Thần kinh lang thang (tên cũ: thần kinh phế vị, tiếng Anh: vagus nerve, tiếng Pháp: le nerf vague) là thần kinh sọ thứ mười trong tổng số 12 đôi dây thần kinh sọ, viết tắt là CN X. Thần kinh cho các sợi đối giao cảm đến tim, phổi và ống tiêu hóa. Thần kinh lang thang là dây thần kinh dài nhất của hệ thần kinh tự chủ trong cơ thể người. Phần tận của thần kinh lang thang là nhân hoài nghi.[1]

Thần kinh lang thang
Ảnh phần trên của thần kinh hạ thiệt, lang thang, và phụ.
Các ngành và nhánh của hạ thiệt, lang thang, và phụ.
Latinh nervus vagus
Phân bố Cơ nâng màn khẩu cái, cơ vòi - hầu, cơ khẩu cái - lưỡi, cơ khẩu cái - hầu, cơ khít hầu trên, cơ khít hầu giữa, sợi tạng, cơ khít hầu dưới

Cấu trúc

sửa

Sau khi rời khỏi tủy não giữa trám hànhcuống tiểu não dưới, thần kinh lang thang chui qua lỗ tĩnh mạch cảnh, sau đó đi vào bao cảnh giữa các động mạch cảnh trongtĩnh mạch cảnh trong xuống cổ, ngựcbụng, và chi phối một phần nội tạng, và kết thúc tại đại tràng. Bên cạnh việc tạo ra các sợi ra để chi phối cơ quan khác nhau, 80% đến 90% số sợi trong dây thần kinh lang thang là sợi hướng tâm, chủ yếu truyền thông tin cảm giác về trạng thái các cơ quan trong cơ thể đến hệ thần kinh trung ương.[2]

Thần kinh lang thang phải tạo nhánh là thần kinh thanh quản quặt ngược phải, vòng quanh động mạch dưới đòn phải và đi vào cổ ở vị trí giữa khí quảnthực quản. Sau đó, thần kinh lang thang phải đi qua trước động mạch dưới đòn phải, chạy về phía sau tĩnh mạch chủ trên, đi xuống phía sau phế quản chính phải, và tạo thành đám rối tim, phổithực quản. Nó tạo thành thân lang thang sau ở phần dưới của thực quản và đi vào cơ hoành thông qua lỗ thực quản.

Thần kinh lang thang trái đi vào lồng ngực giữa động mạch cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái và đi xuống trên cung động mạch chủ. Nó cho nhánh thần kinh thanh quản quặt ngược trái, vòng quanh cung động mạch chủ, sau đó đi bên trái dây chằng động mạch và đi lên ở vị trí giữa khí quản và thực quản. Thần kinh lang thang trái tiếp tục cho các nhánh tham gia đám rối tim, đám rối ngực và đám rối phổi, sau đó tiếp tục cho các nhánh vào đám rối thực quản. Cuối cùng thân lang thang trước tiến vào cơ hoành và xuyên qua lỗ thực quản.

Nhánh

sửa

Thần kinh lang thang chạy song song với động mạch cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong, bên trong bao cảnh.

Nhân

sửa

Thần kinh lang thang bao gồm các sợi trục phát sinh hoặc hội tụ vào bốn nhân của tủy sống:

  1. Nhân thần kinh lang thang - gửi sợi ra đối giao cảm đến nội tạng, đặc biệt là ruột
  2. Nhân hoài nghi - tạo ra các sợi vận động từ nhánh của thần kinh lang thang và neuron phó giao cảm trước hạch chi phối tim
  3. Nhân bó đơn độc - nhận thông tin cảm giác vị giác và từ các cơ quan nội tạng
  4. Nhân gai sinh ba - nhận thông tin cảm giác thô, đau, và nhiệt của tai ngoài, màng cứng của hố sọ sau và niêm mạc thanh quản.

Phát triển

sửa

Sợi vận động của thần kinh lang thang có nguồn gốc từ tấm đáy của phôi hành não. Sợi cảm giác bắt nguồn từ mào thần kinh sọ (cranial neural crest).

Chức năng

sửa

Thần kinh lang thang cho các sợi phó giao cảm vận động cho tất cả các nội tạng (trừ tuyến thượng thận), từ cổ xuống đến đoạn thứ hai của đại tràng ngang.Thần kinh lang thang cũng chi phối một số cơ xương, bao gồm:

Thần kinh lang thang còn chi phối nhịp tim, nhu động đường tiêu hóa, đổ mồ hôi và nhiều cử động cơ trong miệng, chẳng hạn như hoạt động nói (nhờ dây thần kinh thanh quản quặt ngược). Nó cũng có một số sợi hướng tâm chi phối phần bên trong (ống tai) của tai ngoài (thông qua nhánh tai, hay thần kinh của Arnold hoặc Alderman) và chi phối một phần màng não.[4]

Các sợi ly tâm của thần kinh lang thang chi phối hầu họng và sau cổ họng. Đây là nguyên nhân gây ra phản xạ họng. Ngoài ra, kích thích thần kinh lang thang liên quan đến receptor 5-HT3 trong ruột (do viêm dạ dày ruột) là một nguyên nhân gây nôn.[5] Kích thích thần kinh lang thang trong cổ tử cung (ở một số phương pháp y học) có thể dẫn đến phản xạ ngất (reflex syncope).

