Tranhanam
Hoan nghênh
sửaXin chào Tranhanam, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Sau đây là một số liên kết có ích cho bạn:
- Các câu thường hỏi
- Viết bài mới
- Sách hướng dẫn
- Cách soạn thảo bài
- Cách trình bày bài
- Chú thích nguồn tham khảo
- Dùng hình ảnh trong bài
- Cách truyền lên tập tin
Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~
). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.
Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.
Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.
Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.
Nguồn và bản quyền không xác định đối với Hình:Trần Hà Nam.jpg
sửaCảm ơn bạn đã tải lên Hình:Trần Hà Nam.jpg. Tôi thấy trang mô tả hình của bạn hiện không xác định ai là người đã tạo nên nó, do đó tình trạng bản quyền cũng không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo ra tập tin, bạn cần phải có lời giải thích hợp lý tại sao bạn có quyền dùng nó tại Wikipedia (xem cách ghi thẻ quyền ở dưới), đồng thời bạn cần ghi rõ bạn tìm thấy nó ở đâu, mà trong đa số trường hợp đó là địa chỉ trang web mà bạn đã lấy, và các điều khoản sử dụng được ghi trong trang web đó.
Tập tin này cũng không có thẻ quyền, và bạn phải ghi. Nếu bạn tạo/chụp bức ảnh, âm thanh, hoặc video, bạn nên dùng thẻ {{GFDL-self}} để phát hành nó theo GFDL. Nếu bạn tin rằng tập tin phù hợp với các tiêu chí tại Wikipedia:Sử dụng hợp lý, hãy dùng một thẻ như {{sử dụng hợp lý trong bài|tên_bài}} hoặc một trong những thẻ khác liệt kê tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Sử dụng hợp lý. Mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để có danh sách đầy đủ các thẻ quyền mà bạn có thể dùng.
Nếu bạn còn tải lên các tập tin khác, hãy kiểm tra lại xem bạn đã ghi nguồn và ghi thẻ cho nó chưa. Bạn có thể xem danh sách tập tin bạn đã tải lên tại liên kết này. Hình thiếu nguồn gốc và giấy phép có thể bị xóa sau một tuần từ khi bị đánh dấu, theo tiêu chuẩn xóa nhanh. Nếu hình được giữ bản quyền và không tự do (theo Wikipedia:Sử dụng hợp lý) thì hình sẽ bị xóa sau 48 giờ sau 07:25, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC). Nếu bạn có câu hỏi xin hãy đặt câu hỏi tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. Cheers! (thảo luận) 07:25, ngày 22 tháng 5 năm 2012 (UTC)
Đề nghị xóa bài viết Tiến sĩ Trần Đình Sơn
sửaBài viết Tiến sĩ Trần Đình Sơn đã được đề nghị xoá. Thông báo đề nghị xoá bài đặt trong bài viết sẽ giải thích rõ lý do.
Mặc dù mọi đóng góp cho Wikipedia đều được hoan nghênh, một số nội dung và bài viết có thể sẽ bị xóa vì một số lý do.
Bạn có thể phản đối đề nghị xóa trang này bằng cách xóa bỏ thông báo {{proposed deletion/dated}}
, tuy nhiên hãy giải thích lý do trong tóm lược sửa đổi của bạn hoặc trên trang thảo luận của bài viết.
Hãy xem xét cải thiện bài viết để giải quyết các vấn đề được nêu ra. Dời bản mẫu {{proposed deletion/dated}}
có thể ngăn quy trình đề nghị xoá, nhưng còn có nhiều quy trình xoá khác có thể được nêu ra. Đặc biệt, quy trình xoá nhanh có thể khiến bài viết của bạn bị xoá mà không cần thảo luận, và trang biểu quyết xoá bài cho phép các thành viên thảo luận để tiến tới đồng thuận về việc xoá một bài nào đó. Namnguyenvn (thảo luận) 20:06, ngày 3 tháng 1 năm 2014 (UTC)
Cách viết bài
sửaBạn làm thạc sĩ ngữ văn được 5 năm rồi (giờ có khi đã là tiến sĩ?) nên xem lại cách viết bài trên wikipedia. Một mục từ trên wiki như một mục từ trong từ điển chứ không phải một bài nghiên cứu khoa học. Ngoài ra cần phải có chú thích rõ ràng. Lúc bạn viết luận hay viết báo, viết nghiên cứu đều phải có dẫn chứng từng câu chữ. Bài viết trên đây cũng vậy thôi. Những bài viết của bạn (ví dụ Trần Đình Tân) chẳng có dẫn chứng gì cụ thể mà dẫn ra ở cái site google hay ở trang thi viện đều có thể tự tạo nội dung được. Tôi thấy nội dung bài đó giống hệt bài giới thiệu trên thi viện từ năm 2006, chắc bạn chép y xì từ đó ra. Những bài như vậy có thể bị xóa vì chép nguyên nội dung + thông tin không dẫn chứng. Bạn làm khoa học cũng biết nguồn dẫn chứng phải đáng tin cậy. Trần Đình Sơn thì tôi nghi ngờ về độ nổi bật nhân vật. Mong rằng bạn sẽ có những bài chất lượng hơn. Earthshaker (thảo luận) 00:29, ngày 5 tháng 1 năm 2014 (UTC)
- Mời bạn tìm hiểu các quy định đã nêu ở trên, đọc kỹ bài Wikipedia:Độ nổi bật (người). Bạn cứ đăng như thế này (Thảo luận:Tiến sĩ Trần Đình Sơn) không có ích lợi gì cả, bởi vì không làm rõ được độ nổi bật. Bởi vậy, tôi hy vọng bạn đọc kỹ lại quy định để tránh lầm lẫn.
- Dẫn ra công trình của người đó thì không có ý nghĩa lắm, vì cần có các đơn vị độc lập đánh giá cao tầm ảnh hưởng của các công trình đó thì mới được.
- Một bài báo nói về nhân vật cũng chưa phải là mạnh vì dù sao cũng chỉ là báo chí phổ thông.
- Website cuongde.org là nguồn tự xuất bản; bạn đưa nguồn thì cần hiểu độ tin cậy của nguồn chứ?
Hy vọng bạn cố gắng dẫn ra đây các chứng cứ cho thấy nhân vật mà bạn đang viết về có độ nổi bật, chẳng hạn bạn có thể tìm nguồn nước ngoài (của Pháp chẳng hạn) đánh giá về công lao của nhân vật, nêu bật lên rằng nhân vật là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực của mình ở Pháp, có đóng góp lớn cho khoa học, như vậy là bài có cơ hội tồn tại. Chẳng hạn, ở phiên bản cũ của bài Tiến sĩ Trần Đình Sơn, bạn có nêu:
- "tác giả công trình Phổ cộng hưởng từ áp dụng cho Y học": bạn mà dẫn ra được nguồn cho thấy tầm quan trọng, tầm ảnh hưởng của công trình này thì đó là 1 điểm cộng.
- "Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu nguyên tử hạt nhân ứng dụng cho y học, có nhiều sáng chế phát minh và tham gia nhiều hoạt động khoa học tầm quốc tế": bạn mà dẫn được nguồn uy tín (nguồn của viện hàn lâm nước ngoài hay sách vở) cho các ý: "nhà khoa học hàng đầu", "có nhiều sáng chế phát minh", "hoạt động khoa học tầm quốc tế" thì bài này hoàn toàn có cơ hội được giữ. Tuy nhiên cần làm rõ "nhiều sáng chế" là các sáng chế gì, "hoạt động tầm quốc tế" là ở các quốc gia nào.
- "được nhận bằng Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học NewYork": dẫn nguồn được thì thêm 1 điểm cộng nữa.
Nếu bài viết của bạn chứng minh được nhân vật mà bạn đang viết là khoa học gia lớn, có tầm ảnh hưởng và được quốc tế công nhận thì có thể giữ được, chứ bạn cứ viết bài không nguồn hoặc dùng nguồn kém uy tín, cứ đăng công trình chung chung thì cơ may bài được giữ là thấp lắm.
