Hoan nghênh sửa

  Xin chào Tuchon!
  Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.090 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.
 
Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Tuchon.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.
Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
  không viết những gì không bách khoa,
  không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,

Xin bỏ những chữ "chi phái nhỏ không đáng kể" vì phái Cao Đài Chiếu Minh là phái Cao Đài tâm truyền đầu tiên mà chính Ông Ngô Văn Chiêu là người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài sáng lập. Do đó không thể gọi là "chi phái" lại càng không nên cho là "không đáng kể"Thiện Chí 19:21, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

  không vi phạm quyền tác giả.
Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
  thử mọi liên kết mà bạn muốn,
  thử sửa bài thoải mái tại đây,
  đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:46, 26 tháng 8 2007 (UTC).

Thể loại sửa

Chào bạn. Bài Cao Quỳnh Cư bạn vừa viết mà để trong thể loại lớn Triết học không hợp lý chút nào. Bạn có thể xếp vào thể loại nào nhỏ hơn không?--Sparrow 01:57, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tuchon trả lời sửa

Cám ơn Thiện Chí đã điều chỉnh giùm. Mình chỉ muốn góp sức với wiki vì mình yêu mến lý tưởng của các bạn. Đôi khi mình cũng hơi thiên lệch, mong các bạn chỉnh lại.

Cám ơn Sparrow. Đã điều chỉnh lại theo gợi ý. Mình học thêm được một điều nữa.

Tuchon 02:10, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trình bày tiêu đề sửa

Chào bạn, chúng ta không cần phải in đậm trong tựa đề vì với mã ===, các chữ nó sẽ tự đậm lên vừa phải, để thêm ba dấu phẩy nữa nhìn nó to một cách...kỳ lạ. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:46, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về bài viết Đạo Cao Đài sửa

Kính huynh/tỷ Tuchon

Xem qua phần lịch sử trang này, tôi thấy huynh/tỷ có lược bỏ đoạn (cải sửa chơn truyền đạo). Đây là phần đệ đã buộc phải cố ý thêm vào!

Đệ nghĩ rằng huynh/tỷ đã biết đến bài Thánh thi được in trong "Thánh ngôn hiệp tuyển" (quyển 1):

Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ

Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi

Cửu Trùng không kế an thiên hạ

Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì ...

Ở đây đệ xin phép không bày tỏ lập trường đúng-sai, Thánh ý hay tà tâm của bài thi này (và một số Thánh giáo khác) mà chỉ thông qua câu "Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi" để xác định rằng trong giai đoạn này, tại Tòa Thánh Tây Ninh Đức Hộ Pháp đã có sự cải sửa về chơn truyền đạo khác với (nếu không muốn nói là trái ngược) với các Thánh giáo trước đó (được thể hiện qua Pháp Chánh Truyền và Tân Luật).

Và sự thực, lúc bấy giờ Đức Hộ Pháp đã đưa 6 vị Thời quân Hiệp Thiên Đài sang Cửu Trùng Đài nắm giữ quyền hành 3 Chánh Phối Sư và 3 Chưởng Pháp. Sau đó, bản thân Đức Hộ Pháp cũng chưởng quản nhị hữu hình đài.

Đề cập đến vấn đề này, đệ không chủ tâm khơi gợi sự đau lòng, chia rẽ trong gia đình Đại Đạo hay phê phán Đức Hộ Pháp.

Nhắc đến một sự thật, một giai đoạn trong lịch sử Đại Đạo để lý giải phần nào (lý giải chứ không phải biện minh) sự phân hóa của cơ đạo.

Là người học đạo, biết đạo, đệ không muốn nhìn sự việc, hiện tượng một cách hời hợt qua vẻ bên ngoài mà phải hiểu rõ cơ duyên nào dẫn đến thực trạng ngày nay. Nói cách khác, cần phải biết các vị hướng đạo tiền bối đã gieo những nhân nào để chúng ta ăn quả hôm nay. Và bản thân tôi cũng mong muốn rằng những ai tìm về đạo Cao Đài trên trang wiki này biết được điều đó.

Tiếc rằng một số nhà nghiên cứu về lịch sử Cao Đài lại tránh né và chủ trương né tránh lịch sử làm cho kẻ hậu học - những người muốn tìm hiểu, học đạo và nhập đạo tu hành - một sự thắc mắc, mơ hồ, hoài nghi và mất phương hướng...

Lý tưởng 'thương yêu' và 'đại đồng' của đại đạo rất cao thượng.

Nhưng khi đọc qua tác phẩm 'lịch sử đạo Cao Đài' của ngài Đạo trưởng Huệ Nhẫn - Cơ quan phổ thông giáo lý đại đạo - biên soạn và phát hành, người đọc không khỏi thắc mắc tại sao vô duyên vô cớ mà quý Anh Lớn Phối Sư Thái Ca Thanh, Nho Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, Chánh Phối Sư quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh và Thượng Tương Thanh... lại rời Tòa Thánh Tây Ninh để ... tiếp tục hành đạo? Tại sao vô duyên vô cớ mà người Pháp lại đưa Đức Hộ Pháp sang Madagascar? Tại sao Đức Hộ Pháp lại phải lánh sang Cao Miên? v.v...

Với hơn 70 năm của cơ phân hóa, thiển nghĩ mỗi người Đạo cần phải có 'đại hùng' để nhìn lại căn duyên của của sự phân chi rẽ phái, phải có 'đại lực' để thiệt hiện cơ hòa hiệp, và 'đại từ bị' để cùng nhìn nhận nhau là con chung của Đức Thượng đế Cao Đài với tâm niệm:

Chúng con thảy là con Thượng đế

Nguyện thân này trọn để thờ Cha...

Hơn nữa, ngày nay quý chức sắc tiền khai đều đã quy hồi cựu vị, trần duyên đã dứt thì công đức hành tàng đã hiển lộ... ấy cũng là duyên may để chúng ta có dịp chiêm nghiệm và lựa chọn hướng đi cho mình trên đường tu học.

Đôi dòng quấy quá bày tỏ cùng huynh/tỷ. Mong được trao đổi thêm.

Vườn Trúc 04:08, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào mừng sửa

Lâu ngày mới thấy hiền huynh tái xuất. Bài viết về chủ đề Cao Đài cần được sửa chữa nhiều, cần có sự tham gia của các học giả và tín đồ để có thể trình bày một cách khoa học và trung lập, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về tôn giáo đặc thù Việt Nam này. Trước còn có hiền huynh Khả Pháp, nhưng dạo này cũng không thấy xuất hiện.Thái Nhi (thảo luận) 03:56, ngày 15 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời