Thảo luận:Sái Kinh

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Trungda trong đề tài Thừa tướng
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Thừa tướng sửa

Quan chế mỗi thời mỗi khác, tuy là chức quan đầu triều nhưng tên gọi không phải lúc nào cũng giống nhau. Nhà Tần, nhà Hán đặt ra Tả, Hữu thừa tướng, dưới triều Đường thì chức tể tướng có nhiều tên gọi như Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, Thượng thư lệnh, Trung thư lệnh, Trung thư thị lang, Môn hạ thị lang, Nam Tống (từ Hiếu Tông) đổi lại là Tả Hữu thừa tướng, sang triều Minh thì bỏ chức tể tướng ... Vào thời Bắc Tống, giai đoạn của Thái Kinh thì chức quan đầu triều gọi là Thượng thư Tả (Hữu) bộc xạ (Thường kiêm luôn Trung thư hay Môn hạ thị lang). Vì thế nên gọi đúng chức danh, nếu không thì cứ gọi cả là tể tướng, không nên lẫn lộn giữa Thừa tướng và Bộc xạ (đều tương đương tể tướng, nhưng ý nghĩa không hoàn toàn như nhau).

Nhân vật Trương Đôn tôi không thấy ghi trong sử sách, chỉ thấy một nhân vật là tể tướng Chương Đôn và nắm quyền lực rất lớn, không thấy ghi trong bài. Có vẻ hai người này là một chăng?--TT 1234 (thảo luận) 01:17, ngày 14 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Về Chương Đôn do cách phiên âm tiếng Việt của dịch giả, có lẽ âm "Ch" mới đúng. Còn chức vụ quan đầu triều các triều đại có cách gọi khác nhau. Với thời Tống, vị trí mà Sái Kinh từng đảm nhận nhiều lần được coi tương đương thừa tướng. Các sử gia Trung Quốc khi soạn sách "Tổng lược về các thừa tướng Trung Quốc" đã ghi nhận điều này và kê tất cả những người giữ chức vụ đầu triều.--Trungda (thảo luận) 03:45, ngày 14 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Sái Kinh”.