Huerteales (Doweld, 2001) là tên gọi khoa học của một bộ trong thực vật có hoa, ít được các nhà phân loại học thực vật công nhận do mới được đặt ra gần đây. Đây là một bộ nhỏ, chỉ chứa 5 chi và khoảng 23 loài. APG II coi bộ này nằm trong nhánh Hoa hồng thật sự II (eurosids II). Tuy nhiên, nó là một trong số 17 bộ tạo thành một nhóm lớn trong thực vật hai lá mầm thật sự, gọi là rosids trong hệ thống APG III năm 2009[1][2]. Trong phạm vi nhánh rosids, nó là một trong các bộ thuộc nhánh Malvidae[3], một nhóm trước đây gọi là eurosids II và hiện nay được biết tới một cách không chính thức là malvids. Điều này là đúng cho dù Malvidae được định nghĩa rộng để bao gồm 8 bộ như trong APG III hay hẹp để chỉ bao gồm 4 bộ (Sapindales, Huerteales, Brassicales, Malvales).

Huerteales
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Huerteales
Doweld, 2001
Các họ và chi

Phân loại sửa

Bộ Huerteales bao gồm 3 họ nhỏ là Gerrardinaceae, Tapisciaceae, Dipentodontaceae cùng 1 chi không đặt trong họ nào là Perrottetia[4].

Như thế, bộ Huerteales bao gồm 5 chi. Chi cuối cùng, Perrottetia, chứa khoảng 60% tổng số loài của bộ[10]. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Maarten Christenhusz và ctv (2010) cho rằng Petenaea cordata, loài duy nhất của chi Petenaea có ở Trung Mỹ, là thuộc về bộ này do có quan hệ chị-em xa (hỗ trợ yếu) với chi Gerrardina. Các tác giả cũng đề xuất việc lập ra họ Petenaeaceae[11]. Như vậy, trong tương lai thì bộ này có thể được mở rộng để gộp cả Petenaea.

Miêu tả sửa

Bộ Huerteales là các cây bụi hay cây gỗ nhỏ, sinh sống tại các khu vực nhiệt đới hay ôn đới ấm. Hoa của Perrottetia đã từng được nghiên cứu chi tiết[12] nhưng về tổng thể cả năm chi này chưa được hiểu rõ. Các mối quan hệ thật sự của chúng chỉ được tìm thấy trong thế kỷ 21 với phân tích phát sinh chủng loài phân tử của các trình tự DNA.

Tất cả các loài trong bộ Huerteales đều là dạng cây thân gỗ. Lá của chúng mọc so le với mép lá có khía răng cưa. Cụm hoa dạng xim, nhưng đôi khi gần như dạng chùm hay tán. Gốc của đài hoa, tràng hoa, và các nhị hợp lại. Bầu nhụy 1 ngăn (ít nhất là ở phần đỉnh) với 1 hay 2 noãn trên mỗi lá noãn. Số lượng lá noãn biến thiên.

Các đặc trưng khác là chung trong bộ Huerteales (ngoại trừ phần lưu ý ngay dưới đây). Gerrardina khác với phần còn lại của bộ Huerteales ở chỗ các nhị hoa mọc đối cánh hoa thay vì mọc đối lá đài. DipentodonPerrottetia khác biệt ở chỗ đài hoa và tràng hoa không phân biệt rõ, nhưng tương tự như nhau. TapisciaHuertea có ống đài và lá kép chứ không phải lá đơn. Tapiscia có bầu nhụy 1 ngăn với 1 noãn[9]. Huertea có 1 ngăn chứa 2 noãn hoặc 2 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 noãn[8]. Gerrardina, DipentodonPerrottetia có 2 noãn mỗi ngăn. Tapiscia không có đĩa mật là đặc trưng của bộ. Huertea không có lá kèm.