Gaconnhanhnhen (thảo luận) 10:37, ngày 6 tháng 1 năm 2014 (UTC)
Cảm ơn lời nhắc nhở của bảo quản viên, tôi đang tìm những cứ liệu để bổ sung cho mục này:
Trong nguồn dữ liệu nói về tiến sĩ Trần Đình Sơn ở trang cựu học sinh Võ Tánh có chi tiết "Anh Sơn khảo cứu về Sinh Vật Lý và Sinh Hoá, chuyên môn về NMR (nuclear magnetic resonnance). Từ chuyên môn này anh có chuyển qua ứng dụng y khoa và là một trong những chuyên gia đầu tiên của Pháp về ngành MRI (Magnetic Resonance Imaging). Vì các thành quả khoa học của anh, anh Sơn được bổ chức tương đương với giáo sư đại học thực thụ (professeur des universités, full professor) trong quy chế giáo dục của Pháp. Đây là một danh dự lớn cho các khảo cứu gia Pháp. Anh Sơn có được mời làm visiting professor ở trường University of Illinois-Champaign-Urbana.", tôi đã tìm thấy minh chứng "visiting professor ở trường University of Illinois-Champaign-Urbana" từ trang của Đại học Illinois có được tính điểm cộng không? Bổ sung thêm một vài công trình nghiên cứu của tiến sĩ Trần Đình Sơn:
- Nucleoside conformations. XVII. A PMR study of 2′-anhydronucleosides and comparison with X-ray data
- PROPERTIES OF PURINE NUCLEOTIDES STUDIED BY THE OVERHAUSER EFFECT: CONFORMATIONS, FLEXIBILITY, AGGREGATION - đây là công trình có minh chứng ông là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học New York (Bản dịch tiếng Việt của Google)
Trần Hà Nam 16:40, ngày 6 tháng 1 năm 2014 (UTC)
- Tôi chỉ là thành viên bình thường; bảo quản viên là những người khác. Tại vì tôi nghĩ bạn đã viết ra những cụm từ như "nhà khoa học hàng đầu", "có nhiều sáng chế phát minh", "hoạt động khoa học tầm quốc tế" thì có lẽ cũng dựa vào nguồn tham khảo nào đó, và nếu cung cấp được nguồn thì bài của bạn viết có khả năng được giữ lại. Liên quan đến trang trang cựu học sinh Võ Tánh, bạn hãy đọc Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy. Nguồn diễn đàn không thể xem là nguồn đáng tin cậy được. Bây giờ, bạn cứ tập trung làm rõ đã lấy thông tin ở đâu để viết ra các cụm từ sau: "nhà khoa học hàng đầu", "có nhiều sáng chế phát minh", "hoạt động khoa học tầm quốc tế". Làm được điều đó thì mọi chuyện sẽ rất dễ dàng cho bạn. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 17:08, ngày 6 tháng 1 năm 2014 (UTC)
Trần Đình Sơn
sửa- Chào bạn Tranhanam !
- Bài "Tiến sĩ Trần Đình Sơn" của bạn đã được đổi tên thành Trần Đình Sơn (giáo sư) cho đúng yêu cầu sắp xếp của wikipedia về tên nhân vật.
- Tôi cũng đã viết lại hoàn toàn bài về nhân vật này với dàn ý mới. Bạn có thể tham khảo thêm một số bài như Ngô Bảo Châu, Bùi Huy Đường, Nguyễn Lân Tuất ... là những bài viết về các giáo sư người Việt Nam ở nước ngoài để chỉnh sửa, thêm ý cho bài viết về nhân vật Trần Đình Sơn cho hoàn chỉnh hơn từ dàn ý này.
- Bạn nên đọc kỹ các hướng dẫn ở phần chào mừng và đọc thêm một số bài viết có sẵn ở Wiki để có thêm kinh nghiệm khi viết bài.
- Chúc bạn thành công, nếu có gì vướng mắc bạn có thể liên hệ với tôi hoặc bất cứ thành viên nào ở wiki tiếng Việt này để được giúp đỡ. Thân mếnHoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 00:57, ngày 8 tháng 1 năm 2014 (UTC)
Vấn đề về nguồn gốc của Tập tin:Tiensitrandinhson.JPG
sửaCảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Tiensitrandinhson.JPG. Tôi để ý thấy rằng trang mô tả của hình hiện nay không xác định ai là người tạo nên nội dung, do đó khiến tình trạng bản quyền không kiểm chứng được. Nếu bạn không tự tạo nên tập tin này, bạn sẽ cần phải xác định người chủ giữ bản quyền là ai. Nếu bạn lấy nó từ một trang web, thì những thông tin cần phải ghi là một liên kết đến trang web mà hình đó được lấy về, cùng với tóm tắt các điều khoản sử dụng nội dung của trang web đó. Tuy nhiên, nếu người giữ bản quyền khác với chủ trang web, bạn phải ghi công họ vào trang mô tả. Vui lòng bổ sung thông tin này bằng cách sửa lại trang mô tả tập tin.
Nếu thông tin cần thiết không được bổ sung trong vài ngày tới, tập tin sẽ bị xóa.
Bạn có thể tham khảo quy định sử dụng hình ảnh của chúng tôi để biết bạn được và không được tải hình nào lên Wikipedia. Nếu bạn đã tải lên các hình khác, hãy kiểm tra lại bạn đã ghi nguồn và thêm thẻ quyền hay chưa. Bạn có thể tìm thấy danh sách các tập tin mà bạn đã tải lên tại liên kết này. Nếu bạn có câu hỏi xin hãy đặt chúng tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. B nhắn gửi 21:48, ngày 2 tháng 10 năm 2020 (UTC)