhằm né nói chính xác là 2 viện, nhưng có thể vẫn sẽ dính một lỗi vô tình. Ông vua có thuộc 1 trong 2 viện này không ? Hay ông ấy là một thành phần độc lập, cùng với 2 viện, tạo thành bộ máy lập pháp của nước Bhutan ?
Tôi thêm đề nghị này bởi cụm từ "bicameral Parliament" trong câu văn tiếng Anh, ngoài ý là "lưỡng viện Quốc hội", tôi còn đoán rằng nó còn mang nghĩa bóng chỉ "hệ thống lập pháp mới của Bhutan". Đây là một dạng tu từ trong chính trị thường thấy, khi mà người ta dùng Nhà Trắng để chỉ Chính phủ Mỹ, Lầu Năm Góc để chỉ "Bộ Quốc phòng Mỹ" hay rộng hơn là nhánh hành pháp Hoa Kỳ, Phố Downing để chỉ hành pháp Anh, vân vân. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:38, ngày 18 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nguyên văn trong Hiến pháp Bhutan mới Điều 10: Parliament (nguồn đầu tiên trong bài Parliament of Bhutan):

1. There shall be a Parliament for Bhutan in which all legislative powers under this Constitution are vested and which shall consist of the Druk Gyalpo, the National Council and the National Assembly.

nên mình mới ko dám đổi mà viết nguyên "Nghị viện". Nhưng đúng là hàm ý bn nghĩ là đúng, và hiến pháp cũng quy định nhiều quyền lập pháp cho vua. Cách viết của bạn ở câu 2 có vẻ ổn hơn, đỡ bị hiểu nhầm hơn. Vậy mình sẽ sửa lại đoạn này theo như vậy. Thanks bạn. ACoD29 (thảo luận) 16:58, ngày 18 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
National Assembly của Buhtan dịch thành quốc hội là dịch sai. Từ quốc hội trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Trung. Người Trung Quốc đặt ra từ quốc hội không phải là để dịch national assembly, quốc hội ban đầu được người Trung Quốc dùng để chỉ Congress của Mỹ. Sau đó quốc hội được người Trung Quốc dùng để chỉ parliament. Hiện nay cả Trung Quốc lẫn Việt Nam quốc hội thường được dùng để chỉ parliament, National Assembly của Buhtan chỉ là một house trong parliament, mình nó không phải là parliament, không thể dịch thành quốc hội được. Quốc dân đại hội của Trung Hoa dân quốc được dịch sang tiếng Anh là National Assembly, theo tôi ở bài này nên dịch National Assembly là Quốc dân đại hội. Kiendee (thảo luận) 13:18, ngày 19 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
"Quốc hội" vốn dĩ là cách nói tắt của "Quốc dân đại hội" mà ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:58, ngày 19 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi không thấy có tài liệu nào của Trung Quốc nói rằng Quốc hội là gọi tắt của Quốc dân đại hội. Kiendee (thảo luận) 15:12, ngày 19 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Những khái niệm chính trị, khoa học kỹ thuật "mới" (hình thành trong giai đoạn cuối thực dân) mà các nước Đông Á sử dụng thường là do người Nhật dịch rồi viết lại bằng chữ Hán. Các nước có sử dụng chữ Hán sau đó tiếp thu lớp từ ngữ này. Việt Nam không nằm ngoài lẽ đó.
Trước giai đoạn "Tây học" vùng văn hóa Đông Á trải qua giai đoạn "đồng văn tự", tức là họ sử dụng chữ Hán và xem đó là "quốc tự", tức là "quốc gia văn tự" của mình. Mặc dù không dùng chữ Hán để ghi lại tiếng nói của dân tộc mình, nhưng các quốc gia đó thực sự làm chủ chữ Hán, và chữ Hán chính là hình thái ngôn ngữ viết của các dân tộc này.
"Thực sự làm chủ" nghĩa là mặc dù có đối chiếu với cách sử dụng ở TQ, nhưng họ không bị ràng buột là cách sử dụng chữ Hán ở nước đó phải đều học hỏi ở cách sử dụng chữ Hán ở Trung Quốc.
Minh chứng rõ ràng là ở Việt Nam, có những cụm Hán-Việt được chính người Việt Nam tạo ra chứ không hề sao chép từ văn phong Trung Quốc.
Có vẻ như "Quốc dân đại hội" được người Trung Quốc gọi tắt là "Quốc đại" hơn là "Quốc hội", nhưng nào có sao, người Việt Nam vẫn dùng "Quốc hội" để chỉ "Quốc dân đại hội" đấy thôi.
"Từ điển Tiếng Việt" do Viện Ngôn ngữ học phát hành, Hoàng Phê chủ biên, ấn bản năm 2016, trang 1026, mục từ "quốc hội" được viết như sau:

quốc hội d. Cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước, làm ra pháp luật và quyết định các công việc lớn của nhà nước.

Cũng tại trang 1026, từ điển này còn có mục từ "quốc dân đại hội", được chú giải như sau:

quốc dân đại hội d. (cũ). Quốc hội.

Các ký hiệu để chú thích ở đây có: d. là "danh từ, hay danh ngữ hoặc tổ hợp tương đương" (sđd, tr. ix), còn chú thích "cũ" thì không thấy giải thích rõ là gì, nhưng cũng có thể đoán được đây là cách gọi cũ của "quốc hội" và ghi nghĩa là "Quốc hội". Tại đây, ta có thể lờ mờ đoán ra, cách dùng từ "quốc hội" có nguồn gốc từ danh ngữ "quốc dân đại hội".
Tóm lại thì, cả Việt Nam và Trung Quốc đều nói "Quốc dân đại hội", nhưng trong khi Trung Quốc tắt hóa nó thành "Quốc đại" thì Việt Nam tắt hóa nó thành "Quốc hội". Và cũng như đã giải thích ở trên, người Việt hoàn toàn có thể làm chủ vốn từ vựng gốc Hán của mình, nên họ không nhất thiết phải rập khuôn từ ngữ theo TQ hoàn toàn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:46, ngày 19 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Không có ai gọi tắt Quốc dân Đại hội Tân Trào là Quốc hội Tân Trào. Không phải quốc hội của nước nào cũng có tên là quốc hội, nếu quốc hội của một nước được gọi là Quốc dân đại hội thì Quốc dân đại hội của nước đó đương nhiên là quốc hội. Quốc hội của Trung Quốc gọi là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thì Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc là quốc hội của Trung Quốc. Bạn có tài liệu nào trong đó người ta dùng Quốc dân đại hội để chỉ quốc hội của một nước rồi sau đó, cũng chính trong tài liệu đó, khi nhắc đến Quốc dân đại hội của nước đó người ta gọi tắt nó là Quốc hội không?
Từ "quốc hội" đã xuất hiện từ năm 1837 trên 東西洋考每月統紀傳, dùng để chỉ Quốc hội Mỹ. Quốc hội Nhật Bản hiện tại gọi là quốc hội, người Nhật không tự tạo ra từ đó, nó được vay mượn từ tiếng Trung Quốc. Kiendee (thảo luận) 10:19, ngày 21 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Quốc hội (Bhutan)”.