Lịch sử sửa

Cho tới gần đây thì 5 chi của bộ Huerteales đã từng được đặt trong 3 họ không có họ hàng gì. Từ lâu người ta đã biết rằng TapisciaHuertea có quan hệ họ hàng gần. Phần lớn các tác giả đặt chúng trong họ Staphyleaceae và đặt họ đó trong bộ Sapindales. Armen Leonovich Takhtadjan đã lập ra họ Tapisciaceae vào năm 1987 và đặt nó trong bộ Sapindales, nhưng xử lý này đã không được nhiều tác giả khác tuân theo và nó cũng không đứng vững trong phân tích phát sinh chủng loài. Kể từ đó, họ Staphyleaceae đã được định nghĩa lại. Nó không còn bao gồm TapisciaHuertea nữa[13] và nó hiện được đặt trong bộ Crossosomatales[14].

Trong phần lớn khoảng thời gian của thế kỷ 20 thì GerrardinaDipentodon đã từng được đặt trong họ Flacourtiaceae, một họ hiện nay chỉ còn rất ít các nhà phân loại học công nhận, và khi đó cũng chỉ như là phần tách ra của họ Salicaceae[15][16]. Trong khi đó Perrottetia đã từng được đặt trong họ Celastraceae với nghi vấn đáng kể[17].

Kể từ khi chi Dipentodon được đặt tên năm 1911, đôi khi có các đề xuất cho rằng nó có quan hệ họ hàng với TapisciaHuertea[4]. Năm 2001, Alexander Doweld đã thiết lập bộ Huerteales[18], định nghĩa nó bao gồm Tapiscia, HuerteaDipentodon[19]. Kiểu gộp nhóm này sau đó đã được các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử hỗ trợ[4]. Năm 2006, một nghiên cứu trình tự DNA đã chỉ ra rằng Perrottetia đã bị đặt sai chỗ trong bộ Celastrales và rằng nó là nhánh chị-em với Dipentodon trong bộ Huerteales[17]. Cũng trong năm 2006, người ta thấy rằng Gerrardina là thuộc nhóm malvid, nhưng vị trí của nó trong phạm vi nhóm này là không chắc chắn[7].

Năm 2009, Andreas Worberg và ctv. đã công bố nghiên cứu phát sinh chủng loài đầu tiên bao gồm tất cả các chi hiện công nhận thuộc bộ Huerteales. Từ một trong các bộ dữ liệu của họ, họ đã tạo ra một cây phát sinh chủng loài được hỗ trợ tốt cho bộ này, cũng như các mối quan hệ được hỗ trợ mạnh giữa 4 bộ của malvids[4].

Phát sinh chủng loài sửa

Biểu đồ phát sinh chủng loài liên bộ dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009),[2] với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.[20]. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.

Vitales

eurosids 
Fabidae 

Zygophyllales

Nhánh COM 

Huaceae

Celastrales

Oxalidales

Malpighiales

Nhánh cố định nitơ 

Fabales

Rosales

Fagales

Cucurbitales

Malvidae sensu lato 
65% 

Geraniales

Myrtales

Crossosomatales

Picramniales

Malvidae sensu stricto 

Sapindales

Huerteales

Brassicales

Malvales

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Huerteales dưới đây lấy theo Worberg và ctv (2009)[4], với sự thêm vào của chi Petenaea lấy theo Maarten J. M. Christenhusz (2010)[11]. Các chi đơn loài lấy theo tên loài.