Thần kinh lang thang đóng một vai trò tạo cảm giác no sau khi ăn.[6] Loại bỏ các thụ thể thần kinh lang thang đã được chứng minh là gây ra chứng ăn nhiều.[7]

Hiệu ứng thể chất và cảm xúc

sửa

Kích hoạt quá mức thần kinh lang thang trong tình trạng căng thẳng cảm xúc, hệ phó giao cảm sẽ bù đắp lại phản ứng của hệ thần kinh giao cảm (vốn đang gây căng thẳng), có thể gây ra ngất do co mạch do giảm cung lượng tim (cardiac output) đột ngột, gây ra tình trạng giảm tưới máu não. Phản xạ ngất hay gặp ở trẻ nhỏ và phụ nữ nhiều hơn các nhóm khác, có thể dẫn đến mất kiểm soát bàng quang tạm thời khi gặp tình huống cực kỳ sợ hãi.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị chấn thương tủy sống hoàn toàn có thể đạt cực khoái thông qua thần kinh lang thang, do thần kinh đi từ tử cungcổ tử cung lên não.[8][9]

Insulin là tín hiệu kích hoạt adenosine triphosphate (ATP) nhạy cảm với kênh kali (KATP) trong nhân cung của hành não, làm giảm lượng AgRP giải phóng. Nhờ tín hiệu trong thần kinh lang thang, chi phối gan giảm sinh glucose bằng cách giảm nồng độ các enzyme gluconeogenic (enzyme tân tạo đường) như: Phosphoenolpyruvate carboxykinase, Glucose 6- phosphatase.[10][11]

Hình minh họa

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Walker, H. Kenneth (1990). “Cranial Nerve XI: The Spinal Accessory Nerve”. PMID 21250228. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2019. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ Berthoud HR, Neuhuber WL (tháng 12 năm 2000). “Functional and chemical anatomy of the afferent vagal system”. Autonomic Neuroscience. 85 (1–3): 1–17. doi:10.1016/S1566-0702(00)00215-0. PMID 11189015.
  3. ^ Dutschmann M, Bautista TG, Mörschel M, Dick TE (tháng 5 năm 2014). “Learning to breathe: habituation of Hering-Breuer inflation reflex emerges with postnatal brainstem maturation”. Respiratory Physiology & Neurobiology. 195: 44–9. doi:10.1016/j.resp.2014.02.009. PMC 4111629. PMID 24566392.
  4. ^ Eljamel, Sam (2011). Problem Based Neurosurgery. tr. 66. doi:10.1142/7830. ISBN 978-981-4317-07-8.
  5. ^ Mandal, Ananya (ngày 25 tháng 9 năm 2013). “Vomiting Mechanism”. News Medical. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ Berthoud HR (tháng 8 năm 2008). “The vagus nerve, food intake and obesity”. Regulatory Peptides. 149 (1–3): 15–25. doi:10.1016/j.regpep.2007.08.024. PMC 2597723. PMID 18482776.
  7. ^ de Lartigue G, Ronveaux CC, Raybould HE (tháng 9 năm 2014). “Deletion of leptin signaling in vagal afferent neurons results in hyperphagia and obesity”. Molecular Metabolism. 3 (6): 595–607. doi:10.1016/j.molmet.2014.06.003. PMC 4142400. PMID 25161883.
  8. ^ “Exploring the Mind-Body Orgasm”. Wired. ngày 10 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ Komisaruk BR, Whipple B, Crawford A, Liu WC, Kalnin A, Mosier K (tháng 10 năm 2004). “Brain activation during vaginocervical self-stimulation and orgasm in women with complete spinal cord injury: fMRI evidence of mediation by the vagus nerves”. Brain Research. 1024 (1–2): 77–88. doi:10.1016/j.brainres.2004.07.029. PMID 15451368.
  10. ^ Pocai A, Lam TK, Gutierrez-Juarez R, Obici S, Schwartz GJ, Bryan J, Aguilar-Bryan L, Rossetti L (tháng 4 năm 2005). “Hypothalamic K(ATP) channels control hepatic glucose production”. Nature. 434 (7036): 1026–31. doi:10.1038/nature03439. PMID 15846348.
  11. ^ Pagotto U (tháng 11 năm 2009). “Where does insulin resistance start? The brain”. Diabetes Care. 32 Suppl 2 (2): S174-7. doi:10.2337/dc09-S305. PMC 2811464. PMID 19875547.

Liên kết ngoài

sửa