Thảo luận:Tân Pháp

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Thusinhviet trong đề tài Tân Pháp

Tên gọi sửa

Các kiểu phiên âm tiếng Tây ra tiếng Việt quan âm Hán-Việt nói chung bây giờ không có phổ biến hiện giờ. Nếu người di chuyển bài này không chứng minh được về sự phổ thông và được biết đến rộng rãi của cái tên này hơn cái tên kia, nếu ai đó có thời gian theo dõi bài này sau vài ngày có thể di chuyển ngược lại cái tên gốc. FlaVia 18:12, ngày 11 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chẳng sao cả, các trang wiki ngôn ngữ khác cũng dịch chữ tiếng Pháp ra tiếng mình, vậy thì trang tiếng Việt cũng không nên để nguyên tên gốc. Nếu không chịu tên này thì tên Pháp mới. NapoleonQuang (thảo luận) 23:35, ngày 11 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cách gọi nào phổ biến nhất chứ? bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.12.248 (thảo luận • đóng góp)
Tôi đã đổi ngược về Nouvelle-France, đề nghị NapoleonQuang lần sau thảo luận trước khi sửa đổi tên bài. RBD (thảo luận) 21:20, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có ít nhất là 2 thành viên (tôi và Flavia) không đồng ý với cái tên Tân Pháp, NapoleonQuang cũng không tìm được tài liệu nào nói rằng Nouvelle-France được dịch thành Tân Pháp, vậy NapoleonQuang có lý do gì để khư khư giữ lấy cái tên này? RBD (thảo luận) 22:40, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

@NapoleonQuang: Về nguyên tắc, tôi đồng ý với bạn là cái gì có thể dịch được thì nên dịch, không xen tiếng Tây. Nhưng phải dịch theo cách phổ biến trong xã hội, chứ không phải theo ý riêng của chúng ta. Vì Wikipedia là bách khoa toàn thư, tức phải cung cấp kiến thức được thừa nhận rộng rãi, chứ không phải tác phẩm riêng của mấy người chúng ta.

Nói riêng, cái tên "Tân Pháp" này tôi mới thấy mỗi bạn dùng để chỉ Nouvelle France, mặc dù những cái tên như A Phú Hãn hay Tân Calédonie tôi đều biết. Nếu bạn muốn bảo vệ nó, xin đưa ra dẫn chứng, rằng, nó được dùng ở sách nọ báo kia, v.v... Nhưng tôi e rằng sách báo dùng từ này hoặc là cổ xưa, hoặc lác đác đâu đó ở hải ngoại thôi.

Nếu bạn khăng khăng dùng "tiếng Việt" thì Tân Pháp thì cũng chả phải tiếng Việt, nó là từ Hán Việt mà.

Avia (thảo luận) 02:08, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nói thêm: trong tiếng Việt quả có từ Tân Pháp, chỉ cuộc cải cách của Vương An Thạch nhà Tống. Avia (thảo luận) 02:15, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nói giỏi lắm, vậy thì mấy từ như khủng long hay thái hậu và rất nhiều từ khác cũng là Hán-Việt đấy. Nói theo kiểu mấy người th2 kể như mấy từ này cũng dẹp luôn. Lý do tôi sử dụng mấy từ mà mặc dù nó là Hán-Việt vì chúng được viết theo lối tiếng Việt hiện đại và có dấu giống y hệt tiếng Việt, và dễ phát âm. Còn mấy chữ nước ngoài kia mà để vào thì sẽ có rất ít người biết cách đọc. Nếu muốn tôi sẽ cho ví dụ khác. NapoleonQuang (thảo luận) 06:20, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trái với bạn, tôi không hề có ý định "dẹp" những từ ngoại lai. Chẳng qua tôi muốn lưu ý rằng, nếu Nouvelle là "ngoại" thì "Tân" cũng là ngoại nốt.
Thứ hai, những từ tân, cựu... đương nhiên là viết "y hệt tiếng Việt", chính thế mới gọi là "Hán Việt". Nếu chúng viết giống tiếng Hán thì đã là... Hán rồi, đâu phải Hán Việt nữa.
Avia (thảo luận) 06:46, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu cảm thấy khó đọc thì có thể nhờ ai đó rành tiếng Pháp phiên âm sang tiếng Việt trong bài, và có thể dịch thành Tân Pháp để người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa "nước Pháp mới", nhưng không thể lấy nó làm tựa đề, vì nó không phổ biến. Tân (trả lời) 08:20, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tân Pháp sửa

@Thusinhviet: có thể tham khảo thảo luận trên trước khi di chuyển. Tôi tra "Tân Pháp" qua anh Goog thì chỉ được kết quả ko liên quan (tất nhiên là trừ trang này). Bạn có thể chứng minh bằng sách vở không, nếu không tôi để bạn muốn làm gì cũng được. Brooke Henderson 17:19, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