Sapindales

Huerteales 

Gerrardina

Petenaea cordata

Tapiscia

Huertea

Dipentodon sinicus

Perrottetia

Brassicales

Malvales

Tham khảo sửa

  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III Lưu trữ [Date missing] tại Archive-It. Botanical Journal of the Linnean Society 161(2): 105-121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x
  2. ^ a b Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests. Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. 10-3-2009, doi:10.1073/pnas.0813376106
  3. ^ Philip D. Cantino, James A. Doyle, Sean W. Graham, Walter S. Judd, Richard G. Olmstead, Douglas E. Soltis, Pamela S. Soltis, Michael J. Donoghue (2007), “Towards a phylogenetic nomenclature of Tracheophyta (PDF), Taxon, 56 (3): 822–846, doi:10.2307/25065865, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2021, truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ a b c d e f Andreas Worberg, Mac H. Alford, Dietmar Quandt, Thomas Borsch (2009). Huerteales sister to Brassicales plus Malvales, and newly circumscribed to include Dipentodon, Gerrardina, Huertea, Perrottetia, and Tapiscia. Taxon 58 (2), 468-478.
  5. ^ Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, Alastair Culham. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada. (2007), ISBN 978-1-55407-206-4
  6. ^ Jinshuang Ma và Bruce Bartholomew, 2008. "Dipentodontaceae" trang 494-495 trong: Zhengyi Wu, Peter H. Raven, Deyuan Hong (chủ biên). Flora of China, quyển 11. Nhà xuất bản Khoa học, Bắc Kinh, Trung Quốc; Nhà in Vườn thực vật Missouri: St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ.
  7. ^ a b Mac H. Alford. 2006. Gerrardinaceae: a new family of African flowering plants unresolved among Brassicales, Huerteales, Malvales, and Sapindales, Taxon 55(4):959-964.
  8. ^ a b Klaus Kubitzki. 2003. "Tapisciaceae" trang 369-370 trong: Klaus Kubitski và Clemens Bayer (chủ biên). The Families and Genera of Vascular Plants, quyển V. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức.
  9. ^ a b Dezhu Li, Jie Cai, Wen Jun, 2008. "Tapisciaceae" trang 496 trong: Zhengyi Wu, Peter H. Raven, Deyuan Hong (chủ biên). Flora of China, quyển 11. Nhà xuất bản Khoa học, Bắc Kinh, Trung Quốc; Nhà in Vườn thực vật Missouri: St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ.
  10. ^ a b Mark P. Simmons, 2004. "Celastraceae" trang 50 trong: Klaus Kubitzki (chủ biên). The Families and Genera of Vascular Plants, quyển VI. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức.
  11. ^ a b Maarten J. M. Christenhusz, Michael F. Fay, James J. Clarkson, Peter Gasson, Julio Morales Can, Jorge B. Jiménez Barrios, Mark W. Chase, 2010 Petenaeaceae, a new angiosperm family in Huerteales with a distant relationship to Gerrardina (Gerrardinaceae), Botanical Journal of the Linnean Society, 164(1): 16-25, doi:10.1111/j.1095-8339.2010.01074.x
  12. ^ Merran L. Matthews, Peter K. Endress (2005). Comparative floral structure and systematics in Celastrales, Botanical Journal of the Linnean Society, 149(2):129-194, doi:10.1111/j.1095-8339.2005.00445.x
  13. ^ Sarah L. Simmons. 2007. "Staphyleaceae" trang 440-445 trong: Klaus Kubitzki (chủ biên). The Families and Genera of Vascular Plants, quyển IX. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức.
  14. ^ Sang-Hun Oh, Daniel Potter, 2006. Description and Phylogenetic Position of a New Angiosperm Family, Guamatelaceae, Inferred from Chloroplast rbcL, atpB, and matK Sequences, Syst. Bot. 31(4):730-738, doi:10.1600/036364406779695889
  15. ^ Mark W. Chase; Sue Zmarzty; M. Dolores Lledó; Kenneth J. Wurdack; Susan M. Swensen; Michael F. Fay (2002). “When in doubt, put it in Flacourtiaceae: a molecular phylogenetic analysis based on plastid rbcL DNA sequences”. Kew Bulletin. 57 (1): 141–181. doi:10.2307/4110825.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  16. ^ Sue Zmarzty và ctv. "Salicaceae" trong: The Families and Genera of Vascular Plants. Springer-Verlag: Berlin;Heidelberg, Đức.
  17. ^ a b Li-Bing Zhang, Mark P. Simmons (2006). Phylogeny and Delimitation of the Celastrales Inferred from Nuclear and Plastid Genes, Syst. Bot. 31(1):122-137, doi:10.1600/036364406775971778
  18. ^ James L. Reveal. (2008 trở đi). "A Checklist of Family and Suprafamilial Names for Extant Vascular Plants." tại Family and Suprafamilial Names trong trang chủ của James L. Reveal và C. Rose Broome
  19. ^ Alexander B. Doweld. 2001. Prosyllabus tracheophytorum. Tentamen Systematis Plantarum Vascularium (Tracheophyta): GEOS, Moskva. 23-12-2001.
  20. ^ Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website In: Missouri Botanical Garden.

Liên kết ngoài sửa