Titani(III) sulfat

hợp chất hóa học

Titan(III) sunfat là một hợp chất vô cơ, một muối của kim loại titanaxit sunfuriccông thức hóa học Ti2(SO4)3 – tinh thể màu xanh lục, không tan trong nước[1], tạo thành tinh thể ngậm nước.

Titan(III) sunfat
Tên khácTitan(III) sunfat(VI)
Titanơ sunfat
Titanơ sunfat(VI)
Số CAS19495-80-8 (dung dịch)
Nhận dạng
Số CAS10343-61-0
PubChem165866
Số EINECS233-749-9
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider145360
Thuộc tính
Công thức phân tửTi2(SO4)3
Khối lượng mol383,9508 g/mol (khan)
474,0272 g/mol (5 nước)
528,07304 g/mol (8 nước)
Bề ngoàibột hoặc tinh thể lục (khan)[1]
tinh thể tím (5 nước)
tinh thể dương (8 nước)[1]
Khối lượng riêng2,78 g/cm³[2]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan (khan)
tan (ngậm nước)[1]
Độ hòa tankhông tan trong etanol, ete, axit sunfuric đặc (khan)[1]
tạo phức với amonia
Các nguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Anion khácTitan(IV) oxysunfat
Titan(IV) đisunfat
Cation khácTitan(II) sunfat
Titan(IV) sunfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế sửa

  • Tác dụng của axit sunfuric đặc nóng lên kim loại titan sẽ tạo ra muối ngậm nước:
 
 
 

Tính chất vật lý sửa

Titan(III) sunfat tạo thành các tinh thể màu lục thuộc hệ tinh thể bốn phương, các hằng số a = 0,844 nm, c = 2,195 nm.

Muối khan không tan trong nước, etanol, ete, axit sunfuric đặc.[1]

Nó tạo thành các tinh thể ngậm nước Ti2(SO4)3·8H2O (xanh dương) và Ti2(SO4)3·5H2O (tím).

Khi kết tinh từ axit sunfuric, nó tạo thành các muối axit HTi(SO4)2·4H2O (tím) và H4Ti2(SO4)5·3H2O (xanh lam).

Ngoài ra, 3Ti2(SO4)3·H2SO4·25H2O (tím) cũng có thể kết tinh từ axit sunfuric loãng.[1]

Tính chất hóa học sửa

  • Nó bị phân hủy khi đun nóng:
 
 
  • Nó tạo ra phản ứng thuận nghịch với kiềm:
 
  • Nó bị khử bởi nguyên tử hydro:
 
  • Trong dung dịch nước, nó bị oxy hóa chậm bởi oxy trong khí quyển:
 
  • Ngoài ra, các muối phức dạng phèn cũng được tạo thành từ các muối sunfat, như của caesirubiđi:
  – kết tủa đỏ

Hợp chất khác sửa

Ti2(SO4)3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Ti2(SO4)3·6NH3 là bột màu xám nhạt-trắng, được điều chế trực tiếp bằng phản ứng của hai chất trong thời gian dài.[2]

Tham khảo sửa