Họ Đậu hay còn gọi họ Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae, đồng nghĩa: Leguminosae,[3] Papilionaceae[3]) là một họ thực vật trong bộ Đậu. Đây là họ thực vật có hoa lớn thứ ba, sau họ Phong lanhọ Cúc, với khoảng 730 chi và 19.400 loài.[4][5] Các loài đa dạng tập trung nhiều trong các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và phân họ Đậu (Faboideae), và chúng chiếm khoảng 9,4% trong tổng số loài thực vật hai lá mầm thật sự.[6] Ước tính các loài trong họ này chiếm 16% các loài cây trong vùng rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Ngoài ra, họ này cũng có mặt nhiều ở các rừng mưa và rừng khô nhiệt đới ở châu Mỹchâu Phi.[7] Cho đến nay vẫn còn những tranh cãi về việc họ này bao gồm 3 phân họ hay tách các phân họ của nó thành các họ riêng biệt. Có rất nhiều thông tin về dữ liệu phân tử và hình thái học chứng minh họ Đậu là một họ đơn ngành.[8] Quan điểm này được xem xét không chỉ ở cấp độ tổng hợp khi so sánh các nhóm khác nhau trong họ này và các quan hệ họ hàng của chúng mà còn dựa trên các kết quả phân tích về phát sinh loài gần đây dựa trên DNA.[9][10][11] Các nghiên cứu này xác nhận rằng họ Đậu là một nhóm đơn ngành và có quan hệ gần gũi với các họ trong bộ Đậuhọ Viễn chí (Polygalaceae), họ Suyên biển (Surianaceae), và họ Quillajaceae.[12]

Họ Đậu
Sắn dây (Pueraria lobata)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Lindl., 1836
Họ đậu phân bố trong 4 quần xã chính: rừng mưa, ôn đới, đồng cỏ, và cây mọng nước.[1]
Họ đậu phân bố trong 4 quần xã chính: rừng mưa, ôn đới, đồng cỏ, và cây mọng nước.[1]
Các phân họ[2]
Tham khảo
GRIN-CA ngày 1 tháng 9 năm 2002
Danh pháp đồng nghĩa

Phân loại

sửa

Theo định nghĩa của hệ thống APG thì nó là một họ lớn: Fabaceae sensu lato (nghĩa rộng). ICBN cho phép sử dụng cả Fabaceae nghĩa rộngLeguminosae như là các tên gọi thực vật học tương đương nhau ở cấp họ. Hệ thống APG sử dụng tên gọi Fabaceae.

Tuy nhiên, họ Fabaceae có thể định nghĩa khác đi như là Fabaceae sensu stricto (nghĩa hẹp), ví dụ như trong hệ thống Cronquist. Trong các phân loại như thế thì các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và Vang (Caesalpinioideae) được nâng lên thành cấp họ với tên gọi khoa học tương ứng là Mimosaceae và Caesalpiniaceae.[13] Nhóm còn lại có các tên gọi thực vật học tương ứng là Fabaceae và Papilionaceae (nhưng không phải là Leguminosae). APG coi nhóm này ở mức độ phân họ, với tên gọi Faboideae (tên gọi tương đương của nó trong Leguminosae là Papilionoideae).

Khi tra cứu hay tham khảo bất kỳ cuốn sách nào có sử dụng tên gọi Fabaceae, cần phải lưu ý là tên gọi này dùng trong ngữ cảnh nào. Các tên gọi như Leguminosae hay Papilionaceae là rõ ràng và các nhà phân loại học dùng các từ này chủ yếu cùng với tên gọi Leguminosae.

Leguminosae (hay Fabaceae sensu lato) là họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 730 chi và trên 19.400 loài. Các tên gọi thông thường chủ yếu của các loài trong họ này là đỗ hay đậu, và họ này chứa một số loài cây quan trọng bậc nhất trong cung cấp thực phẩm cho con người[14], chẳng hạn các loại đậu, đỗ, lạc, đậu tươngđậu lăng v.v. Các loài khác trong họ cũng là các nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc, gia cầm hoặc để làm phân xanh, chẳng hạn đậu lupin, cỏ ba lá, muồng hay đậu tương. Một số chi như Laburnum, Robinia, Gleditsia, Acacia, MimosaDelonix là các loại cây cảnh. Một số loài còn có các tính chất y học hoặc diệt trừ sâu bọ (chẳng hạn Derris) hay sản sinh ra các chất quan trọng như gôm Ả Rập, tanin, thuốc nhuộm hoặc nhựa. Một số loài, như sắn dây, một loài có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, đầu tiên được trồng tại miền đông nam Hoa Kỳ nhằm cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc, nhưng đã nhanh chóng trở thành một loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm có xu hướng phát triển trên mọi thứ đất và chèn ép nhiều loài bản địa.

Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong dó bầu nhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ của nó có thể tách đôi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Các loài trong họ này theo truyền thống được phân loại trong ba phân họ, đôi khi được nâng lên thành các họ riêng trong bộ Đậu (Fabales), trên cơ sở hình thái học của hoa (đặc biệt là hình dạng cánh hoa):

  • Phân họ Vang (Caesalpinioideae) hay họ Vang (Caesalpiniaceae):[15] Có khoảng 170 chi và 2.000 loài. Hoa của chúng đối xứng hai bên, nhưng thay đổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể, chẳng hạn trong chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của các loài trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì nó là đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau.
  • Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) hay họ Trinh nữ (Mimosaceae): Các cánh hoa nhỏ và thông thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bông và các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa.
  • Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) = họ Fabaceae nghĩa hẹp hay họ Papilionaceae: Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa cận kề mọc bên cạnh còn hai cánh hoa dưới chúng nối liền với nhau ở đáy, tạo thành một cấu trúc tương tự như cái thuyền con.

Phát sinh chủng loài

sửa
 
Vông mồng gà (Erythrina cristagalli) thuộc họ Đậu (Fabaceae), còn được gọi là Hoàng hậu đỏ
 
Lupinus perennis, Chi Đậu cánh chim

Cây phát sinh chủng loài của họ Đậu là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhóm khoa học trên thế giới, họ sử dụng các phương pháp phân tích hình thái học, các dữ liệu DNA (trnL intron thể hạt, các gen thể hạt rbcL và matK, và các ITS) và phân tích miêu tả theo nhánh để dung giải các mối quan hệ của các dòng dõi khác nhau trong họ này. Bằng cách ấy người ta đã không thể xác nhận tính đơn ngành của các phân họ truyền thống là MimosoideaeFaboideae, do chúng cùng nhau lồng sâu bên trong phân họ cận ngành Caesalpinioideae. Tất cả các nghiên cứu, thông qua cách tiếp cận khác nhau, là trước sau như một và đưa ra sự hỗ trợ mạnh cho các mối quan hệ giữa các nhánh chính của họ này, như sơ đồ dưới đây.[5] Nhánh rẽ ra sớm nhất là tông Cercideae, tiếp theo đó là tông Detarieae, và chi đơn loài Duparquetia (trước đây chúng được xếp vào phân họ Caesalpinioideae).[16][17][18][19][20][21]

Fabales

Quillajaceae

Fabaceae

Detarieae

Cercideae

Duparquetia

Dialineae

Faboideae

Umtiza + v.v.

Caesalpinioideae s. s.

Mimosoideae

Surianaceae

Polygalaceae

Sau các thảo luận rộng rãi trong cộng đồng các nhà nghiên cứu phát sinh chủng loài họ đậu, Legume Phylogeny Working Group đã phân loại lại họ Fabaceae thành 6 phân họ, trong đó tách ra 4 phân họ mới từ Caesalpinioideae nghĩa rộng (sensu lato) và sáp nhập Caesapinioideae nghĩa hẹp (sensu stricto) với phân họ Mimosoideae (gọi là nhánh mimosoid trong phân loại mới nhất).[2]

Fabales

Polygalaceae (ngoại nhóm)

Surianaceae (ngoại nhóm)

Quillajaceae (ngoại nhóm)

Fabaceae

Cercidoideae

Detarioideae

Duparquetioideae

Dialioideae

Caesalpinioideae

Faboideae (= Papilionoideae)

Dựa trên các dữ liệu phát sinh chủng loài và hóa thạch, người ta đề xuất rằng họ Đậu nguyên thủy phát triển ở các khu vực khô hạn và bán khô hạn dọc theo bờ biển của đại dương Tethys trong suốt đầu kỷ Đệ Tam.[1][22] Tuy nhiên, các tài liệu khác thì cho rằng ở châu Phi (hoặc thậm chí châu Mỹ) không thể đưa ra kết luận về nguồn gốc như trên của họ này.[23][24]

