Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam

Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam, gọi chung là tiến bộ kỹ thuật, là những sản phẩm lần đầu tiên được tạo ra từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp ứng dụng... được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Quyết định số 86/2008/QĐ-BNN ngày 11/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,[1] và Thông tư số 13/2015/TT-BNNPTNT ngày 25/3/2015 về hướng dân trình tự, thủ tục công nhân tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.[2]

Tiến bộ kỹ thuật trồng trọt sửa

Tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi sửa

Giống đà điểu sửa

  • Đà điểu Ostrich, nguồn gốc từ Châu Phi, loại chim lớn nhất trong các loài chim hiện còn tồn tại trên mặt đất; được Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 175/QĐ-CN-GSN ngày 16/10/2008.[5]

Giống gà sửa

  • Gà ML-VCN (tổ hợp lai giữa gà Míagà Lương Phượng): là giống nuôi lấy thịt, được Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương lai tạo; giống kèm theo quy trình sản xuất được Cục Chăn nuôi công nhận tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 21/QĐ-CN-KHTC ngày 26/2/2014; ở 13 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 97%, khối lượng đạt 1,6-1,8 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,77 kg/kg tăng trọng.
  • Tổ hợp gà lai Redbro-TP: là gà thịt năng suất cao, được Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương lai tạo; giống kèm theo quy trình sản xuất được Cục Chăn nuôi công nhận tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 21/QĐ-CN-KHTC ngày 26/2/2014; có màu lông phù hợp với thị trường trong nước (giống màu lông Lương Phượng - Sasso), da vàng, mào cờ; ở 13 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 97%, khối lượng đạt trên 2,2 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,55 kg/kg tăng trọng.
  • Gà hướng trứng VCN/BT-AG1 được công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 269/QĐ – CN – GSN ngày 01/6/2015. Đây là giống gà có năng suất sinh sản cao, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 222 – 228 quả, tỷ lệ ấp nở cao, chất lượng trứng ngon, tỷ lệ lòng đỏ dạt 29,5%, vỏ trứng màu trắng hồng phù hợp với thị hiếu người tiêu dụng
  • Gà VCN/TP – HA01, VCN/TP – HA02 được công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại quyết định số 687/QĐ-CN-GSN ngày 07/10/2015. Đây là các giống gà có năng suất sinh sản cao, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 230 – 235 quả, tỷ lệ ấp nở cao, chất lượng trứng ngon, tỷ lệ lòng đỏ dạt 32%, vỏ trứng màu trắng hồng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
  • Tổ hợp lai HAH: là gà thịt chất lượng cao, được Trung tâm thực nghiệm bảo tồn vật nuôi lai tạo; giống kèm theo quy trình sản xuất được Cục Chăn nuôi công nhận tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 21/QĐ-CN-KHTC ngày 26/2/2014; nuôi thịt đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94,33%, khối lượng cơ thể đạt 1.167,07 gam/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,21 kg, tỷ lệ thân thịt đạt 74,82%. 
  • Tổ hợp lai gà Hồ - Lương Phượng 
  • Gà lông màu hướng thịt TP 
  • Gà Ri vàng rơm, gà Ri lai R1[6] 
  • Gà lai hướng trứng HA[7] 

Giống thủy cầm sửa

  • Vịt PT
  • Vịt TC
  • Vịt chuyên thịt M14
  • Công nghệ thụ tinh nhân tạo sản xuất con lai giữa ngan và vịt được Cục Trưởng Cục chăn nuôi công nhận tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 14/QĐ-CN-GSN ngày 20 tháng 01 năm 2009. So với sản xuất giống tự nhiên, thụ tinh nhân tạo ngan và vịt giúp: nâng cao tỷ lệ trứng có phôi từ dưới 50% lên 82%; tỷ lệ ấp nở đạt 82 – 85 % so với trứng có phôi; giảm 4 lần chi phí nuôi con đực so với giao phối tự nhiên (giao phối tự nhiên tỷ lệ đực cái là 1/5; tương ứng với thụ tinh nhân tạo là: 1/20); hệ số nhân giống nhanh, hạn chế sự lây lan dịch bệnh cho quần thể. Sản phẩm con lai đạt năng suất, chất lượng cao: Con lai ngan vịt nhanh lớn hơn vịt và ngan (siêu trội), tiêu tốn thức ăn thấp; tuổi giết thịt ngắn hơn ngan; thịt ngon hơn thịt vịt, trắng hơn thịt ngan, tỷ lệ mỡ thấp; khối lượng con đực và con cái chênh lệch nhau ít (ở ngan thuần chủng, khối lượng ngan cái chỉ bằng 60% ngan đực trong cùng điều kiện và thời gian nuôi); sử dụng con lai nhồi béo lấy gan nâng cao giá trị sản phẩm lên nhiều lần[8][9].
  • Công nghệ nhồi béo con lai ngan vịt lấy gan được Cục Trưởng Cục chăn nuôi công nhận tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 14/QĐ-CN-GSN ngày 20 tháng 01 năm 2009. Con lai ngan vịt không những dùng để nuôi lấy thịt mà còn vỗ béo lấy gan. Khi 13 tuần tuổi, chỉ cần nuôi cưỡng bức 2 tuần khối lượng gan của con lai ngan vịt đạt 330 - 600 gam/con (501 – 671g trong mùa thu và 330-357 g ở mùa hè), tăng gấp 4,5 - 7,5 lần trước khi nuôi cưỡng bức (khối lượng gan bình quân của con lai ngan vịt trước khi vỗ béo là 80 gam/con). Sản phẩm gan béo cho tỷ lệ nước của gan béo 54,79%, thấp hơn gan thường (80,87%); tỷ lệ mỡ thô của gan béo đạt 30,07%, trong khi đó tỷ lệ này ở gan thường là 2,27%.[9][10][11]
  • Vịt VSM4, VSM2212, VSM1727[12]

Giống lợn sửa

  •  
    Một con lợn đực Duroc
    Lợn đực giống Pietrain kháng stress nhân thuần tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, áp dụng trong toàn quốc tại Quyết định số 290/QĐ-CN-GSN ngày 14 tháng 11 năm 2011[13].
  • Giống lợn nái cao sản nái lai F1 (Landrace, Yorkshire), F1 (Yorkshire, Landrace): do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo, được Cục chăn nuôi công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 185/QĐ-CN-GSN ngày 30/10/2008, sử dụng làm nái nền trong sản xuất lợn thương phẩm chất lượng cao[14][15].
  • Lợn đực giống PiDu (con lai giữa lợn Pietrank với lợn Duroc) là đực giống cuối tạo con lai thương phẩm, được Cục Chăn nuôi công nhận tiến bộ kỹ thuật tại các Quyết định số 321/QĐ-CN-GSN ngày 27/11/2009.[16]

Dinh dưỡng vật nuôi sửa

  • Xử lý rơm tươi bằng urê làm thức ăn cho trâu bò, của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú, Lê Văn Ban, Nguyễn Hùng Sơn, Bùi Thị Bích Tiếp. Quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật số 117/QĐ-CN-GSL ngày 30 tháng 5 năm 2013[17].
  • Tảng đá liếm cung cấp khoáng cho vật nuôi

Xử lý môi trường chăn nuôi sửa

Công trình khí sinh học (biogas) sửa

TT Tên tiến bộ kỹ thuật Quyết định công nhận
1 Công trình Khí sinh học KT1, KT2 Quyết định 3194/QĐ-BNN-CN ngày 11/8/2015
2 Mẫu công trình khí sinh học cỡ nhỏ EQ1 và EQ2 Quyết định 50/QĐ-CN-MTCN ngày 29/3/2010
3 Bình lọc Hydro Sulfide (H2S), ký hiệu PT22 và PT220 Quyết định 50/QĐ-CN-MTCN ngày 29/3/2010
4 Công trình khí sinh học bằng vật liệu composite Quang Huy Quyết định 182/QĐ-CN-MTCN ngày 17/9/2010
5 Công trình khí sinh học bằng vật liệu composite Hưng Việt Quyết định 07/QĐ-CN-KHTC ngày 24/01/2011
6 Công trình khí sinh học cỡ nhỏ bằng vật liệu composite Môi trường xanh Quyết định 199/QĐ-CN-MTCN ngày 13/7/2012
7 Thiết bị khí sinh học cỡ nhỏ bằng vật liệu composite KT3C Quyết định 82/QĐ-CN-MTCN ngày 16/4/2013
8 Công trình khí sinh học quy mô nhỏ KT31 Quyết định 436/QĐ-CN-MTCN ngày 10/11/2014
9 Công trình khí sinh học bằng nhựa tái sinh Môi trường Xanh Quyết định 503/QĐ-CN-MTCN ngày 29/12/2014
10 Công trình khí sinh học composite Thành Đạt (mẫu TDC1; TDC2; TDC3; TDC3+) Quyết định 938/QĐ-CN-MTCN ngày 30/12/2015
11 Mẫu thiết bị khí sinh học bằng vật liệu composite KT3C2 Quyết định 81/QĐ-CN-MTCN ngày  03/02/2016
12 Thiết bị khí sinh học bằng vật liệu composite Hoàng Gia HGV3 Quyết định 82/QĐ-CN-MTCN ngày  03/02/2016

Chế phẩm sinh học sửa

TT Tên chế phẩm sinh học Công dụng Quyết định công nhận
1 Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA phục vụ xử lý môi trường chăn nuôi Xử lý môi trường chăn nuôi giảm lượng khí độc H2S, NH3, giảm các vi sinh vật có hại trong không khí chuồng nuôi, giảm lượng BOD, COD trong nước thải chuồng nuôi lợn, gia cầm, bò, tăng cường khả năng chống chịu của vật nuôi. Quyết định số 174/QĐ-CN-MTCN ngày 6/9/2010
2 Chế phẩm sinh học BALASA N01 và Quy trình sử dụng để làm đệm lót sinh học chăn nuôi lợn, gà Làm đệm lót sinh học và xử lý chất thải trong chăn nuôi Quyết định số 263/QĐ-CN-MTCN ngày 9/10/2013
3 Chế phẩm sinh học BIOPAD dùng xử lý môi trường trong chăn nuôi Sản phẩm chứa tập hợp các loại vi sinh vật bản địa nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng phân hủy chất thải của lợn và gà, làm đệm lót sinh học nhằm giảm thiểu mùi hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái Quyết định số 688/QĐ-CN-MTCN ngày 07/10/2015

Bể tự hoại sửa

Tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp sửa

Tiến bộ kỹ thuật trong thủy sản sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Bùi Bá Bổng (11 tháng 8 năm 2008). “Quyết định số 86/2008/QĐ-BNN ngày 11/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Lê Quốc Doanh (25 tháng 3 năm 2015). “Thông tư số 13/2015/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dân trình tự, thủ tục công nhân tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ “Khái niệm "Ba giảm Ba tăng".
  4. ^ “DANH MỤC CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐƯỢC CÔNG NHẬN QUỐC GIA”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “ĐÀ ĐIỂU (OSTRICH)”. http://vcn.vnn.vn. Viện Chăn nuôi. 16 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2016. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ “Tiến bộ kỹ thuật gà Ri vàng rơm và gà Ri lai” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ “Gà lai hướng trứng HA” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (20 tháng 01 năm 2009). “Công nghệ thụ tinh nhân tạo giữa ngan và vịt”. http://vcn.vnn.vn. Viên Chăn nuôi. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập 12 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  9. ^ a b Nguyễn Văn Duy (17 tháng 12 năm 2012). “Chọn lọc nâng cao năng suất vịt MT1 và MT22, tạo vịt MT12 làm mái nền lai với ngan RT11. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. 2012. Nguyễn Văn Duy” (PDF). http://vcn.vnn.vn, Luận án tiến sĩ trang 117 - 125. Viện Chăn nuôi. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập 12 tháng 6 năm 2016.
  10. ^ “Phương pháp nuôi ngan lấy gan béo”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2016.
  11. ^ “Giống con lai ngan – vịt, phục vụ lấy thịt và lấy gan béo”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2016.
  12. ^ “Quyết định số 80/QĐ-CN ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Cục Chăn nuôi” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
  13. ^ Bùi Hữu Đoàn (15 tháng 3 năm 2013). “Đàn lợn giống Pietrain kháng stress của Trường đã được Bộ NN & PTNT đưa vào danh mục giống vật nuôi của việt nam”. http://www.vnua.edu.vn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  14. ^ Nguyễn Thị Liên Hương (21 tháng 7 năm 2015). “Giới thiệu một số giống lợn ngoại”. http://khuyennongvn.gov.vn. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2016. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  15. ^ Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Hồng Nguyên, Lê Thị Tố Nga, Vũ Thị Lan Phương, Đoàn Văn Giải, Võ Đình Đạt (7 tháng 5 năm 2012). “Tên tiến bộ kỹ thuật: Nái lai F1 giữa Landrace x Yorkshire và nái lai F1 giữa Yorkshire x Landrace làm nái nền trong sản xuất lợn thương phẩm”. http://iasvn.org. Viện Khoa Học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Nguyễn Hữu Thao, Chế Quang Tuyến, Lê Phạm Đại, Đoàn Văn Giải, Kiều Minh Lực, Nguyễn Thị Viễn, Huỳnh Thị Thi (7 tháng 5 năm 2012). “Tên tiến bộ kỹ thuật: Lợn đực giống cuối cùng F1 giữa hai nhóm giống Pietrain và Duroc”. http://iasvn.org. Viện Khoa Học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Nguyễn Xuân Trạch (31 tháng 5 năm 2013). “Thêm một tiến bộ kỹ thuật mới của ngành chăn nuôi được công nhận”. http://www.vnua.edu.vn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  18. ^ “Quyết định số 3620/QĐ-BNN-KHCN ngày 7/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học cho "Quy trình sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (A. mycorrhiza) invitro dạng bột cho cây lâm nghiệp" (PDF).