Thừa Thạc
Thừa Thạc (tiếng Trung: 承碩; 24 tháng 4 năm 1802 – 13 tháng 10 năm 1839) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.
Thừa Thạc 承碩 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quận vương nhà Thanh | |||||||||
Đa La Khắc Cần Quận vương | |||||||||
Tại vị | 1833 – 1839 | ||||||||
Tiền nhiệm | Thượng Cách | ||||||||
Kế nhiệm | Khánh Huệ | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 24 tháng 4, 1802 | ||||||||
Mất | 13 tháng 10, 1839 | (37 tuổi)||||||||
Đích Phúc tấn | Nữu Hỗ Lộc thị | ||||||||
Hậu duệ | xem văn bản | ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Ái Tân Giác La | ||||||||
Thân phụ | Khắc Cần Quận vương Thượng Cách | ||||||||
Thân mẫu | Đích Phúc tấn Tha Tháp Lạp thị |
Cuộc đời
sửaThừa Thạc sinh vào giờ Tý, ngày 23 tháng 3 (âm lịch) năm Gia Khánh thứ 7 (1802), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Khắc Cần Giản Quận vương Thượng Cách, mẹ ông là Đích Phúc tấn Tha Tháp Lạp thị (他塔拉氏).[1]
Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), ông được phong làm Trấn quốc Tướng quân, thụ Nhị đẳng Thị vệ. Đến tháng 9 năm thứ 9 (1829), thì ông được thăng làm Bất nhập Bát phân Phụ quốc công. Năm thứ 13 (1833), tháng 6, cha ông qua đời, ông được thế tập tước vị Khắc Cần Quận vương đời thứ 13. Năm thứ 14 (1834), nhậm chức Đô thống Mông Cổ Chính Hoàng kỳ, sau trở thành Tổng tộc trưởng của Tương Hồng kỳ.[a][1]
Năm thứ 19 (1839), tháng 9, ông qua đời, thọ 37 tuổi, được truy thụy Khắc Cần Khác Quận vương (克勤恪郡王).[1]
Gia quyến
sửa- Đích Phúc tấn: Nữu Hỗ Lộc thị (鈕祜祿氏), con gái của Thừa Ân công Hòa Thế Thái (和世泰) – em trai của Hiếu Hoà Duệ Hoàng hậu.
- Con trai
- Khánh Huệ (慶惠; 1819 – 1861), mẹ là Đích Phúc tấn Nữu Hỗ Lộc thị. Năm 1839 được thế tập tước vị Khắc Cần Quận vương. Sau khi qua đời được truy thụy Khắc Cần Kính Quận vương (克勤敬郡王). Có bảy con trai.
- Tung Huệ (嵩惠; 1825 – 1826), mẹ là Đích Phúc tấn Nữu Hỗ Lộc thị. Chết yểu.
Chú thích
sửa- ^ Những năm Ung Chính, kỳ tịch của Tông thất (Cận chi) được chia theo "Tả dực" (gồm Tương Hoàng, Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Lam) cùng "Hữu dực". Mỗi "dực" sẽ được chia làm 20 "Tộc" (như Tả dực có Tương Hoàng 1 tộc, Chính Bạch 3 tộc, Tương Bạch 3 tộc, Chính Lam 13 tộc). Vậy tổng cộng là 40 tộc với 40 Tộc trưởng. Đến những năm Càn Long, tất cả 40 tộc này được xếp vào "Viễn chi", thiết lập 16 "Tổng tộc trưởng". Mỗi Tổng tộc trưởng đều do đích thân Hoàng Đế bổ nhiệm, có thể không thuộc kỳ mình quản lý.
Tham khảo
sửa- ^ a b c “Ái Tân Giác La tông phổ”.
《愛新覺羅宗譜》6册乙二第3164頁記載:尚格次子-承碩(多羅克勤恪郡王)生有二子 嘉慶七年(1802)壬戌三月廿三日子時生,母嫡福晋他塔拉氏襄甯伯扎拉芬之女,廿三年十二月賞二品頂戴,道光元年十二月封頭等鎮國將軍授二等侍衛,七年授委侍衛班領,九年授侍衛班領,九月封不入八分輔國公,十一年授委散秩大臣,十三年管理圓明園八旗包衣三旗事務,六月承襲王爵,十四年授正黃旗蒙古都統,十二月授鑲紅旗總族長,道光十九年(1839)己亥九月初七日辰時薨,年38歲,諡曰恪,嫡福晋鈕祜祿氏承恩公和世泰之女。