Tiếng Thu Lao hay tiếng Tráng Đại (Dai Zhuang) là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái được nói ở châu tự trị Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc, ở các huyện, thành phố Diêm Sơn, Văn Sơn, Mã Quan, Ma Lật Pha, Quảng Nam. Nó cũng được nói ở châu Hồng HàViệt Nam. Tỉ lệ lớn nhất là ở Yên Sơn (50% tổng dân số Tráng nơi đây) và Diêm Sơn (20% tổng dân số Tráng nơi đây) (Johnson 2011b).

Tiếng Tráng Đại
Tráng Văn Ma (文麻), Thu Lao
Sử dụng tạiTrung Quốc, Việt Nam
Khu vựcchâu tự trị Tráng Miêu Văn Sơn
Tổng số người nói100,000 (2008)
Phân loạiTai-Kadai
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
zhd – Dai Zhuang
tyl – Thu Lao (duplicate code)
Glottologdaiz1235[1]
ELPThu Lao

Tên gọi

sửa

Dưới đây là các tên gọi khác nhau (cả từ nội danh lẫn ngoại danh) cho người nói tiếng Thu Lao (Johnson 2011a: 43).

  • Pu Dai (Bộc Đại, 濮 岱) IPA: [pʰu˥ ʔdaːi˧˩, pʰu˨ taːi˩]
  • Thu Lao (Thổ Lão, 土僚、土老)
  • Tuzu (Thổ Tộc, 土族)
  • Pulao, Puliao (Bộc Liêu 濮 僚; dân tộc học cổ đại Trung Quốc).

Phân bố

sửa

Johnson (2011b) chia Thu Lao ra thành 4 phương ngữ theo cách thức thanh điệu phân tách: Bắc, Trung, Nam và Đông Bắc.

Tại Việt Nam, tiếng Thu Lao (nội danh La Hừ, nghĩa là 'đất đen') được nói ở 7 làng (Nguyễn Hùng Mạnh 2014:14).[2]

  • Huyện Mường Khương, Lào Cai
    • Tả Gia Khâu
      • La Hờ (48 hộ gia đình, 228 nhân khẩu)
      • La Măng (26 hộ gia đình, 123 nhân khẩu)
      • Lũng Thắng (15 hộ gia đình, 71 nhân khẩu)
    • Tào Túng, xã Thanh Bình, Mường Khương, Lào Cai (5 hộ gia đình, 28 nhân khẩu)
  • Huyện Si Ma Cai, Lào Cai
    • Sin Chải, xã Thảo Chư Phìn (42 hộ gia đình, 199 nhân khẩu)
    • Khuốn Pống, xã Bản Mộ (29 hộ gia đình, 138 nhân khẩu)
    • Tả Chải, xã Nàn Sán (71 hộ gia đình, 337 nhân khẩu)

Jerold Edmondson mô tả tiếng Thu Lao ở Việt Nam là một ngôn ngữ Thái Trung Tâm với khoảng 200 người nói giữ lại các phụ âm đầu với thanh điệu thấp, như tiếng Tày của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.[3]

Năm 1979, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) báo cáo rằng có một nhóm người nói tiếng Thái gọi là người Pa Dí (tiếng Hoa: Bài Di 摆彝) sống ở thành phố Văn Sơn, huyện Mã Quan và thị trấn Kiều Đầu (桥头) của huyện tự trị Dao Hà Khẩu. Người ta cho rằng tiếng Pa Dí có thể giống với tiếng Tày Lự.[4] Người Pa Dí được phân loại là người dân tộc Đại ở Hà Khẩu và Tráng ở Yên Sơn và Mã Quan. Năm 1960, dân số Pa Dí là 6.958 người.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Dai Zhuang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nguyễn Hùng Mạnh. 2014. Tri thúc dân gian trong việc bao vệ rừng thiêng, rừng đầu nguồn của người Thu Lao (Xã Tả Gia Khâu, Huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai). Nhà xuất bản văn hóa thông tin. ISBN 978-604-50-1511-7
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ Yunnan minzu shibie zonghe diaocha zubian 云南民族识别综合调查组编 (1979). Yunnan minzu shibie zonghe diaocha baogao (1960 nian) Lưu trữ 2021-04-23 tại Wayback Machine 云南民族识别综合调查报告(1960年). Kunming: Yunnan minzuxue yanjiu suoyin 云南民族学研究所印.

Đọc thêm

sửa