À cả bài Hạ Áo có vẻ cũng vậy. Nhưng tôi không quan tâm lắm đến bài đó lắm. Brooke Henderson 17:23, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Cách dịch này đã trở thành quy ước trong việc dịch địa danh lẫn thuật ngữ.
  • New Delhi cũng được gọi là Tân Delhi
  • New Guinea cũng được gọi là Tân Guinea
  • New World hay Nouveau Monde cũng được gọi là Tân Thế Giới
  • Upper Volta cũng được gọi là Thượng Volta
  • Greater London cũng được gọi là Đại Luân Đôn
Tôi thấy bởi nó là quy ước nên ta cứ theo quy ước mà dịch tên bài. Tính từ New trong tiếng Anh hay Nouveau (m.)/Nouvelle (f.) trong tiếng Pháp xưa nay vẫn luôn thường được dịch là Tân, France được dịch là Pháp có lẽ ai cũng biết.
Quy định dùng tên thông dụng không có nghĩa là chúng ta phải hiểu nó triệt để theo nghĩa hẹp. Với những lối dịch quá thông thuộc đã thành thông lệ thì cứ dựa vào thông lệ đó mà dịch thôi. Nước Úc có một lãnh thổ mang tên Australian Antarctic Territory, Wikipedia dịch địa danh này thành Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc, tôi không nghĩ là người dịch bài dựa vào tên gọi phổ biến, mà đơn giản chỉ là dịch từng từ riêng theo thông lệ rồi gộp lại mà thành. Australian thông lệ được dịch thành "thuộc Úc", Antarctic thông lệ được dịch thành "châu Nam Cực" còn territory theo thông lệ được dịch thành lãnh thổ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:54, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
New GuineaNew Delhi: cách đọc chữ New là Niu phổ biến hơn; Tân Thế giới, ko phản đối. Thượng Volta, đã từng được nhắc tới trong các sách giáo khoa sử. Đại Luân Đôn: same same, dịch cũng đc, không cũng ko sao, tương tự có Đại Manchester. Một số bài có chữ Tân với gốc Ấn Âu: Tân Tây Ban Nha, Tân Hebrides. Bài có chữ New/Nueva/Nouvelle nhưng không dịch New Zealand, Nouvelle-Calédonie
Tôi cho rằng cần có sự phổ biến nhất định của việc dịch thì hãy dùng, còn không thì cứ theo độ phổ biến mà đặt, đồng thời tránh tiếng Anh cho các bài về các nước nói ngôn ngữ Roman, Slav, Baltic, German. Việc đặt tên theo ngôn ngữ gốc cũng không có gì là mới cả. Brooke Henderson 11:09, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tại bạn không để ý đấy thôi, chứ New Zealand người ta vẫn gọi là Tân Tây Lan, trong khi Nouvelle-Calédonie người ta cũng gọi là Tân Đảo hoặc Tân Calédonie đấy.
Tôi dịch tên địa danh này theo thông lệ, bạn có phản đối gì không? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:51, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Còn nếu bạn cần nguồn, thì tôi xin giới thiệu bạn một số nguồn hàn lâm vậy: "Tân+Pháp"&dq="Tân+Pháp"&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwi749WvrdPaAhVBW7wKHbAHCTA4UBDoAQg7MAU, "Tân+Pháp"&dq="Tân+Pháp"&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwi_mIWcrNPaAhWEkZQKHR4MBKg4RhDoAQhBMAc, "Tân+Pháp"&dq="Tân+Pháp"&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwjhlpe6q9PaAhXDULwKHf-GBm04FBDoAQgkMAA.
Kinh nghiệm của tôi là, với những thông lệ dịch địa danh hay thuật ngữ, thì cứ thoải mái mà theo đó để dịch thôi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:50, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Thusinhviet Tất nhiên là tôi đã "chơi bài ngửa" thì tôi không hối tiếc. Tôi nêu ra các trường hợp là để bạn thấy sự không thống nhất mãi tồn tại ở Wiki này (cũng như Wiki khác nữa) cho nên, thực sự nếu cái gì 50/50 thì để yên nó đi thì hơn. Nhưng hình như ba ví dụ đều kèm chữ "quốc" ở sau thì phải :D. Brooke Henderson 10:44, ngày 2 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi không nghĩ là tôi đang đánh bài với bạn. Còn về chữ "quốc", đó là một thành tố tạo thành từ "Pháp Quốc", là dịch danh của "France".
"England" được dịch là "Anh (Quốc)"
"Germany" được dịch là "Đức (Quốc)"
"Belgium" được dịch là "Bỉ (Quốc)"
"America" được dịch là "Mỹ (Quốc)"
"Austria" được dịch là "Áo (Quốc)"
Cũng như thế "France" còn được dịch là "Pháp (Quốc)".
"Quốc" vẫn thường được gắn kèm như hậu tố trong tên nước. Nhưng bởi lẽ, trên Wikipedia này, chúng ta gọi "France" là "Pháp" chứ không phải "Pháp Quốc" nên "Nouvelle-France" tốt hơn nên được dịch là "Tân Pháp". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:50, ngày 2 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tân Pháp”.