Thảo luận:Valentina Vladimirovna Tereshkova
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Valentina Vladimirovna Tereshkova. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các tiểu dự án Wikipedia sau đây: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Valentina Vladimirovna Tereshkova đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 16 tháng 6 năm 2016. Nội dung như sau:
|
Untitled
sửaTheo tôi các nhân vật Nga, tên thông dụng phổ biến hơn tên đầy đủ, do vậy tôi đổi về tên thông dụng (bỏ tên đệm ở giữa). conbo 03:45, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Cái này là dựa vào nguồn nào?!! Mekong Bluesman 10:12, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tên các nước phương Tây cũng vậy thôi, Bush cha nếu không có Bush con cũng chẳng gọi là George H. Bush làm gì, và cũng nên để dài ra chứ không H., bác MB có đồng ý vậy không ạ? Nhưng theo ý kiến chủ quan của tôi, tựa đề thế nào không quan trọng lắm, chỉ khi nào có sự nhập nhằng mới cần phải rõ ràng chuẩn mực, vì ta đã có hệ thống trang chuyển hướng làm việc này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:21, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Đối với người Nga, theo đúng phép lịch sự khi không quen biết nhau thì phải gọi đầy đủ Tên + Tên theo tên cha + Họ, ví dụ Valentina Vladimirovna Tereshkova chứ không Valentina Tereshkova, trong đó Valentina = tên, Vladimirovna = tên theo tên cha (cha bà này tên là Vladimir), Tereshkova = họ. Vương Ngân Hà 14:08, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Nên dùng họ tên đầy đủ làm tên bài chính, còn tên kia để redirect là được rồi. Trước tôi cũng để tên bài là tên tắt (bỏ đệm) vì nó thông dụng hơn nhưng sau khi Mekong Bluesman sửa thì tôi thấy cũng hợp lý, toàn bộ các bài bên wiki tiếng Nga đều dùng đầy đủ họ và tên, thậm chí tên bài theo kiểu họ trước rồi mới đến tên giống tiếng Việt. Rungbachduong 14:13, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Họ dùng như vậy là để tránh phải dùng pipe trick khi xếp loại theo trật tự chữ cái trong các thể loại, do họ sắp xếp theo họ mà không theo tên. Vương Ngân Hà 14:20, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Văn hóa Việt gọi ông, thí dụ, Nguyễn Văn A là Nguyễn Văn A, tôi không thấy gọi là Nguyễn A (ngoại trừ khi viết theo phong cách Tây phương thì viết là A Nguyen, hay A Van Nguyen trong các trường hợp chính thức). Do đó đừng bắt người Nga dùng theo cách người Anh và đừng bắt người Anh dùng theo cách người Nhật (họ trước tên sau)... đừng bắt văn hóa X đi theo văn hóa Y.
Trong văn hóa Nga thì đầu là tên của mình, theo sau là tên theo cha (nếu là nữ thì có âm /a/ phía sau) và cuối cùng là họ của gia đình. Ngược lại là văn hóa Á Đông với họ của gia đình, theo sau là các tên giữa (nếu có) và cuối cùng là tên của mình. Trong nhiều văn hóa Tây phương, cách dùng chính thức là tên của mình, theo sau là các tên giữa (nếu có), theo sau là tên thánh (nếu có, hiện nay thì rất có ít người dùng tên thánh), theo sau là họ của gia đình; trong trường hợp phụ nữ đã thành hôn và đã đổi sang họ của chồng (hiện nay thì số này ngày càng ít tại các nước tân tiến) thì có thể viết tên thời con gái lúc chưa lấy chồng của mình trong ngoặc. Trong văn hóa Tây Ban Nha thì con của ông có họ Morales và bà có họ Valdez, theo truyền thống cũ, có họ ghép là Morales y Valdez, nhiều khi bỏ cả từ nối y, (những người không biết sẽ nghĩ là con ông Morales mà mang họ Valdez); ngày nay chỉ vài dòng họ giữ cách dùng này và gần như tất cả mọi người chỉ dùng một họ. Ngoài ra, trong nhiều ngôn ngữ mà có giống (như tiếng Nga, tiếng Séc, tiếng Ba Lan...) họ của gia đình cũng có thể bị đổi thành giống cái cho con gái (tên khai sinh của Marie Curie là Maria Skłodowska trong khi cha của bà là Skłodowski); trong nhiều ngôn ngữ gốc Đức như các tiếng Bắc Âu thì người con tên Johan của ông Ander sẽ có tên Johan Anderson, khi Johan Anderson có con trai, Bjorn, thì sẽ có tên là Bjorn Johanson (hay Johansen) và con gái, Ingrid, sẽ có tên là Ingrid Johandotter (hay Johandatter) -- ngày nay không ai còn dùng hậu tố dotter hay datter cho con gái (chỉ còn hậu tố son hay sen) và đã từ lâu chỉ còn rất ít người dùng tên của mình rồi thêm son để thành họ cho con.
