Thảo luận:Sư đoàn 1 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Nhan Luong trong đề tài Sửa đổi một chút xíu

Untitled sửa

Có quân đội nào khác có Sư đoàn 1 Bộ binh không? Nguyễn Hữu Dng 21:17, ngày 07 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có, nhiều lắm, coi ở đây [1] Phần đông không tham chiến tại VN --Huỳnh Tường Minh 21:55, ngày 07 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Vậy chắc phải đổi tên thành Sư đoàn 1 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Hữu Dng 22:08, ngày 07 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
OK cho vô đây Sư đoàn 1 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa --Huỳnh Tường Minh 22:36, ngày 07 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì nên tập trung vào một bài phụ cho bài Quân lực Việt Nam Cộng hòa và bổ sung thêm phần hình thành và phát triển mà anh Huỳnh Tường Minh đã tải lên. Trong bài này sẽ có thêm các phần chi tiết về các quân binh chủng và các đơn vị cấp Sư đoàn trở lên. Thái Nhi 04:16, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh Thái Nhi, ý nầy rất đúng và tôi cũng suy nghĩ tương tự. Tôi đang gắng tìm tài liệu tốt. Tuy nhiên tôi cũng đang cố tìm tài liệu để viết về một vài đại đơn vị trước, (làm ít cho nó đở ngán hơn, tôi không phải sử gia chuyên môn). --Huỳnh Tường Minh 11:17, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi anh Thái Nhi soạn phần dưới đây công phu và hay lắm, nên cho thành bài riêng. Tôi sẽ tìm tài liệu và bổ sung thêm. Có vài từ ngữ nên đổi (thí dụ xài Bộ tư lệnh thay vì Sở chỉ huy). Nếu có thể, ta cho thêm vào (a) danh sách các đơn vị trực thuộc của từng quân đoàn, và (b) các vùng trách nhiệm / hoạt động tương đương của QĐNDVN/MTGP vào thời đó (thí dụ Vùng 1 CT, QĐ I thuộc vùng hành quân của đơn vị X,Y,Z ở mặt trận B1), nhưng cái nầy cẩn thận kẻo chạm vào bí mật quốc phòng gì đó thì đổ nợ.--Huỳnh Tường Minh 08:08, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đang cố tập hợp lại phần về cấp Sư đoàn. Bài này, tôi được sự giúp đỡ rất nhiều của các bạn hữu Kỹ thuật quân sự, lập thành bài viết "Lực lượng quân sự các bên trong CTVN". Phần so sánh tương quan các bên đã được bạch hóa, chẳng đụng chạm gì về bí mật quân sự đâu. Thái Nhi 08:41, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Quên nữa! Tôi sửa lại Tư lệnh Sư đoàn 1962-1963 là Lê Văn Nghiêm, thay cho Nguyễn Văn Thiệu (giai đoạn này ông đang chỉ huy Sư 5 BB).Thái Nhi 08:48, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo các tài liệu của tôi có thì Nguyễn Văn Thiệu làm Tư lệnh sư đoàn 1 BB lúc còn mang cấp bậc Đại tá, trước khi ông nhận chức Tư lệnh sư đoàn 5 BB, (tôi có tra khảo thử, thì bên english wiki cũng ghi tương tự, và bên generalhieu.com cũng vậy). Anh Thái Nhi xem lại nguồn của xem sao nói khác biệt. --Huỳnh Tường Minh 17:08, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Có anh em thắc mắc, tôi xin đính chính: tôi muốn viết tra cứu, tham khảo, chứ không tra khảo ai bên english wiki hay generalhieu.com cả, tại đầu nghĩ một đằng, tay đánh máy một nẽo --Huỳnh Tường Minh 19:13, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Các đại đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sửa

Quân đoàn I & Vùng 1 chiến thuật sửa

Quân đoàn I & Vùng 1 chiến thuật thành lập ngày 1/6/1957, bao gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và đặc khu Đà Nẵng. Bộ tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 chiến thuật đóng tại Đà Nẵng. Các khu chiến thuật trực thuộc Vùng 1 là khu chiến thuật 11 (Bộ tư lệnh tại Huế) gồm các Tiểu khu Quảng Trị và Thừa Thiên. Khu chiến thuật 12 (Bộ tư lệnh tại Tam Kỳ) gồm các Tiểu khu Quảng Ngãi, Quảng Tín và Biệt khu Quảng Nam-Đà Nẵng.

Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 chiến thuật từ 1957 đến 1975:

  • Cấp bậc khi nhậm chức:
  1. Trung tướng Thái Quang Hoàng - 01/06/1957 đến 15/10/1957
  2. Trung tướng Trần Văn Đôn - 15/10/1957 đến 07/12/1962
  3. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm - 07/12/1962 đến 21/8/1963
  4. Thiếu tướng Đỗ Cao Trí - 21/8/1963 đến 11/12/1963
  5. Trung tướng Nguyễn Khánh - 11/12/1963 đến 30/01/1964
  6. Thiếu tướng Tôn Thất Xứng - 30/01/1964 đến 14/11/1964
  7. Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi - 14/11/1964 đến 14/03/1966
  8. Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân - 14/03/1964 đến 09/04/1966
  9. Trung tướng Tôn Thất Đính - 09/04/1966 đến 15/05/1966
  10. Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao - 15/05/1966 đến 30/05/1966
  11. Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm - 30/05/1966 đến 03/05/1972
  12. Trung tướng Ngô Quang Trưởng - 03/05/1972 đến 29/03/1975

Quân đoàn II & Vùng 2 chiến thuật sửa

Quân đoàn II & Vùng 2 chiến thuật thành lập ngày 01/10/1957, hoạt động tác chiến ở toàn bộ vùng cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Lâm Đồng, Tuyên Đức, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận và đặc khu Cam Ranh. Trong Vùng 2 chiến thuật có vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị, gọi là Biệt khu 24, Bộ tư lệnh đóng tại Thị xã Kontum do trung đoàn độc lập 24 đảm nhiệm, bao gồm toàn bộ khu biên giới giáp Lào và 2 Tiểu khu Kontum và Pleiku (Thành lập 07/1966 và giải thể 04/1970). Bộ tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 chiến thuật khi mới thành lập đóng ở Ban Mê Thuột, đến tháng 10 năm 1962 chuyển lên Pleiku bao gồm Khu chiến thuật 22 (Bộ tư lệnh tại Quy Nhơn) có các Tiểu khu Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn. Khu chiến thuật 23 (Bộ tư lệnh đóng tại Ban Mê Thuột) gồm các Tiểu khu Darlac, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 chiến thuật từ 1957 đến 1975:

  • Cấp bậc khi nhậm chức:
  1. Thiếu tướng Trần Ngọc Tám - 01/10/1957 đến 13/08/1958
  2. Thiếu tướng Tôn Thất Đính - 13/08/1958 đến 20/12/1962
  3. Thiếu tướng Nguyễn Khánh - 20/12/1962 đến 12/12/1963
  4. Trung tướng Đỗ Cao Trí - 12/12/1963 đến 15/09/1964
  5. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có - 15/09/1964 đến 25/06/1965
  6. Trung tướng Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc - 25/06/1965 đến 23/02/1968
  7. Thiếu tướng Lữ Mộng Lan - 23/02/1968 đến 28/08/1970
  8. Thiếu tướng Ngô Du - 28/08/1970 đến 10/05/1972
  9. Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn - 10/05/1972 đến 05/11/1974
  10. Thiếu tướng Phạm Văn Phú - 05/11/1974 đến 02/04/1975

Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật sửa

Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật thành lập ngày 01/03/1959, chính thức hoạt động vào ngày 20/05/1960 bao gồm các tỉnh Phước Long, Bình Long, Phước Tuy, Bình Tuy, Bình Dương, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Long Khánh, Biên Hòa, Gia Định và Đặc khu Vũng Tàu. Sài Gòn, Chợ Lớn và đặc khu Côn Sơn thuộc Biệt khu Thủ đô. Bộ Tư lệnh Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật đóng tại Biên Hòa. Vùng 3 chiến thuật có Khu chiến thuật 31 (Bộ tư lệnh tại Tây Ninh) gồm các Tiểu khu Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An. Khu chiến thuật 32 (Bộ tư lệnh tại Bình Dương) gồm các Tiểu khu Bình Long, Phước Long, Bình Dương. Khu chiến thuật 33 {Bộ tư lệnh tại Biên Hòa} gồm các Tiểu khu Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hoà.

Tư lệnh Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật từ 1959 đến 1975:

  • Cấp bậc khi nhậm chức:
  1. Trung tướng Thái Quang Hoàng - 01/03 đến 11/10/1959
  2. Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ - 11/10/1959 đến 06/05/1961
  3. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm - 06/05/1961 đến 07/12/1962
  4. Thiếu tướng Tôn Thất Đính - 07/12/1962 đến 05/01/1964
  5. Trung tướng Trần Thiện Khiêm - 05/01/1964 đến 02/02/1964
  6. Thiếu tướng Lâm Văn Phát - 02/02/1964 - 04/04/1964
  7. Trung tướng Trần Ngọc Tám - 04/04 đến 12/10/1964
  8. Thiếu tướng Cao Văn Viên - 12/10/1964 đến 11/10/1965
  9. Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị - 11/10/1965 đến 09/06/1966
  10. Thiếu tướng Lê Nguyên Khang - 09/06/1966 đến 05/08/1968
  11. Trung tướng Đỗ Cao Trí - 05/08/1968 đến 23/02/1971
  12. Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh - 23/02/1971 đến 29/10/1973
  13. Trung tướng Phạm Quốc Thuần - 29/10/1973 đến 23/10/1974
  14. Trung tướng Dư Quốc Đống - 23/10/1974 đến 06/01/1975
  15. Trung tướng Nguyễn Văn Toàn - 06/01/1975 đến 29/04/1975

Quân đoàn IV & Vùng 4 chiến thuật sửa

Quân đoàn IV & Vùng 4 chiến thuật thành lập ngày 01/01/1963, hoạt động tác chiến trên toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm gần 1/2 dân cư và đất canh tác Miền Nam Việt Nam, gồm các tỉnh Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hoà, Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, Chương Thiện, Bạc Liêu, An Xuyên và đặc khu Phú Quốc. Bộ tư lệnh Quân đoàn IV & Vùng 4 chiến thuật đóng tại Thị xã Cần thơ. Khu chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 nằm trong vùng 4 chiến thuật có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực phía Tây Bắc đồng bằng sông Cửu Long, dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, hoạt động đến năm 1973 thì giải thể. Vùng 4 chiến thuật có khu chiến thuật 41 (Bộ tư lệnh tại Vĩnh Long) gồm các Tiểu khu Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Vĩnh Long và Vĩnh Bình. Khu chiến thuật 42 (Bộ tư lệnh tại Cần Thơ) gồm các Tiểu khu Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên. Khu chiến thuật Tiền Giang (Bộ tư lệnh tại Mỹ Tho) gồm các Tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Kiến Hoà và Gò Công.

Tư lệnh Quân đoàn IV & Vùng 4 chiến thuật từ 1963 đến 1975:

  • Cấp bậc khi nhậm chức:
  1. Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao - 01/01/1963 đến 04/11/1963
  2. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có - 04/11/1963 đến 07/03/1964
  3. Thiếu tướng Dương Văn Đức - 07/03/1964 đến 15/09/1964
  4. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu - 15/09/1964 đến 20/11/1965
  5. Thiếu tướng Đặng Văn Quang - 20/11/1965 đến 23/11/1966
  6. Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh - 23/11/1966 đến 29/02/1968
  7. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng - 29/02/1968 đến 01/07/1968
  8. Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh - 01/07/1968 đến 04/05/1970
  9. Thiếu tướng Ngô Du - 04/05/1970 đến 27/08/1970
  10. Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng - 27/08/1970 đến 04/05/1972
  11. Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi - 04/05/1972 đến 01/11/1974
  12. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam - 01/11/1974 đến 30/04/1975

Nhầm lẫn ngày tháng sửa

Có sự nhầm lẫn thông tin về thời kỳ giữa Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận và Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng (18.16.1966). Xin sửa giúp. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:19, ngày 15 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chữ viết tắt trong chú thích ảnh sửa

Nhờ giải thích chữ viết tắt BTTM trong chú thích ảnh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:21, ngày 15 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không thấy ở chú thích nào nhưng mà BTTM thì chắc là Bộ Tổng tham mưu. 217.128.111.74 (thảo luận) 19:27, ngày 15 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chắc đúng rồi đó, tôi sẽ cho "hiện lên" lại. Cảm ơn bạn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:51, ngày 15 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đổi một chút xíu sửa

Tại phần "năm 1975" có đoạn "Duyên đoàn 13 Hải quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông bị khó khăn và không làm tròn trọng trách đó" đề nghị sửa "không làm tròn trọng trách đó" thành nhóm chữ "không thực hiện được" cho nó trung tính (vì cách viết trên nghe có vẻ đổ lỗi cho duyên đoàn quá). Mặt khác cần phân tích thêm một chút về sự tan rã của quận đoàn 1 ở đoạn này, ví dụ như bị cộng quân truy kích mãnh liệt bằng hỏa lực vượt trội hay do thiếu thốn về vũ khí và ở thế tan rã chẵng hạn (nếu chỉ vì không qua sông được mà tan rã hoàn toàn thì không phù hợp với nhận định ban đầu là một sư đoàn thiện chiến và dũng cảm nhất của QLVNCH)" (thảo luận) 06:47, ngày 5 tháng 3 năm 2010 (UTC)"Trả lời

== sửa

Tình cờ tôi gặp trang của đơn vị ba tôi ở đây. Xin cho hỏi có ai trong số chiến hữu của ba tôi là ông Phạm Sáu đi lính Sư đoàn 1 Bộ Binh năm 1965, đến năm 1969 thì mất tại Ba Lòng - Quảng Trị. Có chú bác nào có kỷ niệm về ba tôi và hình ảnh xin cho tôi biết với. Hiện nay tôi không có di ảnh của Ba. Tôi xin chân thành Cảm ơn các bác, các chú nhiều! (Phạm Thắng)

Quay lại trang “Sư đoàn 1 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa”.