Thảo luận:Satsuma

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Trần Nguyễn Minh Huy trong đề tài Nguồn gốc

Untitled

sửa

Tôi không rõ nghĩa chữ Hán, nhưng theo các từ điển Nhật-Việt, Nhật-Anh mà tôi có và kinh nghiệm cá nhân của tôi thì mikan là quả quýt. --Ashitagaarusa (thảo luận) 08:52, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tra từ điển Hán Việt thì hai chữ Hán của "mikan" là chữ "mật" và chữ "cam". "Mật" nghĩa là ngọt, "cam" rõ ràng là cây cam. Bác nào giỏi pháp danh phiền tra cứu giúp với. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:00, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu theo kiểu cộng nghĩa từng chữ thành nghĩa cả từ như Sholokhov làm ở trên thì các từ tiếng Nhật sau sẽ bị lệch nghĩa: 水牛 (suigyu) là "bò nước"? 山羊、野羊 (yaghi) là "dê núi", "dê hoang"? 蘋果 (ringo) là "quả cây rau tần", "quả bèo tấm"? 手紙 là "giấy tay" (nhân tiện, nếu từ này thì tiếng Trung và tiếng Nhật nghĩa khác nhau). --Ashitagaarusa (thảo luận) 09:16, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo nội dung trong bài viết thì cả người Nhật lẫn người TQ đều nói thứ quả này là "Ôn Châu mật cam" cả. Nếu ngay cả người TQ cũng gọi nó là "cam" thì tôi tin rằng cam đúng hơn là quýt. Dầu sao tôi vẫn là dân ngoại đạo nên xin chờ câu trả lời từ những chuyên gia. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:50, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phân biệt giữa bưởi, cam, quýt và chanh không dễ do chúng đều nằm trong cùng một chi Citrus và có quan hệ họ hàng rất gần. Nói chung điều đó mang tính ước lệ theo tập quán hơn là phân loại khoa học, và ngay cả phân loại khoa học cũng còn lộn xộn do các loài trong chi này đã được lai ghép với nhau từ rất xa xưa nên việc định danh một loại cây là loài (species) hay loại cây lai ghép (hybrid) là không dễ dàng và chưa thống nhất. Theo thông lệ thì về hình thức bưởi to hơn cam, cam to hơn quýt/quất và chanh. Về bóc vỏ thì quýt dễ bóc hơn cam còn cam dễ bóc hơn chanh. Về vị thì chanh là chua nhất, quất chua hơn quýt, cam và quýt có loại chua, có loại ngọt, bưởi có lẽ ít chua hơn cả. Cũng không nên theo tiếng Trung nhiều quá vì nhiều loài có ở Trung Quốc lại không có ở ta và ngược lại. Trong tiếng Trung người ta dùng các từ dữu, cam, quất (kết), chanh, nịnh mông để chỉ tương ứng là bưởi, cam, quýt/quất, cam ngọt, chanh (tây, ta các loại) (Từ chanh của họ chủ yếu để chỉ Citrus x sinensis tức là cam ngọt chứ không phải là chanh theo cách hiểu của người Việt). Tuy nhiên đối với Citrus unshiu thì trang này gọi là cam ngọt Ôn Châu, cam Nhật Bản, cam Satsuma trong phần tiếng Việt. Meotrangden (thảo luận) 02:48, ngày 22 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cũng hiểu việc khó phân loại của mấy thứ quả này, vì chúng đều giống nhau về hình thức. Thế nên mới phải kết hợp cả từ điển và thực tế. Ở Nhật, nơi xuất sứ thứ mikan này thì nó được bán ở siêu thị dưới hình thức đóng gói cả túy, chứ không bán lẻ từng quả như cam. Bóc vỏ quả này rất dễ và có cảm giác nó không dính chặt vào múi. Quan trọng hơn cả, ăn thì nó giống quýt về mùi thơm và vị đặc (ngọt, chua dịu). Không phải vô cớ mà trong mục xem thêm của bài bên ja va bên en đều đưa các thứ quýt ra, chứ không đưa cam, quất, bưởi. --Ashitagaarusa (thảo luận) 03:04, ngày 22 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc

sửa

Hiện có một số tài liệu khác nói về nguồn gốc Cam ngọt Ôn Châu khác với trong bài, như đây. Theo đó, cam này vốn từ TQ sang Nhật từ thời cổ đại rồi tới năm 1916 được đưa trở lại TQ. Không phải tự dưng bản en.wiki của bài này đã bị đặt fact ở những thông tin về lịch sử quả này.--Trungda (thảo luận) 17:03, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn này là một nguồn tự xuất bản, ít đáng tin cậy hơn các nguồn từ sách vở mà trong bài đã nêu ra. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ người TQ cái gì cũng nói là họ sáng chế? NHD (thảo luận) 17:18, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy dầu sao vẫn tốt hơn thông tin không nguồn và bị "fact". Cứ chờ xem đã. Tôi sẽ đặt cả 2 luồng thông tin song hành với nhau vì thông tin "nguồn gốc từ Nhật" cũng có nguồn. Cũng không nên thành kiến với người TQ quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:23, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cho rằng {{fact}} thì hay hơn là dùng nguồn không đáng tin cậy. Nếu cho nguồn không đáng tin cậy vào thì người đọc phải tự kiểm tra mới biết là nguồn đó không đáng tin cậy, còn "fact" cho biết rõ ràng là chưa có nguồn. NHD (thảo luận) 18:13, ngày 26 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
Do nguồn trong bài khẳng định loài cam này được du nhập từ Nhật Bản, tôi đã đổi tên bài viết sang "Cam Nhật Bản" là tên gọi thông dụng và cũng chỉ rõ nguồn gốc của nó. --minhhuy (thảo luận) 07:08, ngày 9 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Satsuma”.