Tiến hóa

sửa

Bộ Đậu chứa khoảng 9,6% đa dạng sinh học của nhóm thực vật hai lá mầm thật sự và hầu hết chúng tập trung trong một trong 4 họ của nó là họ Đậu. Nguồn gốc của nhánh này bao gồm cả các họ Polygalaceae, SurianaceaeQuillajaceae được xác định là đã tồn tại từ 94 đến 89 triệu năm, và bắt đầu phát triển đa dạng vào khoảng 79 đến 74 triệu năm.[5] Trong thực tế, các loài trong họ Đậu dường như đã đa dạng hóa trong suốt đầu kỷ Đệ Tam để trở thành thành viên phổ biến ở khắp mọi nơi của thực vật trên cạn hiện đại, giống như nhiều họ thực vật hạt kín khác.[25][26]

Hóa thạch của họ Đậu phong phú và đa dạng, đặc biệt là trong kỷ Đệ Tam. Các hóa thạch của hoa, quả, lá chét, gỗ và phấn hoa được tìm thấy ở nhiều nơi.[27][28][29][30][31] Hóa thạch sớm nhất có thể chắc chắn gán cho họ Đậu đã xuất hiện vào Paleocen muộn (khoảng 56 triệu năm trước).[32][33] Các đại diện của các phân họ được công nhận theo truyền thống là Caesalpinioideae, Papilionoideae và Mimosoideae - cũng như các nhánh lớn trong phạm vi các phân họ - như Genisteae - đã được tìm thấy trong các mẫu hóa thạch trong các giai đoạn muộn hơn một chút, cách đây khoảng 55 đến 50 triệu năm.[25] Trong thực tế, việc phát hiện ra một số đơn vị phân loại đại diện cho các nhánh chính của họ Đậu trong thời kỳ Eocen giữa và muộn gợi ý rằng các nhóm hiện đại nhất của họ Đậu đã có mặt và đa dạng hóa trong giai đoạn này.[25] Sau đó, họ Fabaceae bắt đầu đa dạng hóa cách đây khoảng 60 triệu năm và các nhánh chính được tách ra cách đây 50 triệu năm.[34] Tuổi của các nhánh chính trong Caesalpinioideae được ước tính vào khoảng từ 56 đến 34 triệu năm và nhóm Mimosoideae vào khoảng 44 ± 2,6 triệu năm.[35][36] Sự tách biệt giữa Mimosoideae và Faboideae đã diễn ra cách đây từ 59 đến 34 triệu năm và tuổi của các nhánh chính trong Faboideae vào khoảng 58,6 ± 0,2 triệu năm.[37] Trong phân họ Faboideae, sự chia tách của các nhóm cũng đã được xác định tuổi. Theo đó, Astragalus đã tách ra từ Oxytropsis vào khoảng 16 đến 12 triệu năm trước, mặc dù sự đa dạng hóa trong mỗi chi chỉ xảy ra tương đối gần đây. Ví dụ, sự phân tỏa của các loài thể bội không chỉnh trong nhánh Neo-Astragalus (các loài thuộc chi Astragalus có ở châu Mỹ) đã bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước. Inga, một chi khác trong phân họ Faboideae chứa khoảng 350 loài dường như đã tách ra khoảng 2 triệu năm trước.[38][39][40][41]

Miêu tả

sửa
 
Hoa của một cây họ Đậu

Sinh trưởng

sửa

Các loài trong họ này có các kiểu phát triển đa dạng từ cây gỗ, cây bụi, thân thảo, dây leo, dây leo thân thảo. Các loài cây thân thảo có thời gian sinh trưởng 1 năm, 2 năm hoặc nhiều năm.[4][42]

Lá cây

sửa

Các lá thường mọc xen kẽ và khép kín khi nhìn từ trên xuống. Chúng thường có dạng kết hợp chẵn - hoặc lẻ, thường có 3 lá chét và hiếm khi có dạng hình chân vịt, còn trong các phân họ Mimosoideae và Caesalpinioideae, thường là cặp lá kép.

Cố định đạm

sửa
 
Các nốt sần của Medicago italica chứa vi khuẩn Sinorhizobium meliloti. Nốt sần cung cấp cho vi khuẩn chất dinh dưỡng và nơi ở, và vi khuẩn cố định đạm lại cho cây

Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ Đậu là chúng có quan hệ mật thiết với nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (Rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng nitơ mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH4+). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây đậu cung cấp nơi ở và dinh dưỡng, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh. Mối quan hệ này không chỉ giúp tạo đạm cho cây Đậu sử dụng mà còn cho cả các cây khác xung quanh, do đó có tác dụng cải tạo đất.

Biểu tượng

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Schrire, B. D.; Lewis, G. P.; Lavin, M. (2005). “Biogeography of the Leguminosae”. Trong Lewis, G; Schrire, G.; Mackinder, B.; Lock, M. (biên tập). Legumes of the world. Kew, England: Royal Botanic Gardens. tr. 21–54. ISBN 1900347806. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ a b The Legume Phylogeny Working Group (LPWG). (2017). “A new subfamily classification of the Leguminosae based on a taxonomically comprehensive phylogeny”. Taxon. 66 (1): 44–77. doi:10.12705/661.3.
  3. ^ a b International Code of Nomenclature for algae, fungi, and plants. Article 18.5 states: "The following names, of long usage, are treated as validly published:....Leguminosae (nom. alt.: Fabaceae; type: Faba Mill. [= Vicia L.]); Papilionaceae (nom. alt.: Fabaceae; type: Faba Mill.);... When the Papilionaceae are regarded as a family distinct from the remainder of the Leguminosae, the name Papilionaceae is conserved against Leguminosae."
  4. ^ a b Judd W. S., Campbell C. S. Kellogg E. A., Stevens P.F., Donoghue M. J. (2002), Plant systematics: a phylogenetic approach, Sinauer Axxoc, 287-292. ISBN 0-87893-403-0.
  5. ^ a b c “Fabaceae” (bằng tiếng Anh). 2001. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ Magallón S. A., Sanderson M. J. (2001). “Absolute diversification rates in angiosperm clades” (PDF). Evolution (bằng tiếng Anh). 55 (9): 1762–1780. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ Burnham R. J., Johnson K. R., 2004. South American palaeobotany and the origins of neotropical rain forests. Phil. Trans. Roy. Soc. London B, 359(1450): 1595-1610, doi:10.1098/rstb.2004.1531
  8. ^ Lewis G., B. Schrire, B. MacKinder, M. Lock (chủ biên). 2005. Legumes of the world. Vườn Thực vật Hoàng gia, Kew, Vương quốc Anh.
  9. ^ Doyle J. J., J. A. Chappill, C.D. Bailey, T. Kajita. 2000. Towards a comprehensive phylogeny of legumes: evidence from rbcL sequences and non-molecular data. Trang 1 -20 trong Advances in legume systematics, phần 9, (P. S. Herendeen và A. Bruneau, chủ biên). Vườn Thực vật Hoàng gia, Kew, Vương quốc Anh.
  10. ^ Kajita T., H. Ohashi, Y. Tateishi, C. D. Bailey, J. J. Doyle., 2001. rbcL and legume phylogeny, with particular reference to Phaseoleae, Millettieae, and allies. Syst. Bot. 26(3): 515-536, doi:10.1043/0363-6445-26.3.515
  11. ^ Wojciechowski M. F., M. Lavin, M. J. Sanderson (2004). “A phylogeny of legumes (Leguminosae) based on analysis of the plastid matK gene resolves many well-supported subclades withthuộc họ”. Amer. J. Bot. (bằng tiếng Anh). 91: 1846–1862. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  12. ^ Angiosperm Phylogeny Group (APG) (2003). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG II” (PDF) (bằng tiếng Anh). 141. Botanical Journal of the Linnean Society: 399–436. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  13. ^ Martin F. Wojciechowski, Johanna Mahn, and Bruce Jones (2006). “Fabaceae”. The Tree of Life Web Project.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Burkart, A. Leguminosas. En: Dimitri, M. 1987. Enciclopedia Argentina de Agricultura y Jardinería. Tập I. Descripción de plantas cultivadas. Chủ biên ACME S.A.C.I., Buenos Aires. Trang 467-538.
  15. ^ Ghi chú: Tên gọi thay thế là Papilionoideae đối với Faboideae được ICBN phê chuẩn, cũng giống như 'Leguminosae' đối với Fabaceae sensu lato.
  16. ^ Doyle J. J., J. L. Doyle, J. A. Ballenger, E. E. Dickson, T. Kajita, H. Ohashi. 1997. A phylogeny of the chloroplast gene rbcL in the Leguminosae: taxonomic correlations and insights into the evolution of nodulation Lưu trữ 2016-04-28 tại Wayback Machine. Amer. J. Bot. 84(4): 541-554.
  17. ^ Käss E., M. Wink. 1996. Molecular evolution of the Leguminosae: phylogeny of the three subfamilies based on rbcL sequences. Biochemical Systematics and Evolution, 24(5): 365-378, doi:10.1016/0305-1978(96)00032-4
  18. ^ Käss E., M. Wink. 1997. Phylogenetic relationships in the Papilionoideae (Family Leguminosae) based on nucleotide sequences of cpDNA (rbcL) and ncDNA (ITS1 and 2). Mol. Phylogenet. Evol. 8(1):65-88.
  19. ^ Lavin M., J. J. Doyle, J. D. Palmer. 1990. Evolutionary significance of the loss of the chloroplast-DNA inverted repeat in the Leguminosae subfamily Papilionoideae. Evolution 44(2): 390-402.
  20. ^ Sanderson M. J., M. F. Wojciechowski. 1996. Diversification rates in a temperate legume clade: are there "so many species" of Astragalus (Fabaceae)?. Amer. J. Bot. 83(11): 1488-1502.
  21. ^ Chappill J. A. 1995. Cladistic analysis of the Leguminosae: the development of an explicit hypothesis. Trang 1-10 trong Advances in Legume Systematics, phần 7, phylogeny (M. D. Crisp và J. J. Doyle, chủ biên.). Vườn Thực vật Hoàng gia Kew, Vương quốc Anh.
  22. ^ Schrire, B. D.; Lavin, M.; Lewis, G. P. (2005). “Global distribution patterns of the Leguminosae: insights from recent phylogenies”. Trong Friis, I; Balslev, H. (biên tập). Plant diversity and complexity patterns: local, regional and global dimensions. Biologiske Skrifter. 55. Viborg, Đan Mạch: Special-Trykkeriet Viborg A/S. tr. 375–422. ISBN 8773043044.
  23. ^ Pan A. D., Jacobs B. F., Herendeen P. S. (2010). “Detarieae sensu lato (Fabaceae) from the Late Oligocene (27.23 Ma) Guang River flora of north-western Ethiopia”. Botanical Journal of the Linnean Society. 163 (1): 44–54. doi:10.1111/j.1095-8339.2010.01044.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  24. ^ Doyle J. J., Luckow M. A. (2003). “The Rest of the Iceberg. Legume Diversity and Evolution in a Phylogenetic Context”. Plant Physiology. 131 (3): 900–910. doi:10.1104/pp.102.018150. PMC 1540290. PMID 12644643.
  25. ^ a b c Herendeen P. S., W. L. Crepet, D. L. Dilcher. 1992. The fossil history of the Leguminosae: phylogenetic and biogeographic implications. Trang 303 – 316 trong Advances in Legume Systematics, phần 4, the fossil record (P. S. Herendeen và D. L. Dilcher, chủ biên). Vườn thực vật Hoàng gia Kew, Vương quốc Anh.
  26. ^ Lewis G., B. Schrire, B. MacKinder, M. Lock (chủ biên). 2005. Legumes of the world. Vườn thực vật Hoàng gia Kew, Vương quốc Anh.
  27. ^ Crepet W. L., D. W. Taylor. 1985. The diversification of the Leguminosae: first fossil evidence of the Mimosoideae and Papilionoideae. Science, 288(4703): 1087-1089, doi:10.1126/science.228.4703.1087
  28. ^ Crepet W. L., D. W. Taylor. 1986. Primitive mimosoid flowers from the Paleocene-Eocene and their systematic and evolutionary implications. Amer. J. Bot., 73(4): 548-563.
  29. ^ Crepet W. L., P. S. Herendeen. 1992. Papilionoid flowers from the early Eocene of southeastern North America. Trang 43–55 trong Advances in Legume Systematics, phần 4, the fossil record (P. S. Herendeen và D. L. Dilcher, chủ biên.). Vườn thực vật Hoàng gia Kew, Vương quốc Anh.
  30. ^ Herendeen P. S. 1992. The fossil history of Leguminosae from the Eocene of southeastern North America. Trang 85-160 trong Advances in Legume Systematics, phần 4, the fossil record (Herendeen P. S., D. L. Dilcher, chủ biên). Vườn thực vật Hoàng gia Kew, Vương quốc Anh.
  31. ^ Herendeen P. S. 2001. The fossil record of the Leguminosae: recent advances. Trong Legumes Down Under: the Fourth International Legume conference, Tóm tắt, trang 34–35. Đại học Quốc gia Australia, Canberra, Australia.
  32. ^ Herendeen P. S., S. Wing. 2001. Papilionoid legume fruits and leaves from the Paleocene of northwestern Wyoming. Botany 2001 Tóm tắt, do Hiệp hội Thực vật học Mỹ (http://www.botany2001.org/) phát hành.
  33. ^ Wing S. L., F. Herrera, C. Jaramillo. 2004. A Paleocene flora from the Cerrajón Formation, Guajíra Peninsula, northeastern Colombia. Trang 146-147 trong VII International Organization of Paleobotany Conference. Tóm tắt (21-26/3/2004). Museo Egidio Feruglio, Trelew, Argentina.
  34. ^ Bruneau A., Lewis G. P., Herendeen P. S., Schrire B., Mercure M. 2008b. Biogeographic patterns in early-diverging clades of the Leguminosae. Trang 98-99 trong Botany 2008. Botany without Borders. [Hiệp hội Thực vật học Mỹ, Tóm tắt.]
  35. ^ A. Bruneau & Mercure M., Lewis G. P., Herendeen P. S. (2008). “Phylogenetic patterns and diversification in the caesalpinioid legumes”. Canadian Journal of Botany (bằng tiếng Anh). 86 (7): 697–718. doi:10.1139/B08-058. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  36. ^ M. Lavin & Herendeen P. S., Wojciechowski M. F. (2005). “Evolutionary Rates Analysis of Leguminosae Implicates a Rapid Diversification of Lineages during the Tertiary”. Syst. Biol. (bằng tiếng Anh). 54 (4): 575–594. doi:10.1080/10635150590947131. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  37. ^ Wikström N., Savolainen V., Chase M. W., 2001. Evolution of the angiosperms: Calibrating the family tree. Proc. Roy. Soc. London B, 268(1482): 2211-2220, doi:10.1098/rspb.2001.1782.
  38. ^ Wojciechowski M. F. 2003. Reconstructing the phylogeny of legumes (Leguminosae): An early 21st century perspective. Trang 5-35 trong Klitgaard B. B., Bruneau A. (chủ biên), Advances in Legume Systematics, Phần 10, Higher Level Systematics. Vườn thực vật Hoàng gia Kew, Vương quốc Anh.
  39. ^ Wojciechowski M. F. 2004. Astragalus (Fabaceae): A molecular phylogenetic perspective. Brittonia, 57(4): 382-396.
  40. ^ Wojciechowski M. F. Sanderson M. J., Baldwin B. G., Donoghue M. J. 1993. Monophyly of aneuploid Astragalus: Evidence from nuclear ribosomal DNA internal transcribed spacer sequences. Amer. J. Bot. 80(6): 711-722.
  41. ^ Wojciechowski Martin F., Johanna Mahn, Bruce Jones. 2006. Fabaceae. legumes. Phiên bản ngày 14 tháng 6 năm 2006. The Tree of Life Web Project, http://tolweb.org/
  42. ^ Leguminosae Lưu trữ 2017-10-08 tại Wayback Machine trong Watson L. và Dallwitz M.J. (1992 trở đi). The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: ngày 4 tháng 3 năm 2011. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  43. ^ Ministerio de Educación de la Nación. Subsecretaría de Coordinación Administrativa. Día de la Flor Nacional "El Ceibo" Lưu trữ 2016-01-12 tại Wayback Machine. Efemérides Culturales Argentinas. Consultado el 3 de marzo de 2010.
  44. ^ Gilbert Vargas Ulate. 1997. Geografía turística de Costa Rica. EUNED, 180 p. ISBN 9977-64-900-6, 9789977649009.
  45. ^ "Lei Nº 6.607, de 7 de dezembro de 1978. O Presidente da República, faço saber que o Congresso Nacional decreta e eu sanciono a seguinte Lei: Art. 1º- É declarada Árvore Nacional a leguminosa denominada Pau-Brasil (Caesalpinia echinata, Lam), cuja festa será comemorada, anualmente, quando o Ministério da Educação e Cultura promoverá campanha elucidativa sobre a relevância daquela espécie vegetal na História do Brasil."
  46. ^ Boden, Anne (1985). “Golden Wattle: Floral Emblem of Australia” (http). Australian National Botanic Gardens. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2008.
  47. ^ Williams, Martin (1999). “Golden Enigmatic Beauty” (http). Bahuninia. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa