Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư (zh. qīngyuán xíngsī 青原行思, ja. seigen gyōshi, 660-740) là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ hàng đầu của Lục tổ Huệ Năng. Từ nhánh của sư xuất phát ra ba tông trong Ngũ gia thất tôngTào Động Tông, Vân Môn Tông, Pháp Nhãn Tông. Sư có đệ tử đắc pháp duy nhất là Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên.

Thiền sư
thanh nguyên hành tư
青原行思
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiBắc tông
Tông pháiThiền tông
Sư phụHuệ Năng
Đệ tửThạch Đầu Hi Thiên
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh660
Nơi sinhTrung Quốc
Mất 
Ngày mất740
Nơi mấtTrung Quốc
Giới tínhnam
Quốc tịchnhà Đường
 Cổng thông tin Phật giáo

Cơ duyên & hành trạng sửa

Sư quê ở An Thành, Cát Châu, họ lưu. Sư xuất gia từ thuở bé, mỗi khi đông người tụ tập đàm luận đạo Phật, thường lặng thinh chẳng nói lời nào. Về sau, nghe Lục tổ Huệ Năng ở Tào Khê mở rộng cửa Thiền, pháp tịch khá long thịnh, sư bèn đến tham lễ Tổ.

Một hôm, sư hỏi Lục Tổ Huệ Năng: Tu hành thế nào thì không bị rơi vào phân biệt? Lục Tổ hỏi vặn lại sư: Ông từng tu hành thế nào ? Sư đáp: Tuy không theo tục đế, nhưng cũng không cầu tìm Thánh. Tổ hỏi: Vậy thì ông rơi vào phân biệt gì ? Sư đáp: Thánh đế còn không tìm cầu thì còn có phân biệt gì ?

Qua đó, Lục Tổ đối với sư có phần rất hài lòng với sở ngộ của sư. Trong hội Tào Khê, đồ chúng tuy đông, nhưng sư đứng hàng đầu, chẳng khác nào nhị Tổ Huệ Khả, tuy lặng thinh chẳng nói mà Tổ Đạt MaThiếu Lâm cho là được phần tủy của ngài.

Một hôm, Lục Tổ ấn chứng truyền pháp và phó chúc đại sự Phật pháp : Từ sơ Tổ Đạt Ma ở Thiếu Lâm cho đến nay, y pháp truyền trao một lượt từ thầy cho trò qua mỗi đời. Y để biểu thị lòng tin, pháp để ấn tâm. Ta nay đã có người thừa truyền, còn lo gì thiếu lòng tin. Ta từ nhận y tới nay gặp rất nhiều nạn tai, huống hồ là đời sau, sự tranh giành càng thêm khốc liệt, cho nên y để dành trấn sơn môn. Ông nên nhận Tông chỉ, phân hóa một nơi, đừng để pháp ta đoạn tuyệt.

Sư sau khi đắc pháp,sư đến trụ chùa Tịnh Cư núi Thanh Nguyên, Cát Châu, chuyên tâm hoằng pháp lợi sinh.

Thiền sư Hà Trạch Thần Hội đến, sư hỏi: "Ở đâu đến?"

Thần Hội đáp: "Từ Tào Khê đến."
Sư hỏi: "Ý chỉ Tào Khê thế nào?" Thần Hội chỉnh thân rồi thôi.
Sư bảo: "Vẫn còn đeo ngói gạch."
Thần Hội hỏi: "Ở đây Hoà thượng có vàng ròng chăng?"
Sư đáp: "Giả sử có cho, ông để chỗ nào?"

Sau khi truyền pháp cho Hi Thiên xong, ngày 13 tháng 12 năm Canh Thìn, đời nhà Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 28, sư từ biệt chúng lên pháp đường ngồi kiết già mà tịch. Vua Đường Hiến Tông ban hiệu là Hoằng Tế Thiền sư, tháp hiệu Quy Sơn.

Pháp ngữ sửa

Có tăng nhân đến hỏi: Thế nào là đại ý của Phật pháp ?

Sư đáp: Gạo ở Lư Lăng giá bao nhiêu vậy cà ?

Tham khảo sửa

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán