Information icon Mọi người đều được hoan nghênh đóng góp xây dựng từ điển bách khoa. Tuy nhiên, vui lòng không đăng nội dung thông tin quảng cáo, những liên kết ngoài có tính chất mua bán, thương mại tại đây. Quảng cáo và sử dụng Wikipedia như là nơi tuyên truyền quảng bá được xem là đi ngược lại chính sách của Wikipedia và không được phép. Hãy thử ghé trang chào mừng để tìm hiểu thêm về dự án này và những thông tin hữu ích để bạn có thể đóng góp tích cực hơn. Cảm ơn bạn.

Độ nổi bật của Công ty sửa

Muốn công ty Tầm nhìn toàn cầu thỏa mãn tiêu chí bên dưới, thì bài viết của bạn về Công ty đó sẽ không bị xóa đi và tài khoản của bạn cũng sẽ ko bị khóa vì bạn đã nhiều lần tạo ra bài tường tự. Lưu Ly (thảo luận) 08:58, ngày 12 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tiêu chí chính sửa

Một công ty, tập đoàn, tổ chức, đội, tôn giáo, nhóm, sản phẩm, hay dịch vụ được coi là nổi bật nếu nó được các nguồn thứ cấp nói đến một cách đáng kể. Các nguồn này phải là nguồn đáng tin cậy, và độc lập với chủ đề. Cũng cần xem xét độ sâu của bài viết của nguồn sơ cấp về chủ đề. Nếu nội dung không thật sâu, thì cần chú dẫn đến nhiều nguồn độc lập để xác lập độ nổi bật. Nếu nguồn thứ cấp chỉ nói đến chủ đề một cách hời hợt hay tình cờ, thì nguồn này không đủ để xác lập độ nổi bật. Ngoài ra, cũng cần xét đến độc giả của nguồn; bằng chứng về sự quan tâm của các phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, hoặc ít nhất là trong khu vực, là một dấu hiệu mạnh về sự nổi bật, còn việc chỉ được truyền thông địa phương quan tâm không phải là một dấu hiệu về sự nổi bật. Một khi độ nổi bật đã được xác lập, ta có thể dùng nguồn sơ cấp để kiểm chứng một số nội dung trong bài.

Các "nguồn thứ cấp" trong các tiêu chí sau bao gồm các tác phẩm đáng tin cậy được công bố ở mọi hình thức, chẳng hạn như báo chí, sách, phim tài liệu truyền hình, và các báo cáo mà các tổ chức quan sát tiêu dùng (consumer watchdog organizations) đã công bố[1] ngoại trừ các dạng sau:

  • Thông cáo báo chí (press release); hồi ký tự truyện (autobiography); quảng cáo công ty, tập đoàn, tổ chức, nhóm; và các xuất bản phẩm khác mà trong đó công ty, tập đoàn, tổ chức, hay nhóm tự nói về mình—dù được chính công ty, tập đoàn, tổ chức, hay nhóm xuất bản hay được người khác in lại.[2] Các tài liệu tự xuất bản, hoặc được xuất bản theo chỉ dẫn của chủ đề bài viết, được xếp vào loại nguồn sơ cấp và thuộc phạm vi của các quy định khác.
  • Các ấn bản phẩm chỉ chứa các nội dung hời hợt; chẳng hạn như các bài báo chỉ nói đến thời gian hẹn gặp hoặc tăng giờ mua bán, hoặc các danh bạ điện thoại, địa chỉ và danh mục doanh nghiệp.

Ghi chú sửa

  1. ^ Bốn ví dụ:
    • Microsoft Word thỏa mãn tiêu chí này vì những người hoàn toàn độc lập với Microsoft đã viết sách về nó.
    • Tất cả các loại ô tô đã được Haynes Manuals viết về cũng thỏa mãn tiêu chí này.
    • Oxford Union thỏa mãn tiêu chí này do đã có 2 cuốn sách đã xuất bản (của Graham và của Walter) viết về nó.
    • Hewlett-Packard thỏa mãn tiêu chí này vì một trong các lý do là đã được nói đến trong một bài viết chọn lọc đăng trên Palo Alto Weekly.
  2. ^ Tự quảng bá và giới thiệu sản phẩm không phải là đường dẫn đến việc có một mục từ trong từ điển bách khoa. Các ấn bản phẩm phải do ai đó khác viết về công ty, tập đoàn, câu lạc bộ, tổ chức, sản phẩm, hay dịch vụ. (Xem Wikipedia:Hồi ký tự truyện để biết về các vấn đề về khả năng kiểm chứng và tính trung lập ảnh hưởng đến các bài viết mà chủ đề của nội dung cũng chính là nguồn của nội dung.) Một phép kiểm thử về độ nổi bật là xem những người độc lập với chính chủ đề (hoặc độc lập với nhà sản xuất, tác giả, hay nhà phân phối của nó) trong thực tế đã coi công ty, tập đoàn, sản phẩm, hay dịch vụ đó đủ nổi bật để viết và xuất bản các tác phẩm có độ sâu tập trung vào nó hay chưa.

Độ nổi bật sửa

Mời bạn đọc Wikipedia:Độ nổi bậtWikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty) trước khi tạo bài. Bài viết về công ty bạn cần có chú thích để chứng minh độ nổi bật.--Trungda (thảo luận) 08:59, ngày 12 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời