Thủ tướng Singapore

người đứng đầu chính phủ của Singapore

Thủ tướng Singapore[a]người đứng đầu chính phủ của Singapore. Thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm theo tư vấn và chuẩn thuận của Nội các Singapore. Thủ tướng đương nhiệm là Hoàng Tuần Tài, nhậm chức vào ngày 15 tháng 5 năm 2024.[1]

Thủ tướng Cộng hòa Singapore
Đương nhiệm
Hoàng Tuần Tài

từ ngày 15 tháng 5 năm 2024
Chính phủ Singapore
Văn phòng Thủ tướng
Kính ngữ
LoạiNgười đứng đầu chính phủ
Viết tắtPM
Dinh thựSri Temasek
Bổ nhiệm bởiTổng thống
Nhiệm kỳ5 năm
Người đầu tiên nhậm chứcLý Quang Diệu
Thành lập3 tháng 6 năm 1959; 65 năm trước (1959-06-03)
Cấp phóPhó Thủ tướng
Lương bổng2.200.000 đô la Singapore mỗi năm
(bao gồm mức lương 192.500 đô la Singapore của nghị sĩ)
Websitewww.pmo.gov.sg

Theo hệ thống Westminster, thủ tướng giữ chức vụ trong thời gian duy trì sự tín nhiệm của Quốc hội và thường là nghị sĩ Quốc hội lãnh đạo đảng lớn nhất hoặc liên minh các đảng.

Lịch sử

sửa

Chức vụ thủ tướng kế thừa chức vụ thủ hiến vào năm 1959 sau khi Singapore được Anh trao quyền tự trị.[2][3] Lý Quang Diệu là thủ tướng đầu tiên, tuyên thệ nhậm chức vào ngày 5 tháng 6 năm 1959.[4]

Sau khi Singapore sáp nhập với Liên bang Mã Lai, Thuộc địa vương thất Sarawak và Thuộc địa vương thất Bắc Borneo để thành lập Malaysia vào năm 1963, chức vụ thủ tướng Singapore tiếp tục tồn tại mặc dù thủ tướng Malaysiangười đứng đầu chính phủ của Malaysia.[5][6]

Sau khi Singapore trở thành nước độc lập vào năm 1965, chức vụ thủ tướng được giữ nguyên và chức vụ tổng thống Singapore được thiết lập với vai trò là nguyên thủ quốc gia mang tính nghi lễ. Năm 1991, Quốc hội thông qua sửa đổi hiến pháp tăng cường quyền hạn của tổng thống.[7] Tuy nhiên, Nội các thực hiện "quyền chỉ đạo và kiểm soát chung đối với chính phủ" và tổng thống gần như luôn phải hành động theo đề nghị của Nội các hoặc bộ trưởng được Nội các ủy quyền, nên trên thực tế thủ tướng và Nội các điều hành chính phủ.[8]

Thủ tướng có quyền chỉ định một bộ trưởng Nội các giữ quyền thủ tướng trong trường hợp thủ tướng mắc bệnh, ở nước ngoài hoặc được nghỉ phép với sự đồng ý của tổng thống.[9][10] Phó thủ tướng hoặc bộ trưởng cấp cao thường sẽ giữ quyền thủ tướng.

Nhiệm vụ và quyền hạn

sửa

Hiến pháp Singapore quy định tổng thống thực hiện quyền hành pháp theo đề nghị của Nội các hoặc một bộ trưởng được Nội các ủy quyền. Trên thực tế, thủ tướng, với tư cách là người đứng đầu Nội các, thực hiện hầu hết công việc điều hành chính phủ.

Theo thông lệ, thủ tướng đề cử chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo nghị trường và chỉ đạo chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo nghị trường sắp xếp, thực hiện chương trình nghị sự của chính phủ sắp xếp công việc của chính phủ.[11]

Thủ tướng đề nghị tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm những bộ trưởng khác trong số nghị sĩ Quốc hội.[12] Thủ tướng cũng đề nghị tổng thống bổ nhiệm thư ký thường trực của mỗi bộ, tổng chương lý và phó tổng chưởng lý.[13][14]

Thủ tướng có quyền đề nghị tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp.[15]

Thủ tướng có quyền ban hành biện pháp quốc phòng, an ninh[16] và quyền quản lý Lực lượng vũ trang Singapore thông qua Hội đồng Lực lượng Vũ trang. Hội đồng Lực lượng Vũ trang gồm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thư ký thường trực Bộ Quốc phòng, tư lệnh Lực lượng Quốc phòng, tư lệnh Lục quân, tư lệnh Không quân và tư lệnh Hải quân. Thành viên Hội đồng Lực lượng Vũ trang do tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của thủ tướng.[17]

Đặc quyền

sửa
 
Sri Temasek là nơi ở chính thức của thủ tướng

Sri Temasek là nơi ở chính thức của thủ tướng, nhưng chưa có thủ tướng nào sống ở đó. The Istana là nơi làm việc chính thức của thủ tướng[18] cho đến năm 2024, khi thủ tướng chuyển văn phòng đến Sri Temasek trong thời gian The Istana được trùng tu.

Bộ Tư lệnh An ninh Chuyên biệt của Lực lượng Cảnh sát Singapore thực hiện chế độ cảnh vệ của thủ tướng, tổng thống, bộ trưởng Nội các và khách quốc tế.[19]

Năm 2012, mức lương của thủ tướng là 2.2 triệu đô la Singapore, giảm 36% so với mức lương năm 2011 sau khi chính phủ xem xét lại mức lương hàng năm của thủ tướng, tổng thống, bộ trưởng, nghị sĩ Quốc hội và những chức danh khác.[20][21] Tuy nhiên, thủ tướng Singapore là lãnh đạo chính trị được trả lương cao nhất thế giới.[22]

Danh sách thủ tướng Singapore

sửa
No. Hình Họ tên

(Năm sinh – Năm mất)
Đơn vị bầu cử

Bầu cử Nhiệm kỳ Đảng Nội các Nguyên thủ quốc gia
Nhậm chức Mãn nhiệm Thời gian giữ chức vụ
1   Lý Quang Diệu

(1923–2015)
Nghị sĩ đại diện Tanjong Pagar SMC (1955–1991)
Nghị sĩ đại diện Tanjong Pagar GRC (1991–2015)

1959 5 tháng 6 năm

1959

28 tháng 11 năm

1990

31 năm, 176 ngày Đảng Hành động Nhân dân Lý Quang Diệu I Elizabeth II

Quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

(1959–1963)

Putra của Perlis

Quốc vương Malaysia

(1963–1965)

1963 Lý Quang Diệu II
Yusof Ishak

(1965–1970)

1968 Lý Quang Diệu III
Benjamin Sheares

(1971–1981)

1972 Lý Quang Diệu IV
1976 Lý Quang Diệu V
1980 Lý Quang Diệu VI
Devan Nair

(1981–1985)

1984 Lý Quang Diệu VII
Hoàng Kim Huy

(1985–1993)

1988 Lý Quang Diệu VIII
2   Ngô Tác Đống

(sinh năm 1941)
Nghị sĩ đại diện Marine Parade SMC (1976–1988)
Nghị sĩ đại diện Marine Parade GRC (1988–2020)

28 tháng 11 năm

1990

12 tháng 8 năm

2004

13 năm, 258 ngày Ngô Tác Đống I
1991 Ngô Tác Đống II
Vương Đỉnh Xương

(1993–1999)

1997 Ngô Tác Đống III
Sellapan Ramanathan

(1999–2011)

2001 Ngô Tác Đống IV
3   Lý Hiển Long

(sinh năm 1952)
Nghị sĩ đại diện Teck Ghee SMC (1984–1991)
Nghị sĩ đại diện Ang Mo Kio GRC (1991–hiện tại)

12 tháng 8 năm

2004

15 tháng 5 năm

2024

19 năm, 277 ngày Lý Hiển Long I
2006 Lý Hiển Long II
2011 Lý Hiển Long III
Trần Khánh Viêm

(2011–2017)

2015 Lý Hiển Long IV
Halimah Yacob

(2017–2023)

2020 Lý Hiển Long V
Tharman Shanmugaratnam

(từ năm 2023)

4   Hoàng Tuần Tài

(sinh năm 1972)
Nghị sĩ đại diện West Coast GRC (2011–2015)
Nghị sĩ đại diện Marsiling–Yew Tee GRC (2015–hiện tại)

15 tháng 5 năm

2024

Đương nhiệm 310 ngày Hoàng Tuần Tài

Dòng thời gian

sửa
Hoàng Tuần TàiLý Hiển LongNgô Tác ĐốngLý Quang Diệu

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ tiếng Mã Lai: Perdana Menteri Republik Singapura, tiếng Trung: 新加坡共和国总理; bính âm: Xīnjiāpō Gònghéguó Zǒnglǐ, tiếng Tamil: சிங்கப்பூர் குடியரசின் பிரதமர், đã Latinh hoá: Ciṅkappūr Kuṭiyaraciṉ Piratamar

Tham khảo

sửa
  1. ^ Kok, Xinghui (15 tháng 5 năm 2024). “Singapore's new PM takes office pledging to lead his own way”. Reuters. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Hoe Yeen Nie (2 tháng 6 năm 2009). “State of Singapore came into being 50 years ago on 3 June”. Channel NewsAsia. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ “Statesmen keep an old date”. Singapore Free Press. 18 tháng 11 năm 1959. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ “The Cabinet to be sworn in today”. The Straits Times. 5 tháng 6 năm 1959. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ “Kuan Yew: Don't let the extremists create more trouble”. The Straits Times. 31 tháng 7 năm 1964. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ “Kuan Yew to open PAP branch”. The Straits Times. 20 tháng 6 năm 1964. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “The powers of the President”. gov.sg. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ “Constitution of the Republic of Singapore: Section 24 Cabinet”. Singapore Statutes Online. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ Điều 26, Khoản 4, Mục a of the Constitution of Singapore (13 August 2022)
  10. ^ Điều 32 of the Constitution of Singapore (13 August 2022)
  11. ^ Rei, Kurohi (20 tháng 8 năm 2020). “Tan Chuan-Jin to be nominated Speaker, Indranee to be Leader of the House, when Parliament reopens”. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ “Constitution of the Republic of Singapore: Section 25 Appointment of Prime Minister and Ministers”. Singapore Statutes Online. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ “Constitution of the Republic of Singapore: Section 34 Permanent Secretaries”. Singapore Statutes Online. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ “Constitution of the Republic of Singapore: Section 35 Attorney-General”. Singapore Statutes Online. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ “Constitution of the Republic of Singapore: Section 150 Proclamation of Emergency”. Singapore Statutes Online. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ “Constitution of the Republic of Singapore: Section 151A Defence and security measures”. Singapore Statutes Online. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ “Singapore Armed Forces Act: Section 8 Establishment of Armed Forces Council”. Singapore Statutes Online. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ “Frequently Asked Questions”. The Istana. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ “Leading the Specialised Security Command”. Singapore Police Force.
  20. ^ “White Paper – Salaries for a Capable and Committed Government”. Public Service Division. 10 tháng 1 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2020.
  21. ^ “Committee to review salaries of the President, Prime Minister and Political Appointment Holders” (Thông cáo báo chí). Prime Minister's Office. 22 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2020.
  22. ^ Mathew, Jerin (28 tháng 3 năm 2015). “Singapore PM Lee Hsien Loong remains highest paid country leader with $1.7m annual salary”. International Business Times. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài

sửa