Tiếng Igbo (Ásụ̀sụ̀ Ị̀gbò; Igbo [ásʊ̀sʊ̀ ɪ̀ɡ͡bòː] ) là ngôn ngữ bản địa chính của người Igbo, một dân tộc ở đông nam Nigeria. Có chừng 24 triệu người nói, đa số sống ở Nigeria và có nguồn gốc Igbo. Tiếng Igbo được viết bằng bảng chữ cái Latinh, do thực dân Anh đưa đến. Có hơn 20 phương ngữ tiếng Igbo. Một dạng tiếng Igbo chuẩn được phát triển năm 1972 dựa trên phương ngữ Owerri (Isuama) và Umuahia (như Ohuhu), tuy nhiên, ngôn ngữ chuẩn này bỏ đi sự mũi hóabật hơi trong các phương ngữ kia. Những ngôn ngữ Igboid như tiếng Ika, IkwerreOgba đôi khi được xem là phương ngữ tiếng Igbo.[3] Tiếng Igbo cũng là ngôn ngữ thiểu số được công nhận ở Guinea Xích Đạo.

Tiếng Igbo
Asụsụ Igbo
Phát âm[iɡ͡boː]
Sử dụng tạiNigeria
Khu vựcđông nam Nigeria
Tổng số người nói25 triệu (2007)
Phân loạiNiger-Congo
Dạng chuẩn
Igbo chuẩn[1]
Phương ngữWaawa, Enuani, Ngwa, Ohuhu, Onitsha, Bonny-Opobo, Olu, Owerre (Isuama), vân vân...
Hệ chữ viếtLatinh (Önwu)
Chữ Nwagu Aneke
Hệ chữ nổi tiếng Igbo
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Nigeria
Quy định bởiSociety for Promoting Igbo Language and Culture (SPILC)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ig
ISO 639-2ibo
ISO 639-3ibo
Glottolognucl1417[2]
Linguasphere98-GAA-a
Bản đồ ngôn ngữ tại Benin, Nigeria, và Cameroon. Tiếng Igbo được nói ở nam Nigeria.
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Lịch sử

sửa

Quyển sách đầu tiên có tiếng Igbo được xuất bản là History of the Mission of the Evangelical Brothers in the Caribbean (tiếng Đức: Geschichte der Mission der Evangelischen Brüder auf den Carabischen Inseln), phát hành năm 1777.[4]  Năm 1789, tác phẩm The Interesting Narrative of the Life of Olaudah Equiano của Olaudah Equiano, một cựu nô lệ, được phát hành tại London, Anh, trong đó có 79 từ tiếng Igbo.[4]  Quyển sách cũng thể hiện chi tiết nhiều khía cạnh trong cuộc sống người Igbo, dựa trên những trải nghiệm của Olaudah Equiano tại quê nhà Essaka.[5]

Trung Igbo là dạng phương ngữ được chấp nhận rộng rãi nhất, dựa trên phương ngữ của hai người thuộc tộc Igbo Ezinihitte tại tỉnh Trung Owerri giữa đô thị Owerri và Umuahia, Đông Nigeria. Ida C. Ward đề xuất Trung Igbo làm ngôn ngữ viết năm 1939, và nó dần được các nhà truyền giáo, nhà văn và nhà xuất bản khắp vùng nói Igbo chấp nhận. Năm 1972, Society for Promoting Igbo Language and Culture (SPILC), một tổ chức xem Trung Igbo như một dấu vết của chủ nghĩa đế quốc, thành lập một Hội đồng Chuẩn hóa tiếng Igbo để biến Trung Igbo thành một ngôn ngữ "chung" hơn. Trung Igbo được thêm vào từ vựng từ nhiều phương ngữ nằm ngoài vùng "Trung tâm", kết hợp với cả những từ mượn để tạo nên tiếng Igbo chuẩn.[6]

Từ vựng

sửa

Tiếng Igbo có số lượng tính từ lớp đóng cực kỳ ít. Emenanjo (1978)[7] chỉ xác định tám tính từ: ukwu 'lớn', nta 'nhỏ'; oji 'tối', ọcha 'sáng'; ọhụrụ 'mới', ochie 'cũ'; ọma 'tốt'; ọjọọ 'xấu'. (Payne 1990)[8]

Tiếng Igbo là kết hợp những từ sẵn có để tạo ra từ mới. Ví dụ, từ có nghĩa là "lá rau" là akwụkwọ nri, nghĩa đen là "lá để ăn". Lá tươi là akwụkwọ ndụ, ndụ nghĩa là "sống". Một ví dụ khác là tàu lửa (ụgbọ igwe), ghép từ ụgbọ (xe cộ, vật di chuyển) và igwe (sắt, kim loại), tức một vật di chuyển bằng đường sắt. Tương tự, xe ô tô là ụgbọ ala (vật di chuyển trên mặt đất) và máy bay là ụgbọ elu (vật di chuyển đường hàng không). Akwụkwọ nghĩa gốc là "lá", nhưng trong và sau thời kì thuộc địa, akwụkwọ cũng được gắn kết với các nghĩa "giấy" (akwụkwọ édémédé), "sách" (akwụkwọ ọgụgụ), "trường học" (ụlọ akwụkwọ), và "giáo dục" (mmụta akwụkwọ).

Âm vị học

sửa
 
Âm vị nguyên âm tiếng Igbo, theo Ikekeonwu (1999)

Tiếng Igbo là một ngôn ngữ thanh điệu với hai thanh riêng biệt, cao và thấp. Một vài trường hợp một thanh xuống thấp hiện diện. Ví dụ về việc nghĩa của từ thay đổi theo thanh là ákwá "khóc", àkwà "gường", àkwá "trứng", và ákwà "vải". Do thanh điệu thường không được viết ra, nên tất cả các từ trên đa phần được viết thành ⟨akwa⟩.

Phụ âm tiếng Igbo chuẩn
Đôi môi Môi-
răng
Răng/
Chân răng
Sau
chân răng
Vòm Ngạc mềm Môi–
vòm vềm
Thanh hầu
thường môi hóa
Tắc vô thanh p t k k͡p
hữu thanh b~m d ɡ~ŋ ɡʷ~ŋʷ ɡ͡b
Tắc sát vô thanh
hữu thanh
Sát vô thanh f s ʃ
hữu thanh z ɣ ɦ~ɦ̃
Tiếp cận trung ɹ j~ɲ w
sau l~n

Trong vài phương ngữ, như Enu-Onitsha, /ɡ͡b//k͡p/ biến thành âm hút vào. Âm tiếp cận /ɹ/ biến thành âm vỗ chân răng [ɾ] giữa những nguyên âm (như ở từ árá).

Chú thích

sửa
  1. ^ Heusing, Gerald (1999). Aspects of the morphology-syntax interface in four Nigerian languages. LIT erlag Münster. tr. 3. ISBN 3-8258-3917-6.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Igbo Hạt nhân”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Ọgba Language Committee (ngày 11 tháng 8 năm 2013). “A DICTIONARY OF ỌGBÀ, AN IGBOID LANGUAGE OF SOUTHERN NIGERIA” (PDF). www.rogerblench.info. Roger Blench, Kay Williamson Educational Foundation, Cambridge, UK. tr. 3. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ a b Oraka, L. N. (1983). The foundations of Igbo studies. University Publishing Co. tr. 21. ISBN 978-160-264-3.
  5. ^ Equiano, Olaudah (1789). The Interesting Narrative of the Life of Olaudah Equiano. tr. 9. ISBN 1-4250-4524-3.
  6. ^ Oraka, L. N. (1983). The foundations of Igbo studies. University Publishing Co. tr. 35. ISBN 978-160-264-3.
  7. ^ Emenanjo, Nolue. 1978. Elements of Modern Igbo Grammar - a descriptive approach. Ibadan, Nigeria: Oxford University Press.
  8. ^ JR Payne, 1990, "Language Universals and Language Types", in Collinge, ed., An Encyclopedia of Language

Tham khảo

sửa
  • Awde, Nicholas and Onyekachi Wambu (1999) Igbo: Igbo–English / English–Igbo Dictionary and Phrasebook New York: Hippocrene Books.
  • Emenanjo, 'Nolue (1976) Elements of Modern Igbo Grammar. Ibadan: Oxford University Press. ISBN 978-154-078-8
  • Emenanjo, Nolue. A Grammar of Contemporary Igbo: Constituents, Features and Processes. Oxford: M and J Grand Orbit Communications, 2015.
  • Green, M.M. and G.E. Igwe. 1963. A Descriptive Grammar of Igbo. Deutsche Akademie der Wissenschaften zu Berlin: Institut für Orientforschung.
  • Ikekeonwu, Clara (1999), “Igbo”, Handbook of the International Phonetic Association, tr. 108–110, ISBN 0-521-63751-1
  • Nwachukwu, P. Akujuoobi. 1987. The argument structure of Igbo verbs. Lexicon Project Working Papers 18. Cambridge: MIT.
  • Obiamalu, G.O.C. (2002) The development of Igbo standard orthography: a historical survey in Egbokhare, Francis O. and Oyetade, S.O. (ed.) (2002) Harmonization and standardization of Nigerian languages. Cape Town: Centre for Advanced Studies of African Society (CASAS). ISBN 1-919799-70-2
  • Surviving the iron curtain: A microscopic view of what life was like, inside a war-torn region by Chief Uche Jim Ojiaku, ISBN 1-4241-7070-2; ISBN 978-1-4241-7070-8 (2007)

Liên kết ngoài

sửa