Mekong Bluesman 16:52, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Vâng, theo như những phân tích ở trên tôi đồng ý với ý kiến của mọi người. conbo 07:06, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Ở đây ta không theo en hay ru, tên nào phổ biến ở Việt Nam thì nên dùng, nếu tên nào chưa phổ biến thì tên bài viết nên ngắn gọn tốt hơn. Tôi biết tên gốc rất quan trọng, nhưng BKTT để phục vụ độc giả nên đặt theo tên phổ biến, ta có thể vẫn nêu tên đầy đủ ngay đầu bài viết như một cách tôn trọng tên người và văn hóa bản địa.Porcupine (thảo luận) 00:51, ngày 4 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Nói thật tôi không bao giờ đồng tình với việc "thông dụng" đến bất chấp cả sự minh xác lẫn phong tục, tập quán của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Tôi đồng ý với bác Mekong Bluesman. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:28, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Wiki là không phải là nơi bảo tồn văn hóa.222.253.28.44 (thảo luận) 08:50, ngày 30 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Và wikipedia cũng không phải là nơi cho chủ nghĩa đế quốc về văn hóa cũng tác oai tác quái. Mà muốn như thế thì phải dẹp bỏ cái kiểu "thông dụng" mù quáng đi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:21, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Muốn nói thì hãy xem trước khi nói. Mà xem quy định Wikipedia:Tên bài xong thì hãy phán người ta mù quáng hay mình chụp mũ người ta. Và đừng có đòi thay đổi quy định vì cứ thay đổi thì lại tranh cãi rộng lớn, tốn bao nhiêu nhân lực của WP vào những chuyện ko đáng (just attack your opinion)!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:26, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Nếu dẹp được căn bệnh thông dụng kiểu này thì dù có tốn bao nhiêu nhân lực cũng rất đáng để làm. Sao vậy, tôi không có quyền đòi à, Ti là cha tôi hay sao thế ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:30, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Ai là cha? Ai là cha của cả cái WP này để mà bắt người ta phải thay quy định? Đọc Wikipedia:Tên bài chưa để nói người ta là mù quáng. phản đối kịch liệt việc đẩy WP vào tranh cãi tốn nhân lực và ko phát triển được bài viết!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:32, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Bây giờ nói về chuyện thay đổi nói chung (nói chung nhé, không nói bài nào), tôi không có quyền bắt thay đổi nhưng tôi có quyền đòi, đòi là nói theo kiểu Ti chứ nói một cách đúng hơn là đề nghị, vì vậy việc Ti cấm tôi "đòi" là chuyện vô lý hết sức và chưa chắc rằng việc đòi thay đổi quy định sẽ chẳng đem lại cái gì tốt đẹp. Thứ hai, tôi chưa nói bất cứ lời nào về việc "thay đổi quy định", tôi cũng không nói toàn bộ wikipedia là thông dụng mù quáng, cái tôi muốn phản đối là thái độ dùng yếu tố "thông dụng" quá mức đang hiện hành trong một bộ phận người tham gia wikipedia, đơn cử có một ý kiến trên đây yêu cầu dùng tên viết gọn cho người Nga trong khi quy định của wiki Việt là viết tên đầy đủ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:48, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Re:
- Mình từ lâu đã đồng ý với thảo luận Tereshkova của bác Mekong Bluesman, vì vậy mình ko còn nói gì nữa. Ngay bây giờ tôi sẽ thảo luận vào trang của Sholokhov những chuyện bên ngoài tên người Nga, để tránh lạc đề! Hy vọng Sholokhov ko phiền lòng khi phải đón chờ tin nhắn!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:57, ngày 31 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Re: