Thảo luận:Tiền Việt Nam

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Kien1980v trong đề tài Bỏ Lý Nam Đế

Untitled sửa

Sao không phân thời đại ra nhỉ? Có thể là như thế này:

    • Nhà Lê
      • ABC Thông Bảo
      • BCD Thông Bảo
    • Nhà Tây Sơn
      • ABC Thông Bảo
      • BCD Thông Bảo

Trông bài viết giống một bản liệt kê quá đi mất.   Michael 03:19, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC) Trả lời

Không vấn đề gì. Hãy liệt kê và sau đó sắp xếp chúng lại đâu có muộn?!Lưu Ly (thảo luận) 08:22, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã định làm điều này khi có đề nghị tham gia của Bình Giang nhưng chưa kịp vì đang cuốn vào thảo luận bài Nguyễn Huệ. Nay thì làm được rồi.--Trungda (thảo luận) 10:33, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hội sao sửa

Cũng xin giải thích rõ thêm "hội sao" trong "Thông Bảo hội sao" nghĩa là gì. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:02, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thời Hồ Quý Ly chắc dùng chữ Nôm để in tiền, tuy nhiên tôi chưa thấy chữ "hội sao" viết như thế nào nên chưa tìm ra nghĩa của nó. `Lưu Ly (thảo luận)
Sáng nay (05:26, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)), tôi mới nhận được câu trả lời từ "Huy tiền cổ", ảnh bảo rằng: hội là hội hoạ, sao là (tiền giấy). Riêng tôi lại cho rằng: hội là hội hoạ, sao là sao chép (ngay nay là in ấn), theo nghĩa đó có thể hiểu là loại tiền làm bằng giấy (không phải đúc) và họa tiết thì do vẽ lên. Vẫn tiếc là chưa có nguồn thông tin nào viết thế nên chưa thể giải thích vào bài, tôi đang kiếm 大越史記全書 để tra lại cách viết thử. Lưu Ly (thảo luận) 05:26, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tìm lại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Bản in Nội các quan bản (1697)- Bản chữ Hán, trang 25 (web) tức trang 26a cột 6 dòng 4 thấy có chữ "hội sao" 會鈔. Tra từ điển này thấy giải thích 鈔 sao, sáo là: Tiền giấy, tiền tài. ví dụ: hiện sao 現鈔 tiền mặt, sao phiếu 鈔票 tiền giấy.

Tra tiếp từ 會 hội, cối; có nhiều nghĩa, trong đó có giải thích: Một âm là cối: tính gộp, tính suốt sổ. Ví dụ: cối kế niên độ 會計年度 tính sổ suốt năm.

Tra tiếp 會鈔 tại đây, thấy giải thích bằng tiếng Anh là: pay a bill; pay for accounts.

Đến đây thì thấy "Huy tiền cổ" chưa đúng và Lưu Ly cũng sai nốt, nhưng cũng đoán tiếp là chữ "hội" là từ cổ, chẳng được xài nên từ điển cũng bó tay. Vậy dùng pay a bill; pay for accounts để trả lời vậy. Anh Tieu_ngao_giang_ho1970 dịch giúp chữ tiếng Anh đó ra xong đưa vào bài giúp luôn nhá. Lưu Ly (thảo luận) 14:22, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Truy tìm từ bản tiếng Hán của Đại Việt sử ký toàn thư cho ra chữ Hội sao, Lưu Ly thật là chịu khó. Cái đoạn tiếng Anh mà trang tiếng Hán gì cho biết đó có vẻ không ổn, vì "hội sao" là danh từ còn hai cụm từ tiếng Anh trên có vẻ là động từ quá (ko chắc lắm vì tôi dốt tiếng Anh lắm). Tôi đoán 會 là cách viết cổ của 会, dù có hai âm "cối" và "hội" nhưng đều có nghĩa là "dồn lại". Không biết có phải vì tiền giấy nhà Hồ, một tờ có thể thay thế cho cả một xâu, một thúng tiền kim loại nên có chữ hội trong tên tiền hay không nhỉ.--Bình Giang (thảo luận) 14:40, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không phải đoán đâu, vì nó đúng vậy: 會 (phồn thể) và 会 (giản thể). Nghĩa của nó có thể là:

  1. (Danh) Đoàn thể, nhóm, tổ chức. ◎Như: giáo hội 教會 tổ chức tôn giáo, đồng hương hội 同鄉會 hội những người đồng hương.
  2. Danh) Cuộc họp, cuộc gặp mặt. ◎Như: khai hội 開會 mở hội, hội nghị 會議 cuộc họp bàn, yến hội 宴會 cuộc tiệc.
  3. (Danh) Thời cơ, dịp. ◎Như: ki hội 機會 cơ hội, vận hội 運會 vận hội tốt, nghĩa là sự với thời đúng hợp nhau cả.
  4. (Danh) Sách Hoàng cực kinh thế nói 30 năm là một đời 世, 12 đời là một vận 運, 30 vận là một hội 會, 12 hội là một nguyên 元.
  5. (Danh) Chỗ người ở đông đúc, thành phố lớn. ◎Như: đô hội 部會 chốn đô hội.
  6. (Danh) Chốc lát, khoảng thời gian ngắn. ◎Như: nhất hội nhi 一會兒 một lúc, một lát.
  7. (Động) Gặp, gặp mặt. ◎Như: hội minh 會盟 gặp nhau cùng thề, hội đồng 會同 cùng gặp mặt nhau để bàn bạc sự gì.
  8. (Động) Tụ tập, họp. ◎Như: hội hợp 會合 tụ họp.
  9. (Động) Hiểu. ◎Như: hội ý 會意 hiểu ý, lĩnh hội 領會 hiểu rõ.
  10. (Động) Biết, có khả năng. ◎Như: ngã hội du vịnh 我會游泳 tôi biết bơi lội, nhĩ hội bất hội khai xa? 你會不會開車 anh biết lái xe không?
  11. (Phó) Sẽ (hàm ý chưa chắc chắn). ◎Như: tha hội lai mạ 他會來嗎 ông ta sẽ đến hay không?
  12. (Trợ) Gặp lúc, ngay lúc. ◇Sử Kí 史記: Hội kì nộ, bất cảm hiến, công vi ngã hiến chi 會其怒, 不敢獻, 公為我獻之 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Gặp lúc họ nổi giận, không dám hiến, nhờ ông biếu họ hộ ta.
  13. Một âm là cối. (Động) Tính gộp, tính suốt sổ. ◎Như: cối kế niên độ 會計年度 tính sổ suốt năm.

Mà chữ nghĩa Lưu Ly cũng có hạn, gặp mấy từ khó hơn ăn ớt nên cứ đổ thừa cho từ điển thiếu là xong :D. Lưu Ly (thảo luận) 14:48, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chữ Hán 鈔 này có từ điển bảo nghĩa là: 1) đáp úp, lén đánh; 2) cướp bóc; 3) tịch biên tài sản. Nếu như thế, "hội sao" có thể là gì hả Lưu Ly?--Bình Giang (thảo luận) 15:00, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cái từ điển Bình Giang tra chắc chỉ có vài nghĩa đó. Bạn thử tra từ điển này xem. "Sao" thì tìm ra rồi (bên trên), hội thì chẳng biết dùng chữ nào. Nghĩa số 4 bên trên cũng hay đấy chứ. Tiếc là từ này "cổ" quá rồi, hết đát rồi. Để tôi hỏi bên Viện Việt học xem sao. Lưu Ly (thảo luận) 15:30, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

會鈔: hội sao, hội sa (hùichào) hay là 會帳: hội trướng (huìzhen) đều có nghĩa chung là trả tiền. Trong đó: 會 hội, nghĩa là trả (tiền); và 鈔 sao, nghĩa là tiền giấy, 帳 trướng là nợ (tiền).

  • Tham khảo: Từ điển Hán Việt- Hán ngữ cổ đại và hiện đại, tác giả: Trần Văn Chánh, NXB Trẻ năm 2005, trang 1014-1015.
  • Đồng tham khảo: Hán Việt Từ Điển- Dẫn chứng

Lưu Ly (thảo luận) 15:14, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các ông Tàu dịch "hội sao" là "pay a bill" là vì thế nhỉ.--Bình Giang (thảo luận) 15:20, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có lẽ thế. Bây giờ tôi mới thấy từ điển online nó hạn chế nghĩa quá xá. Lưu Ly (thảo luận) 15:27, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Lưu Ly. Thế thì cái ý tôi đã thảo luận với Lưu Ly có vẻ đúng, Hồ Quý Ly cho gọi thế là vì muốn nhấn mạnh đến khía cạnh tiền giấy này là phương tiện thanh toán pháp quy (legal tender), người ta phải chấp nhận khi nó được dùng để trả nợ. Nó bằng giấy nhưng là "thông bảo" nên là phương tiện thanh toán. Có nên diễn ra cụ thể như thế không nhỉ? tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 06:17, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc sửa

Mong sao bài sớm được hoàn thiện để được đề cử bài chọn lọc.

Uh! Tiền đúc theo loạt, đợt, loại, mẻ; hình thù, kiểu dáng; tô thuế, thuế má, thuế khóa khác nhau chỗ nào. Đại Hòa thông bảo. Đỗ Văn Ninh cho rằng có thể viết là Đại song vẫn đọc là Hòa. Đại Song đọc là Đại Hòa? Công dụng cái lỗ là để xỏ sợi chỉ dễ xâu, cất giữ, mang theo đi chợ, dễ đếm? Bánh Ướt (thảo luận) 07:32, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bài này cần trình bày lại. Rất nhiều tiểu đề mục chỉ có một câu, không tới một dòng. Mục lục trở nên quá dài một cách không cần thiết!

--V (thảo luận) 15:09, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Để tôi wiki một phát xem sao. Đây là bịnh của những người ham viết đó mà. Lưu Ly (thảo luận) 15:13, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bài dài, ngắn đi thì tốt đọc đỡ chán--wave (thảo luận) 15:33, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bỏ Lý Nam Đế sửa

Đọc bài viết trên chúng ta sẽ thấy có mâu thuẫn về việc khẳng định thời điểm xuất hiện đồng tiền đầu tiên

Đầu bài viết được mở đầu: Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ 10, thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự trị vì của Đinh Bộ Lĩnh. Thời phong kiến, gần như mỗi đời vua lại cho phát hành loại tiền mới. Nhiều khi, mỗi lần thay đổi niên hiệu, vua lại cho phát hành loại tiền mới. Suốt một thời gian dài, tiền kim loại là thứ tiền duy nhất và mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình Trung Quốc. Tiền giấy xuất hiện ở Việt Nam khá sớm so với thế giới, vào năm 1396[1]

Giữa bài có mục: Tiền đồng đầu tiên của người Việt, khẳng định: "Theo nhà biên khảo Phạm Thăng thì tiền đúc bằng đồng đầu tiên của người Việt là dưới triều Tiền Lý. Vua Lý Nam Đế cho đúc đồng Thiên Đức thông bảo năm 541 nhưng đến năm 602 thì triều đại này kết thúc và loại tiền này cũng thất truyền nên ta không có mẫu nào để căn cứ hình dạng. Đời nhà Tống bên Tàu năm 944 cũng cho phát hành đồng Thiên Đức thông bảo nên dễ ngộ nhận đồng Thiên đức thế kỷ thứ 10 của vua Tàu và đồng Thiên đức thế kỷ thứ 6 của vua Việt"

Ngay bên dưới đấy lại có: "Việt Nam lần đầu tiên có vua xưng hoàng đế là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu Thiên Đức (544-548), nhưng thời đó Lý Nam Đế chưa đúc tiền. Tới khi Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế năm 968 và đặt niên hiệu Thái Bình từ năm 970, Việt Nam mới có đồng tiền đúc đầu tiên mang niên hiệu của vị hoàng đế nước mình."

Như vậy thì tiền đồng xưa nhất là thời đại Lý Nam Đế hay Đinh Tiên Hoàng?. Có thể dựa vào nguồn tin chính thống của ngân hàng nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinHDNH.jsp?tin=3559 trong đó có bài viết về một cuộc triển lãm Tiền Việt Nam 2008 tại TP Hồ Chí Minh trong đó chỉ rõ: Đồng tiền đầu tiên của Việt Nam được các nhà khoa học xác nhận là đồng Thái Bình Hưng Bảo của Vua Đinh Tiên Hoàng (968-980), cũng là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính- tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam tự chủ, sau hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Vì vậy nên tôi bỏ đoạn Tiền đồng đầu tiên của người Việt và cho nó vào chú thích, nếu sau này có nguồn tin chính thống rằng tiền đầu tiên từ thời Lý Nam Đế mới cho vàoKien1980v (thảo luận) 11:33, ngày 8 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nhớ ko lầm thì trog đơn vị tiền tệ việt nam ngoài tiền, xu, đồng, quan... thì còn có "cắc" và "trinh" nữa (ví dụ: một cắc bạc, không đáng bằng một trinh...) không biết có đúng không?
Quay lại trang “Tiền Việt Nam”.