Bộ Đậu (danh pháp khoa học: Fabales) là một bộ thực vật có hoa. Nó nằm trong nhóm hoa hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots) trong hệ thống phân loại của APG II. Trong hệ thống này thì bộ Đậu bao gồm các họ như Fabaceae (bao gồm các phân họ như Caesalpinioideae, Cercideae, Faboideae, Mimosoideae), Quillajaceae, Polygalaceae (bao gồm các phân họ Carpolobieae, Moutabeae, PolygaleaeXanthophylleae), và Surianaceae. Trong hệ thống Cronquist năm 1981 và một số hệ thống phân loại thực vật khác, bộ Đậu chỉ chứa mỗi họ Đậu (Fabaceae) còn các họ khác mà APG II xếp vào bộ này lại được đặt trong các bộ khác nhau, chẳng hạn Cronquist đã xếp họ Viễn chí (Polygalaceae) vào trong bộ của chính nó-gọi là bộ Viễn chí (Polygalales), còn hai họ Quillajaceae và Surianaceae nằm trong bộ Hoa hồng (Rosales).

Bộ Đậu
Vicia sativa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Bromhead, 1838
Các họ

Bộ Đậu chiếm khoảng 9,6% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallón và ctv. 1999). Wikström và ctv. (2001) cho rằng bộ này đã xuất hiện khoảng 94-89 triệu năm trước (Ma), sự đa dạng hóa của bộ bắt đầu khoảng 79-74 Ma.

Họ Đậu (Fabaceae) nghĩa rộng, là họ thực vật lớn thứ ba trên thế giới, chứa phần lớn (khoảng 19.400) loài trong bộ Đậu, các họ khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sự đa dạng của bộ này. Các nghiên cứu trong bộ này chủ yếu tập trung vào họ Đậu, một phần là do sự đa dạng sinh học lớn của nó, một phần là do tầm quan trọng của nó như là các loài cây cung cấp thực phẩm. Họ Viễn chí là họ được nghiên cứu tương đối kỹ trong số các họ thực vật, một phần là do sự đa dạng khá lớn (khoảng 325 loài) của chi Viễn chí (Polygala), và do các thành viên của họ này, tương tự như họ Đậu, là các loài cây cung cấp thức ăn cho nhiều loài côn trùng cánh vẩy (Lepidoptera).[1][2] Trong khi các nhà phân loại học sử dụng các kỹ thuật phát sinh loài phân tử tìm thấy sự hỗ trợ mạnh cho bộ này, thì một điều cần lưu ý là vẫn tồn tại các nghi vấn về các quan hệ hình thái của hai họ Quillajaceae và Surianaceae đối với phần còn lại của bộ, một phần là do các nghiên cứu còn hạn chế đối với hai họ này.[3]

Phân bố sửa

Bộ Đậu là bộ phân bố rộng khắp thế giới, ngoại trừ phân họ Đậu (Papilionoideae hay Faboideae) của họ Đậu là khá tản mát tại phần phía bắc của khu vực ôn đới.[4]

Phát sinh chủng loài sửa

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009),[5] với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.[6]. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.

Vitales

eurosids 
Fabidae 

Zygophyllales

Nhánh COM 

Huaceae

Celastrales

Oxalidales

Malpighiales

Nhánh cố định nitơ 

Fabales

Rosales

Fagales

Cucurbitales

Malvidae sensu lato 
65% 

Geraniales

Myrtales

Crossosomatales

Picramniales

Malvidae sensu stricto 

Sapindales

Huerteales

Brassicales

Malvales

Phát sinh chủng loài trong nội bộ bộ Fabales như sau:

Fabales 

Quillajaceae

Fabaceae

Surianaceae

Polygalaceae

Thư viện ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Janz, N (1998). S Nylin. “Butterflies and plants: A phylogenetic study”. Evolution. The Society for the Study of Evolution. 52 (2): 486–502.
  2. ^ PJ DeVries & AI Chacon (1992). “Toward a better understanding of host use and biodiversity in riodinid butterflies”. Journal of Research on the Lepidoptera. 31 (1–2): 103–126.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ DR Morgan & Soltis D.E, Robertson K.R (tháng 7 năm 1994). “Systematic and evolutionary implications of rbcL sequence variation in Rosaceae”. American Journal of Botany. Botanical Society of America. 81 (7): 890–903. doi:10.2307/2445770.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Stevens, PF (ngày 7 tháng 5 năm 2006). “Angiosperm Phylogeny Website”. Missouri Botanical Garden. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2006.
  5. ^ Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). "Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests". Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. ngày 10 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website In: Missouri Botanical Garden.

Liên kết ngoài sửa