Thập xỉ hoa

loài thực vật

Dipentodondanh pháp khoa học của một chi thực vật hạt kín trong họ Dipentodontaceae (trước đây thường xếp trong họ Mùng quân). Hiện tại nó được coi là chỉ chứa 1 loài duy nhất Dipentodon sinicus Dunn, 1911 (mặc dù cơ sở dữ liệu của IPNI còn liệt kê loài thứ hai là Dipentodon longipedicellatus C.Y.Cheng & J.S.Liu, 1991[1]).

Thập xỉ hoa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Huerteales
Họ (familia)Dipentodontaceae
Merr., 1941
Chi (genus)Dipentodon
Dunn, 1911
Loài (species)D. sinicus
Danh pháp hai phần
Dipentodon sinicus

Thập xỉ hoa hay Đi pen tô (danh pháp hai phần: Dipentodon sinicus) là loài cây gỗ nhỏ có lá sớm rụng, bản địa của khu vực Hoa Nam, Myanma, miền bắc Ấn Độ[2] và miền bắc Việt Nam[3]. Nó được nghiên cứu khá ít ỏi và vì thế cho tới nay các mối quan hệ của nó vẫn còn mờ mịt.

Miêu tả sửa

Dipentodon sinicus là loài cây gỗ nhỏ có lá sớm rụng. Các lá đơn có lá kèm, mọc so le và có mép lá khía răng cưa. Cụm hoa không cố định về hình dạng, nhưng thường là xim hoa dạng tán ngắn[2], chứa 25 tới 30 hoa nhỏ. Hoa đối xứng tỏa tia và có màu lục ánh vàng. Các lá đài và cánh hoa chỉ hơi khác biệt một chút, số lượng thường với 5, hiếm khi tới 7, mọc tự do hoặc chỉ hợp lại ở cuống[2]. Ống hoa hình chén (đế hoa) rất ngắn [4] hoặc nếu khác đi thì bầu nhụy thượng[2]. Đĩa mật hoa nằm bên trong các nhị. Các nhị mọc đối so với các lá đài. Bầu nhụy bao gồm 3 lá noãn hợp sinh với 2 noãn trên mỗi lá noãn. Bầu nhụy là 1 ngăn, nhưng một phần là 3 ngăn tại đế của nó. Quả là quả nang dạng hạch chứa 1 hạt.

Lịch sử phân loại sửa

Chi Dipentodon được Stephen Troyte Dunn đặt tên và miêu tả lần đầu tiên và năm 1911 trong cái mà ngày nay người ta gọi là Kew Bulletin (Tập san Kew)[5]. Vào thời kỳ đó, Dunn đã viết:

Chi Dipentodon được Elmer Drew Merrill đặt trong họ của chính nó vào năm 1941[6], nhưng việc sắp xếp như vậy nói chung ít được công nhận. Thay vì thế, phần lớn các nhà thực vật học xếp Dipentodon vào trong họ được định nghĩa khá tệ hại và hỗn tạp có danh pháp là Flacourtiaceae (họ Mùng quân)[7][8][9]. Trong thế kỷ 21, họ Flacourtiaceae chỉ còn được một ít các nhà phân loại học công nhận[10] cũng như có định nghĩa hẹp hơn[2][11]. Chi Dipentodon không có quan hệ họ hàng với Flacourtiaceae sensu stricto, một đơn vị phân loại tách biệt của họ Salicaceae[12][13]. Các nghiên cứu phát sinh chủng loài ở cấp độ phân tử đã dẫn tới sự chấp nhận rộng rãi đối với họ Dipentodontaceae và vị trí của nó trong bộ Huerteales[4].

Tham khảo sửa

  1. ^ Dipentodon trên website của IPNI.
  2. ^ a b c d e Jinshuang Ma và Bruce Bartholomew. 2008. "Dipentodontaceae", tr. 494-495. Trong: Zhengyi Wu, Peter H. Raven và Deyuan Hong (chủ biên). Flora of China quyển 11. Nhà in Khoa học, Bắc Kinh, Trung Quốc; Nhà in Vườn thực vật Missouri, St. Louis, Missouri, USA.
  3. ^ Dipentodontaceae trên website của APG. Tra cứu ngày 27 tháng 12 năm 2010.
  4. ^ a b Andreas Worberg, Mac H. Alford, Dietmar Quandt, Thomas Borsch. 2009. "Huerteales sister to Brassicales plus Malvales, and newly circumscribed to include Dipentodon, Gerrardina, Huertea, Perrottetia, and Tapiscia. Taxon 58(2):468-478. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “worberg2009” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  5. ^ Stephen T. Dunn. 1911. "Dipentodon. A New Chi of Uncertain Systematic Position.", Bulletin of Miscellaneous Information. Kew. 1911(7):310-313.
  6. ^ Elmer D. Merrill. 1941. tr. 69, 73 trong: The Upper Burma plants collected by Captain F. Kingdon Ward on the Vernay-Cutting Expedition, 1938-1939. Brittonia 4:20-188.
  7. ^ YL Peng, ZD Chen, X Gong, Y Zhong, SH Shi Peng (2003). “Phylogenetic position of Dipentodon sinicus: evidence from DNA sequences of chloroplast rbcL, nuclear ribosomal 18S, and mitochondria matR genes” (PDF). Bull. Acad. Sin. 44: 217–222. ISSN 0006-8063.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ (tiếng Trung) Wu Lu A.-M., Tang Y.-C., Chen Z.-D., & Li D.-Z. (2002). Synopsis of a new "polyphyletic-polychronic-polytopic" system of the angiosperms. Acta Phytotax. Sinica, 40: 298-322.
  9. ^ Wu Lu A.-M., Tang Y.-C., Chen Z.-D., & Li D.-Z. (2003). The Families and Genera of Angiosperms in China: A Comprehensive Analysis. Science Press, Bắc Kinh.
  10. ^ Sue Zmarzty và ctv. (in press). "Salicaceae" In: The Families and Genera of Vascular Plants. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Germany.
  11. ^ Mark W. Chase, Sue Zmarzty, M. Dolores Lledó, Kenneth J. Wurdack, Susan M. Swensen, Michael F. Fay. 2002. "When in doubt, put it in Flacourtiaceae: a molecular phylogenetic analysis based on plastid rbcL DNA sequences.", Kew Bulletin 57(1):141-181.
  12. ^ Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, and Douglas E. Soltis (10 tháng 3 năm 2009). “Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 106 (10): 3853–3858. doi:10.1073/pnas.0813376106. PMC 2644257. PMID 19223592.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  13. ^ Zhu Xy; Chase Mw; Qiu Yl; Kong Hz; Dilcher Dl; Li Jh; Chen Zd (2007). “Mitochondrial matR sequences help to resolve deep phylogenetic relationships in rosids” (PDF). BMC evolutionary biology. 7: 217. doi:10.1186/1471-2148-7-217. PMC 2222252. PMID 17996110.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